Bức tranh của em gái tôi là tác phẩm được chấp bút bởi nhà văn Tạ Duy Anh, một trong những ngòi bút viết truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại. Tác phẩm là bức tranh phản ánh chân thực diễn biến nội tâm nhân vật “tôi”, người anh với suy nghĩ nhỏ nhen, hẹp hòi và luôn ghen tị với người em gái có năng khiếu về hội họa, Kiều Phương.
Văn phong Tạ Duy Anh vốn gai góc và sắc bén nhưng khi người nghệ sĩ ấy viết truyện cho thiếu nhi thì văn phong của ông lại trong trẻo, giàu tính nhân văn và dễ dàng thâm nhập vào tâm trí bạn đọc. Bức tranh em gái tôi là một trong những tác phẩm mang đậm phong cách văn chương trong trẻo ấy của nhà văn Tạ Duy Anh, đối tượng được ông hướng tới trong truyện là những người bạn nhỏ tuổi.
Thuộc thể loại truyện ngắn, Bức tranh của em gái tôi gây ấn tượng với nhiều độc giả qua cách xây dựng tình huống cao trào và đậm tính hiện thực của nhà văn Tạ Duy Anh.
Mọi việc bắt đầu khi người anh cảm thấy ghen tị với tài năng hội họa bẩm sinh của em gái, tình huống truyện kết thúc bằng việc nhân vật “tôi” tự nhận thức về phần hạn chế trong tâm hồn chính mình.
Những thay đổi trong cảm xúc cũng như suy nghĩ một đứa trẻ từ lúc biết mình sai tới khi nhận sai đã được nhà văn Tạ Duy Anh tập trung khai thác, khắc họa một cách tinh tế.
Lúc đầu, khi tài năng hội họa của Mèo chưa được phát hiện mà mới được bộc lộ dưới thói quen “hay lục lọi các đồ vật trong nhà” thì nhân vật người anh lúc này cũng chỉ là một đứa trẻ vô tư và thoải mái.
Hành động đặt biệt danh cho em gái Kiều Phương là Mèo vì thấy mặt em lúc nào cũng bị bôi bẩn đã thể hiện rõ thái độ vô tư, hồn nhiên của nhân vật “tôi”.
Người anh bắt đầu có sự thay đổi trong tâm trạng khi cô em Kiều Phương được chú Tiến Lê, bạn thân của bố làm nghề họa sĩ phát hiện ra tài năng hội họa thiên bẩm.
Đối với nhân vật “tôi”, ngày hôm đó chính là một ngày định mệnh. Trong lúc mọi người sung sướng vì có một niềm vui to lớn bất ngờ xảy ra thì tâm trạng cậu hoàn toàn ngược lại.
Lúc phát hiện ra tài năng của Mèo, khuôn mặt chú Tiến Lê “rạng rỡ”, bố ngây người “không tin vào mắt mình” và mẹ “cũng không kìm được xúc động” thì người anh lại bắt đầu cảm thấy mặc cảm về bản thân mình.
“Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi nhưng tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi trên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc.”
Trong nội tâm nhân vật “tôi”, những trận chiến đến từ sự dằn vặt không đáng có về bản thân cứ thế diễn ra, dày vò và khiến cậu trở thành một tâm hồn nhạy cảm với lời nói tự bao giờ.
Nhân vật này cảm thấy rằng trong cuộc đua giữa hai anh em, mình là người thua cuộc và bị bỏ rơi, cô em gái lại trở thành trung tâm được mọi người xung quanh chú ý.
Chính sự mặc cảm, tự ti đã khiến nhân vật “tôi” tạo ra một ám ảnh chỉ có trong tưởng tượng mà chính cậu cũng không thể hiểu nổi rằng “không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa”.
Thứ tổn thương không dấu vết này tuy với nhân vật anh trai rất sâu sắc nhưng khi xem xét dưới nhiều góc độ, nó đơn giản chỉ là cảm xúc ngây thơ của một đứa trẻ.
Ý nghĩ “tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì” đã thể hiện rõ nét sự ngây thơ ấy.
Tài năng hội họa của Kiều Phương thổi hồn vào từng sự vật quen thuộc, khiến nó trở nên “ngộ nghĩnh” và “vô cùng dễ mến”. Cậu bé ấy lúc này hoàn toàn bị thuyết phục trước em mình.
Tuy nhiên, tâm lý mặc cảm và tự ti vẫn còn đọng lại trong suy nghĩ của nhân vật “tôi” nên khi gấp lại những bức tranh của bé Mèo, cậu chỉ “lén trút ra một tiếng thở dài” khe khẽ.
Khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái, nếu xét theo mạch cảm xúc trước đó thì người anh sẽ thấy buồn và mặc cảm nhưng dưới ngòi bút Tạ Duy Anh, tình huống và chi tiết mới xuất hiện khiến mạch truyện bị “bẻ lái”.
Hóa ra bức tranh đoạt giải nhất trong cuộc thi quốc tế của Kiều Phương là bức chân dung khắc họa nhân vật “tôi” lúc đang ngắm nhìn bầu trời qua khung cửa sổ, toát lên “thứ ánh sáng rất lạ”.
Từ khi đứng trước bức tranh vẽ người anh trai của Kiều Phương, tâm lý nhân vật “tôi” thay đổi theo hướng mà chính cậu cũng như nhiều độc giả không thể lường trước được.
Lòng ghen tị với bé Mèo hoàn toàn biến mất mà thay vào đó là sự ngạc nhiên, bối rối và cảm phục. “Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…”
Sự xấu hổ của nhân vật “tôi” một phần đến từ việc cảm thấy mình không xứng đáng khi trở thành một hình tượng hoàn hảo “dưới mắt em tôi”, đồng thời cũng bắt nguồn từ sự tự nhận thức về phần khuyết thiếu trong tâm hồn.
Tuy nhiên, ngỡ ngàng, hãnh diện hay xấu hổ đều là cảm xúc có thể gọi tên thành lời, điểm đặc biệt khiến cho nhiều độc giả có thể chia sẻ và cảm thông với người anh ở đây lại chính là tiếng lặng “…”, vốn không thể nói ra.
Dấu lặng ấy đã thể hiện sự tự trách về lỗi sai của chính bản thân nhưng cũng là tiếng thở dài, giải tỏa hoàn toàn suy nghĩ và dằn vặt như cái gai trong tâm trí cậu trước đó.
Cảm động trước tâm hồn trong sáng của bé Mèo, người anh không thể trả lời câu hỏi của mẹ vì “tôi muốn khóc quá”. Những giọt nước mắt ấy sẽ là thứ gột rửa vết nhọ còn sót lại trong tâm hồn cậu bé tuổi mới lớn.
“- Con nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu được nói với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.”
Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi đã kết thúc trọn vẹn, những vướng mắc trong tâm lý nhân vật “tôi” được gỡ bỏ hoàn toàn, nổi bật lên là tấm lòng vô tư và tình yêu thương của người em gái Kiều Phương.
Qua đó, nhiều độc giả nhận ra nhân cách tốt đẹp của nhân vật “tôi” khi người anh trai ấy tự nhận thức phần khuyết thiếu trong tâm hồn, sửa chữa nó với thái độ chân thành.
Ở phần đầu Bức tranh của em gái tôi, khi bị anh trai trách mắng vì suốt ngày lục lọi đồ vật, Kiều Phương không hề cãi lại mà chỉ hóm hỉnh giải thích về hành vi của mình rằng “Mèo mà lại! Em không phá là được…”.
Rồi tới khi tài năng hội họa được phát hiện, bé Mèo vẫn không chút thay đổi, mặt lúc nào cũng lem nhem và luôn “xịu xuống, miệng dẩu ra” những lúc anh trai mắng mỏ vô cớ.
Tuy còn nhỏ tuổi nhưng cô bé Kiều Phương rất có tài quan sát. Trong bức tranh, những thứ không hoàn thiện như cái bát múc cám lợn bị sứt một miếng, con mèo to bằng con hổ và ngay cả người anh cũng được khắc họa thật đẹp đẽ.
Đặc biệt, tới khi hình ảnh người anh đi vào thế giới nghệ thuật đầy ngây thơ của em gái, những vết nhỏ đã bị gạt bỏ và chỉ còn lại bức chân dung về một chàng trai ngắm nhìn bầu trời qua cửa sổ đầy ánh sáng.
Qua bức tranh về người anh trai và tâm hồn đẹp đẽ của nhân vật Kiều Phương, nhà văn Tạ Duy Anh đã lặng lẽ gửi gắm quan niệm của mình vào tác phẩm. Với tác giả, văn học và nghệ thuật phản ánh đời sống theo quy luật của cái đẹp nhưng cái đẹp tồn tại trong văn chương không đồng nhất với vẻ đẹp của khoa học, mỹ thuật hay đời sống thực tế.
Bởi lẽ, nếu xét theo góc độ xã hội học, “thằng Chí” của Nam Cao hẳn là một gã tồi khi làm nghề “đòi nợ thuê” cho Bá Kiến cùng những lần “rạch mặt ăn vạ” khiến dân làng ghét bỏ.
Tuy nhiên, khi đến với Chí Phèo, độc giả không chú ý tới vẻ bề ngoài, những vết rạch ngang dọc mà chỉ quan tâm đến số phận đáng thương của một con người khi “muốn làm người lương thiện” nhưng xã hội không cho phép.
Trong Bức tranh của em gái tôi, người anh trai ấy tuy có mặt đen tối trong tâm hồn nhưng tất cả đều trở nên đẹp đẽ dưới cái nhìn của người nghệ sĩ Kiều Phương.
Đó không phải là “ánh trăng lừa dối” trong nghệ thuật mà chính là sự nhân văn và sức ảnh hưởng của cái đẹp. Đặc biệt, để làm ra những tác phẩm nghệ thuật như vậy, người nghệ sĩ cũng phải sở hữu một tâm hồn trong sáng.
“Những cái tinh túy, cốt thiết thì vô hình đối với 2 con mắt, người ta chỉ có thể nhìn thấy bằng trái tim.” – Saint Exupery
Với tấm lòng yêu quý anh trai, Kiều Phương đã lấp đầy khoảng thiếu hụt trong tâm hồn nhân vật “tôi” không chỉ bằng tài năng nghệ thuật mà còn đến từ sự vô tư, nhân hậu của chính mình
Văn phong Tạ Duy Anh vốn gai góc và sắc bén nhưng khi người nghệ sĩ ấy viết truyện cho thiếu nhi thì văn phong của ông lại trong trẻo, giàu tính nhân văn và dễ dàng thâm nhập vào tâm trí bạn đọc. Bức tranh em gái tôi là một trong những tác phẩm mang đậm phong cách văn chương trong trẻo ấy của nhà văn Tạ Duy Anh, đối tượng được ông hướng tới trong truyện là những người bạn nhỏ tuổi.
Thuộc thể loại truyện ngắn, Bức tranh của em gái tôi gây ấn tượng với nhiều độc giả qua cách xây dựng tình huống cao trào và đậm tính hiện thực của nhà văn Tạ Duy Anh.
Mọi việc bắt đầu khi người anh cảm thấy ghen tị với tài năng hội họa bẩm sinh của em gái, tình huống truyện kết thúc bằng việc nhân vật “tôi” tự nhận thức về phần hạn chế trong tâm hồn chính mình.
Những thay đổi trong cảm xúc cũng như suy nghĩ một đứa trẻ từ lúc biết mình sai tới khi nhận sai đã được nhà văn Tạ Duy Anh tập trung khai thác, khắc họa một cách tinh tế.
(Bức tranh của em gái tôi là bài học hay về biết nhận sai và yêu thương trong gia đình)
Bức tranh của em gái tôi mở đầu là lời giới thiệu đơn giản của nhân vật “tôi” về cô em gái ruột Kiều Phương với tính cách nghịch ngợm, hay lục lọi đồ đạc trong nhà.
“Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. Nó vui vẻ chấp nhận cái tên tôi tặng cho và hơn thế, nó còn dùng để xưng hô với bạn bè. Mèo rất hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú đến khó chịu.”
Lúc đầu, khi tài năng hội họa của Mèo chưa được phát hiện mà mới được bộc lộ dưới thói quen “hay lục lọi các đồ vật trong nhà” thì nhân vật người anh lúc này cũng chỉ là một đứa trẻ vô tư và thoải mái.
Hành động đặt biệt danh cho em gái Kiều Phương là Mèo vì thấy mặt em lúc nào cũng bị bôi bẩn đã thể hiện rõ thái độ vô tư, hồn nhiên của nhân vật “tôi”.
Người anh bắt đầu có sự thay đổi trong tâm trạng khi cô em Kiều Phương được chú Tiến Lê, bạn thân của bố làm nghề họa sĩ phát hiện ra tài năng hội họa thiên bẩm.
Đối với nhân vật “tôi”, ngày hôm đó chính là một ngày định mệnh. Trong lúc mọi người sung sướng vì có một niềm vui to lớn bất ngờ xảy ra thì tâm trạng cậu hoàn toàn ngược lại.
Lúc phát hiện ra tài năng của Mèo, khuôn mặt chú Tiến Lê “rạng rỡ”, bố ngây người “không tin vào mắt mình” và mẹ “cũng không kìm được xúc động” thì người anh lại bắt đầu cảm thấy mặc cảm về bản thân mình.
“Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi nhưng tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi trên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc.”
Trong nội tâm nhân vật “tôi”, những trận chiến đến từ sự dằn vặt không đáng có về bản thân cứ thế diễn ra, dày vò và khiến cậu trở thành một tâm hồn nhạy cảm với lời nói tự bao giờ.
Nhân vật này cảm thấy rằng trong cuộc đua giữa hai anh em, mình là người thua cuộc và bị bỏ rơi, cô em gái lại trở thành trung tâm được mọi người xung quanh chú ý.
Chính sự mặc cảm, tự ti đã khiến nhân vật “tôi” tạo ra một ám ảnh chỉ có trong tưởng tượng mà chính cậu cũng không thể hiểu nổi rằng “không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa”.
Thứ tổn thương không dấu vết này tuy với nhân vật anh trai rất sâu sắc nhưng khi xem xét dưới nhiều góc độ, nó đơn giản chỉ là cảm xúc ngây thơ của một đứa trẻ.
Ý nghĩ “tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì” đã thể hiện rõ nét sự ngây thơ ấy.
“Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của Mèo. Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa và tranh. Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.”
Tài năng hội họa của Kiều Phương thổi hồn vào từng sự vật quen thuộc, khiến nó trở nên “ngộ nghĩnh” và “vô cùng dễ mến”. Cậu bé ấy lúc này hoàn toàn bị thuyết phục trước em mình.
Tuy nhiên, tâm lý mặc cảm và tự ti vẫn còn đọng lại trong suy nghĩ của nhân vật “tôi” nên khi gấp lại những bức tranh của bé Mèo, cậu chỉ “lén trút ra một tiếng thở dài” khe khẽ.
Người anh cảm thấy xấu hổ khi đứng trước bức tranh đoạt giải
Khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái, nếu xét theo mạch cảm xúc trước đó thì người anh sẽ thấy buồn và mặc cảm nhưng dưới ngòi bút Tạ Duy Anh, tình huống và chi tiết mới xuất hiện khiến mạch truyện bị “bẻ lái”.
“Nếu tình huống tạo ra bước ngoặt của tác phẩm thì chi tiết nghệ thuật lại là cái bánh lái bẻ nên đường cua tuyệt diệu ấy” – Leonit Leonop
Hóa ra bức tranh đoạt giải nhất trong cuộc thi quốc tế của Kiều Phương là bức chân dung khắc họa nhân vật “tôi” lúc đang ngắm nhìn bầu trời qua khung cửa sổ, toát lên “thứ ánh sáng rất lạ”.
“Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.”
Từ khi đứng trước bức tranh vẽ người anh trai của Kiều Phương, tâm lý nhân vật “tôi” thay đổi theo hướng mà chính cậu cũng như nhiều độc giả không thể lường trước được.
Lòng ghen tị với bé Mèo hoàn toàn biến mất mà thay vào đó là sự ngạc nhiên, bối rối và cảm phục. “Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…”
Sự xấu hổ của nhân vật “tôi” một phần đến từ việc cảm thấy mình không xứng đáng khi trở thành một hình tượng hoàn hảo “dưới mắt em tôi”, đồng thời cũng bắt nguồn từ sự tự nhận thức về phần khuyết thiếu trong tâm hồn.
Tuy nhiên, ngỡ ngàng, hãnh diện hay xấu hổ đều là cảm xúc có thể gọi tên thành lời, điểm đặc biệt khiến cho nhiều độc giả có thể chia sẻ và cảm thông với người anh ở đây lại chính là tiếng lặng “…”, vốn không thể nói ra.
Dấu lặng ấy đã thể hiện sự tự trách về lỗi sai của chính bản thân nhưng cũng là tiếng thở dài, giải tỏa hoàn toàn suy nghĩ và dằn vặt như cái gai trong tâm trí cậu trước đó.
Cảm động trước tâm hồn trong sáng của bé Mèo, người anh không thể trả lời câu hỏi của mẹ vì “tôi muốn khóc quá”. Những giọt nước mắt ấy sẽ là thứ gột rửa vết nhọ còn sót lại trong tâm hồn cậu bé tuổi mới lớn.
“- Con nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu được nói với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.”
Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi đã kết thúc trọn vẹn, những vướng mắc trong tâm lý nhân vật “tôi” được gỡ bỏ hoàn toàn, nổi bật lên là tấm lòng vô tư và tình yêu thương của người em gái Kiều Phương.
Qua đó, nhiều độc giả nhận ra nhân cách tốt đẹp của nhân vật “tôi” khi người anh trai ấy tự nhận thức phần khuyết thiếu trong tâm hồn, sửa chữa nó với thái độ chân thành.
Kiều Phương là cô bé tài năng với tấm lòng vô tư và nhân hậu
Người em gái Kiều Phương với biệt danh Mèo tuy không phải là nhân vật trung tâm nhưng có sức ảnh hưởng to lớn với người anh và mạch diễn biến trong tác phẩm.Ở phần đầu Bức tranh của em gái tôi, khi bị anh trai trách mắng vì suốt ngày lục lọi đồ vật, Kiều Phương không hề cãi lại mà chỉ hóm hỉnh giải thích về hành vi của mình rằng “Mèo mà lại! Em không phá là được…”.
Rồi tới khi tài năng hội họa được phát hiện, bé Mèo vẫn không chút thay đổi, mặt lúc nào cũng lem nhem và luôn “xịu xuống, miệng dẩu ra” những lúc anh trai mắng mỏ vô cớ.
Tuy còn nhỏ tuổi nhưng cô bé Kiều Phương rất có tài quan sát. Trong bức tranh, những thứ không hoàn thiện như cái bát múc cám lợn bị sứt một miếng, con mèo to bằng con hổ và ngay cả người anh cũng được khắc họa thật đẹp đẽ.
Kiều Phương là cô em gái có tài vẽ tranh và tấm lòng nhân hậu
Thậm chí, nhân vật “tôi” có cảm tưởng rằng bé Mèo thật sự là người nghệ sĩ tài ba, biết chắt lọc những gì đẹp đẽ nhất trong từng sự vật vì “có cảm tưởng nó biết mọi việc chúng tôi làm và lơ đi vì không chấp trẻ con”.Đặc biệt, tới khi hình ảnh người anh đi vào thế giới nghệ thuật đầy ngây thơ của em gái, những vết nhỏ đã bị gạt bỏ và chỉ còn lại bức chân dung về một chàng trai ngắm nhìn bầu trời qua cửa sổ đầy ánh sáng.
Qua bức tranh về người anh trai và tâm hồn đẹp đẽ của nhân vật Kiều Phương, nhà văn Tạ Duy Anh đã lặng lẽ gửi gắm quan niệm của mình vào tác phẩm. Với tác giả, văn học và nghệ thuật phản ánh đời sống theo quy luật của cái đẹp nhưng cái đẹp tồn tại trong văn chương không đồng nhất với vẻ đẹp của khoa học, mỹ thuật hay đời sống thực tế.
Bởi lẽ, nếu xét theo góc độ xã hội học, “thằng Chí” của Nam Cao hẳn là một gã tồi khi làm nghề “đòi nợ thuê” cho Bá Kiến cùng những lần “rạch mặt ăn vạ” khiến dân làng ghét bỏ.
Tuy nhiên, khi đến với Chí Phèo, độc giả không chú ý tới vẻ bề ngoài, những vết rạch ngang dọc mà chỉ quan tâm đến số phận đáng thương của một con người khi “muốn làm người lương thiện” nhưng xã hội không cho phép.
Trong Bức tranh của em gái tôi, người anh trai ấy tuy có mặt đen tối trong tâm hồn nhưng tất cả đều trở nên đẹp đẽ dưới cái nhìn của người nghệ sĩ Kiều Phương.
Đó không phải là “ánh trăng lừa dối” trong nghệ thuật mà chính là sự nhân văn và sức ảnh hưởng của cái đẹp. Đặc biệt, để làm ra những tác phẩm nghệ thuật như vậy, người nghệ sĩ cũng phải sở hữu một tâm hồn trong sáng.
“Những cái tinh túy, cốt thiết thì vô hình đối với 2 con mắt, người ta chỉ có thể nhìn thấy bằng trái tim.” – Saint Exupery
Với tấm lòng yêu quý anh trai, Kiều Phương đã lấp đầy khoảng thiếu hụt trong tâm hồn nhân vật “tôi” không chỉ bằng tài năng nghệ thuật mà còn đến từ sự vô tư, nhân hậu của chính mình