Tôi sinh ra cũng như bao người, bằng câu chuyện bà kể mỗi tối bằng lời mẹ hát ru mỗi khi không thể ngủ được. Nơi mà mỗi ngày lũ con nít trong xóm chạy lông nhông í ới nhau ra bãi đất trống chơi đủ thứ trò, tôi còn dám ăn trộm của mẹ nửa lon gạo để chơi đồ hàng với chúng nó đấy. Nghĩ sao mà niềm vui hồi ấy lại đơn giản đến thế.
Thời gian thì đâu có chờ đợi ai, tôi phải chứng kiến cảnh người thân rời bỏ mình, bà tôi thương tôi nhất nhà đấy không mùa hè nào tôi không lên nội mè nheo đâu. Nằm vào lòng bà dưới gốc cây mát rượi bà đưa bàn tay gân guốc chai sạn vuốt hết đám tóc con bị gió thổi vào sau tai nói : “Mai này nuôi tóc dài bà kết tóc cho nhé !”. Bây giờ tóc con dài rồi nhưng mà bà thì không còn nữa.
Còn nhớ ngày cả nhà còn đông đủ, mẹ tôi ngày nào cũng phải đứng từ đầu xóm hô một tiếng thật to: “Hai đứa. . .Về ăn cơm”, mẹ gọi hai chị em tôi đấy, đi chơi cũng phải kéo cả thằng em đi chung để về mẹ không đòn. Cái cảnh cả nhà ngồi quây quần dưới sàn nhà ăn cơm vui thật, mẹ với bố còn tranh luận về bộ phim chiếu trên chiếc TV hằng ngày, chẳng khác nào con nít.
Có phải càng lớn thì càng mệt mỏi không? Tôi dần thấy niềm vui ngày một ít đi, suốt mấy năm cấp 3 bù đầu vào việc học tập trở nên thường xuyên gắt gỏng và khó chịu với mọi nguời xung quanh bao gồm cả gia đình. Tôi ngày càng khó nói chuyện với mẹ vì nói được mấy câu hai mẹ con lại không đồng quan điểm rồi cũng lại không vui, tôi cho rằng mẹ không hiểu tôi và không suy nghĩ cho tôi.
Ngày ấy tôi thật sự là ngớ ngẩn mà, suy nghĩ không chính chắn còn làm tổn thương người thân của mình. Mãi sau này lên đại học bắt đầu bước chân sang một cuộc sống mới, ban đầu còn suy nghĩ viển vông là được tự do, được giải thoát nhưng rồi thực tế đã tát vào mặt tôi và nói cho tôi biết gia đình mới chính là thiên đường.
Sống xa nhà, nơi thành phố đất chật người đông mọi thứ đều phải tự lập. Bắt đầu những chuỗi ngày đến trường đi học, về phải tranh thủ đi làm thêm đến đêm muộn. Vừa về tới phòng cảm giác chỉ muốn nằm ngủ luôn nhưng mà còn một đống deadline, bài tập, thuyết trình còn đang chờ hoàn thành. Lúc này lại phải ngồi dậy mở chiếc máy tính lên bắt đầu học bài tiếp.
Cảm giác bỗng nhớ nhà kinh khủng, thèm được nghe mẹ chửi, thèm được ăn cơm mẹ nấu hoặc đơn giản là thèm được về nhà mà thôi. Khi ở với mẹ, còn ước được ốm để xin nghỉ học, để mẹ chăm sóc nhưng ở xa nhà thì khác rồi chỉ mong đi mưa sẽ không ốm vì ốm rồi sẽ mất một ngày để làm được nhiều việc và phải tự mình chăm sóc. Ấy vậy mà khi nghe mẹ gọi điện hỏi :
- Alô... Con khỏe không ?
- Dạ mẹ con khỏe lắm, mẹ cứ yên tâm con biết tự chăm sóc mà !
Thật vậy, “nhà” nghe qua thì đơn giản nhưng lại rất thiêng liêng. Giờ đây, Sài Gòn ốm rồi những người con xa xứ bị mắc kẹt lại đây chưa biết ngày về lại nhà về lại quê hương. Tuy đường phố khắp nơi trống vắng, lạnh lẽo nhưng lòng người thì không. Như khi xưa nước ta đánh giặc, Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến : “Ai có súng dùng súng ai có gươm dùng gươm...” thì giờ đây cả nước cũng chống lại dịch, ai có rau thì chia rau ai có gạo thì chia gạo, rách lành đùm bọc lẫn nhau, khiến cho mọi người đều đồng lòng cảm giác nơi đâu cũng tràn đầy yêu thương, lòng yêu người, yêu nước, đi đến đâu cũng là anh chị em là nhà của chúng ta.
Ảnh minh họa : Sưu tầm Internet
Tác giả : Nguyễn Vân
Thời gian thì đâu có chờ đợi ai, tôi phải chứng kiến cảnh người thân rời bỏ mình, bà tôi thương tôi nhất nhà đấy không mùa hè nào tôi không lên nội mè nheo đâu. Nằm vào lòng bà dưới gốc cây mát rượi bà đưa bàn tay gân guốc chai sạn vuốt hết đám tóc con bị gió thổi vào sau tai nói : “Mai này nuôi tóc dài bà kết tóc cho nhé !”. Bây giờ tóc con dài rồi nhưng mà bà thì không còn nữa.
Còn nhớ ngày cả nhà còn đông đủ, mẹ tôi ngày nào cũng phải đứng từ đầu xóm hô một tiếng thật to: “Hai đứa. . .Về ăn cơm”, mẹ gọi hai chị em tôi đấy, đi chơi cũng phải kéo cả thằng em đi chung để về mẹ không đòn. Cái cảnh cả nhà ngồi quây quần dưới sàn nhà ăn cơm vui thật, mẹ với bố còn tranh luận về bộ phim chiếu trên chiếc TV hằng ngày, chẳng khác nào con nít.
Có phải càng lớn thì càng mệt mỏi không? Tôi dần thấy niềm vui ngày một ít đi, suốt mấy năm cấp 3 bù đầu vào việc học tập trở nên thường xuyên gắt gỏng và khó chịu với mọi nguời xung quanh bao gồm cả gia đình. Tôi ngày càng khó nói chuyện với mẹ vì nói được mấy câu hai mẹ con lại không đồng quan điểm rồi cũng lại không vui, tôi cho rằng mẹ không hiểu tôi và không suy nghĩ cho tôi.
Ngày ấy tôi thật sự là ngớ ngẩn mà, suy nghĩ không chính chắn còn làm tổn thương người thân của mình. Mãi sau này lên đại học bắt đầu bước chân sang một cuộc sống mới, ban đầu còn suy nghĩ viển vông là được tự do, được giải thoát nhưng rồi thực tế đã tát vào mặt tôi và nói cho tôi biết gia đình mới chính là thiên đường.
Sống xa nhà, nơi thành phố đất chật người đông mọi thứ đều phải tự lập. Bắt đầu những chuỗi ngày đến trường đi học, về phải tranh thủ đi làm thêm đến đêm muộn. Vừa về tới phòng cảm giác chỉ muốn nằm ngủ luôn nhưng mà còn một đống deadline, bài tập, thuyết trình còn đang chờ hoàn thành. Lúc này lại phải ngồi dậy mở chiếc máy tính lên bắt đầu học bài tiếp.
Cảm giác bỗng nhớ nhà kinh khủng, thèm được nghe mẹ chửi, thèm được ăn cơm mẹ nấu hoặc đơn giản là thèm được về nhà mà thôi. Khi ở với mẹ, còn ước được ốm để xin nghỉ học, để mẹ chăm sóc nhưng ở xa nhà thì khác rồi chỉ mong đi mưa sẽ không ốm vì ốm rồi sẽ mất một ngày để làm được nhiều việc và phải tự mình chăm sóc. Ấy vậy mà khi nghe mẹ gọi điện hỏi :
- Alô... Con khỏe không ?
- Dạ mẹ con khỏe lắm, mẹ cứ yên tâm con biết tự chăm sóc mà !
Thật vậy, “nhà” nghe qua thì đơn giản nhưng lại rất thiêng liêng. Giờ đây, Sài Gòn ốm rồi những người con xa xứ bị mắc kẹt lại đây chưa biết ngày về lại nhà về lại quê hương. Tuy đường phố khắp nơi trống vắng, lạnh lẽo nhưng lòng người thì không. Như khi xưa nước ta đánh giặc, Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến : “Ai có súng dùng súng ai có gươm dùng gươm...” thì giờ đây cả nước cũng chống lại dịch, ai có rau thì chia rau ai có gạo thì chia gạo, rách lành đùm bọc lẫn nhau, khiến cho mọi người đều đồng lòng cảm giác nơi đâu cũng tràn đầy yêu thương, lòng yêu người, yêu nước, đi đến đâu cũng là anh chị em là nhà của chúng ta.
Ảnh minh họa : Sưu tầm Internet
Tác giả : Nguyễn Vân
- Từ khóa
- gia dinh nha tình người