Cái Thóc và thằng Gạo đang nằm chổng mông trên ghế chịu đựng những cái vụt của bố. Hai đứa nó không phát ra tiếng kêu nào. Mỗi một roi vụt xuống là một hơi hít vào kèm theo hai hàng nước mắt chảy ra.
“Biết sai ở đâu chưa?” Sau khi cho hai đứa no đòn thì bố nó trầm giọng quát.
“Dạ biết.” thằng Gạo sụt sịt, lấy tay chọc chọc cái Thóc.
Cái Thóc mặt im lìm không nói câu nào, mắt đỏ au, một lúc sau mới thì thào: “Tụi con sai một phần ạ.” Gạo nhanh tay bịt mồm em gái nó trước khi quá muộn. Nhưng đã chậm, bố tụi nhỏ mặt đỏ bừng, gằn gọng: “Nói rõ lý do.”
“Tụi con đánh nhau là sai, nhưng mấy đứa nó cố tình gây sự để tụi con đánh cũng là sai ạ.” Cái Thóc cố nói lý.
Người đàn ông thở dài, nhìn hai đứa con mà lòng như thắt lại.
Tuấn là một thầy giáo dạy cấp một, cũng là một người đàn ông góa vợ. Sau khi sinh hai đứa nhỏ, chị bệnh tật kéo dài vài năm rồi qua đời. Đã gần mười năm nay anh vẫn một mình nuôi hai đứa con. Vừa làm cha, vừa làm mẹ dù vất vả là thế nhưng anh không có ý định đi bước nữa. Anh thương con, cũng sợ chúng không chấp nhận được một người mẹ khác.
Hai đứa nhỏ là song sinh, chúng rất hiểu chuyện, ngày bé không khóc không nháo. Lớn lên chăm chỉ học hành, phụ giúp bố việc nhà. Nhiều khi anh cảm thấy mình thật may mắn và tự hào. Ngày hai đứa dậy thì anh bối rối tâm sự cùng các con. Giá mà có mẹ chúng ở đây thì tốt. Nhưng rồi chính sự hiểu chuyện của hai đứa nhỏ giúp anh vượt qua.
Hai đứa thương nhau lắm. Mỗi lần cái Thóc đau bụng tới tháng, thằng Gạo lại hì hục đun nước chườm bụng, xoa lưng cho em. Nó nhìn em nằm trên giường thở dài như ông cụ: “Con gái thật phiền phức. Hồi còn trong bụng mẹ, nếu mày chui vào chung cái bào thai với anh thì giờ tốt rồi.”
Cái Gạo ôm bụng lườm lườm: “Gớm, chui vào cùng một chỗ mà không thành con trai, nhỡ đâu thành con gái thì giờ nằm đây đau bụng là hai đứa đó.”
Thằng Gạo dúi đầu em nó xuống gối: “Nằm đi, tao di ra đầu ngõ mua đồ.”
Đang hì hục chọn đồ trong quán tạp hóa gần nhà thì thấy bố nó bước vào: “Ơ… Bố, nay bố tan lớp sớm thế ạ? Bố định mua gì đấy?”
Anh Tuấn vừa tháo mũ bảo hiểm vừa trả lời: “Bố mua thêm ít gia vị về nấu cháo, sáng đi làm thấy cái Thóc đau bụng, chắc là gặp bà dì.”
Thằng Gạo cầm gói băng vệ sinh trên tay khua khua: “Con cũng mua đồ cho nó.” Hai bố con nhìn nhau cười, bà chủ quán cũng quá quen với cảnh này rồi. Khổ thật, nhà thiếu đi một người phụ nữ làm cho những người đàn ông cũng phải học thêm nhiều điều.
Về đến nhà, thằng Gạo đi nấu cơm, bố nó thì qua phòng nhìn cái Thóc: “Còn đau không?” Anh ngồi bên giường vuốt tóc con gái, trên khóe mắt đã xuất hiện nhiều vết hằn của thời gian. Cái Gạo vừa buồn vừa tủi: “Bụng cũng đau mà mông cũng đau. Hôm qua bọn con đánh nhau là vì mấy đứa kia không đúng. Chúng nó nói hai đứa tụi con có cha sinh mà không có mẹ dạy. Hu hu…”
Hai hàng nước mắt nó lại trào ra, nó nhào vào lòng bố ấm ức. Chúng nó làm chuyện gì sai chứ, chỉ là xích mích của mấy cô cậu học trò. Tại sao lũ nhỏ lại có thể nói ra những câu tổn thương lòng người đến vậy.
Đêm ấy anh không ngủ nổi. Tuấn ra ngoài ban công đốt một điếu thuốc lá, đã lâu rồi anh không hút thuốc. Ánh đèn đường hiu hắt làm đổ bóng những hàng cây, cơn gió mùa hè mát lạnh nhưng vẫn không bằng hơi lạnh trong lòng anh lúc này.
Bao năm qua, anh như một diễn viên đóng cùng lúc hai vai. Lúc thì nhẹ nhàng dạy bảo, kèm cặp; lúc thì nghiêm nghị khuyên răn các con. Anh biết mình vẫn chưa làm đủ, nhưng trong khả năng anh luôn giành những điều tốt đẹp nhất chúng. Khói thuốc lượn lờ bao quanh thân hình gầy guộc, bóng lưng cô độc của người đàn ông khẽ run lên. Có lẽ tình thương anh dành cho con cũng không lấp được chỗ trống của một người mẹ.
Ngày giỗ mẹ, buổi sáng cả nhà đã lục đục dậy sớm thịt gà, làm cơm. Mỗi người một việc, mấy bố con ai cũng bận rộn. Mẹ mất đã nhiều năm, nên giờ đến ngày giỗ chúng cũng không buồn như lúc trước. Quả là thời gian có thể chữa lành những vết thương, nhưng dù sao cũng vẫn lưu lại những vết sẹo.
Trong nhà thoang thoảng mùi hương, ba bố con đứng trước bàn thờ chắp tay vái. Khuôn mặt người phụ nữ trong ảnh vẫn còn trẻ, chị nở nụ cười tươi như những năm tháng còn xuân xanh.
“Mẹ ơi, hôm trước con và anh Gạo đánh nhau với người ta, bố cũng đánh tụi con sưng mông luôn ấy. Tụi con biết sai rồi, sau này sẽ không chơi với những bạn như vậy nữa, cũng không bốc đồng như vậy nữa.” Cái Thóc nói.
Thằng Gạo cũng nói theo: “Mẹ yên tâm đi đây đi đó, chỗ nào đẹp thì chơi, ở nhà đã có con và bố rồi. Con mới cao thêm, giờ cao hơn cái Thóc nhiều lắm. Con sẽ chông chừng nó, không cho yêu sớm.”
Cái thóc quay sang lườm nhẹ anh nó, bĩu môi. Nghiêm túc được một lúc lại chí chóe như mấy đứa con nít, trong khi đã học cấp ba cả rồi. Anh Tuấn không nhìn nổi nữa bèn xua hai đứa ra ngoài.
Anh đứng trước di ảnh chị, nhìn chị thật lâu. Ánh mắt ấy vẫn thâm tình như hồi chị còn sống: “Dạo này em thế nào rồi? Thỉnh thoảng có về thăm nhà không? Bố con anh vẫn rất tốt, bọn nhỏ vẫn rất ngoan, chúng nó cũng sắp thi Đại học rồi đấy, nhanh quá. Và… Anh cũng sắp già.” Anh đưa tay lau nhẹ má chị trên bức ảnh, thở dài.
Nhà nó có một cái giàn mướp, bên dưới đặt một xích đu và một bộ bàn ghế. Không khí chiều hè thật dễ chịu. Cái Thóc nằm dài trên xích đu nhìn anh nó giải bài tập bên cạnh, nheo mắt đăm chiêu suy nghĩ.
Như có thần giao cách cảm giữa những cặp song sinh, thằng Gạo chẳng buồn ngẩng mặt nhìn nó: “Mày lại đang âm mưu chuyện gì thế?” Tần số sặc mùi tính toán của em gái phát ra, nó có thể bắt sóng trong tích tắc.
“Em thấy dạo này bố hay đi về cùng cô Liên. Cái cô đồng nghiệp của bố ấy.” Nó vừa nói vừa quan sát sắc mặt Gạo. “Mấy bà cô đầu phố còn thì thào với nhau muốn tác hợp cho bố, em tình cờ nghe được.”
Gạo đặt bút quay sang nhìn nó: “Mày thấy thế nào?
Thấy Gạo nhăn mày, nó nói: “Thì còn thế nào, em không biết nên mới nói cho anh đó.” Một hồi lâu không thấy sự tương tác, Thóc ngập ngừng: “Cô Liên rất tốt, nhưng không phải vì vậy mà em muốn người khác làm mẹ.”
