Chỉ có nhà thơ sau khi có bài thơ. Thi hứng không phải sự trao tặng một bí quyết hay lời nói cho một kẻ đã hiện hữu rồi; nhưng là sự trao tặng cho một kẻ chưa sinh ra
(Trích Những bậc thầy văn chương thế giới Tư tưởng và quan niệm)
Bằng trải nghiệm văn học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến
Bài làm
Đãi khe suối, đãi dòng sông
Mồ hôi đãi vàng bốc hơi trên cát
Tôi đãi lại dọc triền cát bạc
Tìm ánh vàng trong muối mặn mồ hôi”
(“Đãi cát tìm vàng” – Nguyễn Duy)
Phải chăng, người nghệ sĩ luôn nỗ lực đãi cát tìm vàng, đãi ngôn ngữ để tìm ra thứ chất quặng radium bởi trong anh ta đã xuất hiện một luồng cảm hứng dữ dội, mãnh liệt? Phải chăng, sản sinh ra cái vàng mười cao quý ấy mới có sự hiện diện nhà văn trên con đường này? Có lẽ, nghệ thuật chính là như thế. Nó “ chỉ có nhà thơ sau khi có bài thơ”. Và văn chương, nó tồn tại thi hứng trong mối quan hệ với nhà văn, một “Thi hứng không phải sự trao tặng một bí quyết hay lời nói cho một kẻ đã hiện hữu rồi; nhưng là sự trao tặng cho một kẻ chưa sinh ra”
Người nghệ sĩ – kẻ suốt đời mang nặng nợ với thể gian song hành cùng những hứng cảm đặc biệt. Thi hứng chưa bao giờ là sự sắp đặt từ trước, là “sự trao tặng một bí quyết hay lời nói cho một kẻ đã hiện hữu rồi” mà nó bất chợt xuất hiện rồi trao tặng cho kẻ nơi hư vô, nó đến rồi đi mà ngay cả tâm thức của người viết cũng khó lòng kiểm soát - sự trao tặng cho một kẻ chưa sinh ra hay chính là sự căng thẳng tối đa của ý chí và sự trào dâng của năng lực sáng tạo. Nhà văn có từ khi nào? Nó có sau bài thơ, sau đứa con tinh thần được thai nghén từ huyết lệ hay giọt máu đào được sinh ra trên cõi đời này. Nó định hình, nó xây dựng, nó khác hình ảnh của anh trở nên rõ nét thay vì mờ nhòe trong trí óc của kẻ thưởng thức văn chương. Suy cho cùng, bản chất của quá trình làm văn là anh ta chỉ hiện hữu trên thế giới này khi tác phẩm nghệ thuật đã được xuất bản, được đón nhận và đồng điệu. Cảm hứng anh ta cho là đang trào trực nơi cổ họng ấy chỉ có thể được gửi gắm cho kẻ chưa sinh ra thay vì “trao tặng một bí quyết hay lời nói cho một kẻ đã hiện hữu rồi”, chỉ có thể là sự xúc động đến cực điểm thôi thúc người ta đặt bút.
Nếu chúng ta thường nói nhà văn kì diệu đến thế, người nghệ sĩ cao quý đến thế thì tại sao anh ta chỉ xuất hiện sau khi có bài thơ? Liệu không có bài thơ thì có anh ta chăng? "Nhà văn tồn tại ở tác phẩm. Không có tác phẩm thì nhà văn ấy coi như đã chết." ( Xuân Diệu )Bao giờ cũng thế, tác phẩm văn học chính là sự đánh dâú cho trình độ nghệ thuật, vốn liếng văn hóa, tư duy thẩm mỹ cũng như tình thương của nhà văn đối với cuộc đời này. Nhà thơ tệ, thơ anh cũng sẽ tệ. Nhà thơ chân chính, thơ anh càng cao sang, vĩ đại cho muôn đời, muôn người. Bài thơ cũng hệt như một kết quả, sản phẩm của công nghệ máy móc mà thôi. Sản phẩm tốt, đành rằng thứ máy móc ấy đã đạt tiêu chuẩn. Sản phẩm hư hại, nó sẽ là một hồi chuông báo động cho tình trạng vô cùng xấu xa. Kẻ sĩ nào khi cầm bút cũng khao khát tại cho riêng mình một cốt mốc trên văn đàn, cũng mong muốn được độc giả yêu lấy văn mình, yêu lấy hồn mình mà đồng điệu, mà yêu thương. Nắn nót từng dòng chữ, cô đọng nó trên vỏn vẹn mấy mươi âm tiết của thi ca rồi trai gửi tặng cho đời.Giây phút ấy, cái giây phút thi nhân cũng chưa hay biết số phận của đứa con mình sẽ như thế nào, họ lại quay trở về hệt như bao đồng loại của chính mình. Cũng sống, cũng tồn tại với sự giằng xé thấu tận tâm can. Một cộng đồng người giống nhau là bởi những cá nhân không có sự khác biệt, đột phá táo bạo. Phải có “ Đoạn trường tân thanh” nhỏ máu nơi đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua từng trang giấy, cất lên tiếng khóc thương cho cô ca nữ đất long Thành thì mới có một Nguyễn Du với trái tim nhân đạo vĩ đại, đôi mắt trông thấy sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời. Phải có “ Bình Ngô Đại Cáo” hệt bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Nam mang hào khí cha ông ta, hao khí của sự anh dũng, gan dạ thì Uức Trai mới khẳng định được tầm vóc của chính mình mặc cho thời gian đã trôi qua hàng trăm năm trời.Vốn dĩ, đừng thần thánh hóa nhà văn rằng bất kể ai cầm bút cũng có thể vẽ nên được trường kì lịch sử, cũng hóa thân mình thành cây đại thụ lớn của nền văn học dân tộc. Có bài thơ, mà phải là bài thơ chân chính thì người nghệ sĩ mới được xứng danh, tôn sùng, ái mộ. Còn thứ thơ ca vị nghệ thuật, chuyên chú ở nghệ thuật thì cũng khó lòng tạo dựng nên bản ngã, con người – một con người mang đầy lóc tắc ẩn, mang trách nhiệm giáo dục biết bao thế hệ
