Những dòng chữ trên trang khiến ai trằn trọc không ngủ được, khiến ai cứ thao thức mà lòng không nguôi. Nó có mở, có kết thậm chí có dòng đi ra và đi vào. Dòng chữ ấy nổi hằn trên những tờ mỏng in bóng ngược, cọ quậy như đang muốn bứt phá khỏi khuôn khổ ô lề giấy. Nó vừa dữ dội, vừa dịu êm cứ thế len lỏi đến lòng người. Dòng chữ ấy là dòng nước mắt cứ thế chảy trôi, cuốn theo cả những do dự và sự lưỡng lự. Một chỉnh thể đã đem theo mảnh ghép đến tâm hồn làm cho nơi ấy ngập tràn sự đa dạng và phong phú. Nơi hội tụ đủ mọi những cảm xúc, cung bậc với những cấp độ khác nhau. Chỉnh thể ấy là "tác phẩm văn học".
Tác phẩm văn học mang đến những mảnh đời và số phận con người khác nhau. Đó là cuộc sống của một người nông dân nghèo khổ, một nhà văn trí thức, một gia đình nghèo hay là một cô, cậu bé đáng thương... Những con người ấy và cuộc sống xung quanh họ có biết bao nhiêu sự việc xảy đến. Và dòng văn miêu tả họ cứ thế mà chen chúc vào ngõ hẹp của tâm trí con người. Như được khai mở, và nhận biết mọi thứ xung quanh thêm sâu sắc hơn. Mảnh đời ấy có những giọt nước mắt cay đắng, có những niềm vui hạnh phúc. Biết bao nhiêu thăng trầm cuộc sống đổ xô vào họ như một cách để họ nhận ra giá trị của cuộc đời.
Người cầm bút như là một " kẻ lang thang" đi đến mọi ngóc ngách của cuộc đời, tìm gặp ra những gương mặt thân quen và phát hiện ra "hạt ngọc". Bởi văn chương là hướng con người tới " chân - thiện - mĩ". Dường như, đó là sợi chỉ xuyên suốt ở mỗi tác phẩm. Con người biết yêu quý những điều thiện, điều tốt và biết lên án, tố cáo những điều ác, điều xấu xa. Độc giả khi tiếp cận tới một tác phẩm văn chương có thể sẽ tìm ra "gương mặt" của mình trong đó, soi chiếu và nhận ra bản thể của mình. Văn chương làm thay đổi một điều gì đó bên trong mỗi con người, làm họ nhận thức được thế giới của mình một cách sâu sắc hơn.
Một thế giới văn chương vừa có sự mới mẻ vừa có sự quen thuộc. Văn chương bắt nguồn từ đời sống, từ hiện thực nên nó có những thứ bình dị và quen thuộc. Nó không thoát li hay xa rời hiện thực. Có thể ngoài đời, ta cũng quen "gương mặt" và khung cảnh ấy hay sao. Nhưng, văn chương tạo cho ta sự mới mẻ, nó đi sâu vào bên trong mỗi con người. Nó tìm tòi và khám phá ra những thứ ẩn sâu và lấp kín. Đó là thứ tình cảm "nguyên sơ" nhất, bản chất "người" nhất của mỗi con người. Để rồi, những điều ấy ta chưa nhìn thấy giờ đang hiện rõ. Nó là sự đau khổ, bi kịch hay hạnh phúc, vui vẻ. Thứ tình cảm ấy cao trào và sâu sắc đến độ nó như là của chính mình vậy. Theo chân những nhân vật trong tác phẩm, nhiều khi là mình đang ở trong ấy cùng chứng kiến mọi điều xảy đến với họ. Dùng tấm lòng của mình để cảm thông cho số phận của họ, dùng tình cảm của mình mà yêu thương sự nhẹ nhàng của tâm hồn họ. Như là một cuộc "xâm nhập" trong một "bộ phim" mà vai diễn chính là mình.
Trong diễn từ Nobel văn chương 1949, William Faulkner đã nói rằng: " Các tác phẩm hiện nay hầu hết mọi người đã quên một điều rằng chỉ có những tác phẩm miêu tả được xung đột nội tâm của nhân loại mới có thể trở thành những tác phẩm bất hủ, chỉ có chủ đề đó mới đáng để cho chúng ta tốn nhiều tâm huyết để viết". Một tác phẩm còn ở lại mãi với đời là tác phẩm chứa đựng tình cảm lớn lao của con người. "Xung đột nội tâm" là sự mâu thuẫn, giằng co những tình cảm bên trong con người. Dùng ngòi bút của mình để xoáy sâu vào từng lớp tận đáy tâm hồn. Là sự đau khổ về mặt tinh thần và những vấn đề của tình cảm. Sự việc và hoàn cảnh đáng để rơi lệ và nó không chỉ là khoảnh khắc mà là sự lâu dần và trải dài.
Những trang văn trải dài số phận của con người, đó là số phận do hoàn cảnh và xã hội sắp đặt. Tưởng rằng số phận bi thảm ấy sẽ chẳng loé lên một tia sáng nào, nhưng không cuộc đời của những con người ấy được bàn tay của nhà văn nâng đỡ. Đó là tia sáng của tình yêu thương được lan toả và cả những khao khát, khát vọng sống đẹp. Con người bị dồn đến chân tường, nhà văn đã dùng tình cảm của mình để cứu giúp họ. Trong bản thân họ có những xung đột nội tâm, đấu tranh giữa sự trở lại và đánh mất chính mình. Thằng Chí trong "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao bị xã hội thối nát bóp méo cả nhân hình lẫn nhân tính. Thằng Chí cứ vật vờ bước trên con đường làng Vũ Đại với những tiếng chửi rủa. Hắn cứ khập khễnh đi trên con đường sống của chính mình. Trạng thái mơ màng trong rượu và chìm trong sự tha hoá đã dần bịt lấy hơi thở của hắn. Hắn chưa có cảm giác được "sống" thật sự bao giờ sau khi bước chân ra khỏi nhà tù. Thị Nở xuất hiện mang tình yêu đến với hắn. Lần đầu tiên, hắn được bàn tay một người phụ nữ chăm sóc. Hắn ăn bát cháo hành, bát cháo tình thương ấy đã khiến hắn khóc. Những giọt nước mắt ấm nóng của một con người. Bản chất sâu thẳm bên trong hắn trỗi dậy mãnh liệt. Nó không bao giờ mất đi mà ngủ yên chờ có điều gì đó tác động vào. Nhà văn Nam Cao tin tưởng vào bản chất bên trong mỗi con người luôn bất diệt và không bao giờ mất đi.
Những chuyện không có "truyện" của Thạch Lam nhẹ nhàng len lỏi chiếm giữ lấy tình cảm của độc giả. Bởi giọng văn từ tình cảm và tình yêu thương sâu sắc. Đọc văn Thạch Lam thật nhẹ nhàng, những câu chuyện bình dị của đời sống nhưng lại đi vào lòng người khó phai. Câu chuyện của cô bé Liên sống ở phố huyện nghèo khó với nhịp sống chậm rãi. Cô bé ấy khao khát có một cuộc sống tốt hơn. Tâm hồn trong sáng ngây thơ của cô bé đã khiến biết bao tình cảm của độc giả phải rung lên. Mình rất thích đọc văn Thạch Lam, nhẹ nhàng mà ấm áp vô cùng. Trong tác phẩm "Gió lạnh đầu mùa" là tình yêu thương ấm nóng giữa mùa đông lạnh giá. Trong cái rét ấy, tình người không lạnh đi mà lại ấm áp hơn. Trong các tác phẩm ấy, tình yêu thương được đề cao. Thạch Lam là một nhà văn có lòng nhân đạo sâu sắc, ông luôn dành tình cảm sâu sắc đối với mọi người.
Hàng ngày, có biết bao nhiêu những tác phẩm ra đời. Nhưng tất cả đều không phải những tác phẩm lớn và để lại tiếng vang cho đời. Điều đó chỉ ít những tác phẩm mới thực hiện được. Vai trò của người cầm bút rất quan trọng. Người cầm bút phải viết nên những tác phẩm thực hiện được những giá trị của văn chương, viết về con người. Nhưng là một tác phẩm phải khơi dậy ở người đọc một niềm tin, một tình cảm, một sự nhận thức. Tác phẩm văn học như là một sợi dây dài kết nối giữa nhà văn và hàng triệu độc giả. Nó làm lay động và chạm tới đáy tâm hồn của mỗi người. Làm rung lên những cung bậc cảm xúc và tạo nên một bản giao hưởng du dương. Bởi vậy, thiên chức của người cầm bút thật cao quý. Và văn chương mãi trường tồn cùng con người.
