Lời mở đầu của người đăng bài: Văn hay chưa chắc là văn dài, người viết nhiều chữ chưa chắc là một người viết giỏi. Ngược lại, chỉ bằng một đoạn văn ngắn, dung lượng hạn chế, thời gian có hạn, người phân tích vẫn lột tả được cái hay của bài thơ, hơn nữa là phải làm "lộ" được cái hồn và cốt của bài thơ, thậm chí là thả vào chính bài phân tích ấy cái "hồn" của người viết, khiến người đọc chỉ cần đọc qua một lần mà vẫn nhớ mãi, hay phải tìm ngay toàn bài thơ để đọc và thẩm cho kĩ, ấy mới là cái tài của một người viết thực thụ.
Trong loạt bài và đoạn văn phân tích các tác phẩm văn học theo chương trình mới, chúng tôi xin được gửi tới quý độc giả một đoạn văn phân tích mà người đăng bài đã sưu tầm được để giúp mọi người hiểu rõ quan điểm trên, đồng thời cung cấp các đoạn văn và bài văn hay giúp các bạn học sinh nâng cao khả năng viết văn theo chương trình Ngữ Văn mới.
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Đề tài về tình mẫu tử luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong nền văn học Việt Nam có thể kể đến như “Bầm ơi” của Tố Hữu, “Mẹ” của Trần Khắc Tám và đặc biệt hơn cả là tác phẩm “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư. Khổ hai của tác phẩm đã làm nổi bật lên hình ảnh ngườ mẹ trong kí ức tuổi thơ của con, đây là một khổ thơ thể hiện rõ nét phong cách sáng tác của tác giả Lưu Trọng Lư:
“Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời
Lúc người còn sống tôi lên mười
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi”
Hình ảnh người mẹ hiện lên trong hồi ức đầy dịu dàng, tảo tần, đôn hậu, gắn bó qua nỗi nhớ da diết của người con. Mở đầu khổ thơ người mẹ hiện lên qua ký ức khi còn bé của con “tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời”, người con nhớ về người mẹ hồi còn trẻ, khi mẹ vẫn còn ở cạnh con trong những năm tháng tuổi thơ hạnh phúc. Khi đó con chỉ là một đứa trẻ mới “lên mười”, con được mẹ chăm sóc bao bọc trong tình yêu thương vô bờ không gì có thể đong đếm được. Bóng dáng quen thuộc của mẹ luôn hiển hiện xung quanh cuộc sống của con chẳng thể xóa mờ mỗi “lần nắng mới gieo ngoài nội” là một lần con lại nhớ về mẹ. “Nắng mới” cái nắng đầy tinh khôi, tươi mới giờ đây lại càng rực rỡ, tươi sáng hơn, không là những tia nắng mỏng manh hắt bên song cửa nữa. Ánh sáng ấy đã tô điểm cả một vùng “nