Bí kíp đỉnh mà người luyện viết lách cần biết

Bí kíp đỉnh mà người luyện viết lách cần biết

Dưới đây là một số ghi chú quan trọng dành cho việc luyện tập, không theo thứ tự:

1. Viết hằng ngày

Tôi viết khá nhiều mỗi ngày. Xin nhấn mạnh là mỗi ngày, không phải là một hoặc hai lần/tuần. Viết dưới mọi hình thức: cho blog cá nhân của tôi, cho chương trình Sea Change, viết mỗi khi có ý tưởng mới cho một cuốn sách hoặc một bài giảng mới. Đây có lẽ là điều quan trọng nhất mà tôi làm trong suốt 25 năm, bởi sự luyện tập bền bỉ sẽ làm dịu đi những khó khăn và biến những trở ngại trở nên ít đáng sợ hơn. Lời khuyên của tôi là nên viết blog hằng ngày hoặc blog cách ngày.

2. Học cách vượt qua sự kháng cự

Mỗi nhà văn đều phải đối mặt với trở ngại ngáng đường việc viết lách của họ, sự thôi thúc trì hoãn đẩy họ tới việc bị sao lãng hoặc bận rộn những công việc khác. Tôi cũng không ngoại lệ, nhưng thay vì chạy trốn, tôi học cách đối mặt với sự kháng cự. Tôi học cách để trở nên không quá sợ hãi trước việc viết lách. Tôi học cách bắt đầu mà không cần suy nghĩ quá nhiều về nó. Nếu sự kháng cự đang cản trở việc viết lách hằng ngày của bạn, hãy đương đầu với nó, đừng né tránh.

3. Coi việc viết lách như một cách rèn luyện sự tập trung tinh thần

Tôi coi viết lách như một cách để tĩnh tâm, nơi tôi có thể rũ bỏ mọi thứ trong chốc lát và hoàn toàn tập trung vào một hoạt động. Nói cách khác, tôi cần dành một khoảng không và đặt tâm trí mình vào việc viết, chỉ đơn thuần không cuốn theo sự sao lãng khi nhận thấy nó đang đến gần. Tôi nhìn vào bản thân và để cảm xúc tuôn trào theo từng con chữ, hoặc, hiểu nội tâm mình và cố gắng chuyển điều đó lên trang giấy.

4. Thiết lập thời gian biểu viết lách

Giống như việc bạn tạo một chiếc đồng hồ bấm giờ cho việc tĩnh tâm, sẽ thật hữu dụng nếu bạn làm điều tương tự vào mỗi lần viết. Chẳng hạn, bạn có thể đặt giờ 10 phút, hãy để câu chữ tuôn ra và cố gắng tập trung trong suốt 10 phút đó. Xác định được khoảng thời gian giới hạn cho phép giải tỏa đi một vài nỗi sợ hãi trong bạn và điều đó được biểu hiện thông qua ghi chép của bạn.

5. Học cách đối phó với nỗi sợ hãi

Tất cả những người viết đều phải vật lộn với những nỗi sợ - sợ thất bại, sợ mình không đủ tài năng, sợ cảm giác không thoải mái và sự thiếu chắc chắn khi thâm nhập vào những góc khuất làm chúng ta kinh hãi. Một số người để nỗi sợ hãi xâm lấn, cản trở họ ngay từ khi bắt đầu, ngăn cản họ viết hoặc khiến họ bị phân tâm. Nhưng tôi phát hiện ra rằng, sẽ hữu ích hơn nếu bạn học cách chung sống với nỗi sợ và viết với bất cứ giá nào. Tất nhiên, bạn vẫn viết ngay cả khi bạn có thể cảm thấy vô cùng không thoải mái và bản thân tràn ngập sự không rõ ràng. Bạn có thể ngồi lại với nỗi sợ hãi trong một phút và sau đó bắt đầu viết. Những nỗi sợ hãi rất đáng sợ nhưng tình hình sẽ không quá tệ nếu bạn học cách đối mặt với chúng.

6. Quan tâm tới kỹ thuật viết

Kỹ thuật của một tác giả nằm ở câu từ, vì vậy bạn nên quan tâm đến chúng. Nói cách khác, bạn viết đúng chính tả và ngữ pháp, đây là những điều cơ bản của viết lách. Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ mắc lỗi, nhưng điều đó cũng có nghĩa là bạn phải thường xuyên làm tốt hơn mức độ cơ bản. Bạn sẽ không thể trở thành thợ mộc nếu không học cách đóng đinh và dùng cưa, đúng không nào? Khi bạn viết xong, hãy soát lại lỗi chính tả và học thêm các từ mới. Tra từ điển thường xuyên. Hãy để bạn bè biên tập cho bạn và tránh mắc cùng một lỗi nhiều lần. Chọn lọc những bài viết và học thêm một vài văn phong phổ biến một cách kiên trì.

7. Hãy thoát khỏi chủ nghĩa cầu toàn

Đừng để việc thiếu kiến thức về nền tảng viết lách cản trở bạn, cứ viết đi. Bạn sẽ học trong quá trình bạn viết, với sự luyện tập thường xuyên và chăm chú. Cùng lúc đó, bạn muốn thực hiện những ý tưởng mới mà mình đang ấp ủ nhưng chính những chuẩn mực lý tưởng lại kìm hãm bạn. Hãy cứ lao vào và làm việc. Đừng quan trọng yếu tố hoàn hảo, xuất bản một hoặc hai bản thảo nháp của bạn. Lỗi câu từ không phải là một vấn đề nghiêm trọng đến vậy.

8. Học cách đánh máy

Tất nhiên, điều này không cần thiết, nhưng biết đánh máy là một kỹ năng tốt cho các nhà văn. Không mất nhiều thời gian để thành thạo - luôn có rất nhiều phần mềm online dạy các bước cơ bản và rèn luyện kỹ năng đó cho bạn và bạn sẽ cải thiện trong vòng một tháng. Sau một năm, bạn sẽ trở thành bậc thầy về kỹ nghệ đánh máy. Điều này giúp bạn chuyển tải ý tưởng trong đầu bạn ra trang giấy nhanh hơn khi bạn đánh máy với một tốc độ ngon lành.

9. Tập viết lách dưới áp lực thời gian

Một trong những kỹ năng đáng giá nhất mà tôi học được khi còn làm nhà báo chính là tập viết dưới áp lực thời gian. Hằng ngày, chúng tôi phải nộp một hoặc nhiều bài viết (con số có thể lên tới năm hoặc sáu) và chúng tôi có một biên tập viên luôn theo dõi sát sao để cô ấy hoàn thành công việc của mình đúng thời hạn. Những áp lực này cho chúng ta một bài học, đó là bạn có thể hoàn thành một bài viết đúng thời gian nếu bạn tập trung. Bạn học cách không lo lắng về sự hoàn hảo, học cách không để nỗi sợ hãi ngáng đường và chỉ để các con chữ tuôn trào. Và làm thế nào để bài của bạn được biên tập một cách nhanh chóng? Nếu bạn không làm việc cho một tờ báo, hãy lập thời hạn cho riêng bạn. Nói với một ai đó, gửi cho họ những bài viết của bạn đúng thời gian nếu không muốn chịu phạt.

10. Đọc thật nhiều

Những nhà văn xuất sắc nhất (xuất sắc hơn rất nhiều so với tôi) thường ngấu nghiến nhiều sách. Hầu như lúc nào tôi cũng đọc sách, tôi thích đọc sách viễn tưởng nhưng tôi cũng đọc dòng sách phi hư cấu và những bài báo dài kì trên mạng. Đọc những tác phẩm hay giúp bạn định hình phong cách viết riêng, truyền cảm hứng và mở rộng khả năng ngôn ngữ. Hãy đọc thật nhiều!

11. "Chôm chỉa" của ai đó

Khi bạn phát hiện ra một nhà văn có một vài tác phẩm hay, hãy mổ xẻ chúng. Cố gắng đưa vào văn phong của bạn, kết hợp với những gì bạn đang có, phối lại với những điều hay ho mà bạn tìm thấy ở các nhà văn khác và tạo thành tác phẩm của riêng mình (học hỏi chứ không đạo văn nha).

12. Giữ những ghi chú cho việc viết lách

Khi bạn tìm được thứ gì đó đáng để chôm chỉa, hãy lưu lại vào máy tính hoặc viết ra một quyển sổ. Khi bạn nhen nhóm ý tưởng cho một cuốn tiểu thuyết, một bài viết trên blog, một nhân vật, một triết lý… lưu chúng vào sổ tay. Hãy làm việc này một cách đều đặn.

13. Tìm những nhà văn cùng chí hướng

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc theo sát lịch trình viết lách, hãy gặp gỡ những tác giả khác cùng thời với bạn thường xuyên, có thể gặp ngoài đời hoặc gặp qua mạng. Chia sẻ những tác phẩm của bạn cho người khác, thảo luận về những vấn đề bạn gặp phải. đọc bài viết thuộc cùng thể loại của các tác giả khác. Một hội viết lách nhỏ là một công cụ tốt để kiểm soát thời gian viết của bạn và giúp bạn nhận ra rằng mình không cô độc.

14. Thấu hiểu người đọc

Một điều quan trọng khác mà tôi học được khi còn làm phóng viên là thấu hiểu cách tư duy của độc giả. Rất nhiều tác giả mới vào nghề chỉ viết những gì có trong đầu họ, nhưng sau đó điều này có thể gây khó hiểu hoặc không tạo hứng thú cho người đọc. Gần đây, tôi nghĩ đến việc người đọc hiểu các bài viết như thế nào, họ cần kiểu viết nào, các câu văn của tôi có rõ nghĩa hay không, hay những kinh nghiệm nào tôi có thể truyền tải cho độc giả.

15. Ai cũng có thể viết và ai cũng nên viết

Bạn không cần phải trở thành một James Joyce để viết. Thậm chí cả khi bạn không bao giờ muốn trở thành một tác giả chuyên nghiệp, hằng ngày, bạn vẫn có thể viết cho một tờ báo, viết lá thư cho người thân yêu (bạn có thể gửi chúng đi hoặc không). Không nổi tiếng cũng không sao. Viết lách là một phương thức rèn luyện tuyệt vời, giúp chúng ta học cách tập trung và vượt qua nỗi sợ hãi, giải quyết sự trì hoãn, và học cách để ngôn từ nói hộ tâm trí.

16. Bắt đầu viết dù bạn ở đâu

Dù bạn đã viết được một vài năm hay bạn mới bắt đầu, dù bạn có năng khiếu ngôn ngữ hay đang tìm cách đánh vật với nó, đó là lúc để bắt đầu. Không quan trọng vị trí của bạn ở đâu, hay trình độ của bạn như thế nào so với người khác - hãy cứ viết, với tất cả những vấn đề bạn đang gặp phải. Bạn sẽ tiến bộ trong suốt khoảng thời gian đó và thoải mái hơn với những gì bạn đang làm.

17. Bạn sẽ làm tốt nếu bạn làm nhiều và làm với tâm huyết

Bạn sẽ không bao giờ trở nên hoàn hảo trong việc viết - có trời mới biết tôi cách xa ngưỡng hoàn mĩ đến mức nào - do đó cách duy nhất để tiến bộ là luyện tập. Và để chăm nom đến những gì bạn đang làm. Hãy làm điều đó mỗi ngày và từng nhược điểm sẽ trở nên tuyệt vời một cách đáng ngạc nhiên.

ipub.vn/news/tramdoc-vn-bi-kip-luyen-viet-lach

Minh Anh - Trạm Đọc dịch (Theo Zen Habits)
 
Từ khóa Từ khóa
viết lách
2K
3
5
Trả lời
Vì sao chúng ta nên thường xuyên viết lách