Tác giả: Nguyễn Kim Ngân
Bản quyền bài viết thuộc về Văn học trẻ
Tác phẩm văn học mang đến những mảnh đời và số phận con người khác nhau. Đó là cuộc sống của một người nông dân nghèo khổ, một nhà văn trí thức, một gia đình nghèo hay là một cô, cậu bé đáng thương... Những con người ấy và cuộc sống xung quanh họ có biết bao nhiêu sự việc xảy đến. Và dòng văn miêu tả họ cứ thế mà chen chúc vào ngõ hẹp của tâm trí con người. Như được khai mở, và nhận biết mọi thứ xung quanh thêm sâu sắc hơn. Mảnh đời ấy có những giọt nước mắt cay đắng, có những niềm vui hạnh phúc. Biết bao nhiêu thăng trầm cuộc sống đổ xô vào họ như một cách để họ nhận ra giá trị của cuộc đời.
Người cầm bút như là một " kẻ lang thang" đi đến mọi ngóc ngách của cuộc đời, tìm gặp ra những gương mặt thân quen và phát hiện ra "hạt ngọc". Bởi văn chương là hướng con người tới " chân - thiện - mĩ". Dường như, đó là sợi chỉ xuyên suốt ở mỗi tác phẩm. Con người biết yêu quý những điều thiện, điều tốt và biết lên án, tố cáo những điều ác, điều xấu xa. Độc giả khi tiếp cận tới một tác phẩm văn chương có thể sẽ tìm ra "gương mặt" của mình trong đó, soi chiếu và nhận ra bản thể của mình. Văn chương làm thay đổi một điều gì đó bên trong mỗi con người, làm họ nhận thức được thế giới của mình một cách sâu sắc hơn.
Một thế giới văn chương vừa có sự mới mẻ vừa có sự quen thuộc. Văn chương bắt nguồn từ đời sống, từ hiện thực nên nó có những thứ bình dị và quen thuộc. Nó không thoát li hay xa rời hiện thực. Có thể ngoài đời, ta cũng quen "gương mặt" và khung cảnh ấy hay sao. Nhưng, văn chương tạo cho ta sự mới mẻ, nó đi sâu vào bên trong mỗi con người. Nó tìm tòi và khám phá ra những thứ ẩn sâu và lấp kín. Đó là thứ tình cảm "nguyên sơ" nhất, bản chất "người" nhất của mỗi con người. Để rồi, những điều ấy ta chưa nhìn thấy giờ đang hiện rõ. Nó là sự đau khổ, bi kịch hay hạnh phúc, vui vẻ. Thứ tình cảm ấy cao trào và sâu sắc đến độ nó như là của chính mình vậy. Theo chân những nhân vật trong tác phẩm, nhiều khi là mình đang ở trong ấy cùng chứng kiến mọi điều xảy đến với họ. Dùng tấm lòng của mình để cảm thông cho số phận của họ, dùng tình cảm của mình mà yêu thương sự nhẹ nhàng của tâm hồn họ. Như là một cuộc "xâm nhập" trong một "bộ phim" mà vai diễn chính là mình.
Trong diễn từ Nobel văn chương 1949, William Faulkner đã nói rằng: " Các tác phẩm hiện nay hầu hết mọi người đã quên một điều rằng chỉ có những tác phẩm miêu tả được xung đột nội tâm của nhân loại mới có thể trở thành những tác phẩm bất hủ, chỉ có chủ đề đó mới đáng để cho chúng ta tốn nhiều tâm huyết để viết". Một tác phẩm còn ở lại mãi với đời là tác phẩm chứa đựng tình cảm lớn lao của con người. "Xung đột nội tâm" là sự mâu thuẫn, giằng co những tình cảm bên trong con người. Dùng ngòi bút của mình để xoáy sâu vào từng lớp tận đáy tâm hồn. Là sự đau khổ về mặt tinh thần và những vấn đề của tình cảm. Sự việc và hoàn cảnh đáng để rơi lệ và nó không chỉ là khoảnh khắc mà là sự lâu dần và trải dài.
Những trang văn trải dài số phận của con người, đó là số phận do hoàn cảnh và xã hội sắp đặt. Tưởng rằng số phận bi thảm ấy sẽ chẳng loé lên một tia sáng nào, nhưng không cuộc đời của những con người ấy được bàn tay của nhà văn nâng đỡ. Đó là tia sáng của tình yêu thương được lan toả và cả những khao khát, khát vọng sống đẹp. Con người bị dồn đến chân tường, nhà văn đã dùng tình cảm của mình để cứu giúp họ. Trong bản thân họ có những xung đột nội tâm, đấu tranh giữa sự trở lại và đánh mất chính mình. Thằng Chí trong "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao bị xã hội thối nát bóp méo cả nhân hình lẫn nhân tính. Thằng Chí cứ vật vờ bước trên con đường làng Vũ Đại với những tiếng chửi rủa. Hắn cứ khập khễnh đi trên con đường sống của chính mình. Trạng thái mơ màng trong rượu và chìm trong sự tha hoá đã dần bịt lấy hơi thở của hắn. Hắn chưa có cảm giác được "sống" thật sự bao giờ sau khi bước chân ra khỏi nhà tù. Thị Nở xuất hiện mang tình yêu đến với hắn. Lần đầu tiên, hắn được bàn tay một người phụ nữ chăm sóc. Hắn ăn bát cháo hành, bát cháo tình thương ấy đã khiến hắn khóc. Những giọt nước mắt ấm nóng của một con người. Bản chất sâu thẳm bên trong hắn trỗi dậy mãnh liệt. Nó không bao giờ mất đi mà ngủ yên chờ có điều gì đó tác động vào. Nhà văn Nam Cao tin tưởng vào bản chất bên trong mỗi con người luôn bất diệt và không bao giờ mất đi.
Những chuyện không có "truyện" của Thạch Lam nhẹ nhàng len lỏi chiếm giữ lấy tình cảm của độc giả. Bởi giọng văn từ tình cảm và tình yêu thương sâu sắc. Đọc văn Thạch Lam thật nhẹ nhàng, những câu chuyện bình dị của đời sống nhưng lại đi vào lòng người khó phai. Câu chuyện của cô bé Liên sống ở phố huyện nghèo khó với nhịp sống chậm rãi. Cô bé ấy khao khát có một cuộc sống tốt hơn. Tâm hồn trong sáng ngây thơ của cô bé đã khiến biết bao tình cảm của độc giả phải rung lên. Mình rất thích đọc văn Thạch Lam, nhẹ nhàng mà ấm áp vô cùng. Trong tác phẩm "Gió lạnh đầu mùa" là tình yêu thương ấm nóng giữa mùa đông lạnh giá. Trong cái rét ấy, tình người không lạnh đi mà lại ấm áp hơn. Trong các tác phẩm ấy, tình yêu thương được đề cao. Thạch Lam là một nhà văn có lòng nhân đạo sâu sắc, ông luôn dành tình cảm sâu sắc đối với mọi người.
Hàng ngày, có biết bao nhiêu những tác phẩm ra đời. Nhưng tất cả đều không phải những tác phẩm lớn và để lại tiếng vang cho đời. Điều đó chỉ ít những tác phẩm mới thực hiện được. Vai trò của người cầm bút rất quan trọng. Người cầm bút phải viết nên những tác phẩm thực hiện được những giá trị của văn chương, viết về con người. Nhưng là một tác phẩm phải khơi dậy ở người đọc một niềm tin, một tình cảm, một sự nhận thức. Tác phẩm văn học như là một sợi dây dài kết nối giữa nhà văn và hàng triệu độc giả. Nó làm lay động và chạm tới đáy tâm hồn của mỗi người. Làm rung lên những cung bậc cảm xúc và tạo nên một bản giao hưởng du dương. Bởi vậy, thiên chức của người cầm bút thật cao quý. Và văn chương mãi trường tồn cùng con người.
Tác giả: Nguyễn Kim Ngân
Bản quyền bài viết thuộc về Văn học trẻ