Có rất nhiều các bạn học sinh đã không ngừng đặt ra các câu hỏi phụ liên quan đến tác phẩm " Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ.
Hôm nay www.vanhoctre.com sẽ giải đáp hết 10 câu hỏi xoay quanh tác phẩm "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" nhé!
1. Tóm tắt vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt"
Tác phẩm xoay quanh một tình huống kịch khá đặc biệt: Câu chuyện kể về nhân vật ông Trương Ba - một người làm vườn hiền lành yêu thương vợ con và gia đình đặc biệt là đứa cháu nội duy nhất. Ông chăm chỉ làm vườn, chăm chút cho cây cối khi thoảng thì chơi cờ cùng Đế Thích. Cứ tưởng cuộc sống bình yên tiếp diễn nhưng do sự tắc trách khi làm việc của Nam Tào và Bắc Đẩu đã gạch nhầm tên ông trong sổ tử vô tình buộc Trương Ba phải chết. Để sửa chữa lỗi lầm hai vị đã nghe theo hướng giải quyết tốt nhất của Đế Thích là cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới chết để ông được sống lại với gia đình. Rắc rối từ đây cũng bắt đầu, cao trào trong câu chuyện đã được đẩy lên.
Đoạn trích trong sách giáo khoa là cảnh VII đây cũng là đoạn kết của vở kịch với cuộc tranh đấu giữa hồn và xác cùng những đau khổ, giày vò của Trương Ba khi nhập hồn vào xác anh hàng thịt thì bắt đầu có những rắc rối xảy ra: lí trưởng sách nhiễu, con trai hư hỏng, cháu gái không nhận ông, gia đình bất hòa, vợ anh hàng thịt một mực đòi chồng. Khó khăn nhất là Trương Ba có những thay đổi: hay ăn thịt, uống rượu và thô lỗ, phũ phàng không còn vẻ điềm đạm như trước. Cuộc tranh đấu đã diễn ra quyết liệt xác có lí của xác, hồn có lí của hồn. Cuối cùng Trương Ba quyết định trả lại xác cho anh hàng thịt, ông bằng lòng với cái chết để được toàn vẹn hơn là sống nhục nhã gửi hồn vào thân xác người khác. Ông cũng không đồng ý nhập vào xác cu Tị. Đây là đoạn trích hay nhất trong toàn bộ vở kịch, ẩn chứa giá trị nhân văn sâu sắc về cách sống toàn vẹn, sống là chính mình sẽ còn mãi với thời gian.
2. Cuộc đối thoại giữa hai nhân vật Hồn - Xác bắt đầu trong hoàn cảnh tình huống nào?
Hoàn cảnh tình huống cuộc đối thoại giữa hai nhân vật Hồn – Xác:
Xác đã đưa ra những bằng chứng mà hồn cũng phải thừa nhận:
Xác hàng thịt đã đưa ra những bằng chứng mà hồn cũng phải thừa nhận:
Ý nghĩa ẩn dụ của đoạn đối thoại:
Trương Ba đau khổ, tuyệt vọng vì ông mà tất cả những người thân phải đau đớn, bàng hoàng, bế tắc, vì ông mà nhà cửa tan hoang:
=> Cái quý nhất của con người là cuộc sống. Nhưng không phải bất cứ cách sống, kiểu sống nào. Sống mà đánh mất bản thân, sống giả dối với người và với mình, sống như hồn Trương Ba đang sống, thì thà chết còn hơn! nhưng cũng phải trải nghiệm vài tháng trong cảnh sống bi hài bi đát ấy, hồn Trương Ba mới thức nhận được điều này. Và ông quyết định gọi mời Đế Thích xuống trần để thực hiện quyết định của mình.
7. Căn cứ vào những lời thoại, hãy hình dung và miêu tả lại tâm trạng, cảm xúc của hồn Trương Ba khi nhận được những câu trả lời từ phía người thân?
Cảm xúc của Hồn Trương ba khi nhận được những câu trả lời từ phía người thân:
8. Em hãy lựa chọn và phân tích 3 lời thoại của nhân vật Trương Ba thể hiện rõ nhất sự giác ngộ từ khi gặp Đế Thích?
Cuộc trò chuyện giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết.
Ba lời thoại của Hồn trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng:
9. Giới thiệu về tác giả Lưu Quang Vũ
Ý nghĩa phê phán :
– Phê phán 2 quan niệm sống lệch.
– Phê phán lối sống giả tạo, làm con người có nguy cơ đánh mất mình.
– Phê phán những tiêu cực xã hội.
Giá trị nhân văn :
– Kêu gọi, đấu tranh cho sự hoàn thiện vẻ đẹp nhân cách con người.
