Những đợt rét cuối đông tràn về thì bếp than hồng mới quý giá biết nhường nào. Gốc cây xoan, cây mít được đào bới lên phơi sương, phơi nắng, tắm mưa mấy mùa chuẩn bị có ích rồi đây. Chúng sẽ là bếp than hồng dệt lên những vui, buồn của nhiều gia đình thôn quê một thuở xưa. Bếp than của sự ấm áp, của nhọc nhằn, vất vả. Và của tình thân, tình yêu đôi lứa. Bếp than hồng in dấu ấn mãi trong tôi của ngày đông lạnh đáng nhớ, khắc ghi mãi mãi.
Chúng tôi lớn lên rồi mỗi đứa một phương. Những mùa đông giá lạnh thì chẳng bao giờ quên bếp lửa hồng rực hòn than đầy kỉ niệm. Dường như mỗi bếp lửa ngày đông đã có tự thuở nào. Hay là chuyện tình lãng mạn của cặp uyên ương nào về mùa đông mà có bếp than hồng? Trẻ con chúng tôi cứ vớ va vớ vẩn hỏi người lớn để rồi bị la mắng vô cớ “bắc thang mà hỏi ông tổng, ông nghè. Cho một vọt bây giờ!” Buồn bởi hay lung xung nên bị quở trách. Vui thì hoan hỉ, xì xào để sợ xanh mặt khi mẹ sai đi đâu đêm tối cũng mường tượng điều không có cho gai ốc nổi đầy người, sởn da gà, lạnh gáy cổ. Đứa nào cũng lấm la lấm lét, lảng đi chỗ khác trông cũng tội nghiệp.
Tôi nhớ rồi, bếp than nhà bà Màng Mơ không chồng. Bà thường hay kể cho tôi nghe khi bà còn sống. Mỗi lần bà kể xong, chẳng hiểu sao bà sai đi xuống bếp lấy con dao con cho bà bổ cau ăn trầu, tôi cứ núp vạt áo bà, mắt đợi bà đưa cháu đi cùng cho đỡ sợ. Bà kể về chuyện tình duyên của bà Mơ mà tay chân tôi cứ bủn rủn. Thời con gái bà Mơ đẹp nhất làng “nghiêng nước, nghiêng thành” bởi nước da trắng như bông hoa bưởi. Tóc dài tận gót chân, mượt mà, đen óng ả. Trai xóm trên, làng dưới mê mệt bởi mái tóc của bà nhưng khổ nổi lại thương gã trai phú ông tận đẩu tận đâu mắt kèm nhèm mà vô phước chết trẻ. Cái chết ngay tại bếp lửa than hồng nhà bà
Mơ mới hãi chứ. Rồi bà “chống ề” ở cùng với cháu con.
Thì ra là chuyện tình như thế. Ôi! Lạnh cóng mà sợ cóc gì, cứ ấm áp là OK.
Vào mỗi sáng mai, tôi cứ thích ngồi bên bếp lửa than. Đầu vừa chui ra khỏi cái chăn bông con công Trung Quốc đã vùng căng chạy xuống bếp. Miệng khẽ rít “xít…xít…xít” nạp khí trời cho căng lồng ngực, vội vàng khoác cái áo da bò phóng ngay cạnh bếp lửa đỏ than, hươ hươ đôi bàn tay áp ngay vào má cho bớt lạnh. Hơi ấm phả ra từ lớp than hồng sưởi ấm cho cả nhà sao ấm cúng quá. Cả nhà quây quần bên bếp than rồi chuẩn bị cho một ngày mới với bộn bề công việc. Mỗi người một việc mặc cho cái lạnh vẫn chưa bị ánh nắng mùa đông đủ chiếu ấm. Trời càng nắng mà sao gió cứ buôn buốt hùa theo. Tiết trời dường như không đủ để sưởi ấm cho mọi vật. Trời đã về trưa mà gió thoảng nhẹ cũng lạnh và buốt giá lắm. Cứ thế, tháng năm trôi…
Tôi nhớ hai kỉ niệm bếp lửa mùa đông của hai người thân đã khuất. Ôi! Kỉ niệm thấm đượm tình cảm gia đình nhắc lại cứ thương thương cho hai người thiên cổ.
