Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Tố Hữu là nhà thơ có nhiều những tác phẩm hay viết về nhiều chủ đề khác nhau trong thời kì cách mạng. Do đó, tên tuổi của ông trở thành một trong những nhà thơ có nhiều thành công nhất.Khi con tu hú được sáng tác trong thời gian nhà thơ bị bắt giam khi đang hoạt động. Bài thơ đã thể hiện được khao khát cháy bỏng của người chiến sĩ muốn hướng tới cuộc sống tự do ở bên ngoài.

6623


Phân tích bài thơ ''Khi con tu hú kêu'' của Tố Hữu

Tác phẩm được ông sáng tác khi đang bị địch giam trong nhà lao Thừa Phủ. Tác phẩm diễn tả nổi khổ của người cách mạng, càng khao khát được phục vụ cách mạng được chiến đấu người chiến sĩ càng cảm thấy bức bối uất ức khi bị giam hãm giữa bốn bức tường ngột ngạt chứng kiến thời gian cứ đằng đẵng trôi qua khi ở bên ngoài tinh thần kháng chiến đang sôi sục.

Nhan đề "Khi con tu hú" của bài thơ không chỉ nói đến thời gian mà còn ẩn ý là một thời điểm bừng lên của thiên nhiên tạo vật bên cạnh đó chỉ khát khao hoạt động cách mạng của con người. Tiếng chim tu hú có tác động mạnh mẽ đến nhà thơ bởi lẽ nó báo hiệu một mùa hè đến và là biểu tượng cho sự bay nhảy được tự do , do đó có ảnh hưởng lớn đến nhà thơ khi đang bị giam cầm.

Ngoại trừ nhan đề bài thơ, thì tiếng chim tu hú hai lần xuất hiện trong bài thơ, mỗi lần xuất hiện, tiếng chim ấy lại khơi lên trong lòng tác giả một suy nghĩ, một cảm xúc riêng. Trước hết, tiếng chim tu hú khởi nguồn, gợi nhắc Tố Hữu về một cuộc sống ngoài kia hết sức đẹp đẽ, ngập tràn sức sống:

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…​

Tiếng chim tu hú này trước hết xuất phát từ thực tế, mỗi khi tu hú kêu tức báo hiệu một mùa trái cây đã vào vụ chín đỏ trên từng ngọn cây. Từ thực tế ấy, khi đang bị giam trong cảnh tù ngục, không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, Tố Hữu đã dùng những giác quan, sự cảm nhận của mình để cảm nhận thế giới ngoài kia. Mọi sự vật bên ngoài đang độ viên mãn căng tràn nhất: lúa chiêm đang chín, trái cây dần ngọt; màu sắc rực rỡ: xanh, vàng, nắng đào; không gian rộng rãi thoáng đại: trời xanh càng rộng càng cao.

Thế giới bên ngoài được Tố Hữu tái hiện hết sức sống động, giàu sức sống, mọi vật căng đầy sức sống, tự do, tự tại, khác hẳn với cảnh tù ngục trong này của ông. Bởi vậy, ngay từ những câu thơ này ta đã phần nào thấy được niềm vui thích, hứng thú, nhưng đồng thời cũng khao khát, mong mỏi được sống một cuộc đời tự do như những sự vật ngoài kia.

Trẻ trung, yêu đời, khao khát sống và cống hiến, khiến cho nỗi mong mỏi được vượt thoát khỏi cảnh ngục tù này càng trào dâng mạnh mẽ hơn trong lòng Tố Hữu. Để khi tiếng chim tu hú một lần nữa hữu ý cất lên, khao khát đó bùng cháy dữ dội, biến thành những ước muốn cụ thể, hữu hình:

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp, tan phòng hè ôi,
Ngột làm sao chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu​

Mùa hè đến mang đến sức sống, thôi thúc, giục giã người tù cách mạng đập tan phòng, chân muốn đạp đổ mọi xiềng xích để đến với thế giới tự do bên ngoài. Một tinh thần khỏe khoắn như vậy làm sao có thể cam chịu cuộc sống tù đày chật chội và ngột ngạt cho được.

Lòng uất hận căm tức dâng trào trong lòng, bật lên thành lời nói: Ngột làm sao/chết uất thôi. Câu thơ ngắt nhịp 3/3, cảm xúc dồn nén bỗng chốc cuộn trào, qua đó thể hiện một ý chí mạnh mẽ kiên cường, kiên quyết không chịu đời nô lệ, phải sống một cuộc đời từ do. Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú gọi bầy, mở ra không gian sống đầy ánh sáng, kết thúc bài thơ là tiếng chim tu hú cứ kêu, như lời thúc giục người chiến sĩ hãy nhanh lên đường chiến đấu.
Khi con tu hú sử dụng thể thơ lục bát thuần dân tộc, với ngôn từ giản dị, giàu cảm xúc đã cho thấy tâm hồn yêu tự do mãnh liệt của tác giả. Bức tranh chân dung tự họa của người chiến sĩ cộng sản đầy đẹp đẽ, sáng ngời, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam lúc bấy giờ.

Bài thơ khép lại nhưng là nghe tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài, kêu mãi… Bài thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng.

Xem thêm: Các bài khác tại đây.
Thêm
Phân tích bài ''Khi con tu hú kêu'' của Tố Hữu
565
0
0
Tố Hữu là một tác giả có vị trí đặc biệt quan trọng là một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn. Tác phẩm "khi con tu hú" là một trong những sáng tác được đánh giá cao. Chúng ta cùng soạn bài để hiểu rõ hơn về bài nhé!

Bố cục:

Chia làm 2 phần:

+ Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa hè sinh động, nhộn nhịp.
+ Phần 2 (còn lại): Tâm trạng bức bối, ngột ngạt của người chiến sĩ cộng sản.

Câu 1 ( trang 20 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

- Nhan đề bài thơ: "Khi con tu hú" – trạng ngữ chỉ thời gian

Nhan đề bài thơ để nửa chừng, bỏ ngỏ → gợi mở khiến cho người đọc tò mò muốn khám phá nội dung bài thơ.

- "Khi con tu hú là bài thơ đặc tả chân thực bước chuyển mình cùng vẻ đẹp sôi động của mùa hè và trong không gian tù túng, ngột ngạt của phòng giam người chiến sĩ cách mạng lắng nghe tiếng tu hú- âm thanh rạo rực của sự sống- hối thúc khát khao tự do, tình yêu cuộc sống cháy bỏng."

- Tiếng chim tu hú có tác động mạnh tới nhà thơ vì đó là tín hiệu của mùa hè, là sự gọi mời của tự do, của trời cao lồng lộng vì thế tiếng chim tác động mạnh mẽ tới tình cảm, tâm tư của nhà thơ.


Câu 2 ( trang 18 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

Tiếng chim tu hú gọi bầy đã làm sống dậy trong lòng tác giả cảnh sắc của mùa hè rạo rực, mê say:

Những chi tiết biểu hiện vẻ đẹp, nhịp sôi động của mùa hè:

+ Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần – hương vị ngọt ngào, mời gọi.
+ Tu hú gọi bầy, vườn râm ve ngân – gợi liên tưởng âm thanh vui nhộn, đặc trưng của mùa hè.
+ Trời xanh cao, diều sáo lộn nhào tầng không – không gian khoáng đạt, tự do.

→ Tiếng chim tu hú gọi mùa đã mở ra vẻ đẹp chào mời hấp dẫn của mùa hè. Mọi diễn đạt đều bắt nguồn từ cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế, tình yêu cuộc sống, khao khát tự do mãnh liệt. Bức tranh thiên nhiên cũng vì thế vui nhộn, giàu sức sống.

Câu 3 ( trang 18 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

Tâm trạng của người chiến sĩ khi ở trong nhà tù:

+ Cách ngắt nhịp bất thường: 6/2 ; 3/3
+ Các động từ mạnh: dậy, đạp tan, ngột, chết uất → nhấn mạnh tâm trạng bức bối, ngột ngạt của người chiến sĩ.
+ Các từ cảm thán: ôi, thôi, làm sao → sự tiếc nuối, muốn vượt thoát khỏi thực tại.

- Mở đầu bài thơ và cuối bài thơ đều có hình ảnh tiếng chim tu hú- âm thanh của sự sống tự do, tươi sáng vọng vào gọi mời người chiến sĩ.

+ Tâm trạng của người chiến sĩ ở đầu và cuối bài thơ khác nhau: mở đầu bài thơ là cuộc sống tự do háo hức, rộn ràng >< cuối bài thơ cảm giác ngột ngạt, u uất lên tới đỉnh điểm.
+ Tiếng chim đầu bài thơ báo hiệu mùa hè tươi mới, rộn ràng đến cuối bài thơ tiếng chim như tô đậm thêm tâm trạng đau khổ vì cảnh giam hãm, mất tự do.

Câu 4 (trang 18 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

Cái hay của bài thơ thể hiện nổi bật ở cả nội dung lẫn nghệ thuật của tác phẩm.

- Nội dung:

+ Bức tranh thiên nhiên mùa hè sôi động đầy màu sắc, âm thanh và hương vị
+ Thể hiện tình yêu cuộc sống, khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng khi bị giam hãm trong nhà tù thực dân.

- Nghệ thuật:

+ sử dụng nhiều hình ảnh gần gũi, bình dị, thân thuộc.
+ sử dụng thể thơ lục bát, lời thơ tự nhiên, giản dị dễ đi vào lòng người.
+ cái tôi được thể hiện chân thực, trong sáng, hồn nhiên.

Xem thêm: Các bài khác tại đây.
Thêm
Soạn bài "Khi con tu hú" - Tố Hữu
1K
0
0
Văn bản: Khi con tu hú nằm trong chương trình Ngữ Văn 8.
Văn bản này được chia thành 2 tiết (tiết 85 và 86), bài soạn được soạn chi tiết và đúng theo công văn mới của Bộ Giáo dục.
Qua văn bản này, học sinh được bồi dưỡng thêm lòng yêu nước, kính yêu các chiến sĩ cách mạng.

Ngày soạn: ..../..../2021

Ngày dạy: ...../..../2021




Tiết 85,86. Văn bản: KHI CON TU HÚ

( Tố Hữu)




A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Qua bài, HS cần:

1. Kiến thức


- Hs hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu.

- Nghệ thuật khắc hoạ hỡnh ảnh (thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do).

- Niềm khát khao cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả.

2. Kỹ năng

- Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù.

- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ; thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này.

3. Thái độ

- Bồi dưỡng lòng kính yêu những chiến sĩ cách mạng và yêu cuộc sống.

4. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp..........

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ ...

B. CHUẨN BỊ:

- Gv: Tham khảo tài liệu, ảnh chân dung Tố Hữu, tập thơ ''Từ ấy'', máy chiếu

- Hs: Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi trong sgk

C. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng, luyện tập tổng hợp, đọc sáng tạo...

- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, hỏi và thảo luận, lược đồ tư duy, trình bày 1 phút.

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Hoạt động khởi động

* Ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ


? Đọc thuộc lòng bài thơ- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ?

? Phân tích cái hay cái đẹp của những câu thơ:

''Cánh buồm ... góp gió''

* Tổ chức khởi động.

-
GV cho HS nghe bài hát “Hè về”.

? Qua bài hát, em có cảm nhận gì về không khí mùa hè.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới



Hoạt động của gv và hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Đọc- Tìm hiểu chung
- Phương pháp:
Vấn đáp, tương tác tích cực, đọc sáng tạo
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi,
- Năng lực:
trình bày, hợp tác, giao tiếp
- HS tương tác về tác giả- tác phẩm (chuẩn bị ở nhà).
GV: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
- Đại diện HS trình bày – HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.

- Gv chiếu chân dung Tố Hữu, mở rộng thêm thông tin về nhà thơ

GV: Bài ''Khi con tu hú'' được viết trong hoàn cảnh nào?

- Xác định giọng đọc: có đoạn đọc với giọng sôi nổi, náo nức, yêu đời; có đoạn đọc với giọng uất ức.
- Gọi HS đọc - Nhận xét
GV: Xác định phương thức biểu đạt, thể thơ, bố cục của bài thơ?




Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết
- Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm
- Năng lực: Tư duy, hợp tác, giao tiếp…
GV: Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh nào? Hình ảnh đó có ý nghĩa gì?

GV: Tiếng chim tu hú kêu tác động như thế nào đến người tù cách mạng?

- Yêu cầu học sinh đọc 6 câu thơ đầu
* Thảo luận nhóm: 4 nhóm (5 phút).
(1) Bức tranh mùa hè được tác giả miêu tả qua những hình ảnh, chi tiết nào về âm thanh, màu sắc, sản vật đặc trưng và không gian?







(2) Nhận xét về từ ngữ và các hình ảnh biện pháp tu từ được sử dụng?

(3) Qua đó, bức tranh mùa hè hiện lên như thế nào?
- Đại diện HS trình bày – HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
* Gv bình giảng

GV: Qua đó, em có cảm nhận được gì về tác giả?
- Gv liên hệ bài ''Tâm tư trong tù'' của Tố Hữu:
''Cô đơn thay là cảnh thân tù
Tai mở rộng mà lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu''

TIẾT 86

GV: Tâm trạng người tù được hiện lên qua những câu thơ nào


GV: Trong ba câu thơ trên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?


GV: Nghệ thuật ấy cho ta thấy tác giả cảm nhận mùa hè như thế nào?




GV: Nhận xét về nhịp thơ, giọng thơ và cách sử dụng từ ngữ?

GV: Tác dụng của chúng?




GV: Vì sao tác giả có tấm trạng đó?

GV: Bài thơ được kết thúc bằng hình ảnh nào?
GV: Tiếng chim tu hú tượng trưng cho điều gì? Tác động như thế nào đến người tù?
* Tích hợp với lịch sử


* Thảo luận cặp đôi: 3 phút.

GV: So sánh tiếng chim tu hú ở phần cuối với phần đầu của bài thơ, em thấy tiếng chim tu hú đã mở ra khung cảnh và tâm trạng của người tù khác nhau như thế nào?
- Mời một số cặp trình bày
- Nhận xét, chuẩn xác



GV: Nhận xét về cách mở đầu và kết thúc của bài thơ? Tác dụng?
* GV bình: Âm thanh tú hú cứ kêu hoài không nghỉ như giục giã, thôi thúc người tù hành động, vẫy gọi người tù trở về cuộc sống tự do, yên ả, thanh bình. Cho nên, nếu tiếng chim tu hú mở đầu bài thơ là tiếng gọi vào hè náo nức, rộn ràng thì tiếng chim tu hú ở câu thơ kết lại là tiếng gọi của khát vọng tự do da diết, cháy bỏng.

GV: Qua đoạn thơ thứ hai, em cảm nhận được điều gì?

Hoạt động 3:
Tổng kết
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi , lược đồ tư duy.
- Năng lực: tổng hợp, tư duy…
GV: Hãy vẽ sơ đồ tư duy khái quát nghệ thuật, nội dung của bài thơ ?
- HS trình bày – HS khác nhận xét, bổ sung.
- Chuẩn xác, chốt ghi nhớ
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
I. Đọc- Tìm hiểu chung



1. Tác giả

- Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến.
- Các tập thơ chính:
+ Từ ấy (1937 – 1946), 72 bài thơ
+ Việt Bắc (1947 – 1954), 26 bài thơ
+ Gió lộng (1955 – 1961), 25 bài thơ
+ Ra trận (1962 – 1971), 35 bài thơ
+ Máu và Hoa (1972 – 1977),13 bài thơ

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ được sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả mới bị bắt giam ở đây.
b. Đọc - hiểu chú thích:



c. Phương thức biểu đạt: biểu cảm
d. Thể thơ: lục bát
e. Bố cục: 2 phần
- 6 câu đầu: tả cảnh trời đất lúc vào hè.
- 4 câu còn lại: tâm trạng người chiến sĩ
II. Tìm hiểu chi tiết:




