Nhà bà ngoại tôi có một cây vải, trồng từ hồi tôi còn chưa ra đời. Khi tôi năm tuổi, đứng bên dưới gốc vải nhìn thấy các anh chị trèo lên hái vải mà ao ước mình lớn thật nhanh để có thể leo trèo, tự mình hái lấy những chùm vải đỏ rực, không cần xin xỏ ai cả.
Ký ức của những năm tháng đầu đời mà tôi nhớ loáng thoáng là các buổi sáng được bố chở bằng chiếc xe đạp Thống Nhất cọc cạch tới trường mẫu giáo, trưa đi bộ về nhà bà ngoại ăn cơm, buổi chiều lại tự mình tung tăng tới trường, hết giờ thì về ríu rít chơi quanh gốc vải trong sân với các anh chị họ. Thời đó trường mẫu giáo ở quê tôi không nấu cơm trưa, vào lớp học xếp đá vụn theo hình số mà cô giáo vẽ bằng phấn lên chiếc bàn gỗ cũ kỹ và học những bài hát, những truyện kể đơn điệu.
Tôi nhớ có một buổi chiều tan học đi bộ thẳng về nhà bà ngoại chờ bố mẹ đi làm về đón, tôi gặp con chó becgie to tướng nhà bác Thơm, hàng xóm của bà ngoại. Nó lại gần tôi, sủa một tiếng khiến tôi giật mình vung tay đánh vào đầu nó. Nó đã cắn tôi một cái vào tay để dọa khiến tôi khóc òa lên chạy về mách bà ngoại. Đó là ký ức hãi hùng mà tôi vẫn nhớ như in cho đến tận bây giờ. Con chó đó rất khôn, nó chỉ cắn đùa thôi, khi đó nó đứng đến gần vai tôi, to lớn và trông vô cùng dữ, nếu nó cắn thật tôi cũng không biết hiện tại tay mình sẽ như thế nào. Bà ngoại xem cánh tay, cười cười, vào lấy một chùm vải ra dỗ. Tôi nín ngay, vụng về bóc những quả vải chua có hạt to ơi là to ra ăn. Hồi đó không nhiều hoa quả như bây giờ, vải chua như vậy mà tôi vẫn ăn ngon lành.
Khi tôi vào tiểu học, tự mình có thể trèo lên cây vải, ngồi vắt vẻo lên chạc ba ngắm nhìn khoảng sân bên dưới, tôi thấy tầm nhìn của mình cao lắm, mọi thứ thật là mới mẻ và đẹp đẽ. Từ trên cao, có thể nhìn xa hơn, hứng những làn gió mát rượi, tự tay hái những trái vải chua chua để ăn mà không cần nhờ ai giúp đỡ, rất tự hào. Bà ngoại thường ngồi ở đầu hè lau lá chuối để gói xôi, nhắc nhở tôi trèo cẩn thận kẻo ngã. Tôi cười khanh khách bảo bà là mình sẽ xuống ngay nhưng thường không thực hiện lời nói đó, vắt vẻo trên cây cả buổi.
Càng lớn, cây vải càng không còn thú vị và quả cũng không ngon lành như thuở ban đầu nữa. Khi đó tôi không hiểu, chỉ thuận theo sở thích của mình, thờ ơ với những chùm vải chua, không đứng bên dưới nhìn lên, ngóng từng ngày mong chờ vải nhanh chín để được ăn như hồi bé. Tôi có những thú vui mới, bận rộn bởi việc học, ham thích những cuốn truyện tranh, truyện chữ cho thiếu nhi. Cây vải rơi vào quên lãng. Tôi cũng ít đến nhà bà ngoại.
Một ngày đầu năm học cấp ba, tôi đến nhà bà ngoại chơi, cảm thấy cây vải thật lạ lẫm. Tôi trèo lên cây, chợt nhận ra cây vải không hề cao lớn như trong ký ức, bởi vì bản thân tôi đã quen với việc đứng từ tầng ba nhà mình nhìn xuống. Xung quanh hàng xóm láng giềng đều xây nhà mới hai tầng, ba tầng che khuất, không còn những ngôi nhà mái ngói đỏ nâu như xưa, không thể nhìn xa. Vải chua tôi cũng chẳng còn thích ăn, bà ngoại cho, tôi mang về nhà để ở bàn thôi.
Không chỉ tôi, anh chị họ của tôi cũng như vậy, chăm chỉ học hành, bỏ qua những buổi chiều trèo cây, trốn tìm, đá bóng…
Chúng tôi càng lớn, cây vải càng già nua, cằn cỗi. Vỏ nó sần sùi, sậm màu hơn, thân to ra, tán ngày càng nhỏ vì bị chặt cành hàng năm để không sà vào cửa sổ tầng hai.
Năm ngoái, cây vải không còn ra quả nữa.
Nó già rồi, còn chúng tôi thì trưởng thành, có gia đình, có con cái. Góc sân nhà bà ngoại thay đổi rất nhiều vì bác cả tôi xây nhà mới nhưng cây vải vẫn còn đó che mát chiếc bàn trà bằng đá bởi những tán lá thưa thớt của mình. Có điều tán của nó quá thưa, nắng vẫn len lỏi qua kẽ lá rọi xuống bàn nên bác tôi phải đặt ở đó một cái ô lớn cho mát mẻ để tiện ngồi uống nước, hóng gió, đánh cờ.
Cây vải già không ra quả, chẳng thể che rợp bóng một góc sân như ngày xưa.
Nó chỉ đứng ở đó thôi!
Thời gian tích tắc thoi đưa, cuộc sống đổi thay, con người cũng dần thay đổi. Anh họ tôi có xu hướng “già” trước tuổi. Bà ngoại than thở rằng anh bị bọn nào đó trên mạng lừa, thỉnh thoảng lại vay tiền để đầu tư này nọ, bà không hiểu được. Tiền vay bao nhiêu, bỏ vào bao nhiêu thì mất bấy nhiêu. Bác tôi sầu não khuyên can nhiều lần không được, dặn dò tôi đừng cho anh vay tiền. Bác vốn là nhà giáo về hưu, vô cùng hiền lành thế mà cách đây ít hôm bác phải gọi điện mắng chửi anh bởi vì nghe nói anh vay nợ lãi.
Tôi cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Anh họ tôi vốn dĩ là một người nhiều ý tưởng, hay mơ về những thứ xa xôi, vạch ra những kế hoạch không thực tế nhưng trong ký ức của tôi, anh cũng hiền lành và biết phân biệt phải trái. Hiện tại anh mải mê đuổi theo giấc mơ giàu sang viển vông, trút lên vai chị dâu gánh nặng của gia đình, thỉnh thoảng lại bị báo về những khoản nợ dăm bảy chục triệu.
Tôi thậm chí còn nghĩ anh họ giống như một cây vải già rụng lá quanh năm.
Tuổi thơ và thời niên thiếu thật là đẹp, khi những ưu tư của cuộc sống thực dụng chưa xoắn lấy tâm trí mỗi người, tiếng cười vô cùng trong trẻo, mọi thứ trước mắt cũng to lớn, lạ lẫm và tươi tắn. Tôi của ngày xưa không đòi hỏi những thứ cao sang, dễ thỏa mãn với những gì mình có, không suy nghĩ sâu xa và luôn bước về phía trước.
Nhiều khi tôi tự hỏi nếu cây vải già biết nói, liệu nó sẽ nói những gì?
Hay nó vẫn chỉ im lặng như hiện tại, bình thản đứng đó từ năm này sang năm khác, chờ tôi già đi như nó.
Ký ức của những năm tháng đầu đời mà tôi nhớ loáng thoáng là các buổi sáng được bố chở bằng chiếc xe đạp Thống Nhất cọc cạch tới trường mẫu giáo, trưa đi bộ về nhà bà ngoại ăn cơm, buổi chiều lại tự mình tung tăng tới trường, hết giờ thì về ríu rít chơi quanh gốc vải trong sân với các anh chị họ. Thời đó trường mẫu giáo ở quê tôi không nấu cơm trưa, vào lớp học xếp đá vụn theo hình số mà cô giáo vẽ bằng phấn lên chiếc bàn gỗ cũ kỹ và học những bài hát, những truyện kể đơn điệu.
Tôi nhớ có một buổi chiều tan học đi bộ thẳng về nhà bà ngoại chờ bố mẹ đi làm về đón, tôi gặp con chó becgie to tướng nhà bác Thơm, hàng xóm của bà ngoại. Nó lại gần tôi, sủa một tiếng khiến tôi giật mình vung tay đánh vào đầu nó. Nó đã cắn tôi một cái vào tay để dọa khiến tôi khóc òa lên chạy về mách bà ngoại. Đó là ký ức hãi hùng mà tôi vẫn nhớ như in cho đến tận bây giờ. Con chó đó rất khôn, nó chỉ cắn đùa thôi, khi đó nó đứng đến gần vai tôi, to lớn và trông vô cùng dữ, nếu nó cắn thật tôi cũng không biết hiện tại tay mình sẽ như thế nào. Bà ngoại xem cánh tay, cười cười, vào lấy một chùm vải ra dỗ. Tôi nín ngay, vụng về bóc những quả vải chua có hạt to ơi là to ra ăn. Hồi đó không nhiều hoa quả như bây giờ, vải chua như vậy mà tôi vẫn ăn ngon lành.
Khi tôi vào tiểu học, tự mình có thể trèo lên cây vải, ngồi vắt vẻo lên chạc ba ngắm nhìn khoảng sân bên dưới, tôi thấy tầm nhìn của mình cao lắm, mọi thứ thật là mới mẻ và đẹp đẽ. Từ trên cao, có thể nhìn xa hơn, hứng những làn gió mát rượi, tự tay hái những trái vải chua chua để ăn mà không cần nhờ ai giúp đỡ, rất tự hào. Bà ngoại thường ngồi ở đầu hè lau lá chuối để gói xôi, nhắc nhở tôi trèo cẩn thận kẻo ngã. Tôi cười khanh khách bảo bà là mình sẽ xuống ngay nhưng thường không thực hiện lời nói đó, vắt vẻo trên cây cả buổi.
Càng lớn, cây vải càng không còn thú vị và quả cũng không ngon lành như thuở ban đầu nữa. Khi đó tôi không hiểu, chỉ thuận theo sở thích của mình, thờ ơ với những chùm vải chua, không đứng bên dưới nhìn lên, ngóng từng ngày mong chờ vải nhanh chín để được ăn như hồi bé. Tôi có những thú vui mới, bận rộn bởi việc học, ham thích những cuốn truyện tranh, truyện chữ cho thiếu nhi. Cây vải rơi vào quên lãng. Tôi cũng ít đến nhà bà ngoại.
Một ngày đầu năm học cấp ba, tôi đến nhà bà ngoại chơi, cảm thấy cây vải thật lạ lẫm. Tôi trèo lên cây, chợt nhận ra cây vải không hề cao lớn như trong ký ức, bởi vì bản thân tôi đã quen với việc đứng từ tầng ba nhà mình nhìn xuống. Xung quanh hàng xóm láng giềng đều xây nhà mới hai tầng, ba tầng che khuất, không còn những ngôi nhà mái ngói đỏ nâu như xưa, không thể nhìn xa. Vải chua tôi cũng chẳng còn thích ăn, bà ngoại cho, tôi mang về nhà để ở bàn thôi.
Không chỉ tôi, anh chị họ của tôi cũng như vậy, chăm chỉ học hành, bỏ qua những buổi chiều trèo cây, trốn tìm, đá bóng…
Chúng tôi càng lớn, cây vải càng già nua, cằn cỗi. Vỏ nó sần sùi, sậm màu hơn, thân to ra, tán ngày càng nhỏ vì bị chặt cành hàng năm để không sà vào cửa sổ tầng hai.
Năm ngoái, cây vải không còn ra quả nữa.
Nó già rồi, còn chúng tôi thì trưởng thành, có gia đình, có con cái. Góc sân nhà bà ngoại thay đổi rất nhiều vì bác cả tôi xây nhà mới nhưng cây vải vẫn còn đó che mát chiếc bàn trà bằng đá bởi những tán lá thưa thớt của mình. Có điều tán của nó quá thưa, nắng vẫn len lỏi qua kẽ lá rọi xuống bàn nên bác tôi phải đặt ở đó một cái ô lớn cho mát mẻ để tiện ngồi uống nước, hóng gió, đánh cờ.
Cây vải già không ra quả, chẳng thể che rợp bóng một góc sân như ngày xưa.
Nó chỉ đứng ở đó thôi!
Thời gian tích tắc thoi đưa, cuộc sống đổi thay, con người cũng dần thay đổi. Anh họ tôi có xu hướng “già” trước tuổi. Bà ngoại than thở rằng anh bị bọn nào đó trên mạng lừa, thỉnh thoảng lại vay tiền để đầu tư này nọ, bà không hiểu được. Tiền vay bao nhiêu, bỏ vào bao nhiêu thì mất bấy nhiêu. Bác tôi sầu não khuyên can nhiều lần không được, dặn dò tôi đừng cho anh vay tiền. Bác vốn là nhà giáo về hưu, vô cùng hiền lành thế mà cách đây ít hôm bác phải gọi điện mắng chửi anh bởi vì nghe nói anh vay nợ lãi.
Tôi cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Anh họ tôi vốn dĩ là một người nhiều ý tưởng, hay mơ về những thứ xa xôi, vạch ra những kế hoạch không thực tế nhưng trong ký ức của tôi, anh cũng hiền lành và biết phân biệt phải trái. Hiện tại anh mải mê đuổi theo giấc mơ giàu sang viển vông, trút lên vai chị dâu gánh nặng của gia đình, thỉnh thoảng lại bị báo về những khoản nợ dăm bảy chục triệu.
Tôi thậm chí còn nghĩ anh họ giống như một cây vải già rụng lá quanh năm.
Tuổi thơ và thời niên thiếu thật là đẹp, khi những ưu tư của cuộc sống thực dụng chưa xoắn lấy tâm trí mỗi người, tiếng cười vô cùng trong trẻo, mọi thứ trước mắt cũng to lớn, lạ lẫm và tươi tắn. Tôi của ngày xưa không đòi hỏi những thứ cao sang, dễ thỏa mãn với những gì mình có, không suy nghĩ sâu xa và luôn bước về phía trước.
Nhiều khi tôi tự hỏi nếu cây vải già biết nói, liệu nó sẽ nói những gì?
Hay nó vẫn chỉ im lặng như hiện tại, bình thản đứng đó từ năm này sang năm khác, chờ tôi già đi như nó.
- Từ khóa
- cây vải già dự thi quê tuổi thơ