Ai đã một thời sống với làng quê thì chẳng bao giờ quên được những phiên chợ quê ngày thường cũng như ngày Tết. Những phiên chợ cho dù có đi đâu xa, chúng tôi cũng không bao giờ quên. Sự nhộn nhịp của làng quê với những thứ quà giản dị thuận mua, vừa bán. Chợ quê một thuở ghi vào kí ức mỗi khi nhìn lên bờ đê hay con đường đất thuở đã rất xa. Nhớ đến nao nao!
Dòng người đi chợ khi trời chưa sáng tỏ là thói quen mỗi phiên chợ bình thường cũng như ngày tết. Dường như phiên chợ áp tết khác hơn nhiều so với phiên chợ thường. Mặc cho cái lạnh cuối đông cắt da, cắt thịt hay những ngày mưa phùn rả rích, người quê tôi không bao giờ ngày chợ phiên mùng 3, mùng 7, ngày 13, 17 và hai ngày cuối tháng hăm ba, hăm bảy. Người mọi nẻo quê rục rịch đi chợ. Họ lặn lội, gánh gồng đi trong đêm. Những tràng cười vang lên là những lần thụp chân vào ổ trâu, ổ gà trên đường hay đạp phải thứ phế thải của bò, trâu vương lại. Vẻ lạc quan ấy cứ cất bước trong đêm. Thi thoảng nghe ồn ào chuyện trò mà chẳng thấy bóng dáng đâu, đôi khi lạc nhau chả ai mà biết. Người quê lặn lội đi trong khuya khoắt để sáng rõ kịp tới nơi. Tôi cũng hoà vào dòng người quê đi chợ.
Trời sáng, chợ đã huyên náo. Người ta chẳng nghe rõ thứ âm thanh nào cả mà hoà nhau những tiếng to, nhỏ phát ra, có khi lại những tiếng quát mắng, chào mời. Tội nghiệp những con gà, con vịt, con lợn…Chúng khép mình trong lồng biết mình sẽ bị hết kiếp hay rẽ bước vào nhà nào ấy để đem lại chiến lợi phẩm khi đủ trọng lượng tính toán của con người. Chợ bán buôn, người ken nhau, cố tìm cho mình một chỗ hở để bước qua. Món hàng ở quầy nào cũng thật là bắt mắt người mua. Tôi cũng chen vào dòng người ấy tìm mua những cái lưỡi câu và sãi cước trắng về gắn vào cần câu đi câu cá. Trẻ con trai chúng tôi thích chỉ thứ đó chứ chẳng quan tâm đến những món hàng khác nên theo mẹ lên chợ cho thỏa lòng. Tụm lại lựa chọn làm bà bán hàng xén không hài lòng cho lắm nhưng bà cố chịu để chiều lòng con trẻ. Mua xong, đứa nào cũng hăm hở rồi nép bên bảng cổng chợ chờ mẹ về. Vui ơi là vui! Thích chợ quê là thế!
Chợ Tết ở quê đi mới cảm nhận được sự nhộn nhịp như thế nào. Nó khắc sâu vào lòng chúng tôi mãi mãi. Người dân quê mộc mạc, chân chất. Họ không vồn vã như người phố thị mà giấu vẻ rụt rè núp trong ý tưởng của người khác bởi những món đồ họ bán ra không đong đếm được là bao nhiêu công sức. Mớ rau cải bó đẹp là thế trồng trong vườn chẳng tốn một hào tiền giống, thu hoạch mang đi bán lỡ hời quá thì sợ người đời nguyền rủa ăn ở bất nhân.
Rổ bắp cải tươi non. Cái nào, cái nấy to như quả bóng đá, bẹ cuốn chặt ôm vào nhau mới biết người trồng rau vất vả chăm trồng. Những rổ cà chua, quả to chín đỏ được xếp chồng lên nhau trông thích quá! Trông vào đã nghĩ tới thịt lợn giằm cà chua, thêm chút hành hoa thì rau mùi, rau diếp chấm ăn có mà khó cưỡng nổi. Rổ táo bánh xe chua ngọt trồng vườn nhà ai lại nghĩ tới Thị Màu lên chùa đi cúng thương thầy tiểu. Cứ chưa chạm vào miệng đã thấy chua ngọt lẫn lộn bổ vào mua giấu vào góc thúng mang về. Và rất nhiều thứ quà quê mà không sao kể xiết.
Xa quê hương đã rất lâu. Tôi thầm ước một ngày nào đó được trở về để đi chợ ngày tết. Ước gì thời gian có phép mầu cho ta quay trở lại thời xưa ấy để đắm chìm vào cảnh không gian thuở đó. Nhưng ngày ấy nay đã rất xa và chợ tết ngày nay không còn giống phiên chợ ngày xưa nữa.
Người ta đã biến chợ quê giống như những khu chợ nơi phố thị. Hàng hóa nhiều hơn với những thứ cứ tưởng rằng không biết tới khi nào làng quê tôi mới theo kịp. Rồi cũng chẳng giống như chúng tôi tưởng và mơ ước đến khi nào mới kịp đua phố thị. Vẫn những dòng người rồng rắn từ mọi phương kéo về bằng nhiều phương tiện khác nhau: người bộ hành kĩu kịt trên vai một gánh rau mà thu vào chỉ mấy chục nghìn đồng đủ mua hộp kẹo mứt tết. Vẫn vương nụ cười trên môi với sản phẩm mình vất vả làm ra. Kẻ đội những thúng khoai chất đầy trên đầu không cần vịn, tay vung vẩy giống nghệ sĩ chèo vào vai một bà lão nhà nông trên sân khấu, chưa đến cổng chợ đã bị kẻ lái buôn ỏng ẻo mua ngay. Rồi cầm đồng tiền ít ỏi mà ngơ ngẩn giống người bị ai đó “lên đồng” tưởng biến thành tiên bay lên trời rồi rơi xuống đất. Ngơ ngác trông quanh, chẳng còn hồn vía gì?
Phiên chợ họp khoảng đến 10 giờ là vãn khách. Kẻ mua, người bán lần lượt ra về chuyện trò ríu ra ríu ríu cho vơi bớt mệt nhọc. Tiếng cười, nói xen lẫn trên đường về từ các ngả. Chợ quê lại trở về với dáng vẻ im ắng, chỉ còn lác đác vài người quản chợ dọn dẹp từng dãy bán hàng.
Chợ phiên đông vui để chúng tôi nhớ mãi với từng khu bày bán khi đi xa. Kí ức chợ phiên khắc ghi vào trí nhớ tưởng rằng cuộc sống đủ đầy rồi không bắt gặp nữa. Văn hoá làng quê vẫn như hồi nảo hồi nào nhưng tiến bộ hơn nhiều khi phương tiện đi lại không còn lạc hậu như ngày xưa gồng gánh lỉnh kỉnh tốn nhiều thời gian mang hàng lên chợ bán mà vèo một cái đã tới nơi.
Ôi! Một thuở xưa của phiên chợ quê nhớ mãi.
Bài của Phùng Văn Định
Chợ - Ảnh st
Dòng người đi chợ khi trời chưa sáng tỏ là thói quen mỗi phiên chợ bình thường cũng như ngày tết. Dường như phiên chợ áp tết khác hơn nhiều so với phiên chợ thường. Mặc cho cái lạnh cuối đông cắt da, cắt thịt hay những ngày mưa phùn rả rích, người quê tôi không bao giờ ngày chợ phiên mùng 3, mùng 7, ngày 13, 17 và hai ngày cuối tháng hăm ba, hăm bảy. Người mọi nẻo quê rục rịch đi chợ. Họ lặn lội, gánh gồng đi trong đêm. Những tràng cười vang lên là những lần thụp chân vào ổ trâu, ổ gà trên đường hay đạp phải thứ phế thải của bò, trâu vương lại. Vẻ lạc quan ấy cứ cất bước trong đêm. Thi thoảng nghe ồn ào chuyện trò mà chẳng thấy bóng dáng đâu, đôi khi lạc nhau chả ai mà biết. Người quê lặn lội đi trong khuya khoắt để sáng rõ kịp tới nơi. Tôi cũng hoà vào dòng người quê đi chợ.
Trời sáng, chợ đã huyên náo. Người ta chẳng nghe rõ thứ âm thanh nào cả mà hoà nhau những tiếng to, nhỏ phát ra, có khi lại những tiếng quát mắng, chào mời. Tội nghiệp những con gà, con vịt, con lợn…Chúng khép mình trong lồng biết mình sẽ bị hết kiếp hay rẽ bước vào nhà nào ấy để đem lại chiến lợi phẩm khi đủ trọng lượng tính toán của con người. Chợ bán buôn, người ken nhau, cố tìm cho mình một chỗ hở để bước qua. Món hàng ở quầy nào cũng thật là bắt mắt người mua. Tôi cũng chen vào dòng người ấy tìm mua những cái lưỡi câu và sãi cước trắng về gắn vào cần câu đi câu cá. Trẻ con trai chúng tôi thích chỉ thứ đó chứ chẳng quan tâm đến những món hàng khác nên theo mẹ lên chợ cho thỏa lòng. Tụm lại lựa chọn làm bà bán hàng xén không hài lòng cho lắm nhưng bà cố chịu để chiều lòng con trẻ. Mua xong, đứa nào cũng hăm hở rồi nép bên bảng cổng chợ chờ mẹ về. Vui ơi là vui! Thích chợ quê là thế!
Chợ Tết ở quê đi mới cảm nhận được sự nhộn nhịp như thế nào. Nó khắc sâu vào lòng chúng tôi mãi mãi. Người dân quê mộc mạc, chân chất. Họ không vồn vã như người phố thị mà giấu vẻ rụt rè núp trong ý tưởng của người khác bởi những món đồ họ bán ra không đong đếm được là bao nhiêu công sức. Mớ rau cải bó đẹp là thế trồng trong vườn chẳng tốn một hào tiền giống, thu hoạch mang đi bán lỡ hời quá thì sợ người đời nguyền rủa ăn ở bất nhân.
Rổ bắp cải tươi non. Cái nào, cái nấy to như quả bóng đá, bẹ cuốn chặt ôm vào nhau mới biết người trồng rau vất vả chăm trồng. Những rổ cà chua, quả to chín đỏ được xếp chồng lên nhau trông thích quá! Trông vào đã nghĩ tới thịt lợn giằm cà chua, thêm chút hành hoa thì rau mùi, rau diếp chấm ăn có mà khó cưỡng nổi. Rổ táo bánh xe chua ngọt trồng vườn nhà ai lại nghĩ tới Thị Màu lên chùa đi cúng thương thầy tiểu. Cứ chưa chạm vào miệng đã thấy chua ngọt lẫn lộn bổ vào mua giấu vào góc thúng mang về. Và rất nhiều thứ quà quê mà không sao kể xiết.
Xa quê hương đã rất lâu. Tôi thầm ước một ngày nào đó được trở về để đi chợ ngày tết. Ước gì thời gian có phép mầu cho ta quay trở lại thời xưa ấy để đắm chìm vào cảnh không gian thuở đó. Nhưng ngày ấy nay đã rất xa và chợ tết ngày nay không còn giống phiên chợ ngày xưa nữa.
Người ta đã biến chợ quê giống như những khu chợ nơi phố thị. Hàng hóa nhiều hơn với những thứ cứ tưởng rằng không biết tới khi nào làng quê tôi mới theo kịp. Rồi cũng chẳng giống như chúng tôi tưởng và mơ ước đến khi nào mới kịp đua phố thị. Vẫn những dòng người rồng rắn từ mọi phương kéo về bằng nhiều phương tiện khác nhau: người bộ hành kĩu kịt trên vai một gánh rau mà thu vào chỉ mấy chục nghìn đồng đủ mua hộp kẹo mứt tết. Vẫn vương nụ cười trên môi với sản phẩm mình vất vả làm ra. Kẻ đội những thúng khoai chất đầy trên đầu không cần vịn, tay vung vẩy giống nghệ sĩ chèo vào vai một bà lão nhà nông trên sân khấu, chưa đến cổng chợ đã bị kẻ lái buôn ỏng ẻo mua ngay. Rồi cầm đồng tiền ít ỏi mà ngơ ngẩn giống người bị ai đó “lên đồng” tưởng biến thành tiên bay lên trời rồi rơi xuống đất. Ngơ ngác trông quanh, chẳng còn hồn vía gì?
Phiên chợ họp khoảng đến 10 giờ là vãn khách. Kẻ mua, người bán lần lượt ra về chuyện trò ríu ra ríu ríu cho vơi bớt mệt nhọc. Tiếng cười, nói xen lẫn trên đường về từ các ngả. Chợ quê lại trở về với dáng vẻ im ắng, chỉ còn lác đác vài người quản chợ dọn dẹp từng dãy bán hàng.
Chợ phiên đông vui để chúng tôi nhớ mãi với từng khu bày bán khi đi xa. Kí ức chợ phiên khắc ghi vào trí nhớ tưởng rằng cuộc sống đủ đầy rồi không bắt gặp nữa. Văn hoá làng quê vẫn như hồi nảo hồi nào nhưng tiến bộ hơn nhiều khi phương tiện đi lại không còn lạc hậu như ngày xưa gồng gánh lỉnh kỉnh tốn nhiều thời gian mang hàng lên chợ bán mà vèo một cái đã tới nơi.
Ôi! Một thuở xưa của phiên chợ quê nhớ mãi.
Bài của Phùng Văn Định
Chợ - Ảnh st