1. Viết rất quan trọng

- Viết để có thể nói lên nỗi lòng, dòng tâm sự & những điều mà bản thân cảm thấy thích.
- Viết để biết là mình có kỹ năng, chuyên môn, kiến thức hay kinh nghiệm gì (trong bài "vì sao chia sẻ là cách giúp chúng ta tiến bộ nhanh nhất" mình đã nói rồi =>> hệ thống hóa kiến thức)
- Viết để rèn luyện về tư duy, khả năng phản xạ & giúp bộ não được "tập thể dục" mỗi ngày (tin mình đi, sẽ có nhiều điều diệu kỳ đấy)
- Viết để có thể chia sẻ đến bạn bè, đồng nghiệp, các mối quan hệ, cộng đồng một giá trị nào đó (giống như cách mà mình đang làm đây)
- Viết để lưu trữ thông tin, biết nội lực bản thân tiến bộ thế nào (qua các bài viết của mình, hãy đọc các bài 1 - 2 năm trước của bạn sẽ biết thôi)
- Viết để biết là bản thân mình thú vị đến đâu, có sở thích gì, có tư duy như thế nào (hãy thử đi, bạn là một người vô cùng thú vị đấy chứ)
- Viết để thư giãn, giải trí & tạo động lực, niềm vui cho bản thân (mỗi ngày, mỗi khi vui buồn đều có thể viết mà)
- Viết để trang bị cho mình kỹ năng mà không phải ai cũng có (kỹ năng top 5% giúp bạn có nhiều lợi thế trong công việc, đời sống, kinh doanh)
=>> Hãy bắt đầu với những lợi ích đơn giản, mình tin là bạn sẽ có nhiều động lực để viết mỗi ngày đấy!
2. Hãy cùng tìm hiểu xem vì sao bạn, tôi & nhiều người nữa chưa bắt đầu?
Mình biết là bắt đầu một cái gì đó mới mẻ thì luôn khó. Bởi vì con người chúng ta luôn "sợ thoát khỏi vùng an toàn" của bản thân mình mà. Hãy cùng điểm qua một vài lý do, nguyên nhân cơ bản nhé:
- Là vì chúng ta LƯỜI (thẳng thắng với nhau đi)
- Là vì chúng ta dễ bỏ cuộc (có quá nhiều rào cản, lý do khiến chúng ta dừng lại)
- Là vì chúng ta sợ GIỐNG NGƯỜI KHÁC & có nhiều người xung quanh, mình thấy họ làm quá tốt (điều này khiến bản thân tự ti)
- Là vì chúng ta chẳng thấy mục tiêu, động cơ để rèn luyện kỹ năng viết là gì (trách nhiệm lớn thì ai mà chẳng hành động mạnh mẽ)
Trước đây, vì tính chất công việc gắn liền với hoạt động viết =>> nên mình cũng được lợi nhiều phần nữa. Với điều quan trọng là bạn phải cho mình MỤC TIÊU + TRÁCH NHIỆM LỚN + KHÁT VỌNG (tôi sẽ trở thành ai, định vị bản thân hay đơn giản là tôi tập viết mỗi ngày bởi vì tôi đã hứa với lòng mình là một ngày nào đó tôi sẽ có cuốn sách đầu tiên).
Tất nhiên đừng quên những điều gọi là: sự công nhận & những kết quả ban đầu =>> 2 điều này gần như quyết định 50% việc bạn có tiếp tục rèn luyện thói quen viết hay không.
3. Hey man! tôi nên bắt đầu từ đâu?
Cái khó của mỗi người là không biết nên bắt đầu từ đâu, vì cơ bản chúng ta ai cũng gần như là con số 0 khi bắt đầu. (nếu có chỉ là những kiến thức được gọi là "chủ quan").
Vậy, lời khuyên của mình là gì:
- Bạn có những trải nghiệm và những cột mốc của bản thân chứ? (kể về lần đầu đi làm đi)
- Kỹ năng, chuyên môn của bạn là gì? (chia sẻ với ai đó lời khuyên chọn trường đi)
- Những bài học, nỗi đau của bạn trong suốt quá trình đi học - đi làm? (bài học đầu tiên mà bạn học được khi phỏng vấn là gì)
=>> hãy bắt đầu từ những trải nghiệm của bản thân, những gì bản thân có & đó là những thứ quen thuộc.
4. Những lỗi được gọi là cơ bản (thường gặp của nhiều người)