Chỉ có Xuân Diệu – nhà thơ của mảnh vườn tình ái và sa mạc cô liêu sau khi có Tập “ thơ thơ “trên văn đàn mà thôi. Nhà thơ đâu thể đứng trước tác phẩm mình, anh ta chỉ có thể là cái bóng mờ nhòe nấp sau đứa con ấy. Những mối suy tư, niềm trăn trở, day dứt cân nhắc của tác giả đã khẳng định được cái tài, cái tình, cái tâm trong quá trình sáng tạo của một kẻ sĩ được mệnh danh là “ nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới”. Ðọc từng trang bản thảo, ta như thấy được hình ảnh hiển hiện trước mắt, đồng cảm với những vất vả trăn trở cực nhọc của người sáng tác, thấy được bóng dáng của người đang khổ vì luyến ái, đang hết mực muốn hiến dâng, muốn sống, muốn cống hiến cho đời trong sự nuối tiếc mãnh liệt với tuổi xuân. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói Xuân Diệu là người có đôi mắt xanh non biếc rờn nhìn đời với bao luyến tiếc, không phải tự nhiên mà người ta ráo riết gọi tên ông là “ ông hoàng thơ tình”. Với “ Mau với chứ/ Vội vàng lên với chứ” ( Vội vàng), “em bước điềm nhiên không vướng chân/ Anh đi lững đững chẳng theo gần” ( Thơ duyên ) góp phần hình thành dáng dấp của thi sĩ họ Ngô, giúp ông đứng vững trên một trong ba ngọn núi, nói cách khác chính là ba đỉnh cao thơ mới. Không có nghệ thuật thì không có nhà văn, có nghệ thuật, nhà văn mới được ra đời. Ấy chính là quy luật ngàn đời mà văn chương gán lên sự nghiệp của bất kể kẻ cầm bút nào
Điều gì mà nhà văn coi trọng nhất? Với tôi chính là khoảnh khắc ấy, khoảnh khắc của sự giao thoa giữa hồn người với hồn ta. Mà sự giao thoa ấy chỉ được diễn ra khi có bài thơ mà thôi. Và hoạt động tiếp nhận văn chương chỉ được nhắc đến khi độc giả được thưởng thức một công trình nghệ thuật có ý nghĩa. Thơ ca mà không còn, văn học mà biến mất thì anh lấy gì để trông chờ rằng sẽ có người công nhận tài năng của chính mình, sẽ có kẻ hiểu thấu cho anh như những gì Tố Hữu đã trót thương, đồng tâm với Nguyễn Du từ một bậc hậu bối với tiền bối cách mình mấy thế kỷ.
Chỉ có thi sĩ họ Hàn khi Tập “ thơ điên” như phát nổ súng dữ dội trên bầu trời văn học Việt Nam lúc bấy giờ. Có một “ máu cuồng và hồn điên” trên trang thơ Hàn Mặc Tử thì mới có “Một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng và Vườn thơ Hàn rộng không bờ không bến càng đi xa càng ớn lạnh” ( Hoài Thanh). Càng đau đớn, quằn quại về thể xác hay tình yêu dữ dội với ánh trăng, với khát vọng được yêu, được hòa nhập cộng đồng thì người ta mới sầu thương lệ rơi như nữ sĩ Mai Đình. Chẳng phải ngẫu nhiên đâu mà có cái tôi “đã sống mãnh liệt và đầy đủ - sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn… đã phát triển hết cả cảm giác của tình yêu… đã vui buồn hờn giận đến gần đứt sự sống.” Đau thương bao nhiêu trong thơ điên thì con người của kẻ khởi phát cho trường thơ loạn trong ta mới hiển hiện đậm nét bấy nhiêu.Thiên chúa được tôn thờ bởi đã tạo ra con người bằng tình yêu thương nhân loại, bằng giọt nước mắt của ngài. Còn nhà văn, được tôn vinh khi và chỉ khi họ đã dỗ dành tha nhân bằng chính giọt nước mắt, xúc cảm sâu sắc của mình thông qua thi phẩm. Tôi tin là vậy
Có bài thơ, ắt có người nghệ sĩ. Nhưng để nắm trong tay bài thơ quyền năng ấy, nhất quyết phải có thi hứng – một sự trao tặng cho một kẻ chưa sinh ra chứ không phải sự trao tặng một bí quyết hay lời nói cho một kẻ đã hiện hữu rồi”. Tại sao vậy? Các loại hình nghệ thuật khác có thể vẫn tồn tại tính giáo dục, nhận thức hay tụng ca cái thẩm mỹ như trong văn chương. Hội họa có thể làm được, kịch có thể làm được. Nhưng thi hứng thì duy ở văn chương vẫn là một thứ vô cùng đặc biệt, đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh ra đứa con của mình. Sự ấp ủ lâu năm đôi khi không bằng một phút xuất thần. Và một phút xuất thần có thể tạo nên một tác phẩm vượt qua sự băng hoại của thời gian. Nhưng thực chất, đã gọi là thi hứng thì không bao giờ có thể xác định thời điểm sản sinh, phút giây kết thúc, khi nào nó xuất hiện, khi nào nó biến mất. Nó thuộc về sự mơ hồ, thuộc về cõi sâu cuối nơi tâm thức con người, kiểm soát nó là điều không tưởng. Làm sao Nguyễn Công Hoan có thể viết Bước Đường Cùng trong vòng một tuần lễ nếu không có cảm hứng. Làm sao Balzac có thể tạo nên cuốn tiểu thuyết Tấn Trò Đời vĩ đại, lừng lẫy nếu thiếu đi dòng thác cảm hứng “ cuốn tôi đi một cách nhanh chóng” như ông từng nói. Còn với Lermontov, “ các làn thơ cứ nhịp nhàng đến chẳng khác nào càng kiếp sống cứ chồng chất lên nhau”. Thi hứng sẽ chẳng thể là “sự trao tặng một bí quyết hay lời nói cho một kẻ đã hiện hữu rồi”, một điều gì đấy đã được sắp đặt, được xác định từ trước mà nó ngẫu nhiên, nó “ trao tặng cho kẻ chưa sinh ra”, thường trực hằng ngày trong tâm hồn chỉ chờ lúc bộc phát. Cảm hứng ấy có thể mãnh liệt, dữ dội, thứ cuồng hứng xâm nhập – như cuồng loạn trong nghệ thuật. Hoặc nó cũng có thể le lói trong tư tưởng nhà văn nhưng cũng đủ sức để dựng nên những trường liên tưởng mới mẻ. Mặc cho nó đến đột ngột, nó kích hoạt tư duy vào khoảnh khắc không ngờ nhưng nếu lầm tưởng đó là sự tác động từ một thế lực siêu nhiên nào đó thì quả thưc tai hại vô cùng. Thi hứng chí có hạt giống để nảy mầm khi nhà văn đã tích lũy cho mình một kiến thức đủ sâu rộng, trải qua năm tháng khổ luyện của sự căng thẳng cực độ từ tư duy, ý nghĩ, cảm xúc sâu bên trong con người mình. Anh ta sẽ chết nếu nghĩ rằng thi hứng sẽ đến với anh ta vào lúc này, vào phút giây này rồi chờ sẵn nó. “ Có những đêm không ngủ, mắt rực cháy, lòng thổn thức và tràn ngập nhớ nhưng” ( Leemonop) thì người nghệ sĩ mới đặt bút viết nên ca từ nhân văn.
Viết nên cuốn tiểu thuyết "The Firm", thi hứng trong John Grisham “không phải sự trao tặng một bí quyết hay lời nói cho một kẻ đã hiện hữu rồi; nhưng là sự trao tặng cho một kẻ chưa sinh ra”. Cảm xúc viết đầy tình cờ, và càng tình cờ thì nhà văn đương đại Mĩ ấy càng cao quý trong mắt độc giả. Ý nghĩ chắp bút chỉ bật lên trong đầu John sau một sự ngẫu nhiên . Trong khi ông đang ngồi uống cà-phê gần toà án, John bất ngờ nghe được cuộc trò chuyện giữa một cô bé 12 tuổi và bồi thẩm đoàn. Chính sự hiếu kỳ nên ông quyết định đi theo họ vào toà án để tham gia phiên xét xử liên quan đến cô bé. Cả John lẫn bồi thẩm đoàn đều không giấu nổi nước mắt khi nghe câu chuyện của cô bé bị bắt cóc, hãm hiếp và đánh đập đầy dã man. Vị luật sư bèn viết một câu chuyện để giải thoát hết tất cả cảm xúc đang chất chứa trong lòng mình. Đến khi ông dừng lại thì John mới nhận ra mình đã viết xong chương đầu của một quyển tiểu thuyết đầy ngỡ ngàng. Không có cảm hứng bất chợt trong khoảnh khắc này, chúng ta khó lòng thưởng thức được những cuốn tiểu thuyết về đề tài toà án - một trong những tiếng nói hàng đầu trong phong trào đòi dỡ bỏ án tử hình tại Mỹ đầy mới mẻ và giàu ý nghĩa nhân văn vô cùng. Sức mạnh huyền bí của thế giới gọi tên cảm hứng ấy đã sinh ra ngòi bút thần cho nhà văn tạo nên kiệt tác cho chính mình, cho nhân loại và cho cả thời đại mà xã hội đang, sẽ sống ở thực tại hay tương lai
Điều gì sẽ xảy ra nếu không có thi hứng? Nghệ thuật rất dễ trở nên nhạt nhẽo, nhàm chán. Hoặc là viết không có nhiều xúc cảm, những tiếng dội vang như sét đánh hay những chùm lửa đốt dẫn dắt. Hoặc là chưa định hình rõ đích đến, hướng đi mà ca tình mình đang hướng đến. Hoặc thậm tế hơn, anh viết không có chút lương tâm, không tận tụy, không “ hiến dâng dòng máu nóng cho nhân loại” mà câu văn thốt lên cứ dửng dưng, vô cảm. Thứ văn chương ấy chưa bao giờ đáng để con người tôn thờ, trái lại còn xứng đáng bị gạch bỏ, xóa sổ thậm chí là để nó chết yểu trước sự băng hoại tàn khốc của thời gian. Người nghệ sĩ sẽ khó lòng thăng hoa với tâm trạng, với ngòi bút của chính họ. Dễ làm ngôn từ bị đứt gãy, không liên kết. Nam cao viết Chí Phèo phải tuôn theo mạch cảm hứng dữ dội, không ăn ngủ, đóng kín cửa phòng mà viết liên tục thì mới tạo ra con người mình, tác phẩm của mình in dấu đậm nét trong nền văn hóa, văn học dân tộc. Chẳng phải cách đây gần 300 năm, nhà triết học Edward Moore đã tìm thấy cái nguồn cảm hứng, cái nguồn cội của những áng văn thơ mà người thi sĩ nhờ đó mà sáng tạo ra những tác phẩm bất hủ lại là những khó khăn, nghèo khổ, túng quẫn đấy thôi!
