Có một gia đình gồm 3 người. Họ sống trong một căn nhà tồi tàn, không đến mức gọi là nghèo nhưng cũng gọi là thiếu thốn điều kiện vật chất. Người con bỏ nhà đi tha hương cầu thực ở nơi xa, một phần cũng do anh không chịu nổi cuộc sống hiện tại. Người cha ốm yếu bệnh tật nằm liệt giường, không biết sống chết ra sao. Tuy nhiên có lẽ thứ anh không chịu nổi nhất chính là người mẹ trái ngược hoàn toàn với anh. Anh làm những điều nhỏ nhặt chỉ muốn kiếm thêm thu nhập, nhưng không bao giờ mẹ anh trân trọng những điều đó. Mẹ anh luôn xem thường anh, vứt bỏ anh như thể anh không phải là con ruột. Đôi lần anh về thăm nhà cũng chỉ dám gặp bố mình rồi rời đi ngay mà không gặp mẹ.
Đi làm vất vả tại phương xa về thăm nhà anh chỉ muốn cảm nhận được sự ấm áp của gia đình. Vậy mà mỗi lần mẹ anh xuất hiện, anh cứ có cảm giác mình vừa du hành tới bắc cực vậy. Anh vẫn lặng lẽ gửi tiền hàng tháng về nhà, lần nào về cũng mua quà cáp nhưng có lẽ anh vẫn không thể đối diện với mẹ mình. Anh không có đủ sự dũng cảm đó, anh vẫn muốn ôm bà vào lòng dù hồi bé tới giờ bà vẫn luôn miệt thị, ruồng bỏ anh. Nhưng có lẽ sau tất cả thì chỉ có sự im lặng là điều đúng đắn nhất nên làm. Mọi cuộc đối thoại của anh và mẹ giống hệt như lúc Tú Anh và Long trong cảnh hai người gặp nhau tại dinh thự vợ lẽ trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Điều này cũng tương tự như những đoạn đối thoại vu vơ giữa hai tuyến nhân vật trong tác phẩm Rặng đồi như bầy voi trắng của Hemingway. Cuộc đối thoại tưởng như vô nghĩa nhưng nó nói lên được suy nghĩ thật sự và cảm xúc giữa cô gái và gã đàn ông cũng như anh với mẹ của mình. Đôi khi anh vẫn nghĩ rằng bà muốn tốt cho anh lên mới nghiêm khắc nhưng dần dần anh nhận ra rằng mình thật sự bị ruồng bỏ.
Anh cảm giác như mình không điên nhưng bị nhốt trong trại tâm thần như nhân vật Randle trong tác phẩm của Ken Kelsey. Cũng như Alex một con rối trong quả cam đồng hồ bị đưa vào giáo dục loại bỏ phần xấu trong tác phẩm của Burgess. Liệu có là sai khi muốn sống tự do và được là chính mình? Anh vẫn nhớ lúc hồi bé còn ở trường, anh là con cừu đen duy nhất bị cô lập, không một đứa trẻ nào thích anh cả. Dù anh có phản biện sao thì luật đa số dường như luôn đúng và anh không bao giờ có cơ hội để được công nhận với tư cách một con người bình đẳng. Như Hamlet chàng hoàng tử phải giả điên để tìm ra chân tướng sự việc đằng sau cái chết của cha. Hay như Oba Yozo cũng phải tự cười làm trò hề để nhận được sự chú ý từ những người xung quanh. Anh đôi khi không rõ mình là ai, có phải người ngoài hành tinh không thuộc về trái đất này không nữa. Anh chỉ biết một điều duy nhất rằng, anh không được cộng đồng chấp nhận mà nói đúng hơn là bị ruồng bỏ bởi cả người thân lẫn xã hội. Và muốn nói để nhận được sự cảm thông từ mẹ? Đừng hi vọng và tốt nhất đừng nên làm nếu không muốn phải nghe thêm những lời nguyền rủa cay độc.
Anh đã trốn chạy? Không đúng, đó chỉ là một bước đi để chuẩn bị chiếu tướng trên một bàn cờ. Ở phương trời mới nơi xứ người, một con chim di trú mong được tái hoà nhập với cộng đồng. Anh đã rời khỏi cái mảnh đất chết chóc vô tình, bỏ lại mọi thứ trước khi anh phát điên rồi chết. Những chiều hoàng hôn dạo bước trên bờ biển nơi đây anh tự dưnh nhớ lại câu nói của mẹ hồi đó:
" Loại như mày mà cũng đòi có bạn gái! Mày cả đời cũng không có con chó nào thèm gặm đâu. "
Đó là lần đầu tiên anh thích một cô bé sống tại chung cư kế bên. Anh định hỏi mẹ mình cách để mời bạn ấy đi chơi vì nghĩ phụ nữ sẽ có chung quan điểm. Vậy nhưng nghe mẹ anh trì triết phỉ báng, anh đã chạy ngay ra ngoài và ngồi khóc một mình. Từ đó tới giờ anh không còn yêu ai nữa, không phải bởi vấn đề giới tính hay sự vô cảm. Có lẽ đơn thuần anh không muốn vợ mình hay con mình sau này có một người chồng người cha như anh. Anh giờ chỉ lo tập trung vào kiếm tiền, trước là nuôi sống bản thân mình và hai là dành tiền gửi về nhà cho người cha ốm yếu đang gần đất xa trời. Lần cuối gặp ông còn dường như không nhận ra anh, vậy nhưng anh vẫn là con và biết rằng đó luôn là bố mình. Anh vẫn luôn lo sợ một ngày khi ông bỏ anh về với chúa, anh sẽ rơi vào trạng thái cô độc như nhân vật Charlie trong tác phẩm của Daniel Keyes. Bóng đêm cứ thế nhuộm sắc cả bầu trời lẫn tâm hồn của anh.
Thứ cuối cùng anh nhớ được là tiếng vẫy tay và nụ cười ấm áp của cô gái anh vừa gặp. Anh mỉm cười thật sự sau suốt 30 năm trước khi tàu vào hầm tối.
Giáng sinh là thời điểm mà mọi người về nhà đoàn tụ với gia đình. Vậy mà vẫn có những đứa trẻ và những con người không có cơ hội về nhà. Đôi khi không phải do thiếu tiền mua vé tàu, mà còn có những nguyên nhân đau thương khác. Như Ebenezer Scrooge trong tác phẩm của Dickens bị cấm cửa mỗi mùa giáng sinh qua thì anh cũng vậy, người mẹ và mái nhà không bao giờ muốn chào đón và thấy mặt anh ở đó. Anh luôn nhớ rằng mình đã viết thư cho cả bố lẫn mẹ, mỗi lá thư đều chan chứa những tình cảm thật sự, những tâm tư ngôn từ tận sâu thẳm trái tim. Vậy nhưng anh không hề nhận được một lời hồi đáp nào, đôi khi anh vẫn nghĩ họ bận hoặc không có tiền để gửi thư tới chỗ mình. Thế nhưng trong một lần bí mật về thăm nhà vào lễ giáng sinh, anh đã phát hiện ra một hiện thực tàn nhẫn đến khủng khiếp. Anh chưa kịp vào nhà thì đã nghe mẹ anh nói chuyện với ai đó như bà hàng xóm cạnh bên:
" Thằng con thất bại của tôi nó chết rồi! Giá mà em có phúc có thằng con giỏi giang như bác!"