Khi tiết tiểu hàn và đại hàn mon men tới. Bếp lửa hồng mùa đông nhà tôi là tình yêu thương của mẹ dành cho chúng tôi. Hai cái tiết này gớm ghiếc đến ghét cay, ghét đắng. Tôi mặc bao nhiêu áo vào người và quấn cái khăn len vào cổ đến mấy vòng, lại trùm cái mũ bông có hai cái đai úp bên tai mà gió lạnh cứ tìm kiếm chỗ hở để tấn công. Mẹ tôi sợ các con lạnh rồi viêm phổi nên phòng ngừa từ xa. Mẹ cùng cha mang gốc xoan ngoài vườn vào tạo đống lửa sưởi ấm trong cái bếp tranh nền đất nện nhẵn như láng xi măng. Nhen lửa phía ngoài bằng những cật nứa khô vào gốc cây xoan tạo lớp than hồng, mang hơi ấm nồng nàn để chúng tôi được ấm. Bếp lửa bén rồi rừng rực than. Thứ lửa của tình mẫu tử ấp ủ vì con bao giờ cũng quý. Cái lạnh vơi đi là tình thương của mẹ còn bao la hơn thế nữa. Cũng từ bếp than ấy, chúng tôi được thưởng thức món khoai, củ sắn, bắp ngô nướng, được uống hớp nước chè ngon, đăng đắng mà lan tỏa mùi thơm. Mẹ tôi dành cho tất cả. Khoai, sắn, bắp ngô tỏa mùi thơm trong lớp than đỏ rực ấy, khó thể quên tình mẹ gói gửi cho con. Tôi ăn những món ngon mẹ làm như thấy mùi vị giấu trong tình thương của mẹ. Rồi bếp lửa mùa đông với thức quà quê năm xưa mãi theo mẹ lạc bước trần gian.
Beplua.jpg
(Sưởi ấm - Văn Học Trẻ - Ảnh sưu tầm mạng)
Bếp lửa hồng còn là nơi anh hàng xóm sang nhà tôi chơi để chị tôi phải lòng đi theo xây dựng hạnh phúc gia đình. Ánh lửa hồng đêm đông kết nối hai trái tim thành tình yêu đôi lứa. Cuộc trò chuyện thâu đêm của kẻ chẳng quen biết gì với chị tôi bên bếp lửa dài như chuyện tình của xứ sở Ba Tư. Đêm khuya rồi mà còn hai người ngồi đó dệt mối tình cho tương lai. Khi đài tiếng nói Việt Nam vang trong chiếc rađio chạy bằng pin Hải Âu “Bây giờ, đêm đã về khuya, xin quý thính giả vặn nhỏ âm thanh để đừng làm ảnh hưởng tới người xung quanh và lắng nghe chương trình đọc truyện đêm khuya của đài tiếng nói Việt Nam” thì một đêm chuyện tình kết thúc. Câu chuyện tình yêu bên bếp lửa dành cho hai người dài hơn tràng pháo tết. Tôi chẳng hiểu hai người trao đổi với nhau điều huyền bí gì mà sáng mai thức dậy, gốc xoan nhà tôi vơi thành than nằm xếp chồng mấy đống nhỏ. Rồi ngày mai và nhiều ngày mùa đông như thế nữa lặp lại. Chuyện tình của đôi trai gái ấy chỉ có góc than hồng mới ghi chép lại chứ nhà văn nào dám lén để ghi. Ngày qua ngày, bếp lửa than hồng tình yêu nối nhịp đập của trái tim hai người hòa thành một thì miếng trầu cay mới ửng đỏ má hồng. Chị tôi theo anh về trong pháo nổ, rượu hồng rồi quên luôn bếp than hồng ngày ấy. Hạnh phúc gia đình của anh chị nhân thêm bội phần khi các cháu đã lớn khôn và gia đình êm ấm. Cơn bạo bệnh quái ác không cho anh ở lại với trần gian mà xúi anh lạc bước cuối trời cùng mẹ tôi ngủ giấc ngủ thiên thu.
Mùa đông năm nay, bếp lửa hồng không còn thấy nữa. Tiết tiểu hàn và đại hàn cứ tha hồ đón rét thì lò sưởi điện sẵn sàng làm bếp lửa ngày đông. Đống củi xếp chồng nơi góc vườn đã lạc vào quá khứ theo mẹ và anh hàng xóm nhà tôi yên nghỉ thênh thang trong lòng đất. Một mùa đông đã xa và nhơ nhớ bếp lửa hồng.
Bài của Phùng Văn Định
Chúng tôi lớn lên rồi mỗi đứa một phương. Những mùa đông giá lạnh thì chẳng bao giờ quên bếp lửa hồng rực hòn than đầy kỉ niệm. Dường như mỗi bếp lửa ngày đông đã có tự thuở nào. Hay là chuyện tình lãng mạn của cặp uyên ương nào về mùa đông mà có bếp than hồng? Trẻ con chúng tôi cứ vớ va vớ vẩn hỏi người lớn để rồi bị la mắng vô cớ “bắc thang mà hỏi ông tổng, ông nghè. Cho một vọt bây giờ!” Buồn bởi hay lung xung nên bị quở trách. Vui thì hoan hỉ, xì xào để sợ xanh mặt khi mẹ sai đi đâu đêm tối cũng mường tượng điều không có cho gai ốc nổi đầy người, sởn da gà, lạnh gáy cổ. Đứa nào cũng lấm la lấm lét, lảng đi chỗ khác trông cũng tội nghiệp.
Tôi nhớ rồi, bếp than nhà bà Màng Mơ không chồng. Bà thường hay kể cho tôi nghe khi bà còn sống. Mỗi lần bà kể xong, chẳng hiểu sao bà sai đi xuống bếp lấy con dao con cho bà bổ cau ăn trầu, tôi cứ núp vạt áo bà, mắt đợi bà đưa cháu đi cùng cho đỡ sợ. Bà kể về chuyện tình duyên của bà Mơ mà tay chân tôi cứ bủn rủn. Thời con gái bà Mơ đẹp nhất làng “nghiêng nước, nghiêng thành” bởi nước da trắng như bông hoa bưởi. Tóc dài tận gót chân, mượt mà, đen óng ả. Trai xóm trên, làng dưới mê mệt bởi mái tóc của bà nhưng khổ nổi lại thương gã trai phú ông tận đẩu tận đâu mắt kèm nhèm mà vô phước chết trẻ. Cái chết ngay tại bếp lửa than hồng nhà bà
Mơ mới hãi chứ. Rồi bà “chống ề” ở cùng với cháu con.
Thì ra là chuyện tình như thế. Ôi! Lạnh cóng mà sợ cóc gì, cứ ấm áp là OK.
Vào mỗi sáng mai, tôi cứ thích ngồi bên bếp lửa than. Đầu vừa chui ra khỏi cái chăn bông con công Trung Quốc đã vùng căng chạy xuống bếp. Miệng khẽ rít “xít…xít…xít” nạp khí trời cho căng lồng ngực, vội vàng khoác cái áo da bò phóng ngay cạnh bếp lửa đỏ than, hươ hươ đôi bàn tay áp ngay vào má cho bớt lạnh. Hơi ấm phả ra từ lớp than hồng sưởi ấm cho cả nhà sao ấm cúng quá. Cả nhà quây quần bên bếp than rồi chuẩn bị cho một ngày mới với bộn bề công việc. Mỗi người một việc mặc cho cái lạnh vẫn chưa bị ánh nắng mùa đông đủ chiếu ấm. Trời càng nắng mà sao gió cứ buôn buốt hùa theo. Tiết trời dường như không đủ để sưởi ấm cho mọi vật. Trời đã về trưa mà gió thoảng nhẹ cũng lạnh và buốt giá lắm. Cứ thế, tháng năm trôi…
Tôi nhớ hai kỉ niệm bếp lửa mùa đông của hai người thân đã khuất. Ôi! Kỉ niệm thấm đượm tình cảm gia đình nhắc lại cứ thương thương cho hai người thiên cổ.
