"Chiếc lá cuối cùng" là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn O'Hen-ri. Trong đó, tác phẩm đã lấy đi nước mắt hàng ngàn người đọc bởi đức hi sinh cao cả của cụ Bơ-men. Dưới đây là bài cảm nhận đức hi sinh vì nghệ thuật chân chính của cụ Bơ-men, mời các bạn cùng tham khảo
Cảm nhận đức hi sinh vì nghệ thuật chân chính của cụ Bơ-men
Truyện "Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác văn học của của O.Hen-ri và của nền văn học thế giới. Tác phẩm là bức thông điệp màu xanh về tình thương, sự sống của con người và đức hi sinh thầm lặng vì nghệ thuật chân chính của người nghệ sĩ Bơ-men.
Năm ấy, cụ Bơ-men đã 60 tuổi, khắc khổ, đã bốn chục năm cầm bút vẽ mà vẫn không với tới được gấu áo vị nữ thần của nghệ thuật. Tuy vậy, cụ đã nói với cô Xiu: “Một ngày kia tôi sẽ vẽ một tác phẩm kiệt xuất…”. Bơ-men đã không ngừng nuôi khát vọng ấy trong bao nhiêu năm tháng. Đói khổ cùng cực và sự cô đơn cũng không thể làm hao mòn nó.
Với những người nghệ sĩ trẻ tuổi như Giôn-xi và Xiu, cụ luôn dành cho họ sự trân trọng đáng quý. Những gì cụ chưa làm được, cụ tin chắc chắn rằng, những con người trẻ tuổi kia sẽ tiếp tục hành trình và sẽ làm được. Thế nên, Khi nghe Xiu kể về chuyện của Giôn xi với những chiếc lá trên cây thường xuân, cụ Bơ men và Xiu “Sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”.
Cụ sợ khát vọng nghệ thuật sẽ đứt quãng nễu như có chuyện chẳng lành xảy ra. Cụ đã “sợ sệt” cho mạng sống của Giôn xi khi thấy trên cây chỉ còn trơ lại vài chiếc lá.Và trong lúc ngồi lặng lẽ, “chẳng nói năng gì”, Cụ đã ấp ủ một ý định, mà đến tận cuối câu chuyện chúng ta mới hiểu được hết cái lặng lẽ, “chẳng nói năng gì” ấy của Cụ.
Trong đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá thường xuân cuối cùng dã rụng, cụ Bơ men không ngồi làm mẫu nữa, mà đã đứng trong cơn mưa lạnh lẽo, dai dẳng, pha lẫn tuyết đang đổ xuống, chỉ mặc một cái áo sơ-mi cũ màu xanh, đứng suốt đêm âm thầm sáng tạo nên Chiếc lá cuối cùng, chiếc lá dũng cảm. Gió bấc dữ dội, nhưng chiếc lá thường xuân đơn độc ấy vẫn bám chắc lấy cành. Giày và áo quần cụ họa sĩ đã ướt sũng và lạnh buốt. Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi.
Chiếc lá cuối cùng do để cứu người là một hành động cao cả. Cái chết của cụ già Bơ-men đẹp hơn mọi bài ca. Nếu Chúa bị đóng đinh chịu nạn vì hạnh phúc của con người, thì cụ Bơ-men cao đẹp thay quên mình vì sự sống của Giôn-xi. Cụ đã vĩnh viễn ra đi, nhưng chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác, cụ để lại cho đời, vì sự sống và hạnh phúc của con người. Giôn-xi khỏi bệnh, cô lặng ngắm tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-men, và cô xúc động khi nghĩ tới lời Xiu nói: Cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng với tất cả tình thương và lòng biết ơn vô hạn. hơn một thế kỉ nay hàng triệu độc giả trên hành tinh đã cúi đầu nghiêng mình trước nghĩa cử và cái chết của họa sĩ Bơ-men.
Chiếc lá ấy là kiệt tác của cụ Bơ men. Trước hết là vì chiếc lá được vẽ rất giống : “ở gần cuống lá còn giữ mầu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”, giống đến nỗi cả Giôn xi và Xiu đều tưởng là chiếc lá thật.
"Chiếc lá cuối cùng" là một trong những tác phẩm văn học đem đến cho chúng ta nhiều say mê và suy nghĩ. Bức thông điệp màu xanh ấy, mãi mãi tươi non trong lòng người. Tình bạn, tình chị em, tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh của những họa sĩ trẻ và già ấy làm cho người đọc tin yêu hơn vào lòng tốt của con người. Nó nhắn nhủ nhân loại: hãy phấn đấu cho hạnh phúc của con người, hãy đem nghệ thuật phục vụ con người, vẻ đẹp nhân văn, giá trị nhân bản của Chiếc lá cuối cùng đã rung động tâm hồn mỗi chúng ta.
Nghệ sĩ Bơ-men đã ngã xuống vì nghệ thuật, đã hi sinh vì sự sống và hạnh phúc của con người. Nghệ thuật hướng tới con người là nghệ thuật đẹp nhất, lâu bền nhất!
Trên đây là bài cảm nhận về đức hi sinh vì nghệ thật của cụ Bơ-men trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng". Hi vọng bài viết sẽ trở thành tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
Cảm nhận đức hi sinh vì nghệ thuật chân chính của cụ Bơ-men
Truyện "Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác văn học của của O.Hen-ri và của nền văn học thế giới. Tác phẩm là bức thông điệp màu xanh về tình thương, sự sống của con người và đức hi sinh thầm lặng vì nghệ thuật chân chính của người nghệ sĩ Bơ-men.
Năm ấy, cụ Bơ-men đã 60 tuổi, khắc khổ, đã bốn chục năm cầm bút vẽ mà vẫn không với tới được gấu áo vị nữ thần của nghệ thuật. Tuy vậy, cụ đã nói với cô Xiu: “Một ngày kia tôi sẽ vẽ một tác phẩm kiệt xuất…”. Bơ-men đã không ngừng nuôi khát vọng ấy trong bao nhiêu năm tháng. Đói khổ cùng cực và sự cô đơn cũng không thể làm hao mòn nó.
Với những người nghệ sĩ trẻ tuổi như Giôn-xi và Xiu, cụ luôn dành cho họ sự trân trọng đáng quý. Những gì cụ chưa làm được, cụ tin chắc chắn rằng, những con người trẻ tuổi kia sẽ tiếp tục hành trình và sẽ làm được. Thế nên, Khi nghe Xiu kể về chuyện của Giôn xi với những chiếc lá trên cây thường xuân, cụ Bơ men và Xiu “Sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”.
Cụ sợ khát vọng nghệ thuật sẽ đứt quãng nễu như có chuyện chẳng lành xảy ra. Cụ đã “sợ sệt” cho mạng sống của Giôn xi khi thấy trên cây chỉ còn trơ lại vài chiếc lá.Và trong lúc ngồi lặng lẽ, “chẳng nói năng gì”, Cụ đã ấp ủ một ý định, mà đến tận cuối câu chuyện chúng ta mới hiểu được hết cái lặng lẽ, “chẳng nói năng gì” ấy của Cụ.
Trong đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá thường xuân cuối cùng dã rụng, cụ Bơ men không ngồi làm mẫu nữa, mà đã đứng trong cơn mưa lạnh lẽo, dai dẳng, pha lẫn tuyết đang đổ xuống, chỉ mặc một cái áo sơ-mi cũ màu xanh, đứng suốt đêm âm thầm sáng tạo nên Chiếc lá cuối cùng, chiếc lá dũng cảm. Gió bấc dữ dội, nhưng chiếc lá thường xuân đơn độc ấy vẫn bám chắc lấy cành. Giày và áo quần cụ họa sĩ đã ướt sũng và lạnh buốt. Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi.
Chiếc lá cuối cùng do để cứu người là một hành động cao cả. Cái chết của cụ già Bơ-men đẹp hơn mọi bài ca. Nếu Chúa bị đóng đinh chịu nạn vì hạnh phúc của con người, thì cụ Bơ-men cao đẹp thay quên mình vì sự sống của Giôn-xi. Cụ đã vĩnh viễn ra đi, nhưng chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác, cụ để lại cho đời, vì sự sống và hạnh phúc của con người. Giôn-xi khỏi bệnh, cô lặng ngắm tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-men, và cô xúc động khi nghĩ tới lời Xiu nói: Cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng với tất cả tình thương và lòng biết ơn vô hạn. hơn một thế kỉ nay hàng triệu độc giả trên hành tinh đã cúi đầu nghiêng mình trước nghĩa cử và cái chết của họa sĩ Bơ-men.
Chiếc lá ấy là kiệt tác của cụ Bơ men. Trước hết là vì chiếc lá được vẽ rất giống : “ở gần cuống lá còn giữ mầu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”, giống đến nỗi cả Giôn xi và Xiu đều tưởng là chiếc lá thật.
"Chiếc lá cuối cùng" là một trong những tác phẩm văn học đem đến cho chúng ta nhiều say mê và suy nghĩ. Bức thông điệp màu xanh ấy, mãi mãi tươi non trong lòng người. Tình bạn, tình chị em, tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh của những họa sĩ trẻ và già ấy làm cho người đọc tin yêu hơn vào lòng tốt của con người. Nó nhắn nhủ nhân loại: hãy phấn đấu cho hạnh phúc của con người, hãy đem nghệ thuật phục vụ con người, vẻ đẹp nhân văn, giá trị nhân bản của Chiếc lá cuối cùng đã rung động tâm hồn mỗi chúng ta.
Nghệ sĩ Bơ-men đã ngã xuống vì nghệ thuật, đã hi sinh vì sự sống và hạnh phúc của con người. Nghệ thuật hướng tới con người là nghệ thuật đẹp nhất, lâu bền nhất!
Trên đây là bài cảm nhận về đức hi sinh vì nghệ thật của cụ Bơ-men trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng". Hi vọng bài viết sẽ trở thành tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_
- Từ khóa
- chiếc lá cuối cùng cụ bơ-men hi sinh nghe thuat