sáng tác Chiếc lá rơi muộn ( Phần II )

sáng tác  Chiếc lá rơi muộn ( Phần II )

nauyeee
nauyeee
  • Thành Viên 20
5451

Hồi cô Huệ sinh con, bà nội không ngó ngàng nhiều. Hôm ở bệnh viện, người đón tay đứa cháu đầu tiên là bà ngoại. Chú Lành còn đang ở xa chưa kịp về được, không có xe về, đường kẹt xe. Bà ngoại ngồi bên ngoài chờ con mình, nghe đâu thấy tiếng khóc bà cứ mong ngóng. Em bé nặng 3,4kg, nhìn nó dễ thương gì đâu. Bà nội đến tận trưa mới vào với con mình. Được vài ngày, cô Huệ xuất viện về nhà chăm con. Đến lượt sinh cái Hương, cô gần như bị chứng trầm cảm. Tiếng con khóc cứ văng vẳng bên tai cô. Thi thoảng, bà nội có nấu cho một ít cháo dinh dưỡng cho con dâu ăn.

Bà nội là bà Lan, bà năm nay 65 tuổi rồi. Trước đứa con gái bà cũng sống chung bên này cùng vợ chồng anh cả. Con gái bà ấy chả ưa gì chị dâu mình, hay nói với mẹ và anh trai những điều xấu xa về chị dâu. Chị dâu biết chẳng nói chẳng rằng và nhẫn nhục, cũng chả nói cho chồng biết. Vì chồng tin mẹ mình chứ tin ai. Có một hôm, đêm ấy bà nội cãi nhau với con dâu mình.

- Từ ngày cô về làm dâu nhà này, tôi chưa bao giờ đặt điều cho cô. Ở gia đình này cô có thiếu thốn gì đâu.

- Ở ngoài chợ, người ta đồn ầm là con dâu cãi mẹ chồng. Mẹ đi kể với người ngoài như vậy, nhưng con chưa cãi mẹ bao giờ.

- Mày đừng có mà nói như thế. Mày hỗn láo vừa vừa thôi, mày chửi tao, mày khinh thường tao.

- Không bao giờ con như thế.

- Mày cút khỏi cái nhà này ngay cho tao.

Cô Huệ quỳ xuống van xin bà mẹ chồng. Rồi uất ức quá, cô đem thằng Nam đi lên nhà bà ngoại ở.

Tối hôm ấy, chú Lành nghe tin vợ mình lên nhà mẹ đẻ. Hỏi han tình hình, sáng hôm sau đi về nhà mẹ mình hỏi han cho ra lẽ. Bà Lan quát:

- Tự nhiên nó đùng đùng bảo mẹ là mẹ vu khống cho nó là đi chửi mẹ chồng. Rồi nó đưa thằng Nam lên đấy. Đúng là đứa con dâu mất nết.

- Để con hỏi vợ con xem chuyện tình như thế nào.

Chú Lành lên nhà mẹ đẻ xin lỗi mẹ và vợ đón em về. Nhưng cô Huệ nhất quyết không về và đòi ở nhà mẹ đẻ lâu hơn. Chú Lành an ủi cô nhưng không thể xoay chuyển được tâm trí của cô. về Chú nhà cứ lủi thủi một mình. Rồi lại đi công tác xa nhà...

Khoảng vài tháng sau, vợ chú biết mình lại mang thai đứa thứ hai. Đến tai chú Lành, chú quyết định đến xin bố mẹ vợ. Chú quỳ xuống chân vợ mình xin tha thứ và về nhà. Rồi chú của chú Lành đã lên nhà mẹ vợ chú Lành xin giúp đứa cháu mình. Cuối cùng, vợ chú Lành về nhà. Bà Lan chẳng nói chẳng rằng với cô Huệ.

Cô Huệ quyết định sống trong căn nhà ấy cho tới khi già đi. Bởi cô được về nhà này, là có cưới hỏi đàng hoàng người làm chứng cho hôn nhân của bà. Bà Lan không có quyền đuổi cô Huệ đi. Thi thoảng, có những cuộc cãi vã nhau lớn. Chú Lành ở giữa thấy khó xử vô cùng, chú không biết phải nên làm gì cho đúng. Cái Hương thấy người lớn cãi nhau, mặt cứ đờ ra, chân tay run rẩy chẳng buồn ăn cơm. Nó thấy sốt ruột, thấy mệt mỏi, thấy ngột ngạt bí bách vô cùng. Nó cảm thấy trái tim tan vỡ và dường như đang đau đớn nhiều không tả. Có những lúc, nó ở với bà thì bà lại kể xấu mẹ nó:

- Ngày xưa, lúc mới về nhà này tao khổ cực lắm. Ngày nào tao cũng giặt một chậu quần áo, quét nhà, trông bọn mày cho mẹ mày đi làm. Thế mà nó không biết gì cả. Tao hầu hạ gia đình này mà nó không biết gì.

Cái Hương không muốn nghe nhưng bà nó cứ ngồi kể, nó chỉ làm việc và chả nghĩ ngợi điều gì cả. Đôi mắt nó cứ nhìn xa xăm, vô định. Cái lối suy nghĩ đang chảy trôi trong nó thì nó quyết định chắn ngang. Rồi mẹ nó lại có lần kể khổ:

- Mẹ đẻ mày trong cái đợt cô mày cũng đẻ. Bà mày đi chăm cô mày rồi mẹ ở một mình với mày và thằng Nam. Nghĩ mà khổ, đêm đến bà có về nhà vài lần chắc mệt quá mà ngủ đi. Chỉ một mình tao làm tất cả.

Cái Hương như bị kẹt vậy, nó thấy khó chịu. Nó thấy mệt, thấy đau khổ trong lòng.

...
Ngày mai là giỗ của ông nội cái Cún, cô Huệ đi ra chợ phiên sớm chuẩn bị đồ đạc để mai làm giỗ. Ông Lành gọi điện mời vài người hàng xóm và mấy đứa em về giỗ bố. Ông Lành là con trai cả trong gia đình gồm 4 người con. Dưới tầng, cái Cún hỏi mẹ:

- Mẹ ơi, mai nhà mình làm giỗ ông ạ?

- Ừ, đúng rồi.

- Thế mai con đi học về sớm nhé. Mẹ bảo chị Hương đón con về sớm nhá.

- Ừ, Hương mai nó được nghỉ khác đón sớm.

Con bé chạy lon ton đi vào phòng của mình. Nó lại ngồi lên giường chơi búp bê, bé tí mà chạy nhảy dữ lắm. Có mấy đứa bạn sang chơi là rộn rã cả lên. Cô Huệ quát mà không nghe, cô thấy bọn trẻ con khó bảo thật.

Bà Lan chiều đứa cháu út nhất trong ba đứa. Bà không có quan niệm "trọng nam kinh nữ", bà chỉ thấy đứa cháu nhỏ này thật đáng quý. Mặc dù, không nói chuyện với cô Huệ nhưng cháu bà, bà vẫn quý. Vì đứa cháu là máu mủ ruột thịt của bà. Lúc nào, cái Cún đi về nhà chào bà, bà cũng xoa đầu cháu rồi " Ừ" một cái. Thêm một câu nói: "Về rồi à cún con của bà?". Cái Cún cười híp mắt, quay lại nhìn bà nói: " Vâng" một câu to rồi chạy tót vào trong phòng. Con bé có nghịch ngợm, chơi đùa nói to lớn thì bà cũng không nói gì cả.

Có những bầu không khí yên lặng trong gia đình, nhờ có cái Cún mà rộn ràng hẳn lên. Cái Hương thì ít nói, thằng Nam thì nói hơn cái Hương cũng chẳng là bao. Có cái Cún lanh lợi hay kể chuyện. Nhưng người lớn chỉ đáp lại:

- Ừ.

- Mẹ à, con muốn mua cặp sách ý.

- Mai mẹ mua cho.

Chú Lành cũng nói theo:

- Bé con đọc được thuộc lòng bảng chữ cái, bố thưởng cho một con búp bê.

- Con không thích búp bê đâu, thích bố chơi trốn tìm với con cơ.

- Nếu con học thuộc thì gì cũng được.

Nó cười khanh khách vẻ khoái chí lắm. Nó nhảy tưng tửng cầm một miếng táo đi vào phòng. Nó đi xiêu vẹo, nó cười nhe cái răng sún của nó. Chả còn cái nào cơ.

Hồi cô Huệ mới sinh cái Cún, con bé bướng lắm khóc oe oe cả phòng, ai trong phòng cũng nhìn. Nó đáng yêu lắm, lúc nào cũng hóng chuyện thôi. Mẹ nó nhìn mà cứ thấy ấm lòng, yêu nó quá. Rồi dần dà, nó biết lẫy, biết bò, biết đi. Nó biết nói từng chữ một rồi nói được cả trong cuộc nói chuyện của người khác. Cái tâm hồn nó thật ngây thơ và trong sáng. Trong gia đình ấy, ai cũng yêu quý và thương nó hết mực. Nó là nguồn sống khi mẹ nó mệt mỏi, là nguồn động viên khi ba nó không viết lách được. Đứa trẻ đáng yêu và ngây thơ lắm.

Tác giả: Nguyễn Kim Ngân
Bản quyền bài viết thuộc về Văn học trẻ
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa Từ khóa
gia đình người mẹ tieu thuyet viết lách
  • Like
Reactions: Vanhoctre
2K
1
4
Trả lời
Bà Lan chẳng nói chẳng rằng lại im ỉm ra. =>Truyện có mấy chỗ viết khá khó hiểu, nguyên do vì đưa văn nói vào văn viết khá nhiều, chưa kể việc sử dụng ngôi kể: bà Lan - bà Huệ khiến người đọc khó phân biệt, cứ phải đọc kĩ lại để biết ai với ai. Truyện viết về nỗi khổ làm dâu, chỉ là chuyện vụn vặt nho nhỏ, không thú vị ở đối đáp và cốt truyện thì bù lại phải miêu tả nội tâm, chi tiết nhỏ thật tinh tế, kĩ lưỡng. Tác giả Kim Ngân nên ch ý để cải thiện từ ngữ hơn, phân biệt từ nói - viết,đặt tiêu đề cũng chưa chuẩn, nó hợp với phần miêu tả đầu nhưng đọc bài thì hơi khó liên hệ. Nếu nắm chắc thì bài viết của bạn sẽ hay lắm, vượt qua lứa tuổi mà bạn đang nắm giữ.
 
  • Like
Reactions: nauyeee
Bà Lan chẳng nói chẳng rằng lại im ỉm ra. =>Truyện có mấy chỗ viết khá khó hiểu, nguyên do vì đưa văn nói vào văn viết khá nhiều, chưa kể việc sử dụng ngôi kể: bà Lan - bà Huệ khiến người đọc khó phân biệt, cứ phải đọc kĩ lại để biết ai với ai. Truyện viết về nỗi khổ làm dâu, chỉ là chuyện vụn vặt nho nhỏ, không thú vị ở đối đáp và cốt truyện thì bù lại phải miêu tả nội tâm, chi tiết nhỏ thật tinh tế, kĩ lưỡng. Tác giả Kim Ngân nên ch ý để cải thiện từ ngữ hơn, phân biệt từ nói - viết,đặt tiêu đề cũng chưa chuẩn, nó hợp với phần miêu tả đầu nhưng đọc bài thì hơi khó liên hệ. Nếu nắm chắc thì bài viết của bạn sẽ hay lắm, vượt qua lứa tuổi mà bạn đang nắm giữ.
Thy Việt
Bà Lan chẳng nói chẳng rằng lại im ỉm ra. =>Truyện có mấy chỗ viết khá khó hiểu, nguyên do vì đưa văn nói vào văn viết khá nhiều, chưa kể việc sử dụng ngôi kể: bà Lan - bà Huệ khiến người đọc khó phân biệt, cứ phải đọc kĩ lại để biết ai với ai. Truyện viết về nỗi khổ làm dâu, chỉ là chuyện vụn vặt nho nhỏ, không thú vị ở đối đáp và cốt truyện thì bù lại phải miêu tả nội tâm, chi tiết nhỏ thật tinh tế, kĩ lưỡng. Tác giả Kim Ngân nên ch ý để cải thiện từ ngữ hơn, phân biệt từ nói - viết,đặt tiêu đề cũng chưa chuẩn, nó hợp với phần miêu tả đầu nhưng đọc bài thì hơi khó liên hệ. Nếu nắm chắc thì bài viết của bạn sẽ hay lắm, vượt qua lứa tuổi mà bạn đang nắm giữ.
Với tiêu đề là "chiếc lá rơi muộn" thì mình có chủ ý khác ạ. Mới chỉ 2 phần đầu của tiểu thuyết thì bạn chưa tìm ra là đúng rồi. Và đây là tiểu thuyết thì sẽ có những phần khác, và chủ đích của mình nằm ở phần cuối. Và đây không đơn thuần là mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu ạ, đấy là một nội dung nhỏ của tiểu thuyết ạ. Vấn đề mẹ chồng nàng dâu là vụn vặt nho nhỏ ? Hơn hết, nó lớn vô cùng vì mình cảm nhận được. Có thể lối văn của mình không hoàn thiện, nhưng cốt truyện là một tâm huyết mà mình muốn nói. Nó không vụn vặt đâu ạ. Còn về ngôi kể thì nó chỉ có bà Lan và bà Huệ, hai người thì khó phân biệt ạ? Tiểu thuyết có khi rất nhiều nhân vật hơn, khiến cho độc giả cảm thấy khó nhớ hơn rất nhiều. Mình dùng từ bà tại vì tuổi 2 người ấy không thể gọi là cụ hay cô được. Đó cũng là một vấn đề, mình băn khoăn. Sử dụng văn nói - văn viết, cái này mình sẽ sửa trong những phần tới. Cảm ơn bạn rất nhiều với những nhận xét dành cho bài viết của mình
1f49a.png
 
Sửa lần cuối:
Tôi thì tôi có một nhận xét đơn giản thế này, tôi chưa biết tác phẩm của bạn hay thế nào nhưng đọc dòng mở đầu là tôi đã thấy đau mắt tôi quá. Từ ngữ Việt Nam rất phong phú và đa dạng mà ngay phần mở đầu tác phẩm bạn đã chơi hẳn 3 ba bà. Bạn có thấy vô lý không? Bà Lan, bà nội, bà ngoại ... vậy hóa ra mẹ chồng cũng bà con dâu cũng bà. Trong tác phẩm của bạn không có tôn ti trật tự gì cả
 
  • Like
Reactions: nauyeee

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.