Trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà”, có đoạn Nguyễn Tuân viết: “Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này,mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bên | nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sống rung rít lên như tuyếc bán thủy điện nơi đáy hầm đập. Mặt sông trắng xóa càng làm bật rõ lên những hòn những tảng mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tùy theo sở thích tự động của đá to đá bé. Nhưng hình như sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trên trên sông...”
Lại có đoạn: “...Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.” Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ru Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bản tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy...”
Anh/chị hãy lý giải sự khác biệt trong cách miêu tả con sông Đà của nhà văn qua hai đoạn văn trên
Bài làm
Nếu như viết về dòng sông Hương êm đềm và dịu mát, Tế Hanh có những vần thơ dạt dào , cảm xúc:
“Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông Tinh Bắc- Nam chung chảy một dòng
| Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mong ước
Tôi sẽ về với sông nước của quê hương.” | Vâng! Đúng như ai đó đã từng nói rằng “Đất nước có nhiều dòng sông nhưng chỉ có một con sông để thương và để nhớ, như đời người có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một mối tình để mãi mãi mang theo”.Và phải chăng cũng giống như Tế Hanh yêu tha thiết con sông
Hương, Nguyễn Tuân cũng dành trọn cho mình một Đà giang để thương và để nhớ ,qua đó cất nên tùy bút “Người lái đò sông Đà” đầy đặc sắc? Nổi bật lên trong tác phẩm là hai đoạn trích miêu tả con sông Đà thật khác biệt của tác giả : Có lúc thì hung bạo qua “Đó ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết lòng sông...Mới thấy rằng đây nó bày thạch trận trên sông.”, nhưng có lúc dòng Đà giang ấy lại rất trữ tình qua “Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên...rồi chốc lại bản tính gắt gỏng thác lũ lên ấy.” | Cùng là những cây bút độc đáo của nền văn học nước nhà , nếu như Tô Hoài được người người biết đến là nhà văn “sinh ra để viết , ông sống đến đâu , viết đến đó”; Kim Lân được mệnh danh là “cây bút độc đáo của làng quê và người nông dân Việt Nam” thì Nguyễn Tuân lại
mang đến biết bao bồi hồi, xúc cảm trong lòng độc giả bằng phong cách nghệ thuật thống nhất trong một chữ “ngông”. Phải chăng đây cũng là lý do mà người nghệ sỹ tài hoa, uyên bác với “một đời đi tìm cái đẹp” và yêu thích sự mới lạ, đột phá ấy cho ra đời đứa con tinh thần “Người lái đò sông Đà” in trong tập “Sông Đà” vào năm 1960. Tác phẩm là thành quả qua một chuyến đi thực tế lên vùng Tây Bắc của “cây bút duy mỹ”. Có thể nói rằng áng văn ấy như một thước phim sống động, quay lại vẻ đẹp thiên nhiên và con người nơi đây. Và hai đoạn trích trên chính là vẻ hung bạo và trữ tình của dòng “Đà giang độc bắc lưu” làm tâm hồn bao người xao xuyến.
Trong tác phẩm của mình, nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp” đã sử dụng hai lời đề từ vô cùng thú vị và đặc sắc để giới thiệu về dòng Đà giang. Với lời đề từ thứ nhất:
“Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”. Câu thơ trên của nhà thơ, nhà cách mạng Ba Lan đã thể hiện cảm xúc dâng trào mãnh liệt của tác giả trước vẻ đẹp của tiếng hát trên dòng sông. Đó có thể là tiếng hát của người lao động vùng núi Tây Bắc khi họ đang làm việc. Cũng có thể là tiếng hát say mê của đời của nhà văn khi ngắm nhìn thiên nhiên Tây Bắc. Dù hiểu theo cách nào thì lời đề từ trên cũng đã bộc lộ được cảm hứng chủ đạo của tác phẩm đó là tình yêu thiết tha của nhà văn với thiên nhiên và con người Tây Bắc. Đến với lời đề từ thứ hai:
“Chúng thủy giai Đông tẩu - Đà Giang độc Bắc lưu” Có nghĩa rằng mọi dòng sông đều chảy về phía Đông, chỉ có sông Đà là chảy theo hướng Bắc.Với việc sử dụng những câu thơ chữ Hán, Tác
giả đã tăng thêm tính trang trọng, đồng thời nhấn mạnh đến sự đặc biệt, khác thường của con sông Đà. Mọi con sông đều chảy về Đông như quy luật của tự nhiên, duy chỉ có con sông Đà chảy về phương | Bắc. Từ “độc” được sử dụng vô cùng hiệu quả để thể hiện sự độc nhất,
cá tính khác biệt của con sông. Có thể nói rằng lời đề từ ấy đã thể hiện được nét đẹp hoang sơ nhưng không kém phần độc đáo của sông Đà, đồng thời thể hiện sự mạnh mẽ của con sông khi chảy qua một vùng núi non hiểm trở như Tây Bắc chênh vênh đỉnh cao, núi đèo. Qua đó ta có thể khẳng định,mặc dù lời thơ tuy không phải của Nguyễn Tuân nhưng lại được ông sử dụng rất đắt giá trong vị trí lời đề từ của bài tùy bút nên những câu thơ ấy không chỉ bộc lộ được vẻ đẹp độc đảo, dữ dội của sông Đà mà còn vô cùng phù hợp với phong cách “ngông” của Nguyễn Tuân, một con người luôn tìm tòi cái mới, sáng tạo ra những gì chưa có bằng tài năng uyên bác, cá tính hơn người của
mình.
Dưới ngòi bút tài hoa, điêu luyện của Nguyễn Tuân- một người nghệ sỹ với chất bút “ngông cuồng”, sự hung bạo của con sông Đà không chỉ được khắc họa qua cảnh đá bờ sông , quãng mặt ghềnh hay Tà Mường Vát mà còn thể hiện rất rõ ở cảnh thác nước. Hai từ ngàn năm” được tác giả cất lên dùng để khẳng định sự hung bạo ấy vốn đã trường tồn với sinh mệnh của dòng sông Đà. Chẳng phải chỉ mỗi ngày một ngày hai mà con”thủy quái” ấy với những tảng đá đã mai phục hết lòng sông hàng ngàn năm”. Chỉ một ý văn ấy thôi nhưng “cây bút duy mỹ”
đã bắt đầu gột tả sự hiểm trở, có phần tàn bạo ấy của dòng Đà giang một cách chân thực.Với thủ pháp nhân hóa được sử dụng tinh tế trong lời văn của Nguyễn Tuân, các hòn đá vốn tưởng chừng vô tri, vô giác ấy mà lại biết ”mai phục”., để rồi đợi những con thuyền xuất hiện ở quãng âm ầm quạnh hiu”, ở những đường ngoặt sông” mà “nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền”. Với việc sử dụng các động từ mạnh như “nhôm” và “vồ”, tác giả như vẽ ra trước mắt người đọc sự tàn ác của những hòn đá.Chúng như những con “sư tử” của đất trời, luôn chực chờ sẵn. để cấu xé ngấu nghiến con mồi khi chúng đi qua tầm mắt. Nhưng chưa dừng lại ở đó, các hòn đá còn hiện lên với vẻ mặt “hôm nào cũng trông ngỗ ngược , nhăn nhúm, méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này”. Đọc câu văn vừa rồi, ta có cảm giác như nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp” đã nhân cách hóa những hòn đá, miêu tả những tảng đá ấy với nhiều cảm xúc riêng biệt. Bởi có hòn đá nào lại biết bộc lộ xúc cảm trên khuôn mặt cơ chứ? Ấy vậy mà , trong trong văn của Nguyễn Tuân lại biết! Những hòn đá kia hiện lên với vẻ mặt nào là “ngỗ ngược” như . sự khiêu khích , chế nhạo con người; nào là “nhăn nhúm và méo mỏ” để thể hiện sự khó chịu khi thấy những con thuyền đi nga qua. Phải chăng nó đang rất khó chịu với sự xuất hiện của con người, nó như muốn nhảy vồ vào mà cấu xé, ngấu nghiến cái bè gỗ đang lướt qua? Đọc đến đây, ta đã dần cảm nhận được sự hung bạo của dòng Đà giang mà bấy lâu nay chưa từng được trải nghiệm hay nhìn thấy. Nhưng sự hung bạo ấy chưa dừng lại ở đó, với những câu văn sử dụng phép so sánh, liên tưởng phong phú của nhà văn một đời đi tìm cái đẹp”, sông Đà còn hiện lên mặt sông rung rít lên”, rồi thì “mặt sông trắng xóa càng làm bật rõ lên những tảng đá trong tưởng như nó đứng ngồi, nó nằm theo sở thích”. Với một loạt trường liên tưởng đầy độc đáo, Nguyễn Tuân như một anh quay phim ghi lại hình ảnh chân thực để rồi mở ra trước mắt người đọc những cảnh tượng thật đáng kinh ngạc. Mặt sông ấy không chỉ rung rít” lên một cách đầy đáng sợ, ghê rợn mà nó còn “trắng xóa” như cố tình để làm nổi bật lên những kẻ thù nguy hiểm số một của lòng sông. Đó là những hòn đá biết đứng, biết ngồi” và cả biết” nằm theo sở thích tự động của nó” hay dường như” dòng sông đã giao việc cho mỗi hòn”. Phải nói rằng đây là một trong những ý văn vô cùng độc đáo của tác phẩm. Bởi dưới ngòi bút điêu luyện của tác giả thì những hòn đá - một sự vật vô tri nay đã trở thành một vật có xúc cảm, có trạng thái và hành động như con người. Có thể nói rằng, ở đoạn văn trên tác giả với ngôn ngữ linh hoạt , sáng tạo kết hợp với việc sử dụng tinh tế nhiều biện pháp nghệ thuật như: nhân hóa, so sánh và một loạt trường liên tưởng đã mở ra trước mắt người đọc một dòng Đà giang hung bạo với những tảng đá táo tợn, đáng sợ đến ghê người. | Văn của Nguyễn Tuân không phải là thứ văn cho người nông nối thưởng thức”(Vũ Ngọc Phan). Thật vậy! Bên cạnh sự hung bạo của con sông Đà, dưới ngòi bút của nhà văn tài hoa Nguyễn Tuân nó còn hiện lên với vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng khiến độc giả không khỏi xuýt xoa.
Dưới điểm nhìn của một cố nhân, tác giả như thấy trước mắt mình “một miếng sáng lên màu nắng tháng ba Đường thi”. Một gam màu khiến ông nhớ đến câu thơ Đường cổ kính:” Yên hoa tam nguyệt hả Dương Châu”. Đây là một hình ảnh độc đáo và giàu liên tưởng phong phú của tác giả. Bởi ông không chỉ vẽ ra trước mắt người đọc những ánh nắng chan hòa, ấm áp như sưởi ấm biết bao trái tim giá băng mà còn ví dòng Đà giang ấy như một màu sắc cổ kính nhưng chẳng kém phần lãng mạn với những bông hoa bay khắp đất trời của câu thơ Đường đầy xưa cũ. Phải chăng Nguyễn Tuân đang muốn ngụ ý với người đọc về vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc của người cố nhân và giang?
Để rồi ông tiếp tục mở ra trước sự xuýt xoa của độc giả bằng một vẻ đẹp êm đềm, thơ mộng khó tả. Đó là”bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn, bươm bướm bay trên sông Đà”. Chỉ với một ý văn ấy thôi nhưng cây bút tài hoa của thể loại tùy bút như mở ra một khoảng trời thật thơ mộng! Với từ ngữ cảm thán”chao ôi”, tác giả đã bộc lộ cảm xúc của chính mình khi gặp lại người bạn tình cũ Đà giang. Đó là một niềm vui “ như nắng giòn tan sau kỷ mưa dầm”. Những ánh nắng ấm áp đã hong khô, sưởi ấm tất thảy những sinh vật , linh khí sau những cơn mưa dâm dê, ướt đâm từ ngày này sang ngày khác. Không những thế cái ánh nắng giòn tan ấy còn như mang lại sức sống và khiến sự vật sinh sôi nảy nở. Niềm vui khi gặp lại con sông Đà còn được tác giả so sánh “vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”. Đọc đến đây, người đọc đã có
một sự liên tưởng phong phú. Phải chăng chiêm bao ấy là giấc mơ được gặp lại người mà mình từng rất thương nhớ rất nhiều, từng rất trông ngóng để được tái ngộ nên nhà văn mới vui đến như vậy? Nhưng dù sao đi nữa thì ta cũng hiểu rằng chiêm bao” ấy là một giấc mơ đẹp , một giấc mộng khiến con người ta hạnh phúc. Vậy nên, khi nối lại được giấc mơ ấy con người ta sẽ vui sướng đến vỡ òa. Niềm vui ấy | cũng giống như niềm vui sướng khi nhà văn của chúng ta gặp lại người bạn tình sống và qua bao thời gian xa cách. Đó cũng là lý do mà mà tác giả cảm nhận rằng dòng sông ấy “đằm đằm, ấm ấm như gặp lại cố nhân”. Với hai từ láy “đằm đằm” và “ấm ấm”, tác giả như bộc bạch nỗi niềm giàu xúc cảm trong lòng mình khi gặp lại người cố nhân lúc dịu dàng”, khi lại” bắn tính và gắt gỏng”. Thế nhưng người cố nhân ấy lại khiến người ta say đắm khôn nguôi!
Như vậy, qua hai đoạn trích trên ta đã cảm nhận được sự khác biệt trong ngòi bút của Nguyễn Tuân khi miêu tả dòng sông Đà.Nếu như đoạn trích đầu tiên, tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, liên tưởng để khắc họa sự hung bạo của dòng Đà giang thì ở đoạn trích thứ hai, người cầm bút ấy đã dùng những câu văn giàu chất thơ để miêu tả nên người cố nhân với chất trữ tình thấm đượm. Có thể nói rằng đây là một sự độc đáo trong phong cách nghệ thuật tài hoa của cây bút duy mỹ. Bởi nếu như những nhà văn hay nhà thơ khác chỉ làm nổi bật lên một vẻ đẹp hung bạo hay trữ tình của những con sông thì ở đây Nguyễn Tuân không như thế. Tác giả đã khắc họa một dòng sông được quyện hòa giữa vẻ đẹp trữ tình và hung bạo - một người cố nhân dẫu cho đôi lúc cáu gắt nhưng vẫn rất ấm áp, dịu dàng làm lòng ta mê đắm. Một dòng sông mà đúng như nhà thơ Trần Lê Văn đã từng miêu tả:
"Sông Đà sắp sửa về Đông Lợi quành nẻo Bắc, chơi trong xứ Đoài
Mang theo núi, cuốn theo trời Mặt nước sóng sánh, mắt người đong đưa
Sông say hát vỗ bến bờ
Đến Khê Thương, hóa thành thơ Tản Đà.”
“Nghệ thuật nằm ngoài định luật băng hoại của thời gian, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” (Sedrin) Thật vậy! Đã bao năm trôi qua | kể từ ngày tùy bút “Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân ra đời, thế nhưng đến hôm nay những con chữ ấy vẫn luôn neo đậu mãi nơi bến bờ tâm hồn người đọc, nở rộ như những đóa hoa lê trắng với bao giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc. Cảm ơn nhà văn Nguyễn Tuân- một người suốt đời đi tìm cái đẹp với những áng văn muôn đời!
Lại có đoạn: “...Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.” Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ru Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bản tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy...”
Anh/chị hãy lý giải sự khác biệt trong cách miêu tả con sông Đà của nhà văn qua hai đoạn văn trên
Bài làm
Nếu như viết về dòng sông Hương êm đềm và dịu mát, Tế Hanh có những vần thơ dạt dào , cảm xúc:
“Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông Tinh Bắc- Nam chung chảy một dòng
| Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mong ước
Tôi sẽ về với sông nước của quê hương.” | Vâng! Đúng như ai đó đã từng nói rằng “Đất nước có nhiều dòng sông nhưng chỉ có một con sông để thương và để nhớ, như đời người có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một mối tình để mãi mãi mang theo”.Và phải chăng cũng giống như Tế Hanh yêu tha thiết con sông
Hương, Nguyễn Tuân cũng dành trọn cho mình một Đà giang để thương và để nhớ ,qua đó cất nên tùy bút “Người lái đò sông Đà” đầy đặc sắc? Nổi bật lên trong tác phẩm là hai đoạn trích miêu tả con sông Đà thật khác biệt của tác giả : Có lúc thì hung bạo qua “Đó ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết lòng sông...Mới thấy rằng đây nó bày thạch trận trên sông.”, nhưng có lúc dòng Đà giang ấy lại rất trữ tình qua “Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên...rồi chốc lại bản tính gắt gỏng thác lũ lên ấy.” | Cùng là những cây bút độc đáo của nền văn học nước nhà , nếu như Tô Hoài được người người biết đến là nhà văn “sinh ra để viết , ông sống đến đâu , viết đến đó”; Kim Lân được mệnh danh là “cây bút độc đáo của làng quê và người nông dân Việt Nam” thì Nguyễn Tuân lại
mang đến biết bao bồi hồi, xúc cảm trong lòng độc giả bằng phong cách nghệ thuật thống nhất trong một chữ “ngông”. Phải chăng đây cũng là lý do mà người nghệ sỹ tài hoa, uyên bác với “một đời đi tìm cái đẹp” và yêu thích sự mới lạ, đột phá ấy cho ra đời đứa con tinh thần “Người lái đò sông Đà” in trong tập “Sông Đà” vào năm 1960. Tác phẩm là thành quả qua một chuyến đi thực tế lên vùng Tây Bắc của “cây bút duy mỹ”. Có thể nói rằng áng văn ấy như một thước phim sống động, quay lại vẻ đẹp thiên nhiên và con người nơi đây. Và hai đoạn trích trên chính là vẻ hung bạo và trữ tình của dòng “Đà giang độc bắc lưu” làm tâm hồn bao người xao xuyến.
Trong tác phẩm của mình, nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp” đã sử dụng hai lời đề từ vô cùng thú vị và đặc sắc để giới thiệu về dòng Đà giang. Với lời đề từ thứ nhất:
“Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”. Câu thơ trên của nhà thơ, nhà cách mạng Ba Lan đã thể hiện cảm xúc dâng trào mãnh liệt của tác giả trước vẻ đẹp của tiếng hát trên dòng sông. Đó có thể là tiếng hát của người lao động vùng núi Tây Bắc khi họ đang làm việc. Cũng có thể là tiếng hát say mê của đời của nhà văn khi ngắm nhìn thiên nhiên Tây Bắc. Dù hiểu theo cách nào thì lời đề từ trên cũng đã bộc lộ được cảm hứng chủ đạo của tác phẩm đó là tình yêu thiết tha của nhà văn với thiên nhiên và con người Tây Bắc. Đến với lời đề từ thứ hai:
“Chúng thủy giai Đông tẩu - Đà Giang độc Bắc lưu” Có nghĩa rằng mọi dòng sông đều chảy về phía Đông, chỉ có sông Đà là chảy theo hướng Bắc.Với việc sử dụng những câu thơ chữ Hán, Tác
giả đã tăng thêm tính trang trọng, đồng thời nhấn mạnh đến sự đặc biệt, khác thường của con sông Đà. Mọi con sông đều chảy về Đông như quy luật của tự nhiên, duy chỉ có con sông Đà chảy về phương | Bắc. Từ “độc” được sử dụng vô cùng hiệu quả để thể hiện sự độc nhất,
cá tính khác biệt của con sông. Có thể nói rằng lời đề từ ấy đã thể hiện được nét đẹp hoang sơ nhưng không kém phần độc đáo của sông Đà, đồng thời thể hiện sự mạnh mẽ của con sông khi chảy qua một vùng núi non hiểm trở như Tây Bắc chênh vênh đỉnh cao, núi đèo. Qua đó ta có thể khẳng định,mặc dù lời thơ tuy không phải của Nguyễn Tuân nhưng lại được ông sử dụng rất đắt giá trong vị trí lời đề từ của bài tùy bút nên những câu thơ ấy không chỉ bộc lộ được vẻ đẹp độc đảo, dữ dội của sông Đà mà còn vô cùng phù hợp với phong cách “ngông” của Nguyễn Tuân, một con người luôn tìm tòi cái mới, sáng tạo ra những gì chưa có bằng tài năng uyên bác, cá tính hơn người của
mình.
Dưới ngòi bút tài hoa, điêu luyện của Nguyễn Tuân- một người nghệ sỹ với chất bút “ngông cuồng”, sự hung bạo của con sông Đà không chỉ được khắc họa qua cảnh đá bờ sông , quãng mặt ghềnh hay Tà Mường Vát mà còn thể hiện rất rõ ở cảnh thác nước. Hai từ ngàn năm” được tác giả cất lên dùng để khẳng định sự hung bạo ấy vốn đã trường tồn với sinh mệnh của dòng sông Đà. Chẳng phải chỉ mỗi ngày một ngày hai mà con”thủy quái” ấy với những tảng đá đã mai phục hết lòng sông hàng ngàn năm”. Chỉ một ý văn ấy thôi nhưng “cây bút duy mỹ”
đã bắt đầu gột tả sự hiểm trở, có phần tàn bạo ấy của dòng Đà giang một cách chân thực.Với thủ pháp nhân hóa được sử dụng tinh tế trong lời văn của Nguyễn Tuân, các hòn đá vốn tưởng chừng vô tri, vô giác ấy mà lại biết ”mai phục”., để rồi đợi những con thuyền xuất hiện ở quãng âm ầm quạnh hiu”, ở những đường ngoặt sông” mà “nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền”. Với việc sử dụng các động từ mạnh như “nhôm” và “vồ”, tác giả như vẽ ra trước mắt người đọc sự tàn ác của những hòn đá.Chúng như những con “sư tử” của đất trời, luôn chực chờ sẵn. để cấu xé ngấu nghiến con mồi khi chúng đi qua tầm mắt. Nhưng chưa dừng lại ở đó, các hòn đá còn hiện lên với vẻ mặt “hôm nào cũng trông ngỗ ngược , nhăn nhúm, méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này”. Đọc câu văn vừa rồi, ta có cảm giác như nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp” đã nhân cách hóa những hòn đá, miêu tả những tảng đá ấy với nhiều cảm xúc riêng biệt. Bởi có hòn đá nào lại biết bộc lộ xúc cảm trên khuôn mặt cơ chứ? Ấy vậy mà , trong trong văn của Nguyễn Tuân lại biết! Những hòn đá kia hiện lên với vẻ mặt nào là “ngỗ ngược” như . sự khiêu khích , chế nhạo con người; nào là “nhăn nhúm và méo mỏ” để thể hiện sự khó chịu khi thấy những con thuyền đi nga qua. Phải chăng nó đang rất khó chịu với sự xuất hiện của con người, nó như muốn nhảy vồ vào mà cấu xé, ngấu nghiến cái bè gỗ đang lướt qua? Đọc đến đây, ta đã dần cảm nhận được sự hung bạo của dòng Đà giang mà bấy lâu nay chưa từng được trải nghiệm hay nhìn thấy. Nhưng sự hung bạo ấy chưa dừng lại ở đó, với những câu văn sử dụng phép so sánh, liên tưởng phong phú của nhà văn một đời đi tìm cái đẹp”, sông Đà còn hiện lên mặt sông rung rít lên”, rồi thì “mặt sông trắng xóa càng làm bật rõ lên những tảng đá trong tưởng như nó đứng ngồi, nó nằm theo sở thích”. Với một loạt trường liên tưởng đầy độc đáo, Nguyễn Tuân như một anh quay phim ghi lại hình ảnh chân thực để rồi mở ra trước mắt người đọc những cảnh tượng thật đáng kinh ngạc. Mặt sông ấy không chỉ rung rít” lên một cách đầy đáng sợ, ghê rợn mà nó còn “trắng xóa” như cố tình để làm nổi bật lên những kẻ thù nguy hiểm số một của lòng sông. Đó là những hòn đá biết đứng, biết ngồi” và cả biết” nằm theo sở thích tự động của nó” hay dường như” dòng sông đã giao việc cho mỗi hòn”. Phải nói rằng đây là một trong những ý văn vô cùng độc đáo của tác phẩm. Bởi dưới ngòi bút điêu luyện của tác giả thì những hòn đá - một sự vật vô tri nay đã trở thành một vật có xúc cảm, có trạng thái và hành động như con người. Có thể nói rằng, ở đoạn văn trên tác giả với ngôn ngữ linh hoạt , sáng tạo kết hợp với việc sử dụng tinh tế nhiều biện pháp nghệ thuật như: nhân hóa, so sánh và một loạt trường liên tưởng đã mở ra trước mắt người đọc một dòng Đà giang hung bạo với những tảng đá táo tợn, đáng sợ đến ghê người. | Văn của Nguyễn Tuân không phải là thứ văn cho người nông nối thưởng thức”(Vũ Ngọc Phan). Thật vậy! Bên cạnh sự hung bạo của con sông Đà, dưới ngòi bút của nhà văn tài hoa Nguyễn Tuân nó còn hiện lên với vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng khiến độc giả không khỏi xuýt xoa.
Dưới điểm nhìn của một cố nhân, tác giả như thấy trước mắt mình “một miếng sáng lên màu nắng tháng ba Đường thi”. Một gam màu khiến ông nhớ đến câu thơ Đường cổ kính:” Yên hoa tam nguyệt hả Dương Châu”. Đây là một hình ảnh độc đáo và giàu liên tưởng phong phú của tác giả. Bởi ông không chỉ vẽ ra trước mắt người đọc những ánh nắng chan hòa, ấm áp như sưởi ấm biết bao trái tim giá băng mà còn ví dòng Đà giang ấy như một màu sắc cổ kính nhưng chẳng kém phần lãng mạn với những bông hoa bay khắp đất trời của câu thơ Đường đầy xưa cũ. Phải chăng Nguyễn Tuân đang muốn ngụ ý với người đọc về vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc của người cố nhân và giang?
Để rồi ông tiếp tục mở ra trước sự xuýt xoa của độc giả bằng một vẻ đẹp êm đềm, thơ mộng khó tả. Đó là”bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn, bươm bướm bay trên sông Đà”. Chỉ với một ý văn ấy thôi nhưng cây bút tài hoa của thể loại tùy bút như mở ra một khoảng trời thật thơ mộng! Với từ ngữ cảm thán”chao ôi”, tác giả đã bộc lộ cảm xúc của chính mình khi gặp lại người bạn tình cũ Đà giang. Đó là một niềm vui “ như nắng giòn tan sau kỷ mưa dầm”. Những ánh nắng ấm áp đã hong khô, sưởi ấm tất thảy những sinh vật , linh khí sau những cơn mưa dâm dê, ướt đâm từ ngày này sang ngày khác. Không những thế cái ánh nắng giòn tan ấy còn như mang lại sức sống và khiến sự vật sinh sôi nảy nở. Niềm vui khi gặp lại con sông Đà còn được tác giả so sánh “vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”. Đọc đến đây, người đọc đã có
một sự liên tưởng phong phú. Phải chăng chiêm bao ấy là giấc mơ được gặp lại người mà mình từng rất thương nhớ rất nhiều, từng rất trông ngóng để được tái ngộ nên nhà văn mới vui đến như vậy? Nhưng dù sao đi nữa thì ta cũng hiểu rằng chiêm bao” ấy là một giấc mơ đẹp , một giấc mộng khiến con người ta hạnh phúc. Vậy nên, khi nối lại được giấc mơ ấy con người ta sẽ vui sướng đến vỡ òa. Niềm vui ấy | cũng giống như niềm vui sướng khi nhà văn của chúng ta gặp lại người bạn tình sống và qua bao thời gian xa cách. Đó cũng là lý do mà mà tác giả cảm nhận rằng dòng sông ấy “đằm đằm, ấm ấm như gặp lại cố nhân”. Với hai từ láy “đằm đằm” và “ấm ấm”, tác giả như bộc bạch nỗi niềm giàu xúc cảm trong lòng mình khi gặp lại người cố nhân lúc dịu dàng”, khi lại” bắn tính và gắt gỏng”. Thế nhưng người cố nhân ấy lại khiến người ta say đắm khôn nguôi!
Như vậy, qua hai đoạn trích trên ta đã cảm nhận được sự khác biệt trong ngòi bút của Nguyễn Tuân khi miêu tả dòng sông Đà.Nếu như đoạn trích đầu tiên, tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, liên tưởng để khắc họa sự hung bạo của dòng Đà giang thì ở đoạn trích thứ hai, người cầm bút ấy đã dùng những câu văn giàu chất thơ để miêu tả nên người cố nhân với chất trữ tình thấm đượm. Có thể nói rằng đây là một sự độc đáo trong phong cách nghệ thuật tài hoa của cây bút duy mỹ. Bởi nếu như những nhà văn hay nhà thơ khác chỉ làm nổi bật lên một vẻ đẹp hung bạo hay trữ tình của những con sông thì ở đây Nguyễn Tuân không như thế. Tác giả đã khắc họa một dòng sông được quyện hòa giữa vẻ đẹp trữ tình và hung bạo - một người cố nhân dẫu cho đôi lúc cáu gắt nhưng vẫn rất ấm áp, dịu dàng làm lòng ta mê đắm. Một dòng sông mà đúng như nhà thơ Trần Lê Văn đã từng miêu tả:
"Sông Đà sắp sửa về Đông Lợi quành nẻo Bắc, chơi trong xứ Đoài
Mang theo núi, cuốn theo trời Mặt nước sóng sánh, mắt người đong đưa
Sông say hát vỗ bến bờ
Đến Khê Thương, hóa thành thơ Tản Đà.”
“Nghệ thuật nằm ngoài định luật băng hoại của thời gian, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” (Sedrin) Thật vậy! Đã bao năm trôi qua | kể từ ngày tùy bút “Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân ra đời, thế nhưng đến hôm nay những con chữ ấy vẫn luôn neo đậu mãi nơi bến bờ tâm hồn người đọc, nở rộ như những đóa hoa lê trắng với bao giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc. Cảm ơn nhà văn Nguyễn Tuân- một người suốt đời đi tìm cái đẹp với những áng văn muôn đời!