Cố nhiên, nói vậy không phải để tôn sùng cảm hứng như một sự tuyệt đối, một sự tuyệt đích hay dùng nó để đánh giá giá trị văn chương mà nhà văn đã tạo nên.Đôi khi có những yếu tố khách quan sẽ thôi thúc họ viết và viết được. Đó là áp lực cuộc sống. Viết để kiếm sống, để sinh tồn, để khẳng định cái tôi của mình. Dostoevsky viết văn như điên để trả nợ, không viết nhanh thì chủ nợ đến chửi mắng, tịch thu tài sản, tịch thu bản thảo. Vũ Trọng Phụng viết để kiếm cơm hàng ngày giống như rất nhiều người cùng thời như Hồ Biểu Chánh, Lê Văn Trương, Lan Khai…. Những người ấy đợi cảm hứng đến mới viết thì họ sẽ chết đói!. Văn cũng là nghề để người ta kiếm sống đấy thôi. Và tôi cũng cho rằng trong sự viết, cảm xúc đôi khi quan trọng hơn cảm hứng. Bởi khi đã viết rồi thì cảm xúc xuất hiện, nó như thể sợi dây ngầm để văn chương có hồn, khiến cho văn chương không nhạt nhẽo, trôi tuột đi, nó là thứ keo gắn kết, hàn mạch những chỗ rời rạc với nhau. Càng ngày văn chương hiện đại càng giàu tính cảm xúc và đọc thứ văn ấy người ta thường bị cuốn đi rất xa. Bên cạnh đó, có bài thơ mới có nhà thơ cũng không đồng nghĩa với việc anh ta lao vào sáng tác như con thiêu thân mà không biết mình có gì trong tay, năng lực nghệ thuật của chính mình đã đủ hay chưa. Ấy là những sự thật đầy phũ phàng trong văn chương
Hơn hết, người nghệ sĩ phải bồi đắp cho chính năng lực cảm thụ, nuôi dưỡng cảm xúc và ý tưởng trong chính mình. Đừng tuyệt đối hóa thi hứng để rồi gò ép chính mình như thể đợi cảm hứng – nó rất dễ thất bại. Người viết phải tự tìm cách tạo ra chúng, sản sinh ra các cơ hội, thời cơ, tự mình quen với những áp lực khủng khiếp về thời gian, tốc độ và chất lượng.Giống như cầu thủ chuyên nghiệp, điều kiện không thuận lợi đôi lúc lại khiến anh ta bùng lên mạnh mẽ và chế ngự các thách thức và giành chiến thắng. Nhưng cũng đừng ngăn cản thi hứng trong chính mình xuất hiện, nhen nhóm hay vụt sáng. Anh phải hiểu sâu về đời, phải chịu “ nếm thử mật đắng nhất trên đời là mật gấu” để rồi gieo mầm cho nguồn cảm hứng được sản sinh từ một tấm lòng giàu tính nhân đạo vĩ đại. Chỉ khi có ý thức về một sản phẩm cho muôn đời thì người nghệ sĩ mới có thể nỗ lực, mới hy sinh vì nghệ thuật được. Bạn đọc, kẻ nắm trong tay quyền bơm máu cho tác phẩm cũng cần xem trọng văn chương, xem trọng cảm hứng. Hiểu và yêu văn chương như thể hiểu chính cuộc đời của mình, giao thoa và đồng điệu cùng nhà thơ để nghệ thuật sẽ chẳng cảm thấy cô độc trên thế gian
“Anh đi qua trái đất chỉ để lại chừng thơ ấy/ Hãy thương anh anh nào có chi nhiều”. Tôi tin rằng, chừng thơ ấy sẽ chính là kết tinh cho tinh hoa một đời nghệ thuật một phút giây thần hứng và biết bao năm trời đằng đẵng đời người mới xuất hiện. Và tôi cũng tin, chừng thơ ấy sẽ còn đó, còn lại để khắc tạc nóng hình nghệ sĩ trên tảng đá văn chương của nhân loại. Mãi mãi “ chỉ có nhà thơ sau khi có bài thơ. Thi hứng không phải sự trao tặng một bí quyết hay lời nói cho một kẻ đã hiện hữu rồi; nhưng là sự trao tặng cho một kẻ chưa sinh ra”
(Trích Những bậc thầy văn chương thế giới Tư tưởng và quan niệm)
Bằng trải nghiệm văn học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến
Bài làm
Đãi khe suối, đãi dòng sông
Mồ hôi đãi vàng bốc hơi trên cát
Tôi đãi lại dọc triền cát bạc
Tìm ánh vàng trong muối mặn mồ hôi”
(“Đãi cát tìm vàng” – Nguyễn Duy)
Phải chăng, người nghệ sĩ luôn nỗ lực đãi cát tìm vàng, đãi ngôn ngữ để tìm ra thứ chất quặng radium bởi trong anh ta đã xuất hiện một luồng cảm hứng dữ dội, mãnh liệt? Phải chăng, sản sinh ra cái vàng mười cao quý ấy mới có sự hiện diện nhà văn trên con đường này? Có lẽ, nghệ thuật chính là như thế. Nó “ chỉ có nhà thơ sau khi có bài thơ”. Và văn chương, nó tồn tại thi hứng trong mối quan hệ với nhà văn, một “Thi hứng không phải sự trao tặng một bí quyết hay lời nói cho một kẻ đã hiện hữu rồi; nhưng là sự trao tặng cho một kẻ chưa sinh ra”
Người nghệ sĩ – kẻ suốt đời mang nặng nợ với thể gian song hành cùng những hứng cảm đặc biệt. Thi hứng chưa bao giờ là sự sắp đặt từ trước, là “sự trao tặng một bí quyết hay lời nói cho một kẻ đã hiện hữu rồi” mà nó bất chợt xuất hiện rồi trao tặng cho kẻ nơi hư vô, nó đến rồi đi mà ngay cả tâm thức của người viết cũng khó lòng kiểm soát - sự trao tặng cho một kẻ chưa sinh ra hay chính là sự căng thẳng tối đa của ý chí và sự trào dâng của năng lực sáng tạo. Nhà văn có từ khi nào? Nó có sau bài thơ, sau đứa con tinh thần được thai nghén từ huyết lệ hay giọt máu đào được sinh ra trên cõi đời này. Nó định hình, nó xây dựng, nó khác hình ảnh của anh trở nên rõ nét thay vì mờ nhòe trong trí óc của kẻ thưởng thức văn chương. Suy cho cùng, bản chất của quá trình làm văn là anh ta chỉ hiện hữu trên thế giới này khi tác phẩm nghệ thuật đã được xuất bản, được đón nhận và đồng điệu. Cảm hứng anh ta cho là đang trào trực nơi cổ họng ấy chỉ có thể được gửi gắm cho kẻ chưa sinh ra thay vì “trao tặng một bí quyết hay lời nói cho một kẻ đã hiện hữu rồi”, chỉ có thể là sự xúc động đến cực điểm thôi thúc người ta đặt bút.
Nếu chúng ta thường nói nhà văn kì diệu đến thế, người nghệ sĩ cao quý đến thế thì tại sao anh ta chỉ xuất hiện sau khi có bài thơ? Liệu không có bài thơ thì có anh ta chăng? "Nhà văn tồn tại ở tác phẩm. Không có tác phẩm thì nhà văn ấy coi như đã chết." ( Xuân Diệu )Bao giờ cũng thế, tác phẩm văn học chính là sự đánh dâú cho trình độ nghệ thuật, vốn liếng văn hóa, tư duy thẩm mỹ cũng như tình thương của nhà văn đối với cuộc đời này. Nhà thơ tệ, thơ anh cũng sẽ tệ. Nhà thơ chân chính, thơ anh càng cao sang, vĩ đại cho muôn đời, muôn người. Bài thơ cũng hệt như một kết quả, sản phẩm của công nghệ máy móc mà thôi. Sản phẩm tốt, đành rằng thứ máy móc ấy đã đạt tiêu chuẩn. Sản phẩm hư hại, nó sẽ là một hồi chuông báo động cho tình trạng vô cùng xấu xa. Kẻ sĩ nào khi cầm bút cũng khao khát tại cho riêng mình một cốt mốc trên văn đàn, cũng mong muốn được độc giả yêu lấy văn mình, yêu lấy hồn mình mà đồng điệu, mà yêu thương. Nắn nót từng dòng chữ, cô đọng nó trên vỏn vẹn mấy mươi âm tiết của thi ca rồi trai gửi tặng cho đời.Giây phút ấy, cái giây phút thi nhân cũng chưa hay biết số phận của đứa con mình sẽ như thế nào, họ lại quay trở về hệt như bao đồng loại của chính mình. Cũng sống, cũng tồn tại với sự giằng xé thấu tận tâm can. Một cộng đồng người giống nhau là bởi những cá nhân không có sự khác biệt, đột phá táo bạo. Phải có “ Đoạn trường tân thanh” nhỏ máu nơi đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua từng trang giấy, cất lên tiếng khóc thương cho cô ca nữ đất long Thành thì mới có một Nguyễn Du với trái tim nhân đạo vĩ đại, đôi mắt trông thấy sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời. Phải có “ Bình Ngô Đại Cáo” hệt bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Nam mang hào khí cha ông ta, hao khí của sự anh dũng, gan dạ thì Uức Trai mới khẳng định được tầm vóc của chính mình mặc cho thời gian đã trôi qua hàng trăm năm trời.Vốn dĩ, đừng thần thánh hóa nhà văn rằng bất kể ai cầm bút cũng có thể vẽ nên được trường kì lịch sử, cũng hóa thân mình thành cây đại thụ lớn của nền văn học dân tộc. Có bài thơ, mà phải là bài thơ chân chính thì người nghệ sĩ mới được xứng danh, tôn sùng, ái mộ. Còn thứ thơ ca vị nghệ thuật, chuyên chú ở nghệ thuật thì cũng khó lòng tạo dựng nên bản ngã, con người – một con người mang đầy lóc tắc ẩn, mang trách nhiệm giáo dục biết bao thế hệ
Chỉ có Xuân Diệu – nhà thơ của mảnh vườn tình ái và sa mạc cô liêu sau khi có Tập “ thơ thơ “trên văn đàn mà thôi. Nhà thơ đâu thể đứng trước tác phẩm mình, anh ta chỉ có thể là cái bóng mờ nhòe nấp sau đứa con ấy. Những mối suy tư, niềm trăn trở, day dứt cân nhắc của tác giả đã khẳng định được cái tài, cái tình, cái tâm trong quá trình sáng tạo của một kẻ sĩ được mệnh danh là “ nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới”. Ðọc từng trang bản thảo, ta như thấy được hình ảnh hiển hiện trước mắt, đồng cảm với những vất vả trăn trở cực nhọc của người sáng tác, thấy được bóng dáng của người đang khổ vì luyến ái, đang hết mực muốn hiến dâng, muốn sống, muốn cống hiến cho đời trong sự nuối tiếc mãnh liệt với tuổi xuân. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói Xuân Diệu là người có đôi mắt xanh non biếc rờn nhìn đời với bao luyến tiếc, không phải tự nhiên mà người ta ráo riết gọi tên ông là “ ông hoàng thơ tình”. Với “ Mau với chứ/ Vội vàng lên với chứ” ( Vội vàng), “em bước điềm nhiên không vướng chân/ Anh đi lững đững chẳng theo gần” ( Thơ duyên ) góp phần hình thành dáng dấp của thi sĩ họ Ngô, giúp ông đứng vững trên một trong ba ngọn núi, nói cách khác chính là ba đỉnh cao thơ mới. Không có nghệ thuật thì không có nhà văn, có nghệ thuật, nhà văn mới được ra đời. Ấy chính là quy luật ngàn đời mà văn chương gán lên sự nghiệp của bất kể kẻ cầm bút nào
Điều gì mà nhà văn coi trọng nhất? Với tôi chính là khoảnh khắc ấy, khoảnh khắc của sự giao thoa giữa hồn người với hồn ta. Mà sự giao thoa ấy chỉ được diễn ra khi có bài thơ mà thôi. Và hoạt động tiếp nhận văn chương chỉ được nhắc đến khi độc giả được thưởng thức một công trình nghệ thuật có ý nghĩa. Thơ ca mà không còn, văn học mà biến mất thì anh lấy gì để trông chờ rằng sẽ có người công nhận tài năng của chính mình, sẽ có kẻ hiểu thấu cho anh như những gì Tố Hữu đã trót thương, đồng tâm với Nguyễn Du từ một bậc hậu bối với tiền bối cách mình mấy thế kỷ.
Chỉ có thi sĩ họ Hàn khi Tập “ thơ điên” như phát nổ súng dữ dội trên bầu trời văn học Việt Nam lúc bấy giờ. Có một “ máu cuồng và hồn điên” trên trang thơ Hàn Mặc Tử thì mới có “Một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng và Vườn thơ Hàn rộng không bờ không bến càng đi xa càng ớn lạnh” ( Hoài Thanh). Càng đau đớn, quằn quại về thể xác hay tình yêu dữ dội với ánh trăng, với khát vọng được yêu, được hòa nhập cộng đồng thì người ta mới sầu thương lệ rơi như nữ sĩ Mai Đình. Chẳng phải ngẫu nhiên đâu mà có cái tôi “đã sống mãnh liệt và đầy đủ - sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn… đã phát triển hết cả cảm giác của tình yêu… đã vui buồn hờn giận đến gần đứt sự sống.” Đau thương bao nhiêu trong thơ điên thì con người của kẻ khởi phát cho trường thơ loạn trong ta mới hiển hiện đậm nét bấy nhiêu.Thiên chúa được tôn thờ bởi đã tạo ra con người bằng tình yêu thương nhân loại, bằng giọt nước mắt của ngài. Còn nhà văn, được tôn vinh khi và chỉ khi họ đã dỗ dành tha nhân bằng chính giọt nước mắt, xúc cảm sâu sắc của mình thông qua thi phẩm. Tôi tin là vậy
Có bài thơ, ắt có người nghệ sĩ. Nhưng để nắm trong tay bài thơ quyền năng ấy, nhất quyết phải có thi hứng – một sự trao tặng cho một kẻ chưa sinh ra chứ không phải sự trao tặng một bí quyết hay lời nói cho một kẻ đã hiện hữu rồi”. Tại sao vậy? Các loại hình nghệ thuật khác có thể vẫn tồn tại tính giáo dục, nhận thức hay tụng ca cái thẩm mỹ như trong văn chương. Hội họa có thể làm được, kịch có thể làm được. Nhưng thi hứng thì duy ở văn chương vẫn là một thứ vô cùng đặc biệt, đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh ra đứa con của mình. Sự ấp ủ lâu năm đôi khi không bằng một phút xuất thần. Và một phút xuất thần có thể tạo nên một tác phẩm vượt qua sự băng hoại của thời gian. Nhưng thực chất, đã gọi là thi hứng thì không bao giờ có thể xác định thời điểm sản sinh, phút giây kết thúc, khi nào nó xuất hiện, khi nào nó biến mất. Nó thuộc về sự mơ hồ, thuộc về cõi sâu cuối nơi tâm thức con người, kiểm soát nó là điều không tưởng. Làm sao Nguyễn Công Hoan có thể viết Bước Đường Cùng trong vòng một tuần lễ nếu không có cảm hứng. Làm sao Balzac có thể tạo nên cuốn tiểu thuyết Tấn Trò Đời vĩ đại, lừng lẫy nếu thiếu đi