– Khẳng định: con người phải sống như chính mình.
Câu hỏi vận dụng:
Hôm nay www.vanhoctre.com sẽ giải đáp hết 10 câu hỏi xoay quanh tác phẩm "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" nhé!
1. Tóm tắt vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt"
Tác phẩm xoay quanh một tình huống kịch khá đặc biệt: Câu chuyện kể về nhân vật ông Trương Ba - một người làm vườn hiền lành yêu thương vợ con và gia đình đặc biệt là đứa cháu nội duy nhất. Ông chăm chỉ làm vườn, chăm chút cho cây cối khi thoảng thì chơi cờ cùng Đế Thích. Cứ tưởng cuộc sống bình yên tiếp diễn nhưng do sự tắc trách khi làm việc của Nam Tào và Bắc Đẩu đã gạch nhầm tên ông trong sổ tử vô tình buộc Trương Ba phải chết. Để sửa chữa lỗi lầm hai vị đã nghe theo hướng giải quyết tốt nhất của Đế Thích là cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới chết để ông được sống lại với gia đình. Rắc rối từ đây cũng bắt đầu, cao trào trong câu chuyện đã được đẩy lên.
Đoạn trích trong sách giáo khoa là cảnh VII đây cũng là đoạn kết của vở kịch với cuộc tranh đấu giữa hồn và xác cùng những đau khổ, giày vò của Trương Ba khi nhập hồn vào xác anh hàng thịt thì bắt đầu có những rắc rối xảy ra: lí trưởng sách nhiễu, con trai hư hỏng, cháu gái không nhận ông, gia đình bất hòa, vợ anh hàng thịt một mực đòi chồng. Khó khăn nhất là Trương Ba có những thay đổi: hay ăn thịt, uống rượu và thô lỗ, phũ phàng không còn vẻ điềm đạm như trước. Cuộc tranh đấu đã diễn ra quyết liệt xác có lí của xác, hồn có lí của hồn. Cuối cùng Trương Ba quyết định trả lại xác cho anh hàng thịt, ông bằng lòng với cái chết để được toàn vẹn hơn là sống nhục nhã gửi hồn vào thân xác người khác. Ông cũng không đồng ý nhập vào xác cu Tị. Đây là đoạn trích hay nhất trong toàn bộ vở kịch, ẩn chứa giá trị nhân văn sâu sắc về cách sống toàn vẹn, sống là chính mình sẽ còn mãi với thời gian.
2. Cuộc đối thoại giữa hai nhân vật Hồn - Xác bắt đầu trong hoàn cảnh tình huống nào?
Hoàn cảnh tình huống cuộc đối thoại giữa hai nhân vật Hồn – Xác:
- Do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào, Trương Ba phải chết một cách vô lí, Nam Tào sửa sai bằng cách cho hồn Trương Ba sống nhờ thể xác anh hàng thịt.
- Linh hồn nhân hậu, trong sạch, bản tính thẳng thắn của Trương Ba dần dần bị xác thịt thô phàm anh hàng thịt sai khiến, bị nhiễm độc.
- Ý thức được điều đó, linh hồn Trương Ba dằn vặt, đau khổ: "- Không. Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi!”
- Hồn Trương Ba quyết định chống lại bằng cách tách khỏi xác để tồn tại độc lập, không còn bị lệ thuộc.
- Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba ở vào thế đuối lí, bất lợi
Xác đã đưa ra những bằng chứng mà hồn cũng phải thừa nhận:
- Cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với "tay chân run rẩy", "hơi thở nóng rực", "cổ nghẹn lại"
- Đó là cảm giác "xao xuyến" trước những món ăn mà trước đây hồn cho là "phàm".
- Đó là cái lần ông tát thằng con "tóe máu mồm máu mũi",…
- Xác biết rõ những cố gắng của Trương Ba là vô ích nên đã cười nhạo cái lí lẽ mà hồn đưa ra để ngụy biện "Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn,…".
- Xác lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc: tuyên bố sức mạnh âm u, đui mù ghê gớm của mình.
- Xác còn ve vãn hồn thoả hiệp vì: “chẳng còn cách nào khác đâu”, “cả hai đã hoà nhau làm một rồi”
Xác hàng thịt đã đưa ra những bằng chứng mà hồn cũng phải thừa nhận:
- Cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với "tay chân run rẩy", "hơi thở nóng rực", "cổ nghẹn lại"
- Đó là cảm giác "xao xuyến" trước những món ăn mà trước đây hồn cho là "phàm".
- Đó là cái lần ông tát thằng con "tóe máu mồm máu mũi",…
- Xác biết rõ những cố gắng của Trương Ba là vô ích nên đã cười nhạo cái lí lẽ mà hồn đưa ra để ngụy biện "Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn,…".
- Xác lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc: tuyên bố sức mạnh âm u, đui mù ghê gớm của mình.
- Xác còn ve vãn hồn thoả hiệp vì: “chẳng còn cách nào khác đâu”, “cả hai đã hoà nhau làm một rồi”
Ý nghĩa ẩn dụ của đoạn đối thoại:
- Tác giả cảnh báo: Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà, không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng thì không nên chỉ đổ tội cho xác và không thể an ủi, vỗ về bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.
- Sống nhờ, sống gởi, sống chắp vá, khong được là mình thì cuộc sống ấy thật là vô nghĩa.
Trương Ba đau khổ, tuyệt vọng vì ông mà tất cả những người thân phải đau đớn, bàng hoàng, bế tắc, vì ông mà nhà cửa tan hoang:
- Ông thẫn thờ, ôm đầu bế tắc, cầu cứu cháu gái, run rẩy trong trong nỗi đau, nhận thấy: "Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ…”
- Đặt những câu hỏi mang tính tự vấn: “Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào khác?”
- Khẳng định dứt khoát: “Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!".
- Vợ Trương Ba buồn bã, đau khổ vì: "ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa".
- Con dâu Trương Ba thấu hiểu cho hoàn cảnh trớ trêu của bố chồng: Chị biết ông "khổ hơn xưa nhiều lắm". Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình khiến chị không thể chịu được:
- Cháu gái Trương Ba: phản ứng quyết liệt và dữ dội. Nó khước từ tình thân, nó không thể chấp nhận con người đã làm "gãy tiệt cái chồi non", "giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm" trong mảnh vườn của ông nội nó.
=> Cái quý nhất của con người là cuộc sống. Nhưng không phải bất cứ cách sống, kiểu sống nào. Sống mà đánh mất bản thân, sống giả dối với người và với mình, sống như hồn Trương Ba đang sống, thì thà chết còn hơn! nhưng cũng phải trải nghiệm vài tháng trong cảnh sống bi hài bi đát ấy, hồn Trương Ba mới thức nhận được điều này. Và ông quyết định gọi mời Đế Thích xuống trần để thực hiện quyết định của mình.
7. Căn cứ vào những lời thoại, hãy hình dung và miêu tả lại tâm trạng, cảm xúc của hồn Trương Ba khi nhận được những câu trả lời từ phía người thân?
Cảm xúc của Hồn Trương ba khi nhận được những câu trả lời từ phía người thân:
- Ông đau khổ, tuyệt vọng khi vì ông mà tất cả những người thân phải đau đớn, bàng hoàng, bế tắc, vì ông mà nhà cửa tan hoang.
- Ông thẫn thờ, ôm đầu bế tắc, cầu cứu cháu gái, run rẩy trong trong nỗi đau, nhận thấy: "Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ…”
- Đặt những câu hỏi mang tính tự vấn: “Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào khác?”
- Khẳng định dứt khoát: “Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!".
8. Em hãy lựa chọn và phân tích 3 lời thoại của nhân vật Trương Ba thể hiện rõ nhất sự giác ngộ từ khi gặp Đế Thích?
Cuộc trò chuyện giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết.
Ba lời thoại của Hồn trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng:
- Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn…
- Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt.
- Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!.
- Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.
- Thứ hai, sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của Hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện.
9. Giới thiệu về tác giả Lưu Quang Vũ
- Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) sinh ra ở Hạ Hòa, Phú Thọ, quê gốc ở Đà Nẵng, trong một gia đình tri thức, cha là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận, nên thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ.
- Lưu Quang Vũ từng tham gia quân đội thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông bắt đầu sáng tác thơ từ khoảng giữa những năm sáu mươi của thế kỉ XX, đến những năm tám mươi thì chuyển sang hẳn lĩnh vực sân khấu. Chỉ trong bảy, tám năm, ông đã sáng tác khoảng mươi lăm kịch bản và hầu hết được dàn dựng... Lưu Quang Vũ không chỉ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX mà còn được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Năm 1988, ông mất đột ngột vì tai nạn giao thông. Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Tác phẩm chính: Sống mãi tuổi 17, Nếu anh không đốt lửa, Lời thề thứ 9, Khoảnh khắc và vô tận, tôi và chúng ta,...
Ý nghĩa phê phán :
– Phê phán 2 quan niệm sống lệch.
– Phê phán lối sống giả tạo, làm con người có nguy cơ đánh mất mình.
– Phê phán những tiêu cực xã hội.
Giá trị nhân văn :
– Kêu gọi, đấu tranh cho sự hoàn thiện vẻ đẹp nhân cách con người.
– Khẳng định: con người phải sống như chính mình.
Câu hỏi vận dụng: