Mở đoạn là nơi bắt đầu của mọi cơ hội đạt được điểm cao trong đoạn văn nghị luận xã hội. Đa phần các thầy cô sẽ phân loại học sinh ngay từ những dòng viết đầu tiên. Điều đấy chắc hẳn ai cũng biết nhưng làm sao để viết một mở đoạn thật hay lại là một mối lo ngại.
Các học sinh vẫn thường truyền tai nhau về những câu thần chú bất hủ từ bao đời nay để mở đầu cho một đoạn văn như sau: “Trong cuộc sống ngày nay...” , “Có lẽ không ai là không biết đến...”, “Trong mỗi chúng ta...”. Thật là rập khuôn và sáo rỗng! Chỉ đọc qua mấy dòng đủ để thầy cô thấy chán nản và đánh giá thấp bài làm của chúng ta! Vậy nên làm sao để có một mở đoạn thật hay để nâng cơ hội ăn trọn điểm phần nghị luận xã hội?
Mở bài độc đáo cho đoạn văn NLXH. Ảnh pinterest
1.Đưa ra phản đề
Hãy đọc kĩ đề bài, tìm ra sự đối lập với vấn đề đang được bàn luận. Từ đó triển khai, dẫn dắt người đọc bằng sự tò mò khi đặt ra một đề tài trái ngược.
VÍ DỤ: Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tầm quan trọng của lịch sử dân tộc đối với thế hệ trẻ.
BÀI LÀM: Người ta thường nói lịch sử là người thầy của tương lai, thế nhưng trong xã hội ngày nay dường như người thầy ấy đang dần mất đi vị trí quan trọng của mình. Bởi vậy, hơn bao giờ hết, thế hệ trẻ cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của lịch sử dân tộc để tìm lại những giá trị cao quý của cha ông ta.
2.Dẫn dắt bằng một câu thơ, câu hát, câu trích dẫn
Những câu thơ hay hoặc một lời bài hát vui tai luôn tăng tính thẩm mỹ và thi vị cho đoạn văn. Có thầy cô nào lại không thích sự bay bổng trong văn chương chứ?
VÍ DỤ: Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn thử thách
BÀI LÀM: Mahatma Gandhi, người giành độc lập cho Ấn Độ bằng cuộc đấu tranh bất bạo động, đã nói: "Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu" và nguồn sức mạnh ấy càng trở nên lớn lao hơn trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách.
3. Lấy cảm hứng từ một câu chuyện, hình ảnh, sự kiện,...
Một sự kiện thực tế hay một câu chuyện thú vị có sức dẫn dắt rất cao và gây hứng thú cho người đọc.
VÍ DỤ: Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự kiên cường của con người trước khó khăn.
BÀI LÀM: Truyền thuyết xa xưa đã kể rằng: “Phượng hoàng - loài sinh vật được tái sinh sau cái chết”. Người ta cho rằng, khi kết thúc cuộc đời của mình, nó sẽ tự thiêu lấy chính rồi từ đó, trong đống tro tàn, sự sống lại được trỗi dậy mạnh mẽ. Con người đôi khi cũng thế, phải kiên cường chịu đựng giông bão để tiến đến một ngày mai tươi sáng hơn.
Mở đoạn hay như một bước đệm nâng ta đến gần hơn con điểm tuyệt đối trong đoạn văn nghị luận xã hội. Hãy thử áp dụng ngay để có sự cải thiện về điểm số nhé!
Xem thêm một số bài viết về đoạn văn NLXH hay tại đây
Các học sinh vẫn thường truyền tai nhau về những câu thần chú bất hủ từ bao đời nay để mở đầu cho một đoạn văn như sau: “Trong cuộc sống ngày nay...” , “Có lẽ không ai là không biết đến...”, “Trong mỗi chúng ta...”. Thật là rập khuôn và sáo rỗng! Chỉ đọc qua mấy dòng đủ để thầy cô thấy chán nản và đánh giá thấp bài làm của chúng ta! Vậy nên làm sao để có một mở đoạn thật hay để nâng cơ hội ăn trọn điểm phần nghị luận xã hội?
Mở bài độc đáo cho đoạn văn NLXH. Ảnh pinterest
1.Đưa ra phản đề
Hãy đọc kĩ đề bài, tìm ra sự đối lập với vấn đề đang được bàn luận. Từ đó triển khai, dẫn dắt người đọc bằng sự tò mò khi đặt ra một đề tài trái ngược.
VÍ DỤ: Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tầm quan trọng của lịch sử dân tộc đối với thế hệ trẻ.
BÀI LÀM: Người ta thường nói lịch sử là người thầy của tương lai, thế nhưng trong xã hội ngày nay dường như người thầy ấy đang dần mất đi vị trí quan trọng của mình. Bởi vậy, hơn bao giờ hết, thế hệ trẻ cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của lịch sử dân tộc để tìm lại những giá trị cao quý của cha ông ta.
2.Dẫn dắt bằng một câu thơ, câu hát, câu trích dẫn
Những câu thơ hay hoặc một lời bài hát vui tai luôn tăng tính thẩm mỹ và thi vị cho đoạn văn. Có thầy cô nào lại không thích sự bay bổng trong văn chương chứ?
VÍ DỤ: Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn thử thách
BÀI LÀM: Mahatma Gandhi, người giành độc lập cho Ấn Độ bằng cuộc đấu tranh bất bạo động, đã nói: "Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu" và nguồn sức mạnh ấy càng trở nên lớn lao hơn trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách.
3. Lấy cảm hứng từ một câu chuyện, hình ảnh, sự kiện,...
Một sự kiện thực tế hay một câu chuyện thú vị có sức dẫn dắt rất cao và gây hứng thú cho người đọc.
VÍ DỤ: Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự kiên cường của con người trước khó khăn.
BÀI LÀM: Truyền thuyết xa xưa đã kể rằng: “Phượng hoàng - loài sinh vật được tái sinh sau cái chết”. Người ta cho rằng, khi kết thúc cuộc đời của mình, nó sẽ tự thiêu lấy chính rồi từ đó, trong đống tro tàn, sự sống lại được trỗi dậy mạnh mẽ. Con người đôi khi cũng thế, phải kiên cường chịu đựng giông bão để tiến đến một ngày mai tươi sáng hơn.
Mở đoạn hay như một bước đệm nâng ta đến gần hơn con điểm tuyệt đối trong đoạn văn nghị luận xã hội. Hãy thử áp dụng ngay để có sự cải thiện về điểm số nhé!
Xem thêm một số bài viết về đoạn văn NLXH hay tại đây
Sửa lần cuối:
- Từ khóa
- mở đoạn tip đoạn văn nlxh