Có ý kiến cho rằng: “Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép”
nhưng cũng có ý kiến nói: “Đừng nên coi sai lầm là phép thử cuộc đời bạn”
Bạn suy nghĩ thế nào về các ý kiến trên?
(Câu NLXH đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Khoa học xã hội và nhân văn trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn)
HƯỚNG DẪN
Trước hết cần khẳng định một điều rằng: Cuộc đời mỗi người không thể tránh được sai lầm. Sai lầm xảy ra khi chúng ta chưa có đủ kiến thức, do chủ quan tạo thành. Có những sai lầm có thể khắc phục nhưng cũng có sai lầm thì không thể. Điều chúng ta cần phải làm là: Luôn ghi nhớ những sai lầm đó, trang bị cho mình kiến thức vững vàng để không lặp lại điều tương tự trong tương lai, có thể sửa chữa sai lầm nếu có thể.
Đơn giản như:
+ Những đứa trẻ mới tập đi, khi chúng chưa đi vững nhưng cứ cố tình đi qua viên gạch trơn và ngã nhào. Chúng sẽ tự rút kinh nghiệm cho mình phải né viên gạch đó ra hoặc tìm cách thích nghi được với độ trơn đó.
+ chắc chắn mỗi người trong chúng ta ít nhất một lần đã từng bắt chước siêu nhân/ nhân sĩ giang hồ nhảy từ trên giường / ghế/ bờ tường (đại loại là 1 nơi cao) xuống đất, nếu thành công thì không nói nhưng đôi lúc thất bại trẹo chân hoặc té dập mặt, sai lầm đó để chúng ta hiểu rằng: Chúng ta chỉ là những người bình thường, nếu không rèn luyện thân thể, sẽ không đáp đất nhẹ nhàng, ngón chân chạm đất, từ từ hạ cánh, mà kèm theo tiếng Bịch.
+ Ai đã từng được hỏi: “Một cân bông và một cân sắt, bên nào nặng hơn” và nhanh nhảu trả lời: Sắt chưa? Sai lầm này thực ra do chúng ta chủ quan không suy xét nghiền ngẫm kĩ càng đã vội đưa ra kết luận. Và chắc chắn, sau khi biết kết quả , chợt cảm thấy : Ừ nhỉ, đúng là ngốc, và sẽ không còn bị lừa lần 2. Những lần bị lừa trong cuộc sống sẽ không chỉ một lần đâu.
+ Sai trong yêu đương: chọn sai người/ dùng sai cách yêu đương dẫn tới chia li/ sai thời điểm gặp gỡ…Chọn sai bạn/ dùng sai cách thể hiện trong khi cãi vã dẫn tới giận nhau/ chọn sai trường học…thậm chí hôn nhân sai lầm.
Mỗi chặng đường sẽ có vài sai lầm, mặc sai áo, bỏ sai đường thay vì muối, sai kiểu tóc, sai mẫu quần áo…tất cả sai lầm đó được tạo ra để chúng ta hoàn thiện bản thân hơn, trưởng thành hơn, chín chắn hơn.
Quay lại với 2 câu nói ban đầu. Cá nhân tôi thấy cả hai câu đều đúng.
“Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép”: Như đã nói ở trên, cuộc sống mỗi người được tạo thành bởi vô vàn sai lầm mà thành. Chẳng có ai cá biệt. Nếu vì chọn sai chiếc áo làm bạn mặc lên trông béo quá không đẹp mà không dám đi khỏi nhà thì thật buồn cười, chúng ta có thể chọn lại chiếc khác mà. Nếu yêu phải anh chàng mà anh ta không chỉ có một mình bạn, thì vẫn còn có nhiều chàng trai khác mà, phải không? Chẳng ai vì biết trước sai lầm mà cố tình dẫm phải cả. Sai lầm giống như một biến số không lường trước của tương lai, chúng ta cần phải bình tâm đối diện và bước qua nó, tiếp tục cuộc sống.
“Không nên coi sai lầm là phép thử của cuộc đời bạn”: Mặc dù sai lầm có đầy trong cuộc đời chúng ta, nhưng mỗi sai lầm đến giống như thày dạy của chúng ta để tự hoàn thiện mình. Phép thử là gì? Đó là một thí nghiệm để xem kết quả của nó là gì? Không nên coi sai lầm là phép thử chỉ để biết kết quả đó là tồi tệ, mà hãy coi nó là một bài học để không còn lặp lại trong tương lai. Bạn đã yêu phải một người đàn ông tồi, hắn vũ phu đánh cả bạn, bạn đã yêu và bị tổn thương cả thể xác lẫn tâm hồn – đây là một sai lầm, nhưng nếu bạn chỉ coi đây là thử nghiệm, bạn tiếp tục thử trên một anh chàng khác mà không rút ra các dấu hiệu của một kẻ vũ phu, thì bạn lại sa vào sai lầm đó một cách buồn. Cuộc đời này có đủ dài để cho bạn thử nghiệm những cuộc yêu đương như thế. Nếu chưa nói đến một cuộc hôn nhân, rồi cả cuộc đời.
Kết luận: hai câu nói có vẻ như trái ngược nhau nhưng không phải vậy, chúng bổ sung thích đáng cho nhau để mang đến cho mỗi chúng ta một bài học về sai lầm trong cuộc đời. Cuộc đời có nhiều sai lầm bạn sẽ phải trải qua, thế nhưng đừng coi nó là một phép thử đơn giản để chúng ta lặp đi lặp lại xem xét kết quả xác suất tạo thành, mà hãy coi nó là một trải nghiệm, 1 bài học để tránh né nó, tạo nên một con người tốt hơn, hoàn thiện hơn, có một cuộc sống tốt hơn trong tương lai.
(Các bạn hãy chọn những chứng cứ chứng minh sai lầm là một quá trình bạn sẽ phải trải qua trong cuộc đời tương xứng với bạn để khiến bài văn sinh động hơn và thuyết phục hơn. Ở câu thứ 2, bạn cần phải giải thích phép thử là gì và chứng minh sai lầm không nên coi là phép thử. Đó là điểm mấu chốt nhất của đề này)
nhưng cũng có ý kiến nói: “Đừng nên coi sai lầm là phép thử cuộc đời bạn”
Bạn suy nghĩ thế nào về các ý kiến trên?
(Câu NLXH đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Khoa học xã hội và nhân văn trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn)
HƯỚNG DẪN
Trước hết cần khẳng định một điều rằng: Cuộc đời mỗi người không thể tránh được sai lầm. Sai lầm xảy ra khi chúng ta chưa có đủ kiến thức, do chủ quan tạo thành. Có những sai lầm có thể khắc phục nhưng cũng có sai lầm thì không thể. Điều chúng ta cần phải làm là: Luôn ghi nhớ những sai lầm đó, trang bị cho mình kiến thức vững vàng để không lặp lại điều tương tự trong tương lai, có thể sửa chữa sai lầm nếu có thể.
Đơn giản như:
+ Những đứa trẻ mới tập đi, khi chúng chưa đi vững nhưng cứ cố tình đi qua viên gạch trơn và ngã nhào. Chúng sẽ tự rút kinh nghiệm cho mình phải né viên gạch đó ra hoặc tìm cách thích nghi được với độ trơn đó.
+ chắc chắn mỗi người trong chúng ta ít nhất một lần đã từng bắt chước siêu nhân/ nhân sĩ giang hồ nhảy từ trên giường / ghế/ bờ tường (đại loại là 1 nơi cao) xuống đất, nếu thành công thì không nói nhưng đôi lúc thất bại trẹo chân hoặc té dập mặt, sai lầm đó để chúng ta hiểu rằng: Chúng ta chỉ là những người bình thường, nếu không rèn luyện thân thể, sẽ không đáp đất nhẹ nhàng, ngón chân chạm đất, từ từ hạ cánh, mà kèm theo tiếng Bịch.
+ Ai đã từng được hỏi: “Một cân bông và một cân sắt, bên nào nặng hơn” và nhanh nhảu trả lời: Sắt chưa? Sai lầm này thực ra do chúng ta chủ quan không suy xét nghiền ngẫm kĩ càng đã vội đưa ra kết luận. Và chắc chắn, sau khi biết kết quả , chợt cảm thấy : Ừ nhỉ, đúng là ngốc, và sẽ không còn bị lừa lần 2. Những lần bị lừa trong cuộc sống sẽ không chỉ một lần đâu.
+ Sai trong yêu đương: chọn sai người/ dùng sai cách yêu đương dẫn tới chia li/ sai thời điểm gặp gỡ…Chọn sai bạn/ dùng sai cách thể hiện trong khi cãi vã dẫn tới giận nhau/ chọn sai trường học…thậm chí hôn nhân sai lầm.
Mỗi chặng đường sẽ có vài sai lầm, mặc sai áo, bỏ sai đường thay vì muối, sai kiểu tóc, sai mẫu quần áo…tất cả sai lầm đó được tạo ra để chúng ta hoàn thiện bản thân hơn, trưởng thành hơn, chín chắn hơn.
Quay lại với 2 câu nói ban đầu. Cá nhân tôi thấy cả hai câu đều đúng.
“Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép”: Như đã nói ở trên, cuộc sống mỗi người được tạo thành bởi vô vàn sai lầm mà thành. Chẳng có ai cá biệt. Nếu vì chọn sai chiếc áo làm bạn mặc lên trông béo quá không đẹp mà không dám đi khỏi nhà thì thật buồn cười, chúng ta có thể chọn lại chiếc khác mà. Nếu yêu phải anh chàng mà anh ta không chỉ có một mình bạn, thì vẫn còn có nhiều chàng trai khác mà, phải không? Chẳng ai vì biết trước sai lầm mà cố tình dẫm phải cả. Sai lầm giống như một biến số không lường trước của tương lai, chúng ta cần phải bình tâm đối diện và bước qua nó, tiếp tục cuộc sống.
“Không nên coi sai lầm là phép thử của cuộc đời bạn”: Mặc dù sai lầm có đầy trong cuộc đời chúng ta, nhưng mỗi sai lầm đến giống như thày dạy của chúng ta để tự hoàn thiện mình. Phép thử là gì? Đó là một thí nghiệm để xem kết quả của nó là gì? Không nên coi sai lầm là phép thử chỉ để biết kết quả đó là tồi tệ, mà hãy coi nó là một bài học để không còn lặp lại trong tương lai. Bạn đã yêu phải một người đàn ông tồi, hắn vũ phu đánh cả bạn, bạn đã yêu và bị tổn thương cả thể xác lẫn tâm hồn – đây là một sai lầm, nhưng nếu bạn chỉ coi đây là thử nghiệm, bạn tiếp tục thử trên một anh chàng khác mà không rút ra các dấu hiệu của một kẻ vũ phu, thì bạn lại sa vào sai lầm đó một cách buồn. Cuộc đời này có đủ dài để cho bạn thử nghiệm những cuộc yêu đương như thế. Nếu chưa nói đến một cuộc hôn nhân, rồi cả cuộc đời.
Kết luận: hai câu nói có vẻ như trái ngược nhau nhưng không phải vậy, chúng bổ sung thích đáng cho nhau để mang đến cho mỗi chúng ta một bài học về sai lầm trong cuộc đời. Cuộc đời có nhiều sai lầm bạn sẽ phải trải qua, thế nhưng đừng coi nó là một phép thử đơn giản để chúng ta lặp đi lặp lại xem xét kết quả xác suất tạo thành, mà hãy coi nó là một trải nghiệm, 1 bài học để tránh né nó, tạo nên một con người tốt hơn, hoàn thiện hơn, có một cuộc sống tốt hơn trong tương lai.
(Các bạn hãy chọn những chứng cứ chứng minh sai lầm là một quá trình bạn sẽ phải trải qua trong cuộc đời tương xứng với bạn để khiến bài văn sinh động hơn và thuyết phục hơn. Ở câu thứ 2, bạn cần phải giải thích phép thử là gì và chứng minh sai lầm không nên coi là phép thử. Đó là điểm mấu chốt nhất của đề này)