Hướng dẫn Các đề thi THPTQG "Việt Bắc" cập nhật nhất 2021

Hướng dẫn  Các đề thi THPTQG "Việt Bắc" cập nhật nhất 2021

Việt Bắc là quê hương cách mạng, là cái nôi vững chắc cuả cộc kháng chiến của bộ đội, của Chính phủ trong suốt thời kì kháng chiến trống Pháo gian khổ. Sau chiến thằng Điện Biên tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giownevo được kí kết, miền Bắc nước ta giải phóng, mở ra trang sử mới cho nền cách mạng nước nhà. Tháng 10 năm 1954, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắt về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Nhân sự kiện trọng đại này, Tố Hữu đã viết bài thơ " Việt Bắc"

Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
“Mình đi có nhớ những ngày
...
Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son”
Các ý chính:
Phần thứ nhất bài thơ gợi nhớ những kỷ niệm "Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng" của cả một thời kỳ vận động cách mạng và thời kỳ kháng chiến.
1. Trong cấu tứ toàn bài, tác giả đã tưởng tượng, sáng tạo ra một đôi bạn tình Mình - Ta, tưởng tượng ra kẻ ở lại là Việt Bắc và người ra đi là những cán bộ về xuôi hát đối đáp với nhau. Trong cuộc hát đối đáp giao duyên chia tay lịch sử này, Việt Bắc là kẻ ở lại lên tiếng trước, nhớ về một thời xa hơn, thời vận động cách mạng, đấu tranh gian khổ, khoảng sáu năm trước Cách mạng tháng Tám, để sau đó, kẻ ra đi nhớ lại kỷ niệm thời kháng chiến chín năm.
2. Lời của Việt Bắc ở đây chỉ có mười hai câu lục bát nhưng tất cả đều xoáy vào kỷ niệm không thể nào quên của những ngày cách mạng còn trong trứng nước.
- Trước hết là kỷ niệm của một thời vận động đấu tranh cách mạng gian nan và khổ cực. Những từ ngữ, những hình ảnh chỉ cần nhắc lại là cũng đủ tạo nên nỗi nhớ cảm động:
"Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù"
Hình ảnh mưa lũ, mây mù vừa là tả thực nhưng cũng vừa là ẩn dụ có ý nghĩa tượng trưng, nhắc lại để cho người trong cuộc nhớ đến bao nhiêu khó khăn, thử thách, về những lúc khốn khó, cơ cực mà đồng bào và cán bộ đã phải chịu đựng.
- Đó là những kỷ niệm thắm thiết nghĩa tình sâu nặng.
Cũng chính trong hoàn cảnh ấy, xứ sở Việt Bắc, con người Việt Bắc càng "đậm đà lòng son", cưu mang cho cách mạng, cùng chung mối thù, cùng chịu đựng gian khổ, hy sinh. Bao nhiêu điều tốt đẹp đọng lại trong cụm từ - quán ngữ: "đậm đà lòng son".
- Biện pháp tiểu đối với sử dụng sáng tạo càng làm nổi bật cảm xúc. Câu thơ "Miếng cơm chấm muối / mối thù nặng vai" tạo một tiểu đối vừa gợi gian khổ vừa như cụ thể hóa mối thù của cách mạng: phát xít Nhật, thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Mối thù dân tộc như đè nặng lên hai vai trách nhiệm của mọi người. Cũng như vậy, ở tiểu đối "Hắt hiu lau xám / đậm đà lòng son" vừa gợi cho ta nhớ về những mái nhà tranh nghèo của đồng bào Việt Bắc và tấm lòng son đỏ của họ dành cho cán bộ, chiến sĩ, cho cách mạng.
- Đoạn thơ ngắn tám câu đã điệp từ đến bốn từ "mình" và bốn từ ngữ "nhớ", "có nhớ". Những từ "mình" điệp ở đầu mỗi câu thơ đã tạo ra một giọng điệu trữ tình nghe thiết tha, êm ái, ngọt ngào. Những từ "nhớ", "có nhớ" gợi đến âm hưởng của ca dao, dân ca, góp phần diễn tả một cách cảm động tràn đầy nỗi nhớ về cái nôi Việt Bắc - quê hương cách mạng.
- Từ đạo lý truyền thống của dân tộc, tác giả đã nâng lên thành một tình cảm mới, in đậm nét thời đại, góp phần làm nổi bật chủ đề của toàn bài: ân tình cách mạng. Việt Bắc là quê hương chung của mọi người, là cội nguồn của sức mạnh làm nên thắng lợi của cách mạng, của kháng chiến.
- Bằng giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết của ca dao, dân ca, của điệu thơ lục bát đậm đà bản sắc dân tộc, Tố Hữu nhắn nhủ với chúng ta hãy nhớ mãi, hãy giữ lấy cái đạo lý ân tình chung thủy quý báu của cách mạng.

4136
 
Từ khóa Từ khóa
ngữ văn 12 ôn thi văn thptqg to huu việt bắc
4K
0
4
Trả lời
Đề 2: Nhận xét về đoạn thơ dưới đây trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, có ý kiến cho rằng, “Đó là một bức tứ bình tuyệt đẹp về thiên nhiên và con người Việt Bắc”.

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người,

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đỏ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

(Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ Văn 12, Tập 1, NXB GD, 2008)

Anh/Chị hãy phân tích đoạn thơ để bình luận nhận xét trên

Hướng dẫn:

1. Giới thiệu ngắn gọn nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc: Tố Hữu là một trong những nhà thơ hàng đầu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Việt Bắc là bài thơ được lấy làm đầu đề cho cả một tập thơ. Tố Hữu viết bài thơ này vào tháng 10 năm 1954, khi nước ta đã hoàn thành cuộc kháng chiến chống Pháp, chính phủ đã rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Đây là một bài thơ dài (168 câu). Đoạn trích trong sách giảng văn chỉ gồm 90 câu. Đoạn thơ đề thi là phần 5, nói về nỗi nhớ cảnh và người Việt Bắc. Nó giống như một bức tứ bình về thiên nhiên và con người Việt Bắc rất đẹp và nên thơ

2. Giải thích:

Giải thích ngắn gọn khái niệm “tứ bình” trong lời nhận xét: là loại tranh về thiên nhiên gồm 4 bức xuân, hạ, thu, đông. Bên cạnh tứ bình còn có “tứ quý”, hay “tứ linh”: long, ly, quy, phượng, hay tùng, cúc, trúc, mai..Lời nhận xét trong đề thi căn cứ vào đoạn thơ của Tố Hữu cho rằng đây là một bức tứ bình. Chính xác hơn, nó gồm hai bức tứ bình , một về thiên nhiên với 4 mùa “xuân hạ thu đông” và hai, đó là bức tứ bình về “con người Việt Bắc”.

3. Phân tích đoạn thơ: Để làm rõ bức tứ bình về thiên nhiên và conngười VB, cần xác định rõ vị trí của đoạn thơ. Trong đoạn trích bài VB, đây là đoạn thứ 5, nói về nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi. Đoạn thơ có cấu trúc khá độc đáo. 10 câu thơ như một bài thơ độc lập, có hai câu mở đầu và 8 câu còn lại chia làm 4 cặp, trong đó, tác giả dành câu lục (câu 6) nói về nỗi nhớ cảnh, và câu bát (câu 8) nói về nỗi nhớ người.