dòng thác cảm hứng “ cuốn tôi đi một cách nhanh chóng” như ông từng nói. Còn với Lermontov, “ các làn thơ cứ nhịp nhàng đến chẳng khác nào càng kiếp sống cứ chồng chất lên nhau”. Thi hứng sẽ chẳng thể là “sự trao tặng một bí quyết hay lời nói cho một kẻ đã hiện hữu rồi”, một điều gì đấy đã được sắp đặt, được xác định từ trước mà nó ngẫu nhiên, nó “ trao tặng cho kẻ chưa sinh ra”, thường trực hằng ngày trong tâm hồn chỉ chờ lúc bộc phát. Cảm hứng ấy có thể mãnh liệt, dữ dội, thứ cuồng hứng xâm nhập – như cuồng loạn trong nghệ thuật. Hoặc nó cũng có thể le lói trong tư tưởng nhà văn nhưng cũng đủ sức để dựng nên những trường liên tưởng mới mẻ. Mặc cho nó đến đột ngột, nó kích hoạt tư duy vào khoảnh khắc không ngờ nhưng nếu lầm tưởng đó là sự tác động từ một thế lực siêu nhiên nào đó thì quả thưc tai hại vô cùng. Thi hứng chí có hạt giống để nảy mầm khi nhà văn đã tích lũy cho mình một kiến thức đủ sâu rộng, trải qua năm tháng khổ luyện của sự căng thẳng cực độ từ tư duy, ý nghĩ, cảm xúc sâu bên trong con người mình. Anh ta sẽ chết nếu nghĩ rằng thi hứng sẽ đến với anh ta vào lúc này, vào phút giây này rồi chờ sẵn nó. “ Có những đêm không ngủ, mắt rực cháy, lòng thổn thức và tràn ngập nhớ nhưng” ( Leemonop) thì người nghệ sĩ mới đặt bút viết nên ca từ nhân văn.
Viết nên cuốn tiểu thuyết "The Firm", thi hứng trong John Grisham “không phải sự trao tặng một bí quyết hay lời nói cho một kẻ đã hiện hữu rồi; nhưng là sự trao tặng cho một kẻ chưa sinh ra”. Cảm xúc viết đầy tình cờ, và càng tình cờ thì nhà văn đương đại Mĩ ấy càng cao quý trong mắt độc giả. Ý nghĩ chắp bút chỉ bật lên trong đầu John sau một sự ngẫu nhiên . Trong khi ông đang ngồi uống cà-phê gần toà án, John bất ngờ nghe được cuộc trò chuyện giữa một cô bé 12 tuổi và bồi thẩm đoàn. Chính sự hiếu kỳ nên ông quyết định đi theo họ vào toà án để tham gia phiên xét xử liên quan đến cô bé. Cả John lẫn bồi thẩm đoàn đều không giấu nổi nước mắt khi nghe câu chuyện của cô bé bị bắt cóc, hãm hiếp và đánh đập đầy dã man. Vị luật sư bèn viết một câu chuyện để giải thoát hết tất cả cảm xúc đang chất chứa trong lòng mình. Đến khi ông dừng lại thì John mới nhận ra mình đã viết xong chương đầu của một quyển tiểu thuyết đầy ngỡ ngàng. Không có cảm hứng bất chợt trong khoảnh khắc này, chúng ta khó lòng thưởng thức được những cuốn tiểu thuyết về đề tài toà án - một trong những tiếng nói hàng đầu trong phong trào đòi dỡ bỏ án tử hình tại Mỹ đầy mới mẻ và giàu ý nghĩa nhân văn vô cùng. Sức mạnh huyền bí của thế giới gọi tên cảm hứng ấy đã sinh ra ngòi bút thần cho nhà văn tạo nên kiệt tác cho chính mình, cho nhân loại và cho cả thời đại mà xã hội đang, sẽ sống ở thực tại hay tương lai
Điều gì sẽ xảy ra nếu không có thi hứng? Nghệ thuật rất dễ trở nên nhạt nhẽo, nhàm chán. Hoặc là viết không có nhiều xúc cảm, những tiếng dội vang như sét đánh hay những chùm lửa đốt dẫn dắt. Hoặc là chưa định hình rõ đích đến, hướng đi mà ca tình mình đang hướng đến. Hoặc thậm tế hơn, anh viết không có chút lương tâm, không tận tụy, không “ hiến dâng dòng máu nóng cho nhân loại” mà câu văn thốt lên cứ dửng dưng, vô cảm. Thứ văn chương ấy chưa bao giờ đáng để con người tôn thờ, trái lại còn xứng đáng bị gạch bỏ, xóa sổ thậm chí là để nó chết yểu trước sự băng hoại tàn khốc của thời gian. Người nghệ sĩ sẽ khó lòng thăng hoa với tâm trạng, với ngòi bút của chính họ. Dễ làm ngôn từ bị đứt gãy, không liên kết. Nam cao viết Chí Phèo phải tuôn theo mạch cảm hứng dữ dội, không ăn ngủ, đóng kín cửa phòng mà viết liên tục thì mới tạo ra con người mình, tác phẩm của mình in dấu đậm nét trong nền văn hóa, văn học dân tộc. Chẳng phải cách đây gần 300 năm, nhà triết học Edward Moore đã tìm thấy cái nguồn cảm hứng, cái nguồn cội của những áng văn thơ mà người thi sĩ nhờ đó mà sáng tạo ra những tác phẩm bất hủ lại là những khó khăn, nghèo khổ, túng quẫn đấy thôi!
Cố nhiên, nói vậy không phải để tôn sùng cảm hứng như một sự tuyệt đối, một sự tuyệt đích hay dùng nó để đánh giá giá trị văn chương mà nhà văn đã tạo nên.Đôi khi có những yếu tố khách quan sẽ thôi thúc họ viết và viết được. Đó là áp lực cuộc sống. Viết để kiếm sống, để sinh tồn, để khẳng định cái tôi của mình. Dostoevsky viết văn như điên để trả nợ, không viết nhanh thì chủ nợ đến chửi mắng, tịch thu tài sản, tịch thu bản thảo. Vũ Trọng Phụng viết để kiếm cơm hàng ngày giống như rất nhiều người cùng thời như Hồ Biểu Chánh, Lê Văn Trương, Lan Khai…. Những người ấy đợi cảm hứng đến mới viết thì họ sẽ chết đói!. Văn cũng là nghề để người ta kiếm sống đấy thôi. Và tôi cũng cho rằng trong sự viết, cảm xúc đôi khi quan trọng hơn cảm hứng. Bởi khi đã viết rồi thì cảm xúc xuất hiện, nó như thể sợi dây ngầm để văn chương có hồn, khiến cho văn chương không nhạt nhẽo, trôi tuột đi, nó là thứ keo gắn kết, hàn mạch những chỗ rời rạc với nhau. Càng ngày văn chương hiện đại càng giàu tính cảm xúc và đọc thứ văn ấy người ta thường bị cuốn đi rất xa. Bên cạnh đó, có bài thơ mới có nhà thơ cũng không đồng nghĩa với việc anh ta lao vào sáng tác như con thiêu thân mà không biết mình có gì trong tay, năng lực nghệ thuật của chính mình đã đủ hay chưa. Ấy là những sự thật đầy phũ phàng trong văn chương
Hơn hết, người nghệ sĩ phải bồi đắp cho chính năng lực cảm thụ, nuôi dưỡng cảm xúc và ý tưởng trong chính mình. Đừng tuyệt đối hóa thi hứng để rồi gò ép chính mình như thể đợi cảm hứng – nó rất dễ thất bại. Người viết phải tự tìm cách tạo ra chúng, sản sinh ra các cơ hội, thời cơ, tự mình quen với những áp lực khủng khiếp về thời gian, tốc độ và chất lượng.Giống như cầu thủ chuyên nghiệp, điều kiện không thuận lợi đôi lúc lại khiến anh ta bùng lên mạnh mẽ và chế ngự các thách thức và giành chiến thắng. Nhưng cũng đừng ngăn cản thi hứng trong chính mình xuất hiện, nhen nhóm hay vụt sáng. Anh phải hiểu sâu về đời, phải chịu “ nếm thử mật đắng nhất trên đời là mật gấu” để rồi gieo mầm cho nguồn cảm hứng được sản sinh từ một tấm lòng giàu tính nhân đạo vĩ đại. Chỉ khi có ý thức về một sản phẩm cho muôn đời thì người nghệ sĩ mới có thể nỗ lực, mới hy sinh vì nghệ thuật được. Bạn đọc, kẻ nắm trong tay quyền bơm máu cho tác phẩm cũng cần xem trọng văn chương, xem trọng cảm hứng. Hiểu và yêu văn chương như thể hiểu chính cuộc đời của mình, giao thoa và đồng điệu cùng nhà thơ để nghệ thuật sẽ chẳng cảm thấy cô độc trên thế gian
“Anh đi qua trái đất chỉ để lại chừng thơ ấy/ Hãy thương anh anh nào có chi nhiều”. Tôi tin rằng, chừng thơ ấy sẽ chính là kết tinh cho tinh hoa một đời nghệ thuật một phút giây thần hứng và biết bao năm trời đằng đẵng đời người mới xuất hiện. Và tôi cũng tin, chừng thơ ấy sẽ còn đó, còn lại để khắc tạc nóng hình nghệ sĩ trên tảng đá văn chương của nhân loại. Mãi mãi “ chỉ có nhà thơ sau khi có bài thơ. Thi hứng không phải sự trao tặng một bí quyết hay lời nói cho một kẻ đã hiện hữu rồi; nhưng là sự trao tặng cho một kẻ chưa sinh ra”