Đó có lẽ là dấu chấm hết, một giọt nước làm tràn ly. Đau khổ hơn anh còn phát hiện ra toàn bộ các lá thư đầy tình cảm của mình bị vứt bỏ không thương xót. Có lá bị vứt vào trong bếp lò sưởi, có lá lẫn trong đống rác bên ngoài. Có lẽ anh như đang có chung cảm xúc với cô bé Juli khi phát hiện ra Bryce luôn ném đi những quả trứng của mình trong tác phẩm của Van Draanen. Từ yêu thương thành ghét bỏ hận thù, anh nắm chặt tay và nước mắt cứ thế chảy ra mà không rõ nguyên do. Điều cuối cùng anh làm là đặt một món quà bên kệ giường người cha bệnh tật rồi ngay lập tức chạy nhanh tới ga tàu. Anh không muốn ở lại đây thêm một phút nào nữa, anh chỉ muốn mua vé trước khi chuyến tàu khứ hồi chạy mất. Đó có lẽ là giáng sinh cuối cùng mà anh về thăm nhà. Tuyết phủ kín khắp dặm đường hồi hương và cũng phủ luôn hết con tim của anh.
Trong cuộc sống có hai cách để thành công, đó là thiên tài làm gì cũng xuất sắc hoặc là người đặc biệt có thứ không ai có được. Anh đã trở thành người thứ hai, tạo ra một thứ của riêng mình và trở nên thành công. Tuy nhiên tiền bạc cũng không thể làm anh có được thứ mà anh muốn. Như gã Grenouille trong tác phẩm của Suskin, nước hoa có thể cho hắn mọi thứ trừ việc yêu và được yêu như một người bình thường. Những thằng khốn con khốn ngày xưa từng bắt nạt anh giờ đều phải trả giá. Anh đã từ từ tìm cách thủ tiêu chúng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Xã hội cần quyền lực để được sống, và anh cảm giác như suốt bao năm qua mình luôn tồn tại trong bóng đêm chết chóc. Anh đã mất đi thứ cảm xúc gọi là lòng trắc ẩn hay tình thương giữa người với người. Anh luôn giữ khoảng cách, tự cô lập bởi anh biết nếu không tự bảo vệ mình sẽ có người đâm lén phản bội cướp đi vị thế hiện tại của mình. Không thể tin bất cứ ai bởi đây là cuộc sống tàn nhẫn đầy nguy hiểm và cạm bẫy bủa vây. Chỉ cần có lợi cho riêng mình ngoài ra tất cả sống chết sao cũng mặc kệ. Với lí tưởng đó, anh đã hình thành được một phong cách kiếm lời của riêng mình và tạo một vị thế trong xã hội. Vậy nhưng sau cùng anh vẫn chỉ có một mình?
Anh đã quay về căn nhà đó một lần nữa. Đó là để dự đám tang bố anh, một đám tang tẻ nhạt không có đông người tham dự. Lúc anh bước đến đối diện với mẹ mình, bà không hề nhận ra anh.
" Nhà không có con cái gì sao mà để bác vất vả thế này? "
" Cậu chắc là họ hàng xa đến hả? Nhà tôi làm gì có con cái gì đâu?"
Anh chỉ gật đầu rồi lấy trong ví ra một tờ 100 đô la nhét vào hòm phúng viếng rồi đi thẳng tới đặt hoa cho người khuất. Anh nói lời từ biệt cuối cùng với bố mình rồi không bao giờ quay lại nơi đó nữa. Anh đã vứt bỏ cái tên cũ của mình và bắt đầu một cuộc sống mới. Như quí tộc Dimitri Nekhlyudov trong tác phẩm của Lev Tolstoy, anh đã được phục sinh. Trong lúc ra ga tàu, anh tình cờ va vào một cô gái đang đọc cuốn sách do anh viết.
" Xin lỗi, tôi đang vội! "
" Không sao đâu, lỗi do tôi cũng không để ý!"
" Mà cô xem ra cũng thích thú với cuốn sách đó nhỉ?"
" Đó là tác giả mà tôi thích nhất! "
Cuộc trò chuyện ngắn ngủi bị cắt ngang khi tiếng còi tàu rít lên. Chuyến tàu mang tuổi thanh xuân lạc lối cứ thế đi vô định mang theo bao cảm xúc. Thứ cuối cùng anh nhớ được là tiếng vẫy tay và nụ cười ấm áp của cô gái anh vừa gặp. Anh mỉm cười thật sự sau suốt 30 năm trước khi tàu vào hầm tối.
Amsterdam 21-10-2014
Viết bởi Oba Ashoka
--------
Hãy để lại phản hồi về truyện ngắn của mình bên dưới nhé. Cảm ơn!
Đi làm vất vả tại phương xa về thăm nhà anh chỉ muốn cảm nhận được sự ấm áp của gia đình. Vậy mà mỗi lần mẹ anh xuất hiện, anh cứ có cảm giác mình vừa du hành tới bắc cực vậy. Anh vẫn lặng lẽ gửi tiền hàng tháng về nhà, lần nào về cũng mua quà cáp nhưng có lẽ anh vẫn không thể đối diện với mẹ mình. Anh không có đủ sự dũng cảm đó, anh vẫn muốn ôm bà vào lòng dù hồi bé tới giờ bà vẫn luôn miệt thị, ruồng bỏ anh. Nhưng có lẽ sau tất cả thì chỉ có sự im lặng là điều đúng đắn nhất nên làm. Mọi cuộc đối thoại của anh và mẹ giống hệt như lúc Tú Anh và Long trong cảnh hai người gặp nhau tại dinh thự vợ lẽ trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Điều này cũng tương tự như những đoạn đối thoại vu vơ giữa hai tuyến nhân vật trong tác phẩm Rặng đồi như bầy voi trắng của Hemingway. Cuộc đối thoại tưởng như vô nghĩa nhưng nó nói lên được suy nghĩ thật sự và cảm xúc giữa cô gái và gã đàn ông cũng như anh với mẹ của mình. Đôi khi anh vẫn nghĩ rằng bà muốn tốt cho anh lên mới nghiêm khắc nhưng dần dần anh nhận ra rằng mình thật sự bị ruồng bỏ.
Anh cảm giác như mình không điên nhưng bị nhốt trong trại tâm thần như nhân vật Randle trong tác phẩm của Ken Kelsey. Cũng như Alex một con rối trong quả cam đồng hồ bị đưa vào giáo dục loại bỏ phần xấu trong tác phẩm của Burgess. Liệu có là sai khi muốn sống tự do và được là chính mình? Anh vẫn nhớ lúc hồi bé còn ở trường, anh là con cừu đen duy nhất bị cô lập, không một đứa trẻ nào thích anh cả. Dù anh có phản biện sao thì luật đa số dường như luôn đúng và anh không bao giờ có cơ hội để được công nhận với tư cách một con người bình đẳng. Như Hamlet chàng hoàng tử phải giả điên để tìm ra chân tướng sự việc đằng sau cái chết của cha. Hay như Oba Yozo cũng phải tự cười làm trò hề để nhận được sự chú ý từ những người xung quanh. Anh đôi khi không rõ mình là ai, có phải người ngoài hành tinh không thuộc về trái đất này không nữa. Anh chỉ biết một điều duy nhất rằng, anh không được cộng đồng chấp nhận mà nói đúng hơn là bị ruồng bỏ bởi cả người thân lẫn xã hội. Và muốn nói để nhận được sự cảm thông từ mẹ? Đừng hi vọng và tốt nhất đừng nên làm nếu không muốn phải nghe thêm những lời nguyền rủa cay độc.
Anh đã trốn chạy? Không đúng, đó chỉ là một bước đi để chuẩn bị chiếu tướng trên một bàn cờ. Ở phương trời mới nơi xứ người, một con chim di trú mong được tái hoà nhập với cộng đồng. Anh đã rời khỏi cái mảnh đất chết chóc vô tình, bỏ lại mọi thứ trước khi anh phát điên rồi chết. Những chiều hoàng hôn dạo bước trên bờ biển nơi đây anh tự dưnh nhớ lại câu nói của mẹ hồi đó:
" Loại như mày mà cũng đòi có bạn gái! Mày cả đời cũng không có con chó nào thèm gặm đâu. "
Đó là lần đầu tiên anh thích một cô bé sống tại chung cư kế bên. Anh định hỏi mẹ mình cách để mời bạn ấy đi chơi vì nghĩ phụ nữ sẽ có chung quan điểm. Vậy nhưng nghe mẹ anh trì triết phỉ báng, anh đã chạy ngay ra ngoài và ngồi khóc một mình. Từ đó tới giờ anh không còn yêu ai nữa, không phải bởi vấn đề giới tính hay sự vô cảm. Có lẽ đơn thuần anh không muốn vợ mình hay con mình sau này có một người chồng người cha như anh. Anh giờ chỉ lo tập trung vào kiếm tiền, trước là nuôi sống bản thân mình và hai là dành tiền gửi về nhà cho người cha ốm yếu đang gần đất xa trời. Lần cuối gặp ông còn dường như không nhận ra anh, vậy nhưng anh vẫn là con và biết rằng đó luôn là bố mình. Anh vẫn luôn lo sợ một ngày khi ông bỏ anh về với chúa, anh sẽ rơi vào trạng thái cô độc như nhân vật Charlie trong tác phẩm của Daniel Keyes. Bóng đêm cứ thế nhuộm sắc cả bầu trời lẫn tâm hồn của anh.
Thứ cuối cùng anh nhớ được là tiếng vẫy tay và nụ cười ấm áp của cô gái anh vừa gặp. Anh mỉm cười thật sự sau suốt 30 năm trước khi tàu vào hầm tối.
Giáng sinh là thời điểm mà mọi người về nhà đoàn tụ với gia đình. Vậy mà vẫn có những đứa trẻ và những con người không có cơ hội về nhà. Đôi khi không phải do thiếu tiền mua vé tàu, mà còn có những nguyên nhân đau thương khác. Như Ebenezer Scrooge trong tác phẩm của Dickens bị cấm cửa mỗi mùa giáng sinh qua thì anh cũng vậy, người mẹ và mái nhà không bao giờ muốn chào đón và thấy mặt anh ở đó. Anh luôn nhớ rằng mình đã viết thư cho cả bố lẫn mẹ, mỗi lá thư đều chan chứa những tình cảm thật sự, những tâm tư ngôn từ tận sâu thẳm trái tim. Vậy nhưng anh không hề nhận được một lời hồi đáp nào, đôi khi anh vẫn nghĩ họ bận hoặc không có tiền để gửi thư tới chỗ mình. Thế nhưng trong một lần bí mật về thăm nhà vào lễ giáng sinh, anh đã phát hiện ra một hiện thực tàn nhẫn đến khủng khiếp. Anh chưa kịp vào nhà thì đã nghe mẹ anh nói chuyện với ai đó như bà hàng xóm cạnh bên:
" Thằng con thất bại của tôi nó chết rồi! Giá mà em có phúc có thằng con giỏi giang như bác!"
Đó có lẽ là dấu chấm hết, một giọt nước làm tràn ly. Đau khổ hơn anh còn phát hiện ra toàn bộ các lá thư đầy tình cảm của mình bị vứt bỏ không thương xót. Có lá bị vứt vào trong bếp lò sưởi, có lá lẫn trong đống rác bên ngoài. Có lẽ anh như đang có chung cảm xúc với cô bé Juli khi phát hiện ra Bryce luôn ném đi những quả trứng của mình trong tác phẩm của Van Draanen. Từ yêu thương thành ghét bỏ hận thù, anh nắm chặt tay và nước mắt cứ thế chảy ra mà không rõ nguyên do. Điều cuối cùng anh làm là đặt một món quà bên kệ giường người cha bệnh tật rồi ngay lập tức chạy nhanh tới ga tàu. Anh không muốn ở lại đây thêm một phút nào nữa, anh chỉ muốn mua vé trước khi chuyến tàu khứ hồi chạy mất. Đó có lẽ là giáng sinh cuối cùng mà anh về thăm nhà. Tuyết phủ kín khắp dặm đường hồi hương và cũng phủ luôn hết con tim của anh.
Trong cuộc sống có hai cách để thành công, đó là thiên tài làm gì cũng xuất sắc hoặc là người đặc biệt có thứ không ai có được. Anh đã trở thành người thứ hai, tạo ra một thứ của riêng mình và trở nên thành công. Tuy nhiên tiền bạc cũng không thể làm anh có được thứ mà anh muốn. Như gã Grenouille trong tác phẩm của Suskin, nước hoa có thể cho hắn mọi thứ trừ việc yêu và được yêu như một người bình thường. Những thằng khốn con khốn ngày xưa từng bắt nạt anh giờ đều phải trả giá. Anh đã từ từ tìm cách thủ tiêu chúng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Xã hội cần quyền lực để được sống, và anh cảm giác như suốt bao năm qua mình luôn tồn tại trong bóng đêm chết chóc. Anh đã mất đi thứ cảm xúc gọi là lòng trắc ẩn hay tình thương giữa người với người. Anh luôn giữ khoảng cách, tự cô lập bởi anh biết nếu không tự bảo vệ mình sẽ có người đâm lén phản bội cướp đi vị thế hiện tại của mình. Không thể tin bất cứ ai bởi đây là cuộc sống tàn nhẫn đầy nguy hiểm và cạm bẫy bủa vây. Chỉ cần có lợi cho riêng mình ngoài ra tất cả sống chết sao cũng mặc kệ. Với lí tưởng đó, anh đã hình thành được một phong cách kiếm lời của riêng mình và tạo một vị thế trong xã hội. Vậy nhưng sau cùng anh vẫn chỉ có một mình?
Anh đã quay về căn nhà đó một lần nữa. Đó là để dự đám tang bố anh, một đám tang tẻ nhạt không có đông người tham dự. Lúc anh bước đến đối diện với mẹ mình, bà không hề nhận ra anh.
" Nhà không có con cái gì sao mà để bác vất vả thế này? "
" Cậu chắc là họ hàng xa đến hả? Nhà tôi làm gì có con cái gì đâu?"
Anh chỉ gật đầu rồi lấy trong ví ra một tờ 100 đô la nhét vào hòm phúng viếng rồi đi thẳng tới đặt hoa cho người khuất. Anh nói lời từ biệt cuối cùng với bố mình rồi không bao giờ quay lại nơi đó nữa. Anh đã vứt bỏ cái tên cũ của mình và bắt đầu một cuộc sống mới. Như quí tộc Dimitri Nekhlyudov trong tác phẩm của Lev Tolstoy, anh đã được phục sinh. Trong lúc ra ga tàu, anh tình cờ va vào một cô gái đang đọc cuốn sách do anh viết.
" Xin lỗi, tôi đang vội! "
" Không sao đâu, lỗi do tôi cũng không để ý!"
" Mà cô xem ra cũng thích thú với cuốn sách đó nhỉ?"
" Đó là tác giả mà tôi thích nhất! "
Cuộc trò chuyện ngắn ngủi bị cắt ngang khi tiếng còi tàu rít lên. Chuyến tàu mang tuổi thanh xuân lạc lối cứ thế đi vô định mang theo bao cảm xúc. Thứ cuối cùng anh nhớ được là tiếng vẫy tay và nụ cười ấm áp của cô gái anh vừa gặp. Anh mỉm cười thật sự sau suốt 30 năm trước khi tàu vào hầm tối.
Amsterdam 21-10-2014
Viết bởi Oba Ashoka
--------
Hãy để lại phản hồi về truyện ngắn của mình bên dưới nhé. Cảm ơn!
Sửa lần cuối: