Một ngôi nhà nằm trong góc nhỏ căn ngõ hẹp, một sự im lặng bao trùm lên khoảng không vốn chật hẹp. Như thắt lại cho cái eo còn nhỏ hơn nữa, cho những nhịp thở dường như chậm lại. Bên trong là một nỗi niềm không nói ra, là sự đau khổ không ai hiểu. Một tờ giấy, một công việc, một sự quan tâm cứ thế mà đi song song chẳng có lấy một đường " chỉ may" cố tình làm chẹo đường. Như một người lành nghề trong công việc với một, hai tiếng chửi vang đầu. Chửi cái đời và cuộc sống lôi kéo nó ra ngoài này. Chỉ một vài dòng đôi chuyện để hiểu nhau cũng chẳng có.
Hương quyết định ở nhà vài ngày để ổn định tinh thần rồi lên Hà Nội. Chị dâu với anh trai nó cứ cãi nhau suốt. Đứa con còn bé khóc oe oe suốt ngày. Lúc nào nhìn chị dâu thấy đầu tóc bù xù hết cả. Thằng Nam đi suốt ngày, bảo với cô Huệ là nó đi làm. Nhưng không biết là đi làm thật hay giả, lúc nào về gặp vợ cũng cằn nhằn rồi chửi vợ nó. Có lần, chị dâu có đọc tin nhắn thấy chồng mình có tin của cô một gái khác gửi đến. Chị dâu đọc và có nói lại với chồng. Lời qua tiếng lại rồi chửi nhau.
- Ai cho phép mày động vào điện thoại của tao ? Mày không có quyền động vào.
- Em tình cờ nhìn thấy. Anh có người khác rồi à?
- Tao đi đâu làm gì là việc của tao. Mày đừng có xen vào.
- Sao anh đối xử với tôi như vậy ? Tôi làm gì sai ?
- Ừ mày có làm gì sai đâu.
Cô Huệ biết chuyện vào can ngăn, mà cứ suốt ngày ầm ĩ. Cô nói mà chẳng đứa nào nghe cả. Đứa con bên cạnh thì cứ khóc quấy xen lẫn tiếng bố mẹ cãi nhau.
Thằng Nam hay dẫn mấy đứa con gái đi chơi. Vợ nó ở nhà thì không được đi ra ngoài bao giờ. Hôm sinh nhật thằng Nam, nó cũng không dẫn vợ đi theo mà đi chơi cùng mấy lũ bạn. Có lần, mấy bạn nó rủ đi chơi, ai cũng dẫn theo vợ. Mỗi mình nó thì không cho vợ mình đi, bảo vợ mình nhà quê. Nó đi chơi thường về lúc nửa đêm, nó cũng không ngó ngàng gì đến con của mình. Cô Huệ cũng cưng chiều nó, thi thoảng động viên con dâu:
- Tuổi nó còn mải chơi con ạ, con thông cảm nếu nó có gì không phải. Vợ thì ở nhà phải biết giữ chồng con ạ.
Vợ thằng Nam không nói gì, nó cũng không biết nói như nào vì mẹ nói như thế thì nó chịu. Nó sống ở gia đình đấy nhẫn nhục nhiều lắm. Cô Huệ không đối xử với con dâu tệ bạc vì cô cũng sống trong cảnh "mẹ chồng nàng dâu" nên cô hiểu phần nào. Ở thằng Nam, vợ nó sống không cảm nhận được tình cảm từ chồng. Nhưng ít ra còn đứa con của nó, phải yêu thương và chăm lo cho con nó chứ. Một thằng tệ bạc và khốn nạn vô cùng.
Cô Huệ và bà nội vẫn thường xuyên xảy ra những cuộc cãi vã nhau. Cô Huệ thường hay nói xoáy bà nội rồi bà hiểu ý quay lại chửi nhau. Những việc nhỏ nhặt liên quan đến nhau là không hợp ý của nhau. Bà nội tỏ ý không thích những việc con dâu làm. Cô Huệ làm gì cũng phải hỏi ý kiến của bà vì bà là chủ và người lớn tuổi trong gia đình. Hôm cô Huệ nấu cơm, bà nội bảo:
- Cơm hôm nay cứng quá, nhai không nổi.
Hương bảo:
- Bà chan nước vào ăn ạ.
- Cơm khô quá, ăn đau dạ dày.
Cô Huệ không nói gì, cứ lặng lẽ ăn cơm. Bà nội hay đỡ những việc nhà như quét nhà, quét sân hộ. Nếu các cháu ở nhà thì nó làm, các cháu đi vắng thì bà nội làm hộ. Cô Huệ còn ra quán trông hàng nữa. Có hôm về, cô Huệ làu bàu:
- Từ sáng đến giờ, không biết làm cái gì mà không ai quét nhà cả.
Bà nội nói với chú Lành:
- Sáng mẹ cũng quét rồi đấy, rồi nó lại bẩn.
Những việc nhỏ nhặt, họ cũng lôi ra để ba lời nói chuyện. Hơi một tí là nhà rộn rã lên, có những trận cãi nhau to. Chú Lành ở giữa không biết xử lí như thế nào. Vẻ mặt những người còn lại trong nhà cũng thấy rất mệt mỏi. Tiếng chửi nhau của hàng xóm, rồi đến tiếng cãi nhau trong gia đình. Cứ thế thành một dàn âm thanh hỗn loạn.
Có những bữa cơm, cô Huệ không ăn cơm vì giận bà nội. Cả nhà ăn cũng không ngon, không muốn ăn nữa. Hương chạy vào phòng gọi mẹ, cô Huệ nói không muốn ăn vì thấy mệt. Như thế, buổi tối hôm ấy thật mệt mỏi. Ăn được vài miếng cơm, chị dâu lại chạy vào phòng xem thằng bé đang khóc nhè. Nó cứ gào lên rồi khóc như ai đang cấu nó vậy. Hương cũng chẳng buồn ăn nữa. Bà nội buông đũa đi vào phòng. Căn nhà có lúc im lặng, nhưng có lúc nhộn nhịp vô cùng.
Bà nội đi sang nhà con gái chơi thường kể xấu với cô Huệ. Những hôm nào rằm, giỗ các cô con gái lên thường hay nói chị dâu mình. Mấy cô bảo:
- Chị ở nhà chăm mẹ một tí, em thấy mẹ dạo này gầy. Chị cũng bớt lời qua tiếng lại với mẹ, mẹ cũng già rồi.
- Ừ, chị cũng không nói gì. Chị vẫn chăm mẹ mà.
- Vâng, em nói vậy.
Mấy cô chạy ra chỗ khác ngồi kể xấu chị dâu. Một mình cô Huệ ngồi trong bếp làm việc mà mấy cô vẫn chả giúp được gì. Cô con dâu của cô Huệ bận chăm con cũng không làm. Được mấy cậu con trai, con dâu nhà các cô đảm đang vào nấu nướng. Cô cũng đỡ một phần việc, ngày trước lúc nào cũng một mình cô làm hết.
Chú Lành suốt ngày trong phòng với cuốn truyện dở dang. Chú không tìm được nguồn cảm hứng để viết. Chú thấy mệt mỏi với trong người rất dễ cáu. Chú không viết được nên thấy tức với mọi người. Những bản chú viết sai ngày một nhiều, chú đọc lại mà không hiểu sao mình lại viết ra được như thế. Cái bút lực ngày trước của chú còn không hay ở đâu. Hàng ngày, tiếng cãi chửi nhau làm chú thấy đau đầu và nhức nhối. Chú thấy khó xử, lồng ngực đau đớn và khó thở. Chú dằn vặt vì mình không viết được, chú cảm thấy bản thân mình đang tự giẫm đạp lên cái ước mơ và một tài năng nhỏ của mình. Chú đang thấy mình tụt dốc ở cái mình coi trọng và một sự thất bại thảm hại dính lấy tâm trí của chú. Chú không nghĩ đến mọi người nữa, chú cố gắng dùng những lời lẽ hay nhất cho tác phẩm của mình. Chú không muốn viết ra một tác phẩm chứa đầy cuộc cãi vã và sự khổ đau, chú viết bay bổng và lãng quên hiện thực. Nhiều khi, chú đọc lại và xé vội rồi đốt chúng đi. Từ bao giờ cái văn phong của chú lại trở nên như vậy. Thứ giản dị mà đẹp đẽ xưa kia ở đâu ?
Một căn phòng lạnh lẽo mặc cho mọi gió lốc có gõ cửa. Cái thú của mình nay tàn dần, một mục đích và lí do sống nay bị nhoè đi trong những nét mực chưa khô hẳn. Trong hàng tá thứ bụi bặm mù mịt giăng mắc ấy là môt tâm hồn cũ kĩ. Cái chất nhựa sống của một đời đem lòng cống hiến nay đi đâu rồi. Một sự thất vọng đặc quánh bao trùm. Dường như nó quyện vào nhau và để lộ một vài đường nét không ra hình thù. Chỉ nhẹ nhàng cắm sâu vào một tâm hồn từng dễ rung động biết bao, từng dễ nghẹn ngào biết nhiêu lần.
Cái Hương gầy rộc đi, nhìn nó yếu ớt quá. Trải qua sự việc lần ấy mà nó ốm nhiều. Nó cũng ít nói hơn trước, cứ lầm lì, ai bảo gì thì làm ấy. Nó ở thêm vài tuần rồi lên Hà Nội đi học trở lại. Cô Huệ dặn phải chăm sóc sức khoẻ cẩn thận, cô dạy con bé từng tí một. Cô bảo phải cẩn thận vào, một ngày cô Huệ gọi điện cho con khoảng ba lần để dặn dò con. Đi lại nhẹ nhàng không thức quá khuya rồi đi ngủ sớm. Thực ra, việc học ở trên đấy cũng thoải mái cũng không quá áp lực. Hương cũng không nói nhiều về thằng khốn nạn kia, nó coi như là một sai lầm lớn của cuộc đời mình. Nó vẫn phải tiếp tục sống, vì tương lai của mình và cả gia đình nữa.
Một vài chiếc lá rơi rụng đầy gốc kéo đi theo biết bao phiền muộn và sự đau khổ. Nó lay đưa trước gió mang theo một vẻ ảm đạm. Trong thoáng chốc là một sự tiếc nuối không có sự cảm thông với nhau. Gió thổi những lá kêu xào xạc, sột soạt bay trong hơi. Cuốn đi theo cả tình người dang dở và vài câu nói chưa kịp thốt ra. Một vài khoảnh khắc của hiện tại chỉ tồn tại sự day dứt, sự đứt quãng và không liền mạch. Một khoảng không vô tận kéo tâm trí ở trạng thái rơi, và một ai đó đang lật giở từng mảnh kí ức lắp đầy. Níu kéo một vài giây phút để cho sự cảm nhận tăng dần và nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định. Như chưa từng được rung lên mỗi khi nhớ về giai điệu và câu nói thân quen. Bởi, cũng có những lúc đã từng...
Tác giả: Nguyễn Kim Ngân
Bản quyền bài viết thuộc về Văn học trẻ
Xem thêm:
Chiếc lá rơi muộn ( Phần VIII )
Hương quyết định ở nhà vài ngày để ổn định tinh thần rồi lên Hà Nội. Chị dâu với anh trai nó cứ cãi nhau suốt. Đứa con còn bé khóc oe oe suốt ngày. Lúc nào nhìn chị dâu thấy đầu tóc bù xù hết cả. Thằng Nam đi suốt ngày, bảo với cô Huệ là nó đi làm. Nhưng không biết là đi làm thật hay giả, lúc nào về gặp vợ cũng cằn nhằn rồi chửi vợ nó. Có lần, chị dâu có đọc tin nhắn thấy chồng mình có tin của cô một gái khác gửi đến. Chị dâu đọc và có nói lại với chồng. Lời qua tiếng lại rồi chửi nhau.
- Ai cho phép mày động vào điện thoại của tao ? Mày không có quyền động vào.
- Em tình cờ nhìn thấy. Anh có người khác rồi à?
- Tao đi đâu làm gì là việc của tao. Mày đừng có xen vào.
- Sao anh đối xử với tôi như vậy ? Tôi làm gì sai ?
- Ừ mày có làm gì sai đâu.
Cô Huệ biết chuyện vào can ngăn, mà cứ suốt ngày ầm ĩ. Cô nói mà chẳng đứa nào nghe cả. Đứa con bên cạnh thì cứ khóc quấy xen lẫn tiếng bố mẹ cãi nhau.
Thằng Nam hay dẫn mấy đứa con gái đi chơi. Vợ nó ở nhà thì không được đi ra ngoài bao giờ. Hôm sinh nhật thằng Nam, nó cũng không dẫn vợ đi theo mà đi chơi cùng mấy lũ bạn. Có lần, mấy bạn nó rủ đi chơi, ai cũng dẫn theo vợ. Mỗi mình nó thì không cho vợ mình đi, bảo vợ mình nhà quê. Nó đi chơi thường về lúc nửa đêm, nó cũng không ngó ngàng gì đến con của mình. Cô Huệ cũng cưng chiều nó, thi thoảng động viên con dâu:
- Tuổi nó còn mải chơi con ạ, con thông cảm nếu nó có gì không phải. Vợ thì ở nhà phải biết giữ chồng con ạ.
Vợ thằng Nam không nói gì, nó cũng không biết nói như nào vì mẹ nói như thế thì nó chịu. Nó sống ở gia đình đấy nhẫn nhục nhiều lắm. Cô Huệ không đối xử với con dâu tệ bạc vì cô cũng sống trong cảnh "mẹ chồng nàng dâu" nên cô hiểu phần nào. Ở thằng Nam, vợ nó sống không cảm nhận được tình cảm từ chồng. Nhưng ít ra còn đứa con của nó, phải yêu thương và chăm lo cho con nó chứ. Một thằng tệ bạc và khốn nạn vô cùng.
Cô Huệ và bà nội vẫn thường xuyên xảy ra những cuộc cãi vã nhau. Cô Huệ thường hay nói xoáy bà nội rồi bà hiểu ý quay lại chửi nhau. Những việc nhỏ nhặt liên quan đến nhau là không hợp ý của nhau. Bà nội tỏ ý không thích những việc con dâu làm. Cô Huệ làm gì cũng phải hỏi ý kiến của bà vì bà là chủ và người lớn tuổi trong gia đình. Hôm cô Huệ nấu cơm, bà nội bảo:
- Cơm hôm nay cứng quá, nhai không nổi.
Hương bảo:
- Bà chan nước vào ăn ạ.
- Cơm khô quá, ăn đau dạ dày.
Cô Huệ không nói gì, cứ lặng lẽ ăn cơm. Bà nội hay đỡ những việc nhà như quét nhà, quét sân hộ. Nếu các cháu ở nhà thì nó làm, các cháu đi vắng thì bà nội làm hộ. Cô Huệ còn ra quán trông hàng nữa. Có hôm về, cô Huệ làu bàu:
- Từ sáng đến giờ, không biết làm cái gì mà không ai quét nhà cả.
Bà nội nói với chú Lành:
- Sáng mẹ cũng quét rồi đấy, rồi nó lại bẩn.
Những việc nhỏ nhặt, họ cũng lôi ra để ba lời nói chuyện. Hơi một tí là nhà rộn rã lên, có những trận cãi nhau to. Chú Lành ở giữa không biết xử lí như thế nào. Vẻ mặt những người còn lại trong nhà cũng thấy rất mệt mỏi. Tiếng chửi nhau của hàng xóm, rồi đến tiếng cãi nhau trong gia đình. Cứ thế thành một dàn âm thanh hỗn loạn.
Có những bữa cơm, cô Huệ không ăn cơm vì giận bà nội. Cả nhà ăn cũng không ngon, không muốn ăn nữa. Hương chạy vào phòng gọi mẹ, cô Huệ nói không muốn ăn vì thấy mệt. Như thế, buổi tối hôm ấy thật mệt mỏi. Ăn được vài miếng cơm, chị dâu lại chạy vào phòng xem thằng bé đang khóc nhè. Nó cứ gào lên rồi khóc như ai đang cấu nó vậy. Hương cũng chẳng buồn ăn nữa. Bà nội buông đũa đi vào phòng. Căn nhà có lúc im lặng, nhưng có lúc nhộn nhịp vô cùng.
Bà nội đi sang nhà con gái chơi thường kể xấu với cô Huệ. Những hôm nào rằm, giỗ các cô con gái lên thường hay nói chị dâu mình. Mấy cô bảo:
- Chị ở nhà chăm mẹ một tí, em thấy mẹ dạo này gầy. Chị cũng bớt lời qua tiếng lại với mẹ, mẹ cũng già rồi.
- Ừ, chị cũng không nói gì. Chị vẫn chăm mẹ mà.
- Vâng, em nói vậy.
Mấy cô chạy ra chỗ khác ngồi kể xấu chị dâu. Một mình cô Huệ ngồi trong bếp làm việc mà mấy cô vẫn chả giúp được gì. Cô con dâu của cô Huệ bận chăm con cũng không làm. Được mấy cậu con trai, con dâu nhà các cô đảm đang vào nấu nướng. Cô cũng đỡ một phần việc, ngày trước lúc nào cũng một mình cô làm hết.
Chú Lành suốt ngày trong phòng với cuốn truyện dở dang. Chú không tìm được nguồn cảm hứng để viết. Chú thấy mệt mỏi với trong người rất dễ cáu. Chú không viết được nên thấy tức với mọi người. Những bản chú viết sai ngày một nhiều, chú đọc lại mà không hiểu sao mình lại viết ra được như thế. Cái bút lực ngày trước của chú còn không hay ở đâu. Hàng ngày, tiếng cãi chửi nhau làm chú thấy đau đầu và nhức nhối. Chú thấy khó xử, lồng ngực đau đớn và khó thở. Chú dằn vặt vì mình không viết được, chú cảm thấy bản thân mình đang tự giẫm đạp lên cái ước mơ và một tài năng nhỏ của mình. Chú đang thấy mình tụt dốc ở cái mình coi trọng và một sự thất bại thảm hại dính lấy tâm trí của chú. Chú không nghĩ đến mọi người nữa, chú cố gắng dùng những lời lẽ hay nhất cho tác phẩm của mình. Chú không muốn viết ra một tác phẩm chứa đầy cuộc cãi vã và sự khổ đau, chú viết bay bổng và lãng quên hiện thực. Nhiều khi, chú đọc lại và xé vội rồi đốt chúng đi. Từ bao giờ cái văn phong của chú lại trở nên như vậy. Thứ giản dị mà đẹp đẽ xưa kia ở đâu ?
Một căn phòng lạnh lẽo mặc cho mọi gió lốc có gõ cửa. Cái thú của mình nay tàn dần, một mục đích và lí do sống nay bị nhoè đi trong những nét mực chưa khô hẳn. Trong hàng tá thứ bụi bặm mù mịt giăng mắc ấy là môt tâm hồn cũ kĩ. Cái chất nhựa sống của một đời đem lòng cống hiến nay đi đâu rồi. Một sự thất vọng đặc quánh bao trùm. Dường như nó quyện vào nhau và để lộ một vài đường nét không ra hình thù. Chỉ nhẹ nhàng cắm sâu vào một tâm hồn từng dễ rung động biết bao, từng dễ nghẹn ngào biết nhiêu lần.
Cái Hương gầy rộc đi, nhìn nó yếu ớt quá. Trải qua sự việc lần ấy mà nó ốm nhiều. Nó cũng ít nói hơn trước, cứ lầm lì, ai bảo gì thì làm ấy. Nó ở thêm vài tuần rồi lên Hà Nội đi học trở lại. Cô Huệ dặn phải chăm sóc sức khoẻ cẩn thận, cô dạy con bé từng tí một. Cô bảo phải cẩn thận vào, một ngày cô Huệ gọi điện cho con khoảng ba lần để dặn dò con. Đi lại nhẹ nhàng không thức quá khuya rồi đi ngủ sớm. Thực ra, việc học ở trên đấy cũng thoải mái cũng không quá áp lực. Hương cũng không nói nhiều về thằng khốn nạn kia, nó coi như là một sai lầm lớn của cuộc đời mình. Nó vẫn phải tiếp tục sống, vì tương lai của mình và cả gia đình nữa.
Một vài chiếc lá rơi rụng đầy gốc kéo đi theo biết bao phiền muộn và sự đau khổ. Nó lay đưa trước gió mang theo một vẻ ảm đạm. Trong thoáng chốc là một sự tiếc nuối không có sự cảm thông với nhau. Gió thổi những lá kêu xào xạc, sột soạt bay trong hơi. Cuốn đi theo cả tình người dang dở và vài câu nói chưa kịp thốt ra. Một vài khoảnh khắc của hiện tại chỉ tồn tại sự day dứt, sự đứt quãng và không liền mạch. Một khoảng không vô tận kéo tâm trí ở trạng thái rơi, và một ai đó đang lật giở từng mảnh kí ức lắp đầy. Níu kéo một vài giây phút để cho sự cảm nhận tăng dần và nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định. Như chưa từng được rung lên mỗi khi nhớ về giai điệu và câu nói thân quen. Bởi, cũng có những lúc đã từng...
Tác giả: Nguyễn Kim Ngân
Bản quyền bài viết thuộc về Văn học trẻ
Xem thêm:
Chiếc lá rơi muộn ( Phần VIII )
Sửa lần cuối:
- Từ khóa
- gia đình tieu thuyet tinh cam