Soạn văn Ca dao hài hước

Soạn văn  Ca dao hài hước

Từ xa xưa đến nay, ca dao đã xuất hiện qua lời ăn tiếng nói hết sức bình thường trong cuộc sống hàng ngày, qua những trò chuyện của ông ba, cha mẹ hay trong nhưng lời hát ru êm ả. Đời sống, mong muốn, nguyện vọng, tâm tư, tình cảm được những người nông dân, người phụ nữ gửi gắm vào những câu ca dao, tục ngữ. Đọc ca dao cũng như đọc ''tâm hồn'' của con người. Ca dao nói chung và ca dao hài hước nói riêng đã góp phần làm cho cuộc sống của con người trở nên phong phú hơn, vui vẻ hơn, xua tan được những phần nào lo âu. Tiếng cười trong ca dao chính là liều thuốc giải trí hữu hiệu

6482

Ca dao hài hước


Câu 1 (Trang 91 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Bài ca là sự đối đáp của chàng trai và cô gái, cả hai cùng nói đùa việc trọng đại- cưới xin, lễ vật xin cưới

- Cách nói giàu hình ảnh, ý nghĩa bằng cách thách cưới không bình thường, đó là cách tự trào về cảnh nghèo khó của người lao động.

- Lời chàng trai: chàng trai có dự định to tát:

+ Toan dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò
+ Chàng trai muốn đám cưới linh đình

- Lời cô gái: thách cưới “một nhà khoai lang”

→ Lời dẫn cưới và thách cưới mang đầy tính hài hước, cợt đùa về cái nghèo của cả chàng trai, cô gái để họ ham sống, yêu đời và lạc quan hơn.

Bài ca sử dụng biện pháp nói quá, tương phản tạo tiếng cười dí dỏm, hài hước

+ Lối nói khoa trương : dẫn voi, dẫn trâu, bò- nhà khoai lang
+ Biện pháp đối lập giữa ước mơ với thực tế: thực chất nghèo nàn nhưng ước mơ một đám cưới linh đình.
+ Lối nói phủ định: dẫn voi sợ quốc cấm, dẫn trâu sợ họ máu hàn, dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân.

Câu 2 (trang 91 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Tiếng cười bài 2, 3, 4 là tiếng cười đả kích, phê phán, châm biếm thói hư tật xấu của một bộ phận người.

Bài 2: đối tượng là nam nhi yếu đuối, không đáng sức trai

- Sử dụng thủ pháp đối lập, ngoa dụ:

+ Đối lập: sức trai >< khom lưng, uốn gối gánh hai hạt vừng
+ Ngoa dụ: sự khom lưng uốn gối của anh chàng chỉ để “gánh hai hạt vừng”

Bài 3: chế giễu thói lười biếng của đàn ông lười nhác, không có chí lớn

- Sử dụng biện pháp nói quá, đối lập

+ Đối lập: chồng người >< chồng em : người đàn ông “chồng em” vô dụng, bất tài
+ Hình ảnh người đàn ông “ngồi bếp sờ đuôi con mèo” tiêu biểu cho người đàn ông lười nhác, chỉ biết ngồi xó, ăn bám vợ.

Bài 4: chế giễu loại phụ nữ vô duyên, xấu xí

- Sử dụng biện pháp nói quá, gợi lên những liên tưởng phong phú của tác giả dân gian

+ Lỗ mùi mười tám gánh lông
+ Đêm nằm ngáy o o
+ Đi chợ hay ăn quà
+ Trên đầu những rác cùng rơm

- Sau tiếng cười hài hước, giải trí, mua vui, tác giả dân gian muốn châm biếm nhẹ những người phụ nữ vô duyên, đỏng đảnh trong xã hội

Câu 3 (trang 91 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Những biện pháp thường được sử dụng trong ca dao hài hước:

+ Cường điệu, phóng đại, tương phản đối lập
+ Khắc họa nhân vật bằng nét điển hình có giá trị khái quát cao
+ Dùng ngôn từ đời thường có tính mỉa mai, châm biếm
+ Tạo nhiều liên tưởng độc đáo

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/van-hoc-dan-gian-10.275
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa Từ khóa
ca dao ca dao hài hước hai huoc
  • Like
Reactions: Phong Cầm
562
1
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.