Khi tiết tiểu hàn và đại hàn mon men tới. Bếp lửa hồng mùa đông nhà tôi là tình yêu thương của mẹ dành cho chúng tôi. Hai cái tiết này gớm ghiếc đến ghét cay, ghét đắng. Tôi mặc bao nhiêu áo vào người và quấn cái khăn len vào cổ đến mấy vòng, lại trùm cái mũ bông có hai cái đai úp bên tai mà gió lạnh cứ tìm kiếm chỗ hở để tấn công. Mẹ tôi sợ các con lạnh rồi viêm phổi nên phòng ngừa từ xa. Mẹ cùng cha mang gốc xoan ngoài vườn vào tạo đống lửa sưởi ấm trong cái bếp tranh nền đất nện nhẵn như láng xi măng. Nhen lửa phía ngoài bằng những cật nứa khô vào gốc cây xoan tạo lớp than hồng, mang hơi ấm nồng nàn để chúng tôi được ấm. Bếp lửa bén rồi rừng rực than. Thứ lửa của tình mẫu tử ấp ủ vì con bao giờ cũng quý. Cái lạnh vơi đi là tình thương của mẹ còn bao la hơn thế nữa. Cũng từ bếp than ấy, chúng tôi được thưởng thức món khoai, củ sắn, bắp ngô nướng, được uống hớp nước chè ngon, đăng đắng mà lan tỏa mùi thơm. Mẹ tôi dành cho tất cả. Khoai, sắn, bắp ngô tỏa mùi thơm trong lớp than đỏ rực ấy, khó thể quên tình mẹ gói gửi cho con. Tôi ăn những món ngon mẹ làm như thấy mùi vị giấu trong tình thương của mẹ. Rồi bếp lửa mùa đông với thức quà quê năm xưa mãi theo mẹ lạc bước trần gian.
Beplua.jpg
(Sưởi ấm - Văn Học Trẻ - Ảnh sưu tầm mạng)
Bếp lửa hồng còn là nơi anh hàng xóm sang nhà tôi chơi để chị tôi phải lòng đi theo xây dựng hạnh phúc gia đình. Ánh lửa hồng đêm đông kết nối hai trái tim thành tình yêu đôi lứa. Cuộc trò chuyện thâu đêm của kẻ chẳng quen biết gì với chị tôi bên bếp lửa dài như chuyện tình của xứ sở Ba Tư. Đêm khuya rồi mà còn hai người ngồi đó dệt mối tình cho tương lai. Khi đài tiếng nói Việt Nam vang trong chiếc rađio chạy bằng pin Hải Âu “Bây giờ, đêm đã về khuya, xin quý thính giả vặn nhỏ âm thanh để đừng làm ảnh hưởng tới người xung quanh và lắng nghe chương trình đọc truyện đêm khuya của đài tiếng nói Việt Nam” thì một đêm chuyện tình kết thúc. Câu chuyện tình yêu bên bếp lửa dành cho hai người dài hơn tràng pháo tết. Tôi chẳng hiểu hai người trao đổi với nhau điều huyền bí gì mà sáng mai thức dậy, gốc xoan nhà tôi vơi thành than nằm xếp chồng mấy đống nhỏ. Rồi ngày mai và nhiều ngày mùa đông như thế nữa lặp lại. Chuyện tình của đôi trai gái ấy chỉ có góc than hồng mới ghi chép lại chứ nhà văn nào dám lén để ghi. Ngày qua ngày, bếp lửa than hồng tình yêu nối nhịp đập của trái tim hai người hòa thành một thì miếng trầu cay mới ửng đỏ má hồng. Chị tôi theo anh về trong pháo nổ, rượu hồng rồi quên luôn bếp than hồng ngày ấy. Hạnh phúc gia đình của anh chị nhân thêm bội phần khi các cháu đã lớn khôn và gia đình êm ấm. Cơn bạo bệnh quái ác không cho anh ở lại với trần gian mà xúi anh lạc bước cuối trời cùng mẹ tôi ngủ giấc ngủ thiên thu.
Mùa đông năm nay, bếp lửa hồng không còn thấy nữa. Tiết tiểu hàn và đại hàn cứ tha hồ đón rét thì lò sưởi điện sẵn sàng làm bếp lửa ngày đông. Đống củi xếp chồng nơi góc vườn đã lạc vào quá khứ theo mẹ và anh hàng xóm nhà tôi yên nghỉ thênh thang trong lòng đất. Một mùa đông đã xa và nhơ nhớ bếp lửa hồng.
Bài của Phùng Văn Định
Sửa lần cuối: