Anh đào đêm

Anh đào đêm

Sen Biển
Sen Biển
  • Cộng tác viên 37
Câu hỏi: Sinh viên chọn 01 trong 02 truyện ngắn sau:

Tờ tiền giấy (tác giả: Dazai Osamu)

2. Anh đào đêm (tác giả: Higuchi Ichiyo)

để trình bày những kiến thức sau đây về tác giả và tác phẩm

Tiểu sử và sự nghiệp văn học của tác giả

Tóm tắt tác phẩm

Giá trị nội dung – tư tưởng của tác phẩm

Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm

Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm



Bài làm. Anh đào đêm (tác giả: Higuchi Ichiyo)



Tiểu sử và sự nghiệp văn học của tác giả



Tác giả nữ Higuchi Ichiyo tên thật là Higuchi Natsu. Cha bà vốn thuộc tầng lớp giàu có, tâm hồn yêu thơ văn, trọng sự học, mẹ bà là con cháu trung nông. Chính vì vậy, cuộc hôn nhân của họ không được đồng tình và chấp thuận. Cha mẹ Ichiyo đến Edo (Tokyo ngày nay) và bà được sinh ra ở đó. Ngay từ nhỏ, Ichiyo được gửi đến trường dạy làm thơ cho con cái các gia đình giàu có.

Tuy vậy, năm 17 tuổi, cha bà qua đời. Hôn ước của bà cũng bị hủy bỏ thời điểm ấy. Gia đình Ichiyo có 5 anh chị em. Tất cả, đều có cuộc sống khó khăn. Bà phải kiếm sống bằng nghề may vá, giặt giũ. Không chấp nhận cuộc sống nặng nề với đồng lương rẻ mạt từ lao động tay chân, Higuchi Ichiyo ôm ấp mộng văn chương. Anh đào đêm là tác phẩm đầu tay của bà, được đăng trên tạp chí Musashino. Bà có mối quan hệ và quen biết với nhiều nhà văn nổi tiếng thời đấy như Nakara Itosui, Shimazaki Toson, Hirata Tokuboku. Trong quá trình viết văn, bà mở tiệm tạp hóa nhỏ để mưu sinh. Nhiều tác phẩm của bà đã lần lượt ra đời như Một mùa thơ dại, Đêm mười ba, Khe nước đục. 23/11/1896, Ichiyo mất ở độ tuổi 24 bởi bệnh lao.

Sự sống ngắn ngủi nhưng tác giả Ichiyo được nước Nhật vinh danh vì những đóng góp của bà cho văn học. Tác phẩm của bà được tập hợp phát hành. Chân dung của bà in trên tờ 5.000 yên. Người Nhật vẫn yêu mến tác phẩm của Ichiyo và tưởng nhớ đến bà. Nhân vật trong sáng tác của nhà văn được đưa lên tem, tranh, phim ảnh.

Các sáng tác của Higuchi Ichiyo viết về truyền thống, văn hóa Nhật bản cổ xưa, người phụ nữ là trung tâm trong sáng tác của bà. Ichiyo để lại 20 truyện ngắn, 4.000 bài thơ, tiểu luận, nhật ký. Bà sống trọn vẹn cho văn học và góp phần vào nền văn học Nhật Bản đặc sắc, dung dị, bền vững.

II. Tóm tắt tác phẩm

Anh dào đêm kể về cuộc tình của một đôi trai tài gái sắc. Nhà chàng và nhà nàng ở gần nhau. Cả hai gia đình đều thuộc tầng lớp giàu của nước Nhật. Cô gái chơi với chàng trai từ khi cả hai còn nhỏ tuổi. Họ có tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo, ngây thơ bên nhau.

Đến tuổi trăng rằm, nhan sắc của người thiếu nữ thực xinh đẹp, dịu dàng, kiêu kì, kiêu xa. Bao chàng trai xa gần muốn ngỏ. Nhưng cô gái đã dành trọn tim mình cho chàng trai rồi. Cô không dám ngỏ, giấu cảm xúc trong mình. Cô sợ, nếu nói ra, biết chàng có chấp nhận, hay chàng sẽ từ chối. Và điều cô sợ nhất, chàng trai sẽ nghĩ sai về cô, không thân thiêt với cô như người em nhỏ bấy nay.

Tình yêu thì không thể giấu giếm được, càng cố gắng chối bỏ, không giãi bày thì càng thao thức xốn xang. Ban ngày đã vậy, ban đêm càng náo nức, tiếng chàng trai nói, điệu anh ta cười, cách anh ta hành động, rồi cả bước chân nữa chứ. Cô gái không thể che giấu nổi nữa rồi.

Vào mùa xuân, anh đào nở hoa, họ vẫn cùng nhau đi dạo trên phố cổ, tiếng người đàn bà mù, người rao hàng rong, gió xuân vi vu, họ cười, nói, trò truyện với nhau, không có gì tuyệt vời hơn. Khung cảnh ấy, mấy người bạn học cùng trung học với cô gái chợt trông thấy, họ trêu gẹo cả hai người. Chàng không nói gì, cô gái thì đỏ mặt.

Cô gái bị ốm nặng. Nhìn cô nằm trên giường, thiêm thiếp, đôi mắt gầy guộc, da nhăn nheo, vai mỏng tênh, buồn quá. Chàng trai nuối tiếc và ân hận vì giá mình bớt vô tâm và quan tâm cô sớm hơn. Chắc người thiếu nữ không ốm như vậy. Sức khỏe của cô ngày một sa sút, cha cô, mẹ cô, bà vú đều cố gắng chăm sóc, giục cô uống thuốc mà không được. Nàng chỉ còn như nhánh cỏ hao gầy. Nàng không muốn chàng trông thấy mình trong bộ dạng thê thảm. Cô gái trút hơi thở nhẹ nhàng trong tiếng bước chân thoảng thốt của người yêu cùng cánh đào bay bay.

Giá trị nội dung – tư tưởng của tác phẩm

Cuộc đời của tác giả Higuchi Ichiyo cũng thăng trầm và đầy trắc trở như nhân vật cô gái trong Anh đào đêm. Cuộc hôn phối bị đứt gẫy. Mỏng manh, yếu đuối như anh đào mùa xuân xứ Phù Tang. Trút hơi thở nhẹ nhàng khi tiếng yêu, lời yêu chưa kịp ngỏ. Sáng tác văn học là con đẻ của nhà văn, tác giả Higuchi yêu văn chương từ nhỏ, được học thơ, và ôm mộng văn chương. Bà không chấp nhận cuộc sống tẻ nhạt, đơn điệu, hời hợt. Trong bối cảnh xã hội, văn hóa Nhật Bản thế kỷ XIX còn bất công với người phụ nữ, Higuchi Ichiyo đã vượt lên để sáng tác và thành danh trên văn đàn nước Nhật. Thế nhưng, thật tiếc, bệnh lao phổi đã cướp đi một nhà văn tài năng và xuất kiệt. Là phái nữ, Ichiyo viết về mình, về số phận, thân phận người phụ nữ, cùng tình yêu và khát vọng của họ.

Câu chuyện tình yêu lãng mạn, êm đềm, tha thiết và da diết. Anh đào đêm nói lên tâm sự của tác giả, Nỗi lòng của người phụ nữ Nhật giữa sự chuyển giao của cái cũ và cái mới, cổ xưa và hiện đại. Ta bắt gặp tâm hồn thiếu nữ, tình yêu trong sáng, ước mơ cao xa và sự chân thành đến tuyệt đối. Đó là giấc mơ của tình yêu lãng mạn. Thật ra Anh đào đêm cũng kể một câu chuyện tình như bao câu chuyện tình yêu trên trái đất này. Nhưng sao đã 100 năm trôi qua rồi, tiếng yêu, mùa xuân, khát vọng tình yêu cùng những gì họ đã sống, đã trải qua vẫn thấm đậm trong câu văn của nhà văn Nhật Bản Higuchi Ichiyo Điều đó có lẽ được lý giải bởi cái đẹp trong sáng, thuần hậu, như mơ, như say, như bay và nó vốn là câu chuyện cổ tích của đời người. Ta có cảm giác như tác giả hóa thân vào nhân vật, là chính nhà văn Higuchi Ichiyo đấy, chính là tâm sự của bà đấy, là khát vọng, là tiếng yêu của bà đấy. Chính vì như vậy chăng, nổi bặt ở Anh đào đêm là thế giới tâm hồn, tình yêu say đắm và thế giới tư tưởng của nhân vật nữ. Từng cử chỉ, lời nói, ánh mắt, cảm xúc, nụ cười, dáng điệu của cô gái đều hiển hiện trong áng văn chương mềm như hơi thở mùa xuân này. Cô sống trong thế giới ấy, ở đó, cô là nhân vật chính, được ngưỡng mộ, được nói lên cảm xúc thật của mình, đó chính là tiếng lòng, tiếng yêu, sự trong trẻo của tâm hồn nhân vật. Cái phong phú, đa dạng trong thế giới tâm hồn, đời sống tinh thần phong phú, khát vọng tự do và tình yêu chân thật đã khiến cho người thiếu nữ như một bông hoa anh đào phớt đỏ, rì rào, thầm thĩ giữa chùm hoa kì diệu. Cô ấy, nhân vật ấy là trung tâm của tác phẩm. Khiến sáng tác của Ichiyo như bản nhạc, như bản tình ca.

Họ đã sống những ngày như thế, họ đã tồn tại như thế, họ đã yêu như thế và họ đã ra đi như thế. Tác phẩm của tác giả Higuchi Ichiyo người Nhật Bản có sức sống trường tồn với thời gian, ta như thấy họ đang đi bên nhau, giữa mùa xuân hùng vĩ của Nhật Bản, mùa hoa anh đào, ta đi bên nhau, hài hòa, nhộn nhịp, chỉ có gió thì thào, hoa rung ring, tiếng hát của người đàn bà mù, tiếng rao kẹo dẻo và tiếng đùa của bạn bè trang lứa. Đó là thế giới của thanh xuân, thế giới tình yêu, của tuổi trẻ, của anh, của em, của chúng ta. Anh đào đêm là lời ca thanh xuân và thanh tân nhất, như tiếng nói dịu dàng, như nụ hôn đầu đời, như cái nắm tay vô hình, như ánh mắt khẽ đung đứa. Cảm xúc mùa xuân, tình yêu gắn liền với tuổi trẻ, với đất trời, ta đi bên nhau, chí có anh đào trao và nhận. Yêu thực như thế thì quá đẹp, quá lý tưởng, quá diệu kì. Kì thực cuộc sống không như bản lời ca. Khó khăn, cách trở, thực trạng khiến cô gái không đến bên chàng trai được. Trọn vẹn mùa xuân anh đào phớt hồng, tuổi trẻ lưu giữ mãi mãi tình yêu đầu đời lặng lẽ chưa trao và nhận. Đấy là cái vi diệu, tuyệt tác của tình yêu cũng như khát vọng, mong mỏi và say mê mà chúng ta không chối bỏ. Yêu khó giấu và khó buông bỏ. Cũng như yêu rồi người ta sợ mình đau, sợ như cánh hoa trôi trước gió mỏng.

Cô gái ra đi nhẹ nhàng, chàng trai gần như chứng kiến cái chết của người mình yêu, nhưng điều mà tác giả muốn nói còn cao hơn cả cái chết, nỗi sợ hại và sự cô đơn. Phải chăng đó là cái tươi xanh của đời người, của sự sống, của sức sống và của cõi trần thế vui tươi nhưng cũng nhiều buồn bực nặng nề. Như cánh hoa rơi, như làn gió mỏng, tình yêu cũng vậy, boàng hoàng tựa trăng sao.
5359



Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm

Anh đào đêm của Ichiyo vẫn là tiếng nói cổ xưa, xa xưa của người Nhật về các giá trị tình yêu cuộc sống trong đời, đó là nước Nhật cổ truyền, cuộc sống đời thường của thời đại đã qua, tác phẩm vẫn sống mãi, được đón nhật bởi sự trường tồn cùng thời gian và ý nghĩa nghệ thuật sâu sắc.

Yếu tố kể, kể chuyện là thủ pháp nghệ thuật chính trong sáng tác của… Người ta kể về mình, về thế giới này. Tựa như dòng suối, dòng sông miên viễn trôi ra bể vậy. Lối hành văn, văn phong trong trẻo, vô ngàn thể hiện trên từng con chữ, dàn trải trên bề mặt văn bản. Đó là thế giới nội tâm của một nhà văn hiểu con người, yêu con người, trân trọng con người và ý nghĩa của hai từ hạnh phúc. Truyện như một lát cắt của đời sống, nhân vật hiện lên trên bề mặt, được đặt trong khung cảnh ấy, thế là họ hành động, bộc lộ và sống thật với tâm tư và tiếng nói của mình. Cô gái và chàng trai là các nhân vật chính, nhân vật phụ là mẹ, cha, vú nuôi của cô gái. Vỏn vẹn câu chuyện chỉ có chừng ấy con người, được tung lên bề mặt sân khấu, như họ đã thể hiện một cốt truyện rõ rệt có đầu, có cuối, có kết thúc. Ấy là truyện tình Romeo và Juliet của Nhật Bản. Có thể khẳng định như thế, bởi họ đời, sống và thực quá. Cả thế giới tâm hồn cùng hành động bề ngoài của họ đều vô cùng sinh động, chân chất và đáng yêu. Đấy là hai nhà nằm sát nhau. Đấy là chúng mình có thế giới tuổi thơ. Đấy là một ngày ngồi bên nhau hàn huyên trên trời dưới biển. Đấy là giọt nước mắt cho sự chia lìa. Các bước dựng truyện là như thế, Người ta có thể gọi là các chi tiết lớn. Trong cốt truyện còn có chi tiết nhỏ. Những chi tiết này biểu hiện sâu sắc cuộc sống, sự vật, cảm xúc của con người. Chẳng hạn tiếng gió, cánh hoa bay bay. Tác giả mượn ngôn ngữ văn học để diễn tả cái vi tế, tinh tế nhất của đời sống này và cuộc sống xung quan cũng như con người.

Ngôn ngữ đối thoại vô cùng dễ mến và hồn hậu. Nó đúng như cách chúng ta hình dung về người với người, về con người với tạo vật. Đối thoại ở đây chủ yếu là đối thoại của chàng trai với cô gái và ngược lại. Họ trao đổi với nhau, chia sẻ với nhau, tâm sự với nhau, quan tâm nhau và có cả giận dỗi, hiểu lầm. Điều tuyệt vời về đối thoại trong sáng tác của văn học thực sự Ichiyo đã làm đến mức tròn trịa, đầy đủ và thực vô cùng. Chúng ta yêu âm thanh, tiếng nói của họ như hơi thở mùa xuân, tiếng chảy của con sông, tiếng thế giới rì rào.

Cái hay và đặc sắc của nghệ thuật truyện ngắn trong Anh đào đêm của nhà văn Higuchi có lẽ là kể mà không thô, nói mà không tục. Không phải vì lý do nó chỉ nói về tình yêu, về mặt trong sáng, thánh thiện của cuộc sống. Nếu như thế, tác phẩm không bao giờ là kiệt tác cả. Ma tựa như cách nói của Nam Cao, cách nhìn đời phiến diện. Quan trọng vẫn là đôi mắt. Chúng ta quan sát cuộc sống thế nào, suy tư về sự sống thế nào thì chúng ta sẽ sống như thế, hưởng thụ và chia sẻ với đời này như vậy.

Sườn truyện theo tuyến tính thời gian, có trước, có sau, nhịp nhàng, đó là bước đi của cuộc sống. Truyện ngắn Anh đào đêm đọng mãi, đọng lại và ở lại trong chúng ta bởi tạo sườn truyện dung dị như thế, chúng cho ta cảm tưởng thước phim quay nhanh, qua các bước và mãi ghi lại, đánh dấu lại trong cảm nhận và tâm khảm của bạn đọc.

Thực sự, đối với chúng tôi là ngỡ ngàng và thán phục. Thứ ngôn ngữ trong veo hòa nhịp trong mạch văn rộn ràng, êm ả. Còn mãi lắng đọng bài ca về thế giới và con người. Nhân vật, cốt truyện, hình ảnh câu chuyện cho chúng tôi lắng nghe như thế.



Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm



Rời trang viết của Ichiyo mà còn thoảng thốt, bồi hồi. Tôi như thấy mình sống cùng nhân vật. Tôi cũng yêu cuộc đời như các nhân vật của … Anh đào đêm là áng văn chương được dệt, trạm trổ và tỉa tốt công phu từ tâm khảm và tình yêu của Higuchi Ichiyo - một nhà văn nữ người Nhật Bản. Bà đã khiến chúng tôi say sưa, yêu mến và không rời mắt được trước thứ ngôn từ được chắt lọc từ sự sống và khát vọng tự do miệt mài trong ca khúc mang tên Anh đào đêm. Nó như vậy, tôi đã xem, tác phẩm là truyện ngắn hoàn thiện, hoàn mỹ, đắm say, thở than nhất trong những sáng tác về tình yêu mà tôi đã đọc. Tôi biết, bà chính là hiện thân của nhân vật nữ, chuyện tình yêu của bà đó. Viết về mình, về cái chết như điều dự báo Ichiyo biết mình không thể cứ mãi trên cành anh đào lả lơi, bà cũng như nhân vật nữ, cô gái của Anh đào đêm không tiếc nuối về đời sống ngắn ngủi, mà trót sống, trót vay, trót gắn bó, trót trả nợ. Đó là ý nghĩa sâu xa và vi diệu của cái điều mà chúng ta gọi là nhân quả trong đời. Cô gái như chùm hoa mùa xuân ngời ngợi, cô đã được thụ hưởng giai đoạn đời đẹp nhất, sống cùng và với ước mơ của mình. Cái đẹp, cái tài thường quá mong manh, ngắn hạn. Quy luật đấy vẫn tồn tại trên cõi nhân gian này. Và buộc con người phải lìa cành. Không là câu chuyện cổ tích giữa trần thế, Anh đào đêm hướng tôi về cuộc sống đáng yêu, về âm thanh rì rào trong con chữ, về cái gọi là sự sống và cái chết. Thật đáng sợ, muộn phiền, phiền lòng, biết thế nào được, sinh và tử. Nếu tôi là cánh anh đào mong manh kia, xin hóa thân thành hát giống tốt trong chiếc chum của nữ thần Hi lạp mang tên Ăng đo, tôi là người thổi lửa và giữ hồn cho khát vọng văn học cũng như đam mê của tình yêu và cái gọi là không bất tử.
( sưu tầm)
 
Từ khóa Từ khóa
higuchi ichiyō một mùa thơ dại nhật bản đoản mệnh
  • Like
Reactions: Phong Cầm
2K
1
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.