Đoạn thơ gồm mười câu ghi lại nỗi nhớ của nhà thơ và cũng là của cán bộ đối với cảnh và người Việt Bắc.
- Mười câu thơ nhịp nhàng ấy vừa là một bộ phận hữu cơ của bài thơ vừa biểu hiện một ý thơ hoàn chỉnh. Mở đầu là câu giới thiệu chung về nội dung xúc cảm của đoạn thơ:
"Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người"
Câu hỏi tu từ "mình có nhớ ta" vừa là lời thoại, nhưng đồng thời vừa là cái cầu nối sang câu dưới, là cái cớ để bày tỏ tấm lòng của mình. Ra về, lòng vẫn nhớ. Nhớ nhất, lưu luyến nhất hoa cùng người. Hoa ở đây là thiên nhiên; thiên nhiên đẹp, tươi sáng như hoa vậy. Hoà vào thiên nhiên ấy là con người. Hoa cùng người là hai bộ phận khăng khít không thể tách rời trong bức tranh Việt Bắc.
- Tám câu thơ còn lại tràn ngập ánh sáng, đường nét và màu sắc tươi tắn. Cảnh và người hoà quyện vào nhau. Trong bốn cặp lục bát, câu sáu dùng cho nhớ cảnh, câu tám nhớ người. Cảnh và người trong mỗi cặp câu lại có những điểm, sắc thái riêng. Cứ thế đoạn thơ lần lượt gợi nhớ những vẻ đẹp nên thơ, mở ra trước mắt người đọc những phong cách đa dạng về đường nét, màu sắc, ánh sáng, âm thanh, gợi ở chúng ta những rung động trước khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa mênh mông, man mác.
- Phong cảnh mà tác giả gợi tả ở đây là phong cảnh núi rừng diễn biến qua vẻ đẹp riêng của bốn mùa trong năm: mùa đông, rừng biếc xanh đột ngột, đây đó bùng lên màu đỏ tươi rói của hoa chuối rừng như những bó đuốc thắp lên sáng rực. Xuân sang, rừng lại ngập trắng hoa mơ "nở trắng rừng". Cái màu trắng dìu dịu, tinh khiết phủ lên cả cánh rừng, gợi lên một cảm giác thơ mộng, bâng khuâng. Rồi hè đến, "Ve kêu rừng phách đổ vàng". Chỉ trong một câu thơ mà ta thấy được cả thời gian luân chuyển sống động: tiếng ve kêu báo mùa hè - hè đến - cây phách chuyển màu vàng. Sự đổi thay sinh động ấy làm sống dậy thời gian. Và cảnh rừng đêm thu dưới ánh trăng hoà bình âm vang tiếng hát. Như vậy có buổi trưa tràn đầy ánh nắng, có ban đêm êm dịu. Mùa nào cũng đẹp, cũng đáng yêu, mỗi mùa là một bức tranh.
- Một vẻ đẹp nữa trong bộ tranh tứ bình ấy là vẻ đẹp con người. Con người và những hoạt động của con người là một bộ phận không thể tách rời trong khung cảnh Việt Bắc. Dường như khó có thể hình dung "đèo cao nắng ánh" lại thiếu hình ảnh người lên núi, mùa xuân lại thiếu cảnh "người đan nón", hè sang lại thiếu cảnh "cô em gái" đi hái măng. Thiên nhiên và con người đã hoà quyện và tô điểm cho nhau. Và trong nỗi nhớ nhà của người ra đi, kỷ niệm về những con người Việt Bắc là kỷ niệm đậm đà nhất, sâu sắc nhất. Trong nỗi nhớ, con người lại càng thêm gần gũi, gần với thiên nhiên và gần bên nhau.
- Bao trùm cả đoạn thơ là tình cảm nhớ thương tha thiết, tiếp tục âm hưởng chung của nghệ thuật ca dao. Những câu thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, câu nọ gợi câu kia, ý nọ gợi tiếp ý kia cứ trào lên dạt dào cảm xúc qua cách xưng hô "mình - ta" thắm thiết. Nhạc điệu dịu dàng, trầm bổng khiến cả đoạn thơ mang một âm hưởng bâng khuâng, êm êm như một khúc hát ru - khúc hát ru kỷ niệm. Đặc biệt từ nhớ được lặp lại nhiều lần, mỗi lần một sắc thái khác nhau và cấp độ tăng lên làm cụ thể hơn tấm lòng lưu luyến của tác giả với chiến khu, với cảnh và người Việt Bắc. Đoạn thơ được mở đầu bằng câu thơ kiểu dân gian "Ta về, mình có nhớ ta" thì cuối đoạn dường như đã được trả lời. Cả ta và mình đều cùng chung nỗi nhớ, cùng chung "tiếng hát ân tình" và ân tình sâu nặng ấy mãi còn lưu luyến, vấn vương trong những tâm hồn chung thuỷ.
- Nghệ thuật “dựng tứ bình” của Tố Hữu:

- Sử dụng điêu luyện thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc

- Sử dụng điêu luyện cặp đại từ “mình ta” trong đoạn thơ

- Nghệ thuật đối xứng, đan cài hai câu thơ lục và bát, hai bức tranh thiên nhiên và con người trong bức tứ bình rất điêu luyện. Cứ sau câu thơ lục về nỗi nhớ cảnh, lại đến một câu thơ bát về nỗi nhớ người. Nỗi nhớ này kéo theo nỗi nhớ kia, nỗi nhớ cảnh khơi gợi nỗi nhớ người, cũng giống như một câu thơ lục chỉ tồn tại được khi có một câu thơ bát.

4. Bình luận:

- Nhận xét hoàn toàn đúng đắn. Đoạn thơ tuy chỉ ngắn gọn 10 câu, nhưng bằng tài nghệ của mình, Tố Hữu đã vẽ được một bức tranh đẹp về thiên nhiên và con người VB trong kháng chiến.

Bức tranh tứ bình bằng thơ thể hiện phong cách thơ giàu tính dân tộc của Tố Hữu

Nghệ thuật tứ bình của Tố Hữu vừa cổ điển vừa có nét mới mẻ hiện đại, thể hiện
canh-rung-viet-bac.jpg
 
Đề 3: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:

Những đường Việt Bắc của ta,

………

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

*Vấn đề cần phân tích:
  • Phân tích đoạn thơ để làm nổi bật cảm hứng sử thi và lãng mạn của cái tôi chiến sĩ về một VB – căn cứ kháng chiến hào hùng với bao kỉ niệm chiến đấu và chiến thắng.
  • Ý cần triển khai:
+ 6 Câu đầu: Âm hưởng anh hùng ca về một VB chiến đấu và chiến thắng.

+ 2 câu tiếp: Cảm hứng lãng mạn hào hùng, ý thơ phóng xa vào viễn cảnh tương lai tươi sáng của dân tộc.

+ 4 câu cuối: VB căn cứ địa hào hùng với những tên đất, tên làng gắn liền với những chiến công oanh liệt.

*Dàn ý cụ thể:

Mở bài:

  • Việt Bắc là cơ quan đầu não trong kháng chiến chống Pháp, đây còn là căn cứ địa vững chắc của Trung Ương Đảng và Chính phủ trong suốt 15 năm kháng chiến.
  • Tháng 10 năm 1954, những người kháng chiến từ VB trở về xuôi. Tố Hữu đã viết bài thơ để bày tỏ nỗi niềm, tình cảm của những người cán bộ, người chiến sĩ cách mạng dành cho mảnh đất, con người đã từng cưu mang, gắn bó suốt 15 năm kháng chiến.
  • VB là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là thi phẩm xuất sắc của thơ ca kháng Pháp.
  1. Thân bài:
  • Nếu những đoạn thơ trước mang nặng nỗi niềm về một VB cảnh và người ân tình, ân nghĩa; một VB nghèo mà chân tình, rộng mở thì ở đoạn thơ này, nhà thơ dẫn người đọc vào khung cảnh VB chiến đấu và chiến thắng với những hình ảnh hào hùng, những âm thanh sôi nổi, dồn dập, náo nức.
  • Cách mạng và kháng chiến đã xua tan đi vẻ hiu hắt của núi rừng; đồng thời khơi dậy sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên, con người VB cùng sức mạnh vô song của khối đoàn kết dân tộc trong kháng chiến.
  • Cảm hứng sử thi:
  • Không gian rộng lớn nơi núi rừng Tây Bắc giờ đây đều là của ta, đều thuộc về ta. Đêm đêm những bước chân hành quân rầm rập, làm rung chuyển cả đất trời, bước chân của những ngươi khổng lồ đội trời đạp đất, làm nên những kì tích muôn đời.
  • Nổi bật lên là hình ảnh quân đội nhân dân VN. Ý thơ ngợi ca sức mạnh hùng hậu của quân đội ta: Quân đi điệp điệp trùng trùng/Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Càng đẹp, càng sống động hơn hình ảnh ánh sao đầu súng lấp lánh dưới trời đêm, khiến người đọc nhớ đến hình ảnh Đầu súng trăng treo của Chính Hữu. Những câu thơ giàu chất tạo hình, vừa hiện thực, vừa lãng mạn gợi nhiều liên tưởng về vẻ đẹp của người lính.
  • Kháng chiến của chúng ta là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Người người đánh giặc, nhà nhà đánh giặc, nông dân miền xuôi tấp nập lên đường góp sức người sức của cho tiền tuyến. Hình ảnh của họ thật hào hùng, hoành tráng – Bước chân nát đá buôn trùng lửa bay.
Sự kếp hợp kì diệu giữa hình ảnh thực dân công đỏ đuốc cả đoàn và những liên tưởng lãng mạn, bay bổng bước chân nát đá vừa làm sống dậy nguồn sức mạnh to lớn của dân tộc, vừa thần thoại hóa sức mạnh của con người trong kháng chiến. Bước chân của họ là những bước chân của con người đội đá vá trời, rung chuyển càn khôn, đạp bằng gian nguy làm nên chiến thắng, khiến cả thế giới phải khâm phục.

  • Cảm hứng lãng mạn:
  • Hình ảnh đối lập Nghìn đêm thăm thẳm sương dày/Đèn pha bật sáng như ngày mai lên diễn tả cảm hứng tự hào, tinh thần lạc quan tin tưởng về một tương lai tươi sáng của kháng chiến, của dân tộc.
  • Đoạn thơ đã có sự phá vỡ tính cân xứng của nhịp thơ trong phần đầu đoạn để tạo ra tiết tấu phi đối xứng (Quân đi / điệp điệp trùng trùng..Dân công / đỏ đuốc từng đoàn…Nghìn đêm / thăm thẳm sương dày…) làm cho giọng thơ trở nên mạnh mẽ, dồn dập như bước chân hành quân của người lính xông pha nơi trận địa.
  • Những tên tuổi VB làm nên lịch sử oai hùng.
  • Những tên tuổi – tên đất, tên làng, tên sông, tên núi của trăm miền hòa với những chiến công lừng lẫy cùng VB đã đi vào trang sử vàng của dân tộc.
  • Niềm vui chiến thắng của dân tộc tràn ngập những câu thơ, tràn vào tâm tư người đọc niềm vui chiến thắng bất tận của chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
  1. Kết bài:
  • VB không chỉ còn là một cái tên, một vùng đất mà trở thàh biểu tượng cho sức mạnh, cho linh hồn kháng chiến.
Với những đóng góp về nội dung cũng như nghệ thuật, VB xứng danh là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là thi phẩm xuất sắc của thơ ca kháng Pháp
canh-rung-viet-bac.jpg
 
Đề 4: Tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc”

Dàn ý

1. Mở bài
- Giới thiệu vềvị trí của Tố Hữu trong dòng thơ ca cách mạng Việt Nam.
- Nêu vấn đề: Một trong những đặc điểm làm nên phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu là tính dân tộc đậm đà. Bài thơ Việt Bắc là một minh chứng tiêu biểu cho tính dân tộc của thơ Tố Hữu.

2. Thân bài
Giải thích khái niệm: tính dân tộc trong văn học là khái niệm thuộc phạm trù tư tưởng - thẩm mĩ, chỉ mối liên hệ khăng khít giữa văn học và dân tộc, thể hiện quatổng thể những đặc điểm độc đáo tương đối bền vững chung cho các sáng tác của một dân tộc, được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử và phân biệt với văn học của các dân tộc khác. Tính dân tộc thể hiện ở cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

- Phân tích tính dân tộc trong đoạn trích bài thơ Việt Bắc:

+ Về nội dung: Đoạn trích đã phản ánh đậm nét hình ảnh con người Việt Nam, Tổ quôc Việt Nam trong thời đại cách mạng; đã đưa những, tư tưởng và tình cảm cách mạng hoà nhập và tiếp nối với truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo lí của dân tộc. Đoạn trích nói đến nghĩa tình thuỷ chung của con người Việt Nam trong kháng chiến. Đó cũng là một trong những tmyển thống cao đẹp của dân tộc ta. Đoạn trích cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc, của cuộc sống chiến đấu gian khổ nhưng ấm áp tình người, của lịch sử cách mạng Việt Nam một thời không thể nào quên.

+ Về nghệ thuật: Tố Hữu sử dụng thể thơ lục bát truyền thống để thể hiện những nội dung tình cảm cách mạng có gốc rễ trong truyền thống tinh thần dân tộc. Đoạn trích sử dụng cách nói mình - ta và lối đối đáp của ca dao - dân ca, tạo nên một giọng thơ ngọt ngào thương mến, qua đó thể hiện những vấn đề có ý nghĩa trọng đại của dân tộc.

Nhà thơ sử dụng những từ ngữ và lối nói quen thuộc, những so sánh ví von truyền thống nhưng lại biểu hiện được những tư tưởng mới của thời đại. Sự chuyển đổi linh hoạt vềngôn ngữ và giọng điệu cũng tạo nên hiệu quả biểu đạt cao.

Nhạc điệu thể hiện chiều sâu của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu. Tố Hữu có biệt tài trong việc sử dụng các từ láy, dùng vần và phối hợp các thanh điệu,... kết hợp với nhịp thơ, tạo thành nhạc điệu phong phú của các câu thơ, diễn tả nhạc điệu bên trong của tâm hồn mà ở bề sâu của nó là điệu cảm xúc và tâm hồn dân tộc. Giai điệu thơ ngọt ngào, sâu lắng khi diễn tả tình cảm gắn bó, thuỷ chung; sôi động, hào hùng khi thể hiện cuộc chiến đấu và chiến thắng vẻ vang của dân tộc; tha thiết, thành kính với hình ảnh Đảng và Bác Hồ kính yêu.

- Nhận xét, đánh giá:

+ Tính dân tộc và ý nghĩa, giá trị của đoạn trích cũng như bài thơ Việt Bắc trong thơ ca dân tộc: bài thơ vừa đánh dấu một giai đoạn lịch sử của dân tộc vừa nêu bật phẩm chất truyền thống của con người Việt Nam trong chiến tranh.

+ Tính dân tộc và sự thể hiện phong cách thơ Tố Hữu: sự gắn bó tha thiết giữa hồn thơ Tố Hữu và tâm hổn dân tộc tạo nên một nét phong cách đặc sắc và ấn tượng của thơ ông.

3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ, ấn tượng của cá nhân về đoạn trích.

unnamed.jpg
 
Đề 5: Nhận định về bài thơ “Việt Bắc”, tác giả Nguyễn Đăng Mạnh viết: “Sức hấp dẫn mạnh nhất của thơ Tố Hữu đối với công chúng đông đảo là tính dân tộc, tính truyền thống đậm đà và nhuần nhuyễn”. Anh/Chị hãy làm rõ nhận định đó qua đoạn thơ sau:

“Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

Gợi ý

* Mở bài:

– Giới thiệu vài nét về tác giả Tố Hữu, hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc

– Nhận định về bài thơ “Việt Bắc”, tác giả Nguyễn Đăng Mạnh viết: “Sức hấp dẫn mạnh nhất của thơ Tố Hữu đối với công chúng đông đảo là tính dân tộc, tính truyền thống đậm đà và nhuần nhuyễn”. Điều đó được thể hiện qua đoạn thơ sau:

..

* Thân bài:

– “Việt Bắc” là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca mà cội nguồn sâu xa của nó là tình cảm quê hương đất nước, là truyền thống ân nghĩa, đạo lý thuỷ chung của dân tộc.

– Tính dân tộc thể hiện ở mọi yếu tố từ nội dung đến hình thức của sáng tác văn học. Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu trước hết được xem xét toàn diện từ sự mô tả cuộc sống và đấu tranh độc đáo của dân tộc ta, sự phác họa con người Việt Nam với truyền thống đạo đức, đặc điểm tâm lý và tái hiện phong cảnh đất nước. Bằng ngôn ngữ nghệ thuật, thể thơ và nhạc điệu mang đậm màu sắc dân tộc.

+ Về nội dung, dễ dàng nhận thấy trước hết là tính dân tộc biểu hiện trong sự phản ánh màu sắc dân tộc của thiên nhiên, của đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Nội dung căn bản của tính dân tộc là ở tinh thần dân tộc, tính cách dân tộc và cái nhìn dân tộc đối với cuộc đời.

+ Về hình thức, tính dân tộc biểu hiện ở chỗ: mỗi nền văn học dân tộc có hệ thống thể loại truyền thống, có các phương tiện miêu tả, biểu hiện riêng, nhất là có ngôn ngữ dân tộc thể hiện bản sắc riêng trong tư duy và tâm hồn của dân tộc mình.

– Cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ là nỗi nhớ về Việt Bắc:

“Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người.”

+ Tác giả sử dụng điệp ngữ hai lần “ta về”. Cùng một thời điểm chia tay nhưng ở trên là hỏi người, ở dưới là giãi bày lòng mình. Cặp từ “ta”, “mình” được xưng hô như cách đối đáp giao duyên của trai gái trong ca dao, dân ca khiến cho cuộc chia tay của người cán bộ và Việt Bắc thành cuộc “giã bạn” của lứa đôi. “Ta” là người cán bộ kháng chiến, “mình” là nhân dân Việt Bắc đang lưu luyến chia tay. Câu hỏi tu từ “mình có nhớ ta” thể hiện sự lưu luyến của người đi, kẻ ở.

+ “Nhớ hoa” là nhớ thiên nhiên Việt Bắc thơ mộng làm đắm say lòng người. “Nhớ người” là nhớ người dân Việt Bắc từng cưu mang, gắn bó, đồng cam cộng khổ với cán bộ cách mạng.

Bức tranh mùa đông:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

– Hoa chuối rừng đỏ như son nổi bật trên nền xanh bạt ngàn của lá. Sự “tương phản” của hai màu xanh, đỏ làm cho núi rừng bớt hoang vu, lạnh lẽo mà trở nên ấm áp hơn. Hoa chuối là bông hoa có thật chứ không mông mênh chóng tàn như những loài hoa khác.

– Vượt qua mùa đông lạnh giá, con người lên nương, lên rừng. Nghệ thuật đảo ngữ “nắng ánh” (động từ) là các luồng sáng của nắng chói lên bởi sự phản quang của lưỡi dao rừng thắt trên lưng người dân khi họ đi khai thác lâm, thổ sản. Đó là cái đẹp rất đời thường, rất giản dị của người lao động.

“Bức tranh mùa xuân:

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.”

– Hoa mơ tinh khôi, thanh khiết phủ trắng cả cánh rừng, gợi cảm giác choáng ngợp trước cảnh thơ mộng. Âm điệu mạnh mẽ của hai chữ trắng rừng bộc lộ cảm giác ngỡ ngàng, hạnh phúc của con người. Một bài thơ khác, Tố Hữu cũng viết rất hay về mùa xuân của núi rừng Việt Bắc:

“Ôi sáng xuân nay xuân, xuân 41

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ.

Bác về nín lặng con chim hót

Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ”

(Xuân 41)

– Hình ảnh người lao động chuốt từng sợi giang rất nhịp nhàng, khoan thai. Động từ “chuốt” là làm cho thật nhẵn sợi giang để đan nón. Hai từ “chuốt” và “từng” gợi tả đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chịu thương chịu khó của người đan nón. Họ làm ra sản phẩm để phục vụ cho lao động và còn để tặng cán bộ kháng chiến.

Bức tranh mùa hạ:

“Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.”

– Câu thơ sáu chữ xôn xao cả màu sắc lẫn âm thanh. Khi tiếng ve râm ran, cả một rừng phách như hối hả, nhanh chóng thay màu, cùng đồng loạt “đổ vàng”. Hai động từ “kêu” và “đổ” thể hiện không khí rạo rực rất đặc trưng của mùa hạ. Đổ vàng là ngả vàng hàng loạt hoặc là cây trút lá vàng. Hai câu thơ gợi nhắc ý thơ của Xuân Diệu:

“Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá

Thu đến nơi nơi động tiếng huyền.”

(Trích Thơ duyên)

– Hình ảnh người lao động: Cô gái đi hái măng, khơi dậy trong ta những rung động ngọt ngào, sâu lắng. Đọc câu thơ, ta nghe như có tiếng nhạc ngân nga bởi nghệ thuật gieo vần lưng (gái, hái) và điệp phụ âm đầu “m”(măng, một, mình). Cô gái say sưa lao động trong một không gian vui tươi, trong trẻo. Sự hiện diện của cô gái càng tăng thêm nét duyên dáng, trẻ trung cho bức tranh mùa hạ.

Bức tranh mùa thu:

“Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

– Ánh trăng vàng êm dịu trải dài lên cảnh vật, gợi không khí thanh bình, yên ả. Từ “hòa bình” vừa khẳng định cuộc sống êm đềm, vừa nói đến sự thanh tĩnh của rừng khuya. Đêm trăng thu huyền ảo nơi núi rừng Việt Bắc thấp thoáng ước mơ thầm kính về cuộc sống thanh bình êm ả.

– Trên cái nền gợi cảm ấy văng vẳng “tiếng hát ân tình thủy chung” của ai đó nghe thật bâng khuâng, xao xuyến. Tiếng hát ấy chính là tấm lòng của người Việt Bắc, dù nghèo khó nhưng suốt đời thủy chung với cách mạng.

– Mỗi câu lục bát làm thành một bức tranh trong bộ tứ bình. Mỗi bức tranh có vẻ đẹp riêng hòa kết bên nhau tạo vẻ đẹp chung. Đó là sự hài hòa giữa âm thanh, màu sắc… Tiếng ve của mùa hè, tiếng hát của đêm thu, màu xanh của rừng già, sắc đỏ của hoa chuối, trắng tinh khôi của rừng mơ, vàng ửng của hoa phách… Trên cái nền thiên nhiên ấy, hình ảnh con người hiện lên thật bình dị, thơ mộng trong công việc lao động hàng ngày.

– Nhận xét của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh hoàn toàn xác đáng. Trước hết qua đoạn thơ, trên phương diện nội dung ta thấy, phong cảnh thiên nhiên đất nước mang bản sắc Việt Nam.

+ Thiên nhiên không chỉ có vẻ đẹp tự tại, không chỉ hé mở cho những tâm hồn riêng lẻ mà gắn liền với quê hương đất nước với đời sống lao động và chiến đấu, với sinh hoạt với những vui buồn của mỗi người Việt Nam. Bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc” được xem là một trong những bức họa đẹp nhất của núi rừng con người Việt Bắc.

– Trên phương diện hình thức nghệ thuật, tính dân tộc trong nghệ thuật của thơ Tố Hữu được thể hiện ở những nét chính sau đây: ngôn ngữ, nhạc điệu, hình ảnh, thể thơ đậm đà tính dân tộc.Lối cấu tứ, kết cấu giàu sắc thái ca dao,thể thơ dân tộc được vận dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo.

+ Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học. Tính dân tộc trong ngôn ngữ được thể hiện một cách đặc sắc trong đoạn thơ bức tranh tứ bình. Nhà thơ đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo cặp đại từ nhân xưng “mình”, “ta” của ca dao xưa. Ở đầu đoạn thơ, cặp đại từ “mình”, “ta” được sử dụng một cách sinh động, linh hoạt mang nhiều sắc thái ngữ nghĩa. Cách xưng hô “mình”, “ta” trong lời đối đáp vốn là cách xưng hô của những đôi bạn tình trong ca dao tình yêu.

+ Việt Bắc được viết theo thể thơ lục bát với lối kết cấu như lời đối đáp của một đôi trai gái lúc xa nhau. Lục bát là thể thơ dân tộc, nó ăn sâu bắt rễ trong nhân dân mang cốt cách thuần túy Việt Nam. Tố Hữu đã vận dụng điêu luyện sáng tạo thể thơ lục bát, mang âm điệu dịu dàng duyên dáng của ca dao dân ca. Tiếng hát, tiếng ngâm, lời ru đã chắp cánh cho thơ Tố Hữu bay đến mọi miền của đất nước. Thể thơ lục bát với những ưu thế của nó đã giúp tác giả chuyển tải được những tình cảm thiết tha của cả người đi và kẻ ở trong buổi tiễn biệt.

+ Tính dân tộc trong đoạn thơ còn thể hiện ở nhạc điệu, cách gieo vần. Âm điệu thơ của Tố Hữu có đặc trưng riêng đó là sự ngọt ngào, tha thiết. Nó mượt mà, uyển chuyển, đằm thắm như lời ru của mẹ bằng lối đối đáp ân tình. Tố Hữu rất tài tình trong việc phối hợp các âm thanh, từ ngữ, tiết tấu, vần điệu của ngôn ngữ tiếng Việt để tạo nên một ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, chứa đựng cảm xúc dân tộc.

+ Cũng trong đoạn thơ, ta bắt gặp những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với cuộc sống lao động và chiến đấu của nhân dân. Đó là hình ảnh “hoa mơ”, “hoa chuối”, “rừng xanh”, “đèo”, “trăng rọi hòa bình”,…hết sức nồng ấm và luôn ăn sâu trong tâm khảm của người Việt.

* Kết bài:

– Với những nét chấm phá đơn sơ giản dị, vừa cổ điển vừa hiện đại, đoạn thơ trên của Tố Hữu đã làm nổi bật được bức tranh cảnh và người qua bốn mùa của chiến khu Việt Bắc. Cảnh và người hòa hợp với nhau tô điểm cho nhau, làm cho bức tranh trở nên gần gũi thân quen, sống động và có hồn hơn. Tất cả đã tan chảy thành nỗi nhớ nhung quyến luyến thiết tha trong tâm hồn người cán bộ về xuôi.

– Có thể nói, đây là một trong những đoạn thơ đặc sắc nhất, tài hoa nhất thấm đẫm tinh thần dân tộc trong bài “Việt Bắc”. Nó góp phần làm cho bài thơ xứng đáng là viên ngọc sáng long lanh trong kho tàng văn học hiện đại Việt Nam.
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.