Do miệng đời sân si hay cuộc sống này vốn không có não.
Tin tôi đi!
Dù bạn là ai, làm gì...
Bạn vẫn có người ghét!
Vì...
Miệng lưỡi thiên hạ khó tránh
Vậy nên...
Cứ sống thật vui vẻ và đừng bận tâm lời họ nói!
Tin tôi đi!
Dù bạn là ai, làm gì...
Bạn vẫn có người ghét!
Vì...
Miệng lưỡi thiên hạ khó tránh
Vậy nên...
Cứ sống thật vui vẻ và đừng bận tâm lời họ nói!
Miệng là của thiên hạ, nhưng đôi tai là của mình. Để ý đến miệng lưỡi thiên hạ, đồng nghĩa sẽ tự giết chết tương lai của bản thân. Đời người ngắn ngủi, chớp mắt một cái sức trẻ tiêu tan, chỉ còn lại thân già kiệt quệ. Thế nên đừng vì đánh giá của người khác mà buồn tủi. Đừng vì đàm tiếu của thiên hạ mà thay đổi bản thân. Đừng vì những kẻ không nuôi ta lớn ngày nào mà đánh mất hạnh phúc của chính mình.
Thật vậy! Khi thời kỳ số hóa bùng nổ, mạng xã hội trở thành công cụ đắc lực cho những kẻ không cần gặp nhau, quen nhau, biết nhau cũng có thể chỉ trích nhau. “Anh hùng bàn phím” chỉ cần núp sau một tài khoản trên internet là đã có thể thỏa sức “tự do ngôn luận”. Những kẻ đi ngang qua để lời bình luận ác ý nhằm mục đích thỏa mãn sự sân si của bản thân, chỉ mất vài giây trong cuộc đời bấm chữ. Còn nạn nhân đọc và nghe được lời chế giễu, phán xét dành cho mình, lại mất cả thời gian dài để quên. Đôi khi, có những lời nói tổn thương phải hết một đời mới nguôi ngoai.
Vậy tại sao con người lại thường phán xét người khác? Theo tôi, có hai lý do cơ bản:
Thứ nhất, là vì kẻ phán xét thường không tự tin. Khi biết bản thân thua kém người khác, họ sẽ nảy sinh cảm giác ganh đua, lâu dần thành đố kỵ. Để chiến thắng được kẻ hơn mình, thay vì cố gắng nâng bản thân lên, họ thường có xu hướng kéo người khác xuống bằng hoặc thua họ. Cô ấy là ca sĩ nhưng ngực cô ấy quá lép. Anh ấy là doanh nhân nhưng anh ấy lại lùn. Cậu kia đi du học chắc do nhà giàu. Cô đó đăng quang hoa hậu chắc nhờ đánh đổi "của trời cho". Cô ấy đẹp, cô ấy tài năng, nhưng cô ấy sống buông thả. Vậy đẹp và tài năng để làm gì? Cứ là người bình thường nhưng đường hoàng đứng đắn như tôi. Anh ấy giàu, anh ấy thông minh, nhưng anh ấy lại ăn chơi sa đọa. Vậy thì giàu và thông minh để làm gì? Cứ là người nghèo nhưng có lối sống lành mạnh như tôi. Đấy, thường thì những lời biện minh cho thất bại của bản thân trước người khác sẽ như thế. Quan trọng hơn, đa số mọi người đều ghét bị chê, và sợ người khác nhận ra điểm yếu kém, tệ hại của mình. Người ta vội vã phán xét người khác để tránh chính mình bị phán xét. Nhưng rốt cục, họ đi phán xét người khác và họ bị những người khác nữa phán xét lại.
Thứ hai, người phán xét là những kẻ ít có lòng bao dung. Chúng ta ai cũng có một cuộc đời riêng để sống. Với quá nhiều thứ phải làm trong cuộc sống của mình, chúng ta sẽ khá là bận rộn. Bận đến mức không còn thời gian quan tâm lẫn nhau. Nhưng thỉnh thoảng lại rảnh rỗi để phán xét người khác. Những lời nói tưởng chừng như vô thưởng vô phạt khi ta đánh giá về cuộc đời người khác, đều thể hiện sự ích kỷ của bản thân. Bởi vì khi cười cợt chỉ trích ai đó, ta làm gì còn thời gian để mà đồng cảm, thấu hiểu hay rộng lượng với người khác nữa. Nếu người ta biết bao dung, thì làm sao có một Sulli tạm biệt cuộc đời năm 25 tuổi! Hẳn đó là lý do nhà văn Nam Cao cho rằng: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...”
Qủa thật: “Thói đời bạc bẽo, nhưng sẽ dạy ta khôn. Thiên hạ nói cho sướng mồm, sẽ tự tạo nghiệp cho chính họ. Người thông minh hãy giả câm, tai không nghe, mắt không thấy, tim rộng mở thứ tha tất cả, trí ngời sáng vững chân về phía trước. Đừng để lời ong tiếng ve kẹt lại trong tâm trí, rút cạn hoàn toàn niềm vui sống của chính mình”.
Miệng là của người khác, lời thị phi chỉ là chuyện trong thiên hạ, vĩnh viễn không phải là thước đo đánh giá một con người. Bởi vậy, thay vì dao động trước những lời đàm tiếu, hãy nhìn lại bản thân và tin vào chính mình. Chỉ cần bạn luôn sống ngay thẳng, tâm hồn trong sạch, đối diện với Đất Trời mà không hổ thẹn, thì hà cớ gì phải bận lòng khi có người gièm pha?
Ảnh sưu tầm: "Trên đời này thứ đáng sợ nhất là miệng đời. Nó biến không thành có, biến trắng thành đen"
Miệng lưỡi người đời chẳng lưu tình, sao ta phải lưu tâm?
Chẳng ai sống cuộc đời giùm bạn, để hiểu được con đường bạn đi có bao nhiêu sỏi đá, chông gai. Thế nên đừng vì miệng đời mà gục ngã bỏ cuộc. Sự phán xét là của người khác, nhưng quyết định nhận chúng hay không là của bạn. Sẽ có người xin lỗi bạn, nhưng cũng có những kẻ biện minh, đó là lời nói vô tình, và họ chẳng có gì sai. Câu hỏi đặt ra là, chúng ta có nên bỏ qua và tha thứ? Lựa chọn lại cũng phụ thuộc vào mỗi người. Tuy nhiên, tôi không cho là chúng ta nên tìm cách trả đũa. Nếu nuôi trong lòng một cơn giận dữ, người chịu thiệt thòi hơn sẽ là bạn. Lúc ấy tâm trí của bạn không chỉ có tổn thương và nỗi đau, còn có cả sự hận thù. “Bạn sẽ không bao giờ đạt đến đích, nếu bạn cứ dừng lại và ném đá vào mỗi con chó bên đường chỉ vì tiếng sủa của chúng” (Winston Churchill). Và biết đâu đấy, nếu ném đá trúng phải chó dại, bạn không chỉ bị sủa mà còn bị cắn nữa kia. Thế nên, lựa chọn của tôi là: mặc kệ mọi thứ.
Sống đừng quá để ý đến ánh mắt của người khác
Con người chỉ thực sự tự do, khi sống mà không để ý đến ánh mắt của người khác. Mình là ai? Mình phải biết, Mình muốn trở thành người như thế nào? Mình phải rõ. Đừng mải chạy theo vừa lòng thiên hạ, so sánh bản thân với người ta. Bằng không sẽ tự lạc lối trong âu lo, mãi mãi không thể chạm đến thành công đích thực.
Đừng để miệng lưỡi tầm thường cản trở tư duy của chính mình. Nên nhớ, con người chỉ sống 1 lần, hãy sống sao cho đáng sống. Hãy tận dụng thời gian và sức lực của mình để theo đuổi đam mê và làm được việc mình muốn. “Người không vì mình, trời chu đất diệt”. Sống không chính kiến, cả đời u mê, mất sạch tất cả.
“Dao lam hai lưỡi mỏng manh
Miệng đời nhiều lưỡi bẩn tanh kinh người
Lưỡi không xương trăm đường lắt léo
Miệng không vành méo mó tứ phương”
Ảnh sưu tầm: "Lời nói không là dao mà khiến tim đau nhói. Lời nói không là khói mà khiến mắt cay cay"
Tác giả: Lê Tuấn
Miệng đời nhiều lưỡi bẩn tanh kinh người
Lưỡi không xương trăm đường lắt léo
Miệng không vành méo mó tứ phương”
Ảnh sưu tầm: "Lời nói không là dao mà khiến tim đau nhói. Lời nói không là khói mà khiến mắt cay cay"
Tác giả: Lê Tuấn