Bọn nhỏ biết, chúng không thể ở bên bố mãi được. Người đàn ông ấy đã giành nửa cuộc đời cho chúng, chưa ngày nào chúng thực sự thấy bố sống cho bản thân mình. Chúng thương bố, muốn bố cũng có được cuộc sống vui vẻ như bao người khác. Nhưng chúng thật sự không muốn chia sẻ tình thương của bố cho bất kỳ ai.
Lâu lắm mới được ngày cuối tuần thảnh thơi. Anh Tuấn ngồi đọc sách, uống chén trà nhài. Hai đứa nhỏ nhăn mặt chơi cờ tướng bên cạnh. Suy nghĩ một lát, hít một hơi thật sâu, anh quyết định hỏi bọn trẻ: “Hai đứa thấy cô Liên thế nào?”
Nghe anh hỏi, hai đứa con ngạc nhiên vô cùng. Nước cờ trên tay chúng đang đi dở cũng dừng lại, cái Thóc hỏi ngược lại: “Sao bố lại hỏi bọn con về cô ấy?”
“Hai đứa chắc cúng biết cô ấy là đồng nghiệp của bố, tính tình khá tốt. Ừ thì… Các con nghĩ tới muốn…” Anh ngượng ngùng không biết nói sao.
Nghe vậy, cái Thóc bất ngờ đứng bật dậy, lớn giọng: “Bố thích cô ấy đúng không? Bố muốn cùng cô ấy đúng không? Vậy còn mẹ thì sao? Tụi con thì sao?” Không để bố nó kịp nói gì, Thóc xô đổ bàn cờ, khóc lớn chạy lên phòng. Tiếng cửa giập mạnh, đánh thẳng vào tâm trí người đàn ông.
“Thóc… Bố để con lên xem em.” Nói rồi, thằng Gạo cũng lao theo em nó. Anh Tuấn lại thở dài, mắt nhìn xa xăm. Có lẽ anh không nên phá vỡ quỹ đạo này. Có lẽ cứ như bây giờ là tốt nhất. Chuyện này về sau anh cũng không còn đề cập tới nữa.
Hôm ấy đang trên lớp thì thầy chủ nhiệm gấp gáp gọi hai đứa ra ngoài: “Bố hai đứa gặp tai nạn, ra ngoài cổng chờ thầy gọi xe taxi đưa hai đứa đi. Đừng lo lắng, trong viện đã có người trông, tình hình không quá nghiêm trọng.”
Hai anh em hốt hoảng không kịp mang theo sách vở. Gạo luống cuống lấy điện thoại gọi cho bố nhưng không được. Cái Thóc đứng bên cạnh bật khóc nức nở. Thầy chủ nhiệm trấn an tinh thần chúng: “Đừng lo, bạn của thầy là đồng nghiệp của bố em, bạn thầy gọi báo cho thầy biết. Hiện tại không sao rồi, chỉ gãy chân và trầy xước mô mềm thôi.”
Mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng khi nhìn thấy bố thì hai đứa không còn bình tĩnh được nữa. Người đàn ông lọt thỏm trong bộ quần áo bệnh nhân, chân bó thạch cao treo lên; mặt bầm tím, trầy xước quấn băng gạc. Hôm nay trên đường đi làm anh Tuấn bị tai nạn giao thông.
Sau khi làm hai đứa nhỏ yên tâm, thầy giáo ra về trước. Chúng ngồi bên giường thủ thỉ hỏi bố có đau không, muốn ăn gì. Một người phụ nữ tầm tuổi bố nó xách cặp lồng cháo cùng túi thuốc đi vào, là cô Liên. Cô Liên không quá đẹp nhưng là một người phụ nữ hiền lành, chính là người phụ nữ mà chúng từng nhắc đến.
Những ngày bố bị gãy chân, trên người còn vết thương không di chuyển nhiều được, hai đứa nhỏ thay nhau chăm sóc. Đứa thì giúp bố thay đồ, đứa thì nấu cơm. Thỉnh thoảng cô Liên cũng qua hỗ trợ nấu cơm cho chúng, dù sao chúng vẫn còn phải đi học. Cái Thóc tỏ ra không quá thích việc này, nhưng bố nó đang không tiện. Nó cũng không có giải pháp nào tốt hơn.
Chồng cô Liên cờ bạc đến mức nợ nần không trả nổi đành bỏ nhà đi, bỏ cô Liên một mình bụng mang dạ chửa. Sau này nghe nói đã tự tử ở đâu đó. Cô một mình nuôi con gái đến giờ.
Vì cô Liên qua phụ chúng nấu cơm nên hai đứa nhỏ đi học về tiện qua trường cấp một đón bé Đào. Mấy ngày gần đây bé Đào cũng quen có hai anh chị lớn đến đón tới nhà họ ăn cơm. Trên đường về nó hỏi: “Có phải mẹ em sắp thành mẹ của anh chị không?”
Cái Thóc lặng đi, thằng Gạo cũng giật mình nhìn bé. Bé Đào cúi gằm mặt, giọng nó lạc cả đi kèm theo tiếng nước mũi:
“Bà Sen cạnh nhà em bảo, mẹ sắp cưới chú Tuấn.” Con bé mếu máo: “Ở lớp, mấy đứa bạn toàn lén gọi em là đứa không có bố, em tức giận lắm. Mặc dù em rất ghen tị với anh chị, nhưng nếu mẹ trở thành mẹ của anh chị rồi sẽ không còn thương em nữa. Hu hu…”
Bé con chợt òa khóc, cái Thóc đen mặt bỏ đi trước. Gạo dắt theo bé Đào đuổi theo phía sau gọi nó: “Chuyện này bố chưa nói gì thì chưa chắc đã là thật, mày bình tĩnh lại đã.”
Ngày bố tháo bột bọn trẻ mừng lắm. Hai anh em nó đi đón bé Đào về nhà, hôm nay mở một bữa tiệc nhỏ tại gia để chúc mừng. Bàn cơm quây quần dưới giàn mướp có hai người lớn, ba đứa nhỏ. Những câu chuyện kể về trường lớp; những lời chí chóe của Thóc và Gạo; bé Đào cười ngô nghê giành đồ ăn… Lâu rồi căn nhà nhỏ này mới có không khí ấp áp đến thế.
Trong bếp, bố và cô Liên loay hoay rửa bát, thi thoảng phát ra tiếng cười khẽ. Tiếng cười ấy đánh tan bầu không khí của ba đứa nhỏ ở nhà ngoài. Chúng ghé mắt nhìn qua khe cửa rồi quay sang nhìn nhau, đứa nào cũng nặng trĩu tâm sự.
Chằn trọc mãi không ngủ được, cái Thóc chạy sang giường anh nó nằm. Thằng Gạo đuổi mãi không được đành thôi.
“Em nghĩ kỹ rồi Gạo ạ.” Thóc quay sang nói qua bóng tối.
“Mày lại nghĩ ra cái quỷ gì? Mấy chuyện tào lao đừng hòng dụ dỗ tao.” Thằng Gạo chẳng buồn mở mắt nói.
“Chuyện quan trọng. Một tháng này bố bệnh, em thấy đúng thật là bố cực quá, một mình chẳng lo được. Ban đầu em ích kỷ, nghĩ là như bây giờ cũng tốt, bố không nên phản bội mẹ. Nhưng giờ… Giờ thấy bố cô đơn quá, sau này chúng mình đi học xa, bố ở nhà một mình biết phải làm sao đây?” Thóc thì thào như đang nói với chính mình.
“Mẹ cũng mất lâu vậy rồi, có lẽ mẹ cũng muốn bố được vui vẻ, được hạnh phúc. Nhìn bố lủi thủi một mình nhiều năm như vậy chắc hẳn mẹ cũng đau lòng.” Thóc lại nói thêm mà giọng bé hẳn: “Bé Đào còn quá nhỏ, nó mới có nhiêu tuổi chứ. Nó cũng không đánh lại mấy đứa bạn xấu như anh em mình được. Em còn có anh.” Một hơi nói hết suy nghĩ, cái Thóc chờ thằng Gạo lên tiếng.
“Thực ra, anh nghĩ đến chuyện này lâu rồi, anh sợ mày không chấp nhận được. Nếu mày không còn xoắn xuýt trong lòng nữa thì để anh nói với bố. Mai mày nói với mẹ một tiếng.” Đêm ấy hai đứa tâm sự mãi khuya mới ngủ.
Từ ngày đưa ra quyết định ấy, căn nhà nhỏ cuối phố như có sức sống trở lại. Cô Liên thường tới nhà chúng hơn. Những lần cô đến đều mang theo những cành hoa tươi, bữa cơm nào cũng quây quần cũng đầy ắp tiếng cười nói. Gương mặt bố đã thêm nét cười. Bọn nhỏ thấy được hết.
Đôi khi, những mảnh ghép nhỏ cũng có thể tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh. Ai cũng xứng đáng được yêu thương, ai cũng xứng đáng được hạnh phúc. Và đặc biệt, ai cũng xứng đáng có một gia đình hoàn hảo.
Nguồn ảnh: Tranh sơn dầu của họa sỹ Phạm Ánh
“Biết sai ở đâu chưa?” Sau khi cho hai đứa no đòn thì bố nó trầm giọng quát.
“Dạ biết.” thằng Gạo sụt sịt, lấy tay chọc chọc cái Thóc.
Cái Thóc mặt im lìm không nói câu nào, mắt đỏ au, một lúc sau mới thì thào: “Tụi con sai một phần ạ.” Gạo nhanh tay bịt mồm em gái nó trước khi quá muộn. Nhưng đã chậm, bố tụi nhỏ mặt đỏ bừng, gằn gọng: “Nói rõ lý do.”
“Tụi con đánh nhau là sai, nhưng mấy đứa nó cố tình gây sự để tụi con đánh cũng là sai ạ.” Cái Thóc cố nói lý.
Người đàn ông thở dài, nhìn hai đứa con mà lòng như thắt lại.
Tuấn là một thầy giáo dạy cấp một, cũng là một người đàn ông góa vợ. Sau khi sinh hai đứa nhỏ, chị bệnh tật kéo dài vài năm rồi qua đời. Đã gần mười năm nay anh vẫn một mình nuôi hai đứa con. Vừa làm cha, vừa làm mẹ dù vất vả là thế nhưng anh không có ý định đi bước nữa. Anh thương con, cũng sợ chúng không chấp nhận được một người mẹ khác.
Hai đứa nhỏ là song sinh, chúng rất hiểu chuyện, ngày bé không khóc không nháo. Lớn lên chăm chỉ học hành, phụ giúp bố việc nhà. Nhiều khi anh cảm thấy mình thật may mắn và tự hào. Ngày hai đứa dậy thì anh bối rối tâm sự cùng các con. Giá mà có mẹ chúng ở đây thì tốt. Nhưng rồi chính sự hiểu chuyện của hai đứa nhỏ giúp anh vượt qua.
Hai đứa thương nhau lắm. Mỗi lần cái Thóc đau bụng tới tháng, thằng Gạo lại hì hục đun nước chườm bụng, xoa lưng cho em. Nó nhìn em nằm trên giường thở dài như ông cụ: “Con gái thật phiền phức. Hồi còn trong bụng mẹ, nếu mày chui vào chung cái bào thai với anh thì giờ tốt rồi.”
Cái Gạo ôm bụng lườm lườm: “Gớm, chui vào cùng một chỗ mà không thành con trai, nhỡ đâu thành con gái thì giờ nằm đây đau bụng là hai đứa đó.”
Thằng Gạo dúi đầu em nó xuống gối: “Nằm đi, tao di ra đầu ngõ mua đồ.”
Đang hì hục chọn đồ trong quán tạp hóa gần nhà thì thấy bố nó bước vào: “Ơ… Bố, nay bố tan lớp sớm thế ạ? Bố định mua gì đấy?”
Anh Tuấn vừa tháo mũ bảo hiểm vừa trả lời: “Bố mua thêm ít gia vị về nấu cháo, sáng đi làm thấy cái Thóc đau bụng, chắc là gặp bà dì.”
Thằng Gạo cầm gói băng vệ sinh trên tay khua khua: “Con cũng mua đồ cho nó.” Hai bố con nhìn nhau cười, bà chủ quán cũng quá quen với cảnh này rồi. Khổ thật, nhà thiếu đi một người phụ nữ làm cho những người đàn ông cũng phải học thêm nhiều điều.
Về đến nhà, thằng Gạo đi nấu cơm, bố nó thì qua phòng nhìn cái Thóc: “Còn đau không?” Anh ngồi bên giường vuốt tóc con gái, trên khóe mắt đã xuất hiện nhiều vết hằn của thời gian. Cái Gạo vừa buồn vừa tủi: “Bụng cũng đau mà mông cũng đau. Hôm qua bọn con đánh nhau là vì mấy đứa kia không đúng. Chúng nó nói hai đứa tụi con có cha sinh mà không có mẹ dạy. Hu hu…”
Hai hàng nước mắt nó lại trào ra, nó nhào vào lòng bố ấm ức. Chúng nó làm chuyện gì sai chứ, chỉ là xích mích của mấy cô cậu học trò. Tại sao lũ nhỏ lại có thể nói ra những câu tổn thương lòng người đến vậy.
Đêm ấy anh không ngủ nổi. Tuấn ra ngoài ban công đốt một điếu thuốc lá, đã lâu rồi anh không hút thuốc. Ánh đèn đường hiu hắt làm đổ bóng những hàng cây, cơn gió mùa hè mát lạnh nhưng vẫn không bằng hơi lạnh trong lòng anh lúc này.
Bao năm qua, anh như một diễn viên đóng cùng lúc hai vai. Lúc thì nhẹ nhàng dạy bảo, kèm cặp; lúc thì nghiêm nghị khuyên răn các con. Anh biết mình vẫn chưa làm đủ, nhưng trong khả năng anh luôn giành những điều tốt đẹp nhất chúng. Khói thuốc lượn lờ bao quanh thân hình gầy guộc, bóng lưng cô độc của người đàn ông khẽ run lên. Có lẽ tình thương anh dành cho con cũng không lấp được chỗ trống của một người mẹ.
Ngày giỗ mẹ, buổi sáng cả nhà đã lục đục dậy sớm thịt gà, làm cơm. Mỗi người một việc, mấy bố con ai cũng bận rộn. Mẹ mất đã nhiều năm, nên giờ đến ngày giỗ chúng cũng không buồn như lúc trước. Quả là thời gian có thể chữa lành những vết thương, nhưng dù sao cũng vẫn lưu lại những vết sẹo.
Trong nhà thoang thoảng mùi hương, ba bố con đứng trước bàn thờ chắp tay vái. Khuôn mặt người phụ nữ trong ảnh vẫn còn trẻ, chị nở nụ cười tươi như những năm tháng còn xuân xanh.
“Mẹ ơi, hôm trước con và anh Gạo đánh nhau với người ta, bố cũng đánh tụi con sưng mông luôn ấy. Tụi con biết sai rồi, sau này sẽ không chơi với những bạn như vậy nữa, cũng không bốc đồng như vậy nữa.” Cái Thóc nói.
Thằng Gạo cũng nói theo: “Mẹ yên tâm đi đây đi đó, chỗ nào đẹp thì chơi, ở nhà đã có con và bố rồi. Con mới cao thêm, giờ cao hơn cái Thóc nhiều lắm. Con sẽ chông chừng nó, không cho yêu sớm.”
Cái thóc quay sang lườm nhẹ anh nó, bĩu môi. Nghiêm túc được một lúc lại chí chóe như mấy đứa con nít, trong khi đã học cấp ba cả rồi. Anh Tuấn không nhìn nổi nữa bèn xua hai đứa ra ngoài.
Anh đứng trước di ảnh chị, nhìn chị thật lâu. Ánh mắt ấy vẫn thâm tình như hồi chị còn sống: “Dạo này em thế nào rồi? Thỉnh thoảng có về thăm nhà không? Bố con anh vẫn rất tốt, bọn nhỏ vẫn rất ngoan, chúng nó cũng sắp thi Đại học rồi đấy, nhanh quá. Và… Anh cũng sắp già.” Anh đưa tay lau nhẹ má chị trên bức ảnh, thở dài.
Nhà nó có một cái giàn mướp, bên dưới đặt một xích đu và một bộ bàn ghế. Không khí chiều hè thật dễ chịu. Cái Thóc nằm dài trên xích đu nhìn anh nó giải bài tập bên cạnh, nheo mắt đăm chiêu suy nghĩ.
Như có thần giao cách cảm giữa những cặp song sinh, thằng Gạo chẳng buồn ngẩng mặt nhìn nó: “Mày lại đang âm mưu chuyện gì thế?” Tần số sặc mùi tính toán của em gái phát ra, nó có thể bắt sóng trong tích tắc.
“Em thấy dạo này bố hay đi về cùng cô Liên. Cái cô đồng nghiệp của bố ấy.” Nó vừa nói vừa quan sát sắc mặt Gạo. “Mấy bà cô đầu phố còn thì thào với nhau muốn tác hợp cho bố, em tình cờ nghe được.”
Gạo đặt bút quay sang nhìn nó: “Mày thấy thế nào?
Thấy Gạo nhăn mày, nó nói: “Thì còn thế nào, em không biết nên mới nói cho anh đó.” Một hồi lâu không thấy sự tương tác, Thóc ngập ngừng: “Cô Liên rất tốt, nhưng không phải vì vậy mà em muốn người khác làm mẹ.”
Bọn nhỏ biết, chúng không thể ở bên bố mãi được. Người đàn ông ấy đã giành nửa cuộc đời cho chúng, chưa ngày nào chúng thực sự thấy bố sống cho bản thân mình. Chúng thương bố, muốn bố cũng có được cuộc sống vui vẻ như bao người khác. Nhưng chúng thật sự không muốn chia sẻ tình thương của bố cho bất kỳ ai.
Lâu lắm mới được ngày cuối tuần thảnh thơi. Anh Tuấn ngồi đọc sách, uống chén trà nhài. Hai đứa nhỏ nhăn mặt chơi cờ tướng bên cạnh. Suy nghĩ một lát, hít một hơi thật sâu, anh quyết định hỏi bọn trẻ: “Hai đứa thấy cô Liên thế nào?”
Nghe anh hỏi, hai đứa con ngạc nhiên vô cùng. Nước cờ trên tay chúng đang đi dở cũng dừng lại, cái Thóc hỏi ngược lại: “Sao bố lại hỏi bọn con về cô ấy?”
“Hai đứa chắc cúng biết cô ấy là đồng nghiệp của bố, tính tình khá tốt. Ừ thì… Các con nghĩ tới muốn…” Anh ngượng ngùng không biết nói sao.
Nghe vậy, cái Thóc bất ngờ đứng bật dậy, lớn giọng: “Bố thích cô ấy đúng không? Bố muốn cùng cô ấy đúng không? Vậy còn mẹ thì sao? Tụi con thì sao?” Không để bố nó kịp nói gì, Thóc xô đổ bàn cờ, khóc lớn chạy lên phòng. Tiếng cửa giập mạnh, đánh thẳng vào tâm trí người đàn ông.
“Thóc… Bố để con lên xem em.” Nói rồi, thằng Gạo cũng lao theo em nó. Anh Tuấn lại thở dài, mắt nhìn xa xăm. Có lẽ anh không nên phá vỡ quỹ đạo này. Có lẽ cứ như bây giờ là tốt nhất. Chuyện này về sau anh cũng không còn đề cập tới nữa.
Hôm ấy đang trên lớp thì thầy chủ nhiệm gấp gáp gọi hai đứa ra ngoài: “Bố hai đứa gặp tai nạn, ra ngoài cổng chờ thầy gọi xe taxi đưa hai đứa đi. Đừng lo lắng, trong viện đã có người trông, tình hình không quá nghiêm trọng.”
Hai anh em hốt hoảng không kịp mang theo sách vở. Gạo luống cuống lấy điện thoại gọi cho bố nhưng không được. Cái Thóc đứng bên cạnh bật khóc nức nở. Thầy chủ nhiệm trấn an tinh thần chúng: “Đừng lo, bạn của thầy là đồng nghiệp của bố em, bạn thầy gọi báo cho thầy biết. Hiện tại không sao rồi, chỉ gãy chân và trầy xước mô mềm thôi.”
Mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng khi nhìn thấy bố thì hai đứa không còn bình tĩnh được nữa. Người đàn ông lọt thỏm trong bộ quần áo bệnh nhân, chân bó thạch cao treo lên; mặt bầm tím, trầy xước quấn băng gạc. Hôm nay trên đường đi làm anh Tuấn bị tai nạn giao thông.
Sau khi làm hai đứa nhỏ yên tâm, thầy giáo ra về trước. Chúng ngồi bên giường thủ thỉ hỏi bố có đau không, muốn ăn gì. Một người phụ nữ tầm tuổi bố nó xách cặp lồng cháo cùng túi thuốc đi vào, là cô Liên. Cô Liên không quá đẹp nhưng là một người phụ nữ hiền lành, chính là người phụ nữ mà chúng từng nhắc đến.
Những ngày bố bị gãy chân, trên người còn vết thương không di chuyển nhiều được, hai đứa nhỏ thay nhau chăm sóc. Đứa thì giúp bố thay đồ, đứa thì nấu cơm. Thỉnh thoảng cô Liên cũng qua hỗ trợ nấu cơm cho chúng, dù sao chúng vẫn còn phải đi học. Cái Thóc tỏ ra không quá thích việc này, nhưng bố nó đang không tiện. Nó cũng không có giải pháp nào tốt hơn.
Chồng cô Liên cờ bạc đến mức nợ nần không trả nổi đành bỏ nhà đi, bỏ cô Liên một mình bụng mang dạ chửa. Sau này nghe nói đã tự tử ở đâu đó. Cô một mình nuôi con gái đến giờ.
Vì cô Liên qua phụ chúng nấu cơm nên hai đứa nhỏ đi học về tiện qua trường cấp một đón bé Đào. Mấy ngày gần đây bé Đào cũng quen có hai anh chị lớn đến đón tới nhà họ ăn cơm. Trên đường về nó hỏi: “Có phải mẹ em sắp thành mẹ của anh chị không?”
Cái Thóc lặng đi, thằng Gạo cũng giật mình nhìn bé. Bé Đào cúi gằm mặt, giọng nó lạc cả đi kèm theo tiếng nước mũi:
“Bà Sen cạnh nhà em bảo, mẹ sắp cưới chú Tuấn.” Con bé mếu máo: “Ở lớp, mấy đứa bạn toàn lén gọi em là đứa không có bố, em tức giận lắm. Mặc dù em rất ghen tị với anh chị, nhưng nếu mẹ trở thành mẹ của anh chị rồi sẽ không còn thương em nữa. Hu hu…”
Bé con chợt òa khóc, cái Thóc đen mặt bỏ đi trước. Gạo dắt theo bé Đào đuổi theo phía sau gọi nó: “Chuyện này bố chưa nói gì thì chưa chắc đã là thật, mày bình tĩnh lại đã.”
Ngày bố tháo bột bọn trẻ mừng lắm. Hai anh em nó đi đón bé Đào về nhà, hôm nay mở một bữa tiệc nhỏ tại gia để chúc mừng. Bàn cơm quây quần dưới giàn mướp có hai người lớn, ba đứa nhỏ. Những câu chuyện kể về trường lớp; những lời chí chóe của Thóc và Gạo; bé Đào cười ngô nghê giành đồ ăn… Lâu rồi căn nhà nhỏ này mới có không khí ấp áp đến thế.
Trong bếp, bố và cô Liên loay hoay rửa bát, thi thoảng phát ra tiếng cười khẽ. Tiếng cười ấy đánh tan bầu không khí của ba đứa nhỏ ở nhà ngoài. Chúng ghé mắt nhìn qua khe cửa rồi quay sang nhìn nhau, đứa nào cũng nặng trĩu tâm sự.
Chằn trọc mãi không ngủ được, cái Thóc chạy sang giường anh nó nằm. Thằng Gạo đuổi mãi không được đành thôi.
“Em nghĩ kỹ rồi Gạo ạ.” Thóc quay sang nói qua bóng tối.
“Mày lại nghĩ ra cái quỷ gì? Mấy chuyện tào lao đừng hòng dụ dỗ tao.” Thằng Gạo chẳng buồn mở mắt nói.
“Chuyện quan trọng. Một tháng này bố bệnh, em thấy đúng thật là bố cực quá, một mình chẳng lo được. Ban đầu em ích kỷ, nghĩ là như bây giờ cũng tốt, bố không nên phản bội mẹ. Nhưng giờ… Giờ thấy bố cô đơn quá, sau này chúng mình đi học xa, bố ở nhà một mình biết phải làm sao đây?” Thóc thì thào như đang nói với chính mình.
“Mẹ cũng mất lâu vậy rồi, có lẽ mẹ cũng muốn bố được vui vẻ, được hạnh phúc. Nhìn bố lủi thủi một mình nhiều năm như vậy chắc hẳn mẹ cũng đau lòng.” Thóc lại nói thêm mà giọng bé hẳn: “Bé Đào còn quá nhỏ, nó mới có nhiêu tuổi chứ. Nó cũng không đánh lại mấy đứa bạn xấu như anh em mình được. Em còn có anh.” Một hơi nói hết suy nghĩ, cái Thóc chờ thằng Gạo lên tiếng.
“Thực ra, anh nghĩ đến chuyện này lâu rồi, anh sợ mày không chấp nhận được. Nếu mày không còn xoắn xuýt trong lòng nữa thì để anh nói với bố. Mai mày nói với mẹ một tiếng.” Đêm ấy hai đứa tâm sự mãi khuya mới ngủ.
Từ ngày đưa ra quyết định ấy, căn nhà nhỏ cuối phố như có sức sống trở lại. Cô Liên thường tới nhà chúng hơn. Những lần cô đến đều mang theo những cành hoa tươi, bữa cơm nào cũng quây quần cũng đầy ắp tiếng cười nói. Gương mặt bố đã thêm nét cười. Bọn nhỏ thấy được hết.
Đôi khi, những mảnh ghép nhỏ cũng có thể tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh. Ai cũng xứng đáng được yêu thương, ai cũng xứng đáng được hạnh phúc. Và đặc biệt, ai cũng xứng đáng có một gia đình hoàn hảo.
Nguồn ảnh: Tranh sơn dầu của họa sỹ Phạm Ánh
- Từ khóa
- căn nhà nhỏ cuối phố