CẢM NHẬN VỀ 14 CÂU THƠ ĐẦU

  • Thread starter Thread starter hưnga
  • Ngày gửi Ngày gửi

CẢM NHẬN VỀ 14 CÂU THƠ ĐẦU

hưnga
hưnga
1. MB:

- Có những tác phẩm chỉ đọc một lần đã để lại rung cảm sâu sắc trong lòng người đọc, người nghe.

- “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một trong những tác phẩm như thế. Truyện viết về cuộc đời và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Trong đó, đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã giúp ta cảm nhận được cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Kiều dành cho những người thân yêu.

2. TB:

* Khái quát chung:

- Đoạn trích nằm ở phần hai “Gia biến và lưu lạc”, sau khi biết mình rơi vào lầu xanh, Kiều thấy tủi nhục rút dao định tự vẫn. Tú Bà sợ mất cả vốn lẫn lãi đã vờ hứa đưa nàng ra ở lầu Ngưng Bích để đợi gả chồng nhưng thực chất là để thực hiện âm mưu mới.

- Với nghệ thuật miêu tả nội tâm, tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã khắc họa bức tranh thiên nhiên lầu Ngưng Bích đẹp nhưng hoang vu vắng lặng, tấm lòng Kiều tan nát, ngổn ngang trăm mối tơ vò. Kiều nhớ về Kim Trọng, nhớ về cha mẹ với những phẩm chất đáng tự hào.

* LĐ 1: Sáu câu thơ đầu Nguyễn Du đã miêu tả cảnh thiên nhiên lầu Ngưng Bích và tình cảnh của nàng Kiều.

- Mở đầu đoạn trích, nhà thơ viết:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

- “Khóa xuân” nghĩa là khóa kín tuổi thanh xuân.

- Từ “khóa xuân” thường được sử dụng để chỉ hoàn cảnh của những người con gái trong gia đình quyền quý thời xa xưa bị khóa kín tuổi xuân trong những khuôn khổ, phép tắc của gia đình và xã hội. Ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng từ “khóa xuân” với hàm ý mỉa mai để nói về cảnh ngộ xót xa, trớ trêu của Thúy Kiều.

- “Ngưng Bích” là nơi màu xanh đọng lại, ngôi lầu ngay cạnh bờ biển. Tên ngôi lầu gợi lên sự thơ mộng, lãng mạn nhưng lại là nơi giam lỏng Thúy Kiều. Còn gì đau đớn

hơn khi đang độ xuân sắc, căng tràn nhựa sống Kiều lại phải chịu cảnh giam giữ, mất tự do?

- Câu thơ khiến người đọc xót xa trước tình cảnh đáng thương của Thúy Kiều: quá khứ gia biến, hiện tại mất tự do, tương lai mờ mịt đen tối.

- Những câu thơ tiếp, tác giả khắc họa bức tranh thiên nhiên lầu Ngưng Bích dưới con mắt đầy tâm trạng của Thúy Kiều:

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

- Đứng trên lầu cao nàng đưa mắt nhìn cảnh vật. Nàng thấy dãy núi mờ xa, thấy vầng trăng khi tròn khi khuyết trên bầu trời.

- “non xa, trắng gần” có thể là cảnh thực cùng trong một vòm trời, mà cũng có thể là hình ảnh mang tính chất ước lệ để gợi sự mênh mông rợn ngợp của không gian. Hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mông trời nước đã diễn tả tình cảnh cô đơn của Thúy Kiều.

- Nàng chỉ biết bầu bạn với núi, với trăng. Song những người bạn vô tri, vô giác ấy cũng không thể nào san sẻ nỗi buồn đang chất chứa trong lòng Kiều.

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.

- Nguyễn Du sử dụng từ láy “bát ngát” diễn tả không gian rộng lớn, vô cùng, vô tận.

- “xa trông” gợi lên sự trông ngóng của Thúy Kiều để tìm bóng hình quen thuộc, để hi vọng về một tương lai phía trước.

- Nhưng cái mà Kiều nhìn thấy chỉ là “cát vàng, bụi hồng” nằm ngổn ngang. Cảnh vật ở đây có màu vàng của cát, có màu hồng của bụi, có đường nét, có hình khối nhưng thiếu âm thanh, thiếu hơi ấm của cuộc sống con người vì thế nó trở nên hoang vu, vắng lặng. Và cảnh vật ấy càng tô đậm sự cô đơn lẻ loi của nhân vật Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

- Nếu như hai câu thơ trên tả cảnh thì hai câu thơ dưới tả tình:

Bẽ bàng mấy sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

- Cái hay trong câu thơ là Nguyễn Du sử dụng từ láy, đảo ngữ “bẽ bàng” nghĩa là xấu hổ, tủi thẹn. Kiều vốn là tiểu thơ khuê các, lá ngọc cành vàng có ý thức về nhân cách và danh dự. Vậy mà giờ đây Kiều phải bán mình, bị rơi vào lầu xanh nhơ nhớp. Nghĩ đến hoàn cảnh ấy nàng vô cùng đau đớn, tủi nhục, buồn thương cho chính thân phận mình.

- “mây sớm đèn khuya” là hình ảnh gợi thời gian tuần hoàn khép kín, thời gian cũng như không gian giam hãm con người. Sáng Kiều làm bạn với mây, tối làm bạn với đèn, nàng cứ thui thủi một mình, không người bầu bạn. Câu thơ đã nhấn mạnh nỗi cô đơn đến tột cùng của Thúy Kiều khi sống ở nơi đất khách quê người.

- Cảnh buồn, tình buồn hòa nhập vào nhau thành nỗi buồn chất ngất trong lòng Kiều. Đặc sắc trong đoạn thơ là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình miêu tả thiên nhiên để gửi gắm tâm trạng của con người. Đúng như Nguyễn Du đã viết:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

- Sáu câu thơ đầu Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật tả cảnh, tả cảnh ngụ tình, các hình ảnh giàu sức gợi để làm nổi bật bức tranh thiên nhiên lầu Ngưng Bích đẹp đẽ, thơ mộng nhưng hoang vắng. Cảnh vật ấy càng tô đậm tâm trạng cô đơn, buồn tủi của Thúy Kiều với bao niềm tâm sự đau thương.

* LĐ 2: Tám câu thơ tiếp, Nguyễn Du miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho những người thân yêu.

- Trong tâm trạng cô đơn, buồn tủi, Kiều hướng về với những người thân của mình. Nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ được Nguvễn Du miêu tả rất xúc động trong những

lời độc thoại nội tâm của nhân vật. Nỗi nhớ thương được chia đều: bốn câu đầu dành cho người yêu, bốn câu sau dành cho cha mẹ.

* Trước hết là nỗi nhớ của Kiều dành cho Kim Trọng - mối tình đầu trong trắng, đẹp đẽ:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

+ Từ “tưởng” vừa là nhớ, vừa là hình dung, tưởng tượng ra người mình yêu.

+ “Người dưới nguyệt chén đồng” là hình ảnh hoán dụ để chỉ Kim Trọng, người cùng với Thúy Kiều nâng chén rượu thề nguyền dưới ánh trăng:

Vầng trăng vằng vặc giữa trời

Đinh ninh hai miệng một lời song song.

- Vầng trăng xưa vẫn còn đó, lời thề xưa vẫn còn đó, vẫn khắc sâu trong trái tim hai người. Vậy mà giờ đây cuộc đời Kiều đã rẽ sang một hướng khác. Câu thơ như có nhịp thổn thức của trái tim yêu thương đang rỉ máu.

- Kim Trọng về Liêu Dương hộ tang chú, ngày đêm mong chờ tin tức của nàng nhưng tin tức ấy mong manh mờ ảo như sương khói mùa thu.

- Vừa hồi tưởng quá khứ vừa nhớ về Kim Trọng, nàng tự trách mình là một kẻ phụ tình, phản bội lời thề năm xưa. Câu thơ giúp ta cảm nhận được tâm trạng của Kiều đau đớn, dằn vặt như giằng xé tâm can.

- Càng nhớ Kim Trọng, càng nuối tiếc mối tình đầu, Kiều càng thấm thía tình cảnh của mình:

“Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

- Nguyễn Du đã sử dụng thành ngữ biến thể “bên trời góc bể” để chỉ tình cảnh của Thúy Kiều trôi dạt nơi đất khách quê người, không biết đến bao giờ mới được đoàn tụ cùng gia đình.

- Từ láy “bơ vơ” như tô đậm thêm nỗi cô đơn lẻ loi của người con gái tha hương.

- Tấm thân trong trắng của Kiều đã bị hoen ố không thể nào gột rửa cho sạch khiến nàng cảm thấy áy náy, dày vò chính bản thân.

- Đặc sắc trong câu thơ là nghệ thuật ẩn dụ “tấm son” để chỉ tấm lòng thủy chung son sắt của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng. Dù cuộc đời có đổi thay, dù Kiều có bị sóng gió dập vùi thì tấm lòng của nàng không bao giờ thay đổi.

- Với những từ Hán Việt, nghệ thuật miêu tả nội tâm, Nguyễn Du khắc họa sinh động những tâm tư, tình cảm của Thúy Kiều về mối tình đầu dang dở. Nhớ về Kim Trọng rồi nàng lại nghĩ về tình cảnh của mình để rồi xót thương cho người mình yêu. Qua đó ta thấy tình cảm của Kiều dành cho Kim Trọng vô cùng sâu sắc và mãnh liệt.

* Day dứt nhớ người yêu, Kiều lại thổn thức nhớ về cha mẹ:

“Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

- Chỉ một từ “xót” cũng đủ để ta hiểu được nỗi lòng của Kiều khi hướng về cha mẹ. “Xót” là đau đớn, xót xa như sát muối vào lòng. Nỗi nhớ của tình máu mủ ruột rà khiến con người ta hao mòn cả hình hài cơ thể.

- “Người tựa cửa hôm mai” là hình ảnh hoán dụ để chỉ cha mẹ Thúy Kiều ở quê nhà. Cứ mỗi sáng, mỗi chiều cha mẹ lại tựa cửa trông xa thương nhớ, lo lắng, trông chờ tin tức của đứa con gái trong vô vọng. Nghĩ đến tình cảnh ấy Kiều cảm thấy vô cùng xót xa.

- Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” nói về đạo hiếu của những người làm con: Mùa hè quạt mát, mùa đông tạo hơi ấm cho cha mẹ nghỉ.

- Câu hỏi tu từ “những ai đó giờ?’” như xoáy sâu vào lòng người đọc, nhấn mạnh nỗi băn khoăn lo lắng của Kiều: Không biết ai sẽ là người thay mình chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ già?

- Hai câu thơ sau, Kiều suy nghĩ về bổn phận của đạo làm con:

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

- Điển tích “sân Lai, gốc tử” được vận dụng một cách khéo léo. Lão Lai Tử người nước Sở tuy già nhưng hàng ngày vẫn nhảy múa để mua vui cho cha mẹ. Ý thơ đã diễn tả tấm lòng hiếu thảo của Kiều dành cho cha mẹ.

- “nắng mưa” là hình ảnh ẩn dụ để chỉ thời gian xa cách, sự tàn phá của thiên nhiên. Câu thơ cho ta thấy cha mẹ Kiều đã ngày một già yếu. Ở phương xa nàng luôn băn khoăn và tự trách mình không làm tròn chữ hiếu của đạo làm con.

- So với Kim Trọng và cha mẹ, Kiều là người đau khổ và đáng thương nhất: quá khứ gia biến, hiện tại bị chà đạp, mất tự do, tương lai thì mờ mịt. Nhưng nàng đã nén nỗi đau của mình để quan tâm, lo lắng cho những người thân yêu. Không chỉ thủy chung, hiếu thảo, nàng còn là người con gái giàu đức hi sinh. Ở cương vị nào Thúy Kiều đều tỏa sáng những phẩm chất tốt đẹp.

* Nhận xét về trình tự nỗi nhớ:

- Kiều đã từng cân nhắc “Bên tình, bên hiếu bên nào nặng hơn?” Để rồi nàng đưa ra quyết định “Làm con trước phải đền ơn sinh thành”. Kiều đã quyết định bán mình chuộc cha và em, gia đình Kiều đã tạm thời yên ổn. Nàng đã phần nào báo đền được chữ hiếu.

- Còn về phần Kim Trọng nàng cảm thấy có lỗi vì đã phụ tấm lòng của chàng Kim. Hơn nữa mỗi tình đầu lúc nào cũng nồng nàn cháy bỏng. Vì thế nàng đã nhớ về Kim Trọng trước, nhớ về cha mẹ sau. Trình tự ấy tưởng chừng vô lí nhưng lại rất có lí khi đặt vào hoàn cảnh của Thúy Kiều.

* LĐ chốt:

- Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” không chỉ hay về nội dung mà còn đặc sắc về nghệ thuật.

- Thành công của Nguyễn Du là nghệ thuật tả cảnh, tả cảnh ngụ tình, miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại.

- Ngoài ra tác giả còn sử dụng hình ảnh giàu sức gợi hình, biểu cảm, thành ngữ, điển cố, điển tích; các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ…

- Qua những nghệ thuật ấy Nguyễn Du đã tái hiện bức tranh thiên nhiên lầu Ngưng Bích, đồng thời giúp ta hiểu được những tâm sự của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở nơi đây.

3. KB:

- Khép lại trang sách mà dư âm của nó còn vang mãi trong lòng người đọc.

- Ta còn nhớ đến bức tranh thiên nhiên lầu Ngưng Bích đẹp nhưng hoang vu, vắng lặng thiếu âm thanh của sự sống.

- Ta còn nhớ đến nàng Kiều với cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi cùng tấm lòng thủy chung, hiếu thảo dành cho những người thân yêu.

- Nguyễn Du thấu hiểu và đồng cảm với tâm tư, tình cảm của nhân vật Thúy Kiều phải chăng đó chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm?
 
474
0
0
Trả lời

Đang có mặt