- Tiếng chim tu hú kêu-> Báo hiệu mùa hè đến

- Tiếng tu hú kêu vang vọng vào trong nhà giam làm thức dậy trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ bức tranh mùa hè ở bên ngoài
1. Bức tranh mùa hè:
- Âm thanh: + Tiếng tu hú gọi bầy
+ Tiếng ve kêu râm ran trong vườn
- Màu sắc: + Màu vàng của bắp, của lúa chiêm đương chín
+ màu hồng của nắng đào
+ màu xanh của da trời
- Hình ảnh đặc trưng: Con tu hú gọi bầy, lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt, bắp rây vàng hạt, nắng đào
- Không gian: bầu trời cao rộng với đôi con diều sáo lộn nhào trên không trung

- Nghệ thuật: Từ ngữ gợi tả: tính từ, động từ
Hình ảnh quen thuộc, gần gũi, tiêu biểu
Biện pháp liệt kê
* Bức tranh đẹp; rộn rã âm thanh; rực rỡ sắc màu; ngọt ngào hương vị; bầu trời khoáng đạt, tự do; tràn đầy sức sống

- Tác giả: Có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm. Yêu cuộc sống, yêu tự do







2. Tâm trạng người tù
Ta nghe dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi
Ngột làm sao, chết uất thôi


- Nghệ thuật:
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: nghe hè dạy bên lòng

- Cảm nhận mùa hè không chỉ bằng tai (thính giác) mà còn bằng cả tâm hồn, bằng tình yêu đối với cuộc sống
+ Động từ mạnh: đạp, chết uất; thán từ: ôi, thôi, làm sao

- Cách ngắt nhịp bất thường 6/2; 3/3
- Giọng thơ u uất

- Cảm giác vô cùng ngột ngạt, uất ức, bức bối, muốn phá tan phòng giam chật chội để trở về với cuộc sống bên ngoài

- Vì mất tự do, vì cảnh tù tội.

- Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu


- Tiếng chim tu hú là tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống đầy quyến rũ cứ vang lên da diết, khắc khoải khiến người tù càng cảm thấy đau khổ, bực bội, nó thôi thúc người tù phải hành động.

- Mở đầu: tiếng tu hú gợi ra cảnh trời đất bao la, tưng bừng sự sống và tâm trạng náo nức bồn chồn của người tù chiến sĩ
- Kết thúc : tiếng tu hú gợi cảm xúc hết sức đau khổ, bực bội
+ Tiếng chim tu hú ở cả hai đoạn: đều là tiếng gọi của tự do, của thế giới sự sống ở bên ngoài)

- Mở đầu và kết thúc tự nhiên
-> thay đổi diễn biến tâm trạng của nhân vật rất lô gich và hợp lí








* Khát khao tự do cháy bỏng của người tù- chiến sĩ trong cảnh ngộ tù đày

III. Tổng kết


1. Nghệ thuật
- Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển linh hoạt.
- Kết hợp hài hòa giữa biểu cảm với miêu tả
- Giọng điệu tự nhiên, cảm xúcnhấtquán
2. Nội dung:
* Ghi nhớ /sgk
3. Hoạt động luyện tập

* Kỹ thuật trình bày 1 phút: ? Khung cảnh thiên nhiên mùa hè được gợi tả ntn?

? Tâm tư người tù ra sao?

- HS trình bày – GV tuyên dương, khen ngợi.

? Nên hiểu nhan đề của bài thơ như thế nào?

( Gợi ý: * Nhan đề của bài thơ - Đó chỉ là một vế phụ trong một câu trọn ý.

- Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam, càng khao khát cuộc sống tự do.

Tên bài thơ đã gợi mở mạch cảm xúc của toàn bài.)

4. Hoạt động vận dụng

? Phát biểu cảm nghĩ của em về nhà thơ Tố Hữu?

? Cảm nhận về hình ảnh những người tù cách mạng qua tìm hiểu nội dung bài thơ?

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

* Sưu tầm bài thơ, câu thơ nói về cuộc đời hoạt động cách mạng của các chiến sĩ cách mạng. Ví dụ: thơ của Tố Hữu:''Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu- Dấn thân ...- Là gươm ...- ... còn một nửa''.

* Học thuộc lòng bài thơ, nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

* Soạn bài: Câu cầu khiến

+ Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi
Thêm
  • Like
Reactions: Tiến 2021
2K
1
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
Top