Kim Lân là một trong những nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Ông được độc giả biết đến qua tác phẩm "Vợ nhặt". Trong truyện, nhà văn Kim Lân tả nhân vật Tràng với hai lần gặp nhân vật “thị”. Lần đầu, Tràng kéo xe thóc liên đoàn lên tỉnh, Tràng chỉ hát mấy câu vu vơ: “Muốn ăn cơm trắng mới giò/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì”. Lần thứ hai, “hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Sau đó, chỉ mất “bốn bát bánh đúc” và một câu nói đùa “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuôn hàng lên xe rồi cùng về”, Tràng đã dẫn thị về nhà. Qua đó làm nổi bật tấm lòng của nhà văn dành cho người nông dân.
Cùng cảm nhận tấm lòng của nhà văn Kim Lân qua việc miêu tả hai lần Tràng gặp người đàn bà trên tỉnh nhé!
+ Kim Lân là nhà văn của người nông dân, là cây bút của đồng ruộng.
+ Truyện ngắn Vợ nhặt của ông thể hiện sự am hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí những người ở thôn quê: dù cuộc sống có tăm tối đến đâu họ vẫn khao khát sống, yêu thương đùm bọc nhau, vẫn hi vọng vào tương lai.
– Nêu vấn đề cần nghị luận: Hai lần nhà văn miêu tả nhân vật Tràng gặp nhân vật thị trên tỉnh đã thể hiện tấm lòng nhân đạo mà ông đã dành cho người nông dân Việt Nam.
– "Vợ nhặt" được coi là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân, cũng là một truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tiền thân của truyện ngắn Vợ nhặt là một chương trong tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" viết ngay sau 1945. Tới 1954, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết Vợ nhặt. Do đó, tác phẩm không chỉ là kết quả một quá trình suy ngẫm, gọt giũa về cả nội dung và nghệ thuật mà còn mang âm hưởng lạc quan của thời đại mới trong thời điểm đất nước được giải phóng sau năm 1954.
– Truyện kể về nhân vật Tràng nhặt được vợ trong tình huống éo le, bất ngờ và cảm động.
– Hai lần nhà văn miêu tả nhân vật Tràng gặp nhân vật thị trên tỉnh thuộc phần đầu của truyện.
* Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng trong hai lần miêu tả:
- Sơ lược về cảnh ngộ của Tràng: Tràng là một người nông dân nghèo khổ, đơn độc, có số phận và gia cảnh vô cùng đáng thương. Trong nạn đói năm 1945, Tràng và mẹ già cũng bị cái đói dồn đuổi, bởi vậy anh hầu như không có khả năng để có thể lấy vợ.
+ Nhân vật Tràng ở lần gặp gỡ thứ 1:
– Hoàn cảnh xuất hiện: Tràng kéo xe bò thuê lên tỉnh để kiếm sống. Vì mệt quá, nên anh cất lên câu hò. Không ngờ, đó là câu hò khiến cho nhân vật thị chú ý. Sau câu hò vu vơ của Tràng, Tràng đã được một người đàn bà ton ton chạy ra đẩy xe và tít mắt cười tình.
– Ý nghĩa:
+ Câu hò trở thành nhịp cầu nối, mở đầu cuộc gặp gỡ của hai con người cùng khổ trong nạn đói 1945. Hành động chạy ra đẩy xe và tít mắt cười tình của người vợ nhặt tác động rất mạnh đến tâm lý của một người đàn ông trưởng thành vốn phải sống đơn độc.
+ Hành động đó của thị đã đem đến cho Tràng cảm giác và cảm xúc hoàn toàn mới mẻ, khác hẳn với câu bông đùa hàng ngày cùng lũ trẻ con. Nó khơi dậy cho Tràng một khát khao chân chính, mãnh liệt mà người trưởng thành nào cũng có, đó là khát khao được chia sẻ yêu thương cùng một người khác giới.
+ Nhân vật Tràng ở lần gặp gỡ thứ 2:
– Hoàn cảnh xuất hiện: Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ thì người vợ nhặt xuất hiện với giọng nói sưng sỉa: -Điêu! Người như thế mà điêu! Rồi Tràng nhận ra sự thay đổi đến đáng thương trước ngoại hình của người vợ nhặt
– Ý nghĩa:
+ Điều tác động mạnh nhất đến Tràng chính là sự biến đổi bất ngờ đến không hề nhận ra của cô vợ nhặt. Chỉ sau một thời gian ngắn ngủi, với sự tàn phá khủng khiếp của cái đói, cô vợ nhặt gần như biến đổi hoàn toàn về nhân hình, nhân dạng. Từ một người khỏe mạnh, thị đã biến thành kẻ đói rách, khổ sở: “quần áo tả tơi như tổ đỉa, thị gầy rọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”.
+ Vốn là người nông dân hiền lành, lương thiện, sự thay đổi, biến dạng của người vợ nhặt không thể không tác động vào lòng trắc ẩn nơi Tràng. Bởi vậy, Tràng đã rất nhanh chóng đi đến quyết định cho thị ăn một bữa no rồi dẫn về nhà làm vợ. Thực chất đó chính là hành động đầy tình người, dám đưa đôi bàn tay của mình để cưu mang những người cùng cảnh ngộ. Bốn bát bánh đúc và câu nói đùa “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” của Tràng đã trở thành sự thật vì sau đó người vợ nhặt theo Tràng về thật.
* Nhận xét về tấm lòng của nhà văn dành cho người nông dân:
– Qua hai lần gặp gỡ của nhân vật Tràng, Kim Lân thể hiện niềm cảm thông sâu sắc trước hoàn cảnh bi đát của người nông dân Việt Nam trong nạn đói khủng khiếp 1945
– Nhà văn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của của họ. Đó là khát vọng sống, đề cao tình thương, tình nghĩa con người trong tận cùng khổ đau khi đối diện với đói, cái chết đang rình rập.
– Tác giả gửi gắm niềm tin vào người nông dân. Chính khát vọng hạnh phúc gia đình sẽ làm nên sức mạnh để con người hướng về tương lai.
* Đặc sắc nghệ thuật:
– Tạo tình huống “nhặt” vợ rất éo le, bất ngờ và cảm động; Tràng nhặt được vợ phù hợp với tâm lý và tình cảm của nhân vật, không có sự khiên cưỡng, chắp nối; ngôn ngữ đậm chất nông dân và có sự gia công sáng tạo của nhà văn.
– Bài học cuộc sống được rút ra: lòng yêu thương, khát vọng sống hạnh phúc, xây dựng tổ ấm gia đình…
Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/vo-nhat-kim-lan.327/
Cùng cảm nhận tấm lòng của nhà văn Kim Lân qua việc miêu tả hai lần Tràng gặp người đàn bà trên tỉnh nhé!
- Mở bài:
+ Kim Lân là nhà văn của người nông dân, là cây bút của đồng ruộng.
+ Truyện ngắn Vợ nhặt của ông thể hiện sự am hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí những người ở thôn quê: dù cuộc sống có tăm tối đến đâu họ vẫn khao khát sống, yêu thương đùm bọc nhau, vẫn hi vọng vào tương lai.
– Nêu vấn đề cần nghị luận: Hai lần nhà văn miêu tả nhân vật Tràng gặp nhân vật thị trên tỉnh đã thể hiện tấm lòng nhân đạo mà ông đã dành cho người nông dân Việt Nam.
- Thân bài:
– "Vợ nhặt" được coi là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân, cũng là một truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tiền thân của truyện ngắn Vợ nhặt là một chương trong tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" viết ngay sau 1945. Tới 1954, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết Vợ nhặt. Do đó, tác phẩm không chỉ là kết quả một quá trình suy ngẫm, gọt giũa về cả nội dung và nghệ thuật mà còn mang âm hưởng lạc quan của thời đại mới trong thời điểm đất nước được giải phóng sau năm 1954.
– Truyện kể về nhân vật Tràng nhặt được vợ trong tình huống éo le, bất ngờ và cảm động.
– Hai lần nhà văn miêu tả nhân vật Tràng gặp nhân vật thị trên tỉnh thuộc phần đầu của truyện.
* Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng trong hai lần miêu tả:
- Sơ lược về cảnh ngộ của Tràng: Tràng là một người nông dân nghèo khổ, đơn độc, có số phận và gia cảnh vô cùng đáng thương. Trong nạn đói năm 1945, Tràng và mẹ già cũng bị cái đói dồn đuổi, bởi vậy anh hầu như không có khả năng để có thể lấy vợ.
+ Nhân vật Tràng ở lần gặp gỡ thứ 1:
– Hoàn cảnh xuất hiện: Tràng kéo xe bò thuê lên tỉnh để kiếm sống. Vì mệt quá, nên anh cất lên câu hò. Không ngờ, đó là câu hò khiến cho nhân vật thị chú ý. Sau câu hò vu vơ của Tràng, Tràng đã được một người đàn bà ton ton chạy ra đẩy xe và tít mắt cười tình.
– Ý nghĩa:
+ Câu hò trở thành nhịp cầu nối, mở đầu cuộc gặp gỡ của hai con người cùng khổ trong nạn đói 1945. Hành động chạy ra đẩy xe và tít mắt cười tình của người vợ nhặt tác động rất mạnh đến tâm lý của một người đàn ông trưởng thành vốn phải sống đơn độc.
+ Hành động đó của thị đã đem đến cho Tràng cảm giác và cảm xúc hoàn toàn mới mẻ, khác hẳn với câu bông đùa hàng ngày cùng lũ trẻ con. Nó khơi dậy cho Tràng một khát khao chân chính, mãnh liệt mà người trưởng thành nào cũng có, đó là khát khao được chia sẻ yêu thương cùng một người khác giới.
+ Nhân vật Tràng ở lần gặp gỡ thứ 2:
– Hoàn cảnh xuất hiện: Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ thì người vợ nhặt xuất hiện với giọng nói sưng sỉa: -Điêu! Người như thế mà điêu! Rồi Tràng nhận ra sự thay đổi đến đáng thương trước ngoại hình của người vợ nhặt
– Ý nghĩa:
+ Điều tác động mạnh nhất đến Tràng chính là sự biến đổi bất ngờ đến không hề nhận ra của cô vợ nhặt. Chỉ sau một thời gian ngắn ngủi, với sự tàn phá khủng khiếp của cái đói, cô vợ nhặt gần như biến đổi hoàn toàn về nhân hình, nhân dạng. Từ một người khỏe mạnh, thị đã biến thành kẻ đói rách, khổ sở: “quần áo tả tơi như tổ đỉa, thị gầy rọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”.
+ Vốn là người nông dân hiền lành, lương thiện, sự thay đổi, biến dạng của người vợ nhặt không thể không tác động vào lòng trắc ẩn nơi Tràng. Bởi vậy, Tràng đã rất nhanh chóng đi đến quyết định cho thị ăn một bữa no rồi dẫn về nhà làm vợ. Thực chất đó chính là hành động đầy tình người, dám đưa đôi bàn tay của mình để cưu mang những người cùng cảnh ngộ. Bốn bát bánh đúc và câu nói đùa “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” của Tràng đã trở thành sự thật vì sau đó người vợ nhặt theo Tràng về thật.
* Nhận xét về tấm lòng của nhà văn dành cho người nông dân:
– Qua hai lần gặp gỡ của nhân vật Tràng, Kim Lân thể hiện niềm cảm thông sâu sắc trước hoàn cảnh bi đát của người nông dân Việt Nam trong nạn đói khủng khiếp 1945
– Nhà văn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của của họ. Đó là khát vọng sống, đề cao tình thương, tình nghĩa con người trong tận cùng khổ đau khi đối diện với đói, cái chết đang rình rập.
– Tác giả gửi gắm niềm tin vào người nông dân. Chính khát vọng hạnh phúc gia đình sẽ làm nên sức mạnh để con người hướng về tương lai.
* Đặc sắc nghệ thuật:
– Tạo tình huống “nhặt” vợ rất éo le, bất ngờ và cảm động; Tràng nhặt được vợ phù hợp với tâm lý và tình cảm của nhân vật, không có sự khiên cưỡng, chắp nối; ngôn ngữ đậm chất nông dân và có sự gia công sáng tạo của nhà văn.
- Kết bài:
– Bài học cuộc sống được rút ra: lòng yêu thương, khát vọng sống hạnh phúc, xây dựng tổ ấm gia đình…
Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/vo-nhat-kim-lan.327/