Chủ tịch Hồ Chí Minh và 10 dự đoán cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến cách mạng giải phóng dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh và 10 dự đoán cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến cách mạng giải phóng dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 (dương lịch) tại Hà Nội.

Ho Chi Minh - VHT st.jpg

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu​

Người sinh ra trong một gia đình: Bố là một nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân; mẹ là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày.

Ngày 3-6-1911, Người ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Năm 1920, Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua. Năm 1921, người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp; xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp (1922). Năm 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu Á, Xuất bản hai cuốn sách nổi tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh (1927).

Năm 1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức "Cộng sản đoàn" làm nòng cốt cho Hội đó, đào tạo cán bộ Cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.

Ngày 3-2-1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long (gần Hương Cảng). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do chính Người soạn thảo. Người ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động Việt Nam và nay là Đảng Cộng sản Việt Nam ).

Từ năm 1930 đến 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam của các dân tộc bị áp bức khác trong những điều kiện vô cùng gian khổ và khó khăn.

Năm 1941, Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định đường lối cứu nước, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, chính sách căn cứ địa, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.jpg

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn tại Ba Đình ngày 2-9-1945​

Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng.

Ngày 19-12-1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám.

Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (1954).

Kienthuc dai tuong Vo Nguyen Giap - butnghien.jpg

Đại tướng Võ Nguyen Giap, mot trong nhung hoc tro xuat sac cua Chu tich Ho Chi Minh​

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955) Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ; lãnh đạo sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Người sáng lập ra Đảng Mácxít-Lêninnít ở Việt Nam, sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập ra các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế. Người là tấm gương sáng của tinh thần tập thể, ý thức tổ chức và đạo đức cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.

Chính phủ Việt Nam 1945-1998, NXB. Chính trị Quốc gia, 1999
Nguồn: chinhphu.vn
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa Từ khóa
cách mạng tháng mười nga cách mạngt háng tám châu á chủ tịch hồ chí minh hà nội ho chi minh nguyễn ái quốc nguyễn tất thành viet nam độc lập
  • Love
Reactions: Soju
2K
1
2
Trả lời
10 dự đoán quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh với con đường cách mạng, giải phóng dân tộc

1. Dự đoán chiến tranh thế giới thứ nhất


Tháng 8/1914, trong một bức thư gửi cụ Phan Chu Trinh, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã viết: ""...Tiếng súng đang rền vang. Thây người đang phủ đất. Năm nước lớn đang đánh nhau. Chín nước đã vào vòng chiến. Cháu bỗng nhớ cách đây vài tháng cháu đã nói với bác về cơn dông sấm động này..."". Điều đó có nghĩa trong một bức thư gửi trước đó, Bác đã tiên đoán Chiến tranh thế giới lần thứ 1 (1914-1918) sắp sửa nổ ra.

2. Dự đoán chiến tranh thế giới thứ 2

Năm 1924, trong bài ""Đông Dương và Thái Bình Dương"", Hồ Chí Minh đã dự báo về nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và tiên đoán: ""Thế nào rồi cũng có ngày nước Nga cách mạng phải đọ sức với chủ nghĩa tư bản"". 15 năm sau, 1939, lịch sử đã chứng minh điều Bác tiên đoán hoàn toàn chính xác.

3. Dự đoán việc giai cấp lao động phải gánh vác cuộc chiến tranh thế giới thứ 2

Hồ Chí Minh còn cho thấy trước Thái Bình Dương và các nước thuộc địa xung quanh ""tương lai có thể trở thành một lò lửa của cuộc chiến tranh thế giới mới mà giai cấp vô sản sẽ phải nai lưng ra gánh"". Lịch sử một lần nữa lại diễn ra như lời Bác nói.

4. Dự đoán cuộc phản công của phe đồng minh với phe phát xít

Tháng 5/1941, tại Hội nghị Trung ương ở Pác Bó, Bác đã dự liệu thời cơ tổng khởi nghĩa là lúc Liên Xô thắng Đức; Mỹ, Anh, Trung Quốc phản công đánh bại Nhật Bản. Cần thấy rằng, dự báo này đưa ra lúc Đức chưa tấn công Liên Xô, Nhật chưa tấn công vùng đất do Mỹ, Anh kiểm soát. Nhờ dự báo chính xác này nên Đảng ta đã tích cực chuận bị đón thời cơ. Và khi lịch sử diễn ra đúng như vậy nên chúng ta đã tranh thủ được thời cơ và giành được độc lập cho đất nước.

5. Dự đoán lần 2 về chiến tranh thế giới và thời cơ dân ta dành độc lập

Trả lời câu hỏi: Năm nay tình hình thế giới và trong nước sẽ thế nào? Trong bài ""Năm mới, công việc mới"" trên báo ""Việt Nam độc lập"" số 114 năm 1942, Bác khẳng định: ""Ta có thể quyết đoán rằng, Nga nhất định thắng, Đức nhất định bại; Anh, Mỹ sẽ được, Nhật Bản sẽ thua. Đó là một dịp rất tốt cho dân ta khởi nghĩa đánh đuổi Pháp, Nhật, làm cho Tổ quốc ta độc lập tự do".

6. Dự đoán về ngày độc lập của dân tộc ta

Cuối tác phẩm ""Lịch sử nước ta"" mà Bác biên soạn năm 1942, Bác dự báo: ""1945 - Việt Nam độc lập"". Khi đưa đi in, một số đồng chí băn khoăn hỏi lại thì được Bác khẳng định: ""Được rồi, cứ thế in"". Trong khi các nguyên thủ của phe Đồng minh họp tại Tehran (năm 1943), dự tính rằng, phải đến năm 1946 mới có thể hoàn toàn đánh bại lực lượng phát-xít, kết thúc chiến tranh, thì lịch sử lại diễn ra đúng như tiên đoán của Người. Tháng 5/1945, phát-xít Đức đầu hàng, Liên Xô đánh tan đội quân Quan Đông của Nhật, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật đầu hàng vô điều kiện. Chớp thời cơ đó, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta làm Cuộc cách mạng Tháng Tám giành thắng lợi; và đúng ngày 2/9/1945 chính Người đã đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

7. Dự đoán về nhiều nước xã hội chủ sau chiến tranh thế giới

Đúng như lời dự báo của Bác, khi khi đánh đuổi phát xít Đức đến tận sào huyệt, Hồng quân Liên xô đã giúp đỡ giải phóng nhiều nước, từ đó nhiều nước đã trởthành những nước xã hội chủ nghĩa như: Rumani (8/1944), Bungary (9/1944), Nam Tư (10/1944), Ba Lan (2/1945), Hungary (2/1945), Tiệp Khắc ( 5/1945); Ngoài ra còn có Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên ..cũng định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.

8. Dự đoán ngày Mỹ tham chiến tại Việt Nam


Một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nhắc nhở đồng chí Tố Hữu về công tác tư tưởng, chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chiến thắng Pháp rồi, phải nhớ trước mặt ta còn có kẻ địch hùng mạnh hơn, hung ác hơn, đó là đế quốc Mỹ”. Bấy giờ ít ai có thể ngờ rằng đế quốc Mỹ vừa bị tổn thất nặng nề trong chiến tranh Triều Tiên, lại có thể thay chân Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Song, lịch sử đã diễn ra đúng như sự tiên đoán của Người.

9. Dự đoán ngày độc lập của dân tộc

Năm 1960, trong Diễn văn lễ mừng Quốc khánh 2/9/1960, có đoạn viết: ""Chúng ta gửi đến đồng bào miền Nam mối tình ruột thịt và hứa với đồng bào rằng: Toàn dân ta đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh, thì chậm lắm là 15 năm nữa, Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Bắc - Nam nhất định sẽ sum họp một nhà"". Bác gạch dưới trong bản thảo các chữ ""chậm lắm là 15 năm nữa"". Đúng 15 năm sau, mùa xuân 1975, với thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đất nước ta đi đến thống nhất như dự báo thiên tài của Người.

10. Dự đoán ngày chiến thắng hà nội 12 ngày đêm

Cuối năm 1967, khi làm việc với Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân, Bác đã dự báo rằng: ""Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B.52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua"". Từ kinh nghiệm ở Triều Tiên, trước khi thua, Mỹ đã ném bom hủy diệt Bình Nhưỡng, Bác đã dự báo: ""Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội"".

Lịch sử đã diễn ra đúng như vậy, cuối năm 1972, mở cuộc không kích bằng B52 nhằm biến Hà Nội và một số thành phố miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá. Quân và dân ta đã làm nên chiến thắng ""Đện Biên Phủ trên không"". Sau thất bại này Mỹ mới chịu ký kết Hiệp định Paris, thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và rút hết quân về nước."

nguồn: st
 
  • Like
Reactions: Soju

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.