Ai cũng sẽ gặp những lỗi này thôi, không gặp 1 thì cũng gặp nhiều. Cho nên nếu tránh được thì tốt biết mấy (cái ngu của mình hồi xưa là cứ viết chứ ít đi đọc, học hỏi nhiều). =>> cho nên mới "ngu lâu".
a. "Không có hồn": hầu hết chúng ta viết bị khô khan, cọc cằn cũng bởi do không có yếu tố cá nhân hóa. Viết giống như là cái máy đang ghép các chữ lại với nhau. Không có câu chuyện, cái tôi, ngôi xưng, những tình tiết - yếu tố gắn liền với cá nhân.
b. Không có thông điệp rõ ràng: hồi xưa mình cũng thế, viết cả bài chẳng giải quyết được keyword gì cho người đọc =>> vừa lan man, vừa chẳng rõ ý. Lúc này người đọc xong chẳng biết bạn muốn nhấn mạnh điều gì, hay đem đến cho họ thông điệp gì cho bài viết.
c. Không mạch lạc, câu từ lủng củng: đây cũng là điều mình từng gặp, hy vọng giờ đỡ hơn chút. Các bạn muốn câu từ thu hút, liền mạnh thì phải "thả hồn" vào bài viết. Đôi khi cũng phải đọc lại xem nó trơn chu hay chưa =>> và quan trọng là nên trang bị vốn từ nhiều lên (ở phần thói quen mình sẽ nói thêm).
d. Tiêu đề không thu hút: người ta ở lại bởi cái tiêu đề, tiếp theo là sự dẫn dắt của bạn. Nên học đặt tiêu đề hay vào, mà tiêu đề hay thì được cộng hưởng bởi yếu tố gì: SỰ HIỂU BÀI VIẾT (thông điệp bài viết) + SỰ HIỂU NGƯỜI ĐỌC (biết họ cần gì).
5. Bí ý tưởng - hãy cứu lấy tôi
Sau bao năm, mình nhận ra IDEA đến từ cảm xúc & dòng suy nghĩ của bản thân rất nhiều. Và một trong những cách mà mình áp dụng để bản thân mình cảm thấy "không cạn ý tưởng" đó là THÓI QUEN
Thói quen 1: ai cũng làm được (spy ý tưởng & copycat)
- Xem các idea của người khác
- Xem cách họ làm
- Những checklist, keyword hay từ nội dung của họ (tuỳ mục đích hay cách bạn lựa chọn nội dung để xem: video, bài viết, ảnh, ...)
- Theo dõi các chuyên gia, Fanpage, Group (lâu lâu hiện lên newfeed bài hay ho lại có thể có thêm ý tưởng)
- ...
Dạng này ai cũng làm được, thường là các bạn mới sẽ dễ áp dụng hơn.
Thói quen 2: Học, xem, đúc kết, chiêm nghiệm & tư duy thêm.
Ở mỗi nội dung chúng ta xem, thông thường chúng ta không có thói quen “tư duy thêm”. Tức là nghiền ngẫm nội dung đó, hoặc khi nghe đến keyword đó mình lại nghĩ thêm được Idea mới hay hơn, sáng tạo hay mới lạ hơn (Tạo ra nội dung A++)
Thói quen 3: Đừng chỉ xem nội dung, hãy đặt câu hỏi Why?
Chúng ta khi học, xem hay update ở đâu đó chỉ quan tâm đến nội dung mà ít người có thói quen đặt câu hỏi vì sao lại như vậy?
- Tại sao họ lại tạo ra được nội dung đó
- Cách họ làm như thế nào
- Vì sao mình lại ở đây & học nội dung này?
- Vì sao họ lại nói phần ABC này như thế
- ...
Đôi khi, bởi điều này sẽ giúp chúng ta “học được lãi kép” không chỉ nội dung mà học được cách làm & rất nhiều điều hay khác.
Thói quen 04: Đặt vấn đề, câu hỏi & quan sát
Mỗi ngày trôi qua, là mỗi trải nghiệm mới. Và tất nhiên là có rất nhiều điều xảy ra xung quanh ta mỗi ngày: công việc, đời sống hay sinh hoạt cá nhân, ...
Ở mỗi trải nghiệm khác nhau, chúng ta đều sẽ có những góc nhìn. Cái quan trọng là bạn có muốn đặt vấn đề để giải quyết không?
Ví dụ:
- Tại sao khách hàng bán hàng không được?
- Tại sao khách hàng lại chưa hài lòng
- Điều gì có thể giúp khách hàng cảm thấy Wow?
- 1 bạn trong team vừa tư vấn KH, điều gì khiến bạn ấy thành công?
- Hay mỗi lần côngty hay mình đi du lịch, mình vẫn quan sát cách họ kiếm tiền, làm dịch vụ, tư vấn, ...
- ...
Thói quen 05: Note lại dòng suy nghĩ, ý tưởng hay
Đừng xem thường dòng suy nghĩ của chúng ta. Đôi khi có những thứ khó có thể xuất hiện ở lần thứ 2 trong dòng suy nghĩ
Vì thế, đi đâu đó & nghĩ được điều gì đó hay thì nên Note lại trong sổ, ghi chú & nơi nào đó là thuận tiện với bạn. (Mình hay dùng note ghichu của Iphone)
- Đi ngoài đường, chợt có idea hay sẵn tiện thì mình sẽ dừng lại để note
- Tối nằm ngủ, suy nghĩ linh tinh cũng ra nhiều idea hay (IDEA TikTok phần lớn là ở đây)
- Đi tắm, dạo, thư giãn, ... cũng có nhiều idea cực kỳ hay ho
- ...
Đây là thói quen rất hay đó, bạn nên trang bị nhé!
Thói quen 06: Lưu trữ kho dữ liệu, nguồn thông tin hay
Có rất nhiều trang thông tin hay để chúng ta tham khảo. Đôi khi, bí idea thì mình sẽ vào đó lướt để tìm kiếm idea để viết bài, quay video, làm nội dung, ...
- Kho driver của mình
- Các bài viết nội bộ
- Pinteres (kho ngày siêu ngon)
- ...
Còn nhiều nguồn khác, cái này tuỳ mỗi người à. Không cần phải rập khuôn đâu, vì mỗi người mỗi khác mà :3
Thói quen 07: Sáng tạo mỗi ngày
Đây là thói quen giúp bạn có nhiều thứ đấy. Hoàn thiện kỹ năng, đầu óc được “ăn” mỗi ngày. Thay vì chỉ suy nghĩ thì chúng ta nên hành động mỗi ngày. Vì nghĩ thì chỉ nằm ở trên giấy, trong đầu mình thôi.
- Viết mỗi ngày
- Quay video mỗi ngày
- Chia sẻ mỗi ngày
- ...
Ngoài ra, còn một vài công thức sáng tạo khác như: Branstoming, copycat, 6 chiếc mũ tư duy, mô hình xương cá - mindmap, tự vấn, ... các bạn có thể tìm hiểu thêm về các công thức này nhé.
6. Thói quen cần có mỗi ngày
1. Viết mỗi ngày: viết checklist, comment dài (thể hiện quan điểm, chia sẻ trên 1 status của ai đó), viết bài trên Profile, Group, viết 1 nội dung nào đó bất kỳ mà bạn thích. (nên đặt mục tiêu phù hợp để TỰ BẢN THÂN CÓ TRÁCH NHIỆM).
2. Note: note lại những ý tưởng, những bài học =>> dòng suy nghĩ của bạn sẽ bị "lạc trôi" nếu bạn không note lại những khoảnh khắc đó.
3. Ghi chép: hãy ghi chép lại những bài học, những điều mình học được =>> não mình không thể nhớ được đâu, 1 2 ngày lại quên hết thôi. Rồi bạn sẽ thấy những kiến thức bạn được học cách đây không lâu sẽ vô cùng mới.
4. Xem video, đọc bài viết trên Fb, Blog hoặc 1 trang thông tin nào đó: điều này giúp bạn tô thêm độ "đậm đà" của bài viết. Mặn mòi của chiếc content, có thêm nhiều ngôn từ, những lời trích dẫn =>> và tất nhiên là lời văn của bạn sẽ thu hút hơn nhiều nếu có thêm cả những câu chuyện từ những trải nghiệm của bạn.
5. Đọc sách: thực ra mình chỉ siêng đọc bài, xem video thôi chứ mình cũng chẳng thường xuyên đọc sách đâu. Lâu lâu thì mình lại lấy 1 vài cuốn mình thích đọc để có thêm góc nhìn, bài học. (tất nhiên bạn sẽ có nhiều ngôn từ, học được cách diễn đạt - kể chuyện từ tác giả)
6. Chiêm nghiệm - đúc kết - quan sát: mình vẫn luôn có thói quen này mỗi ngày. Điều này giúp bạn có thói quen phản xạ, nhạy bén trong việc nhìn nhận vấn đề & tất nhiên là có nhiều bài học mỗi ngày.



Nguồn: Phan Anh Toàn- Co-Founder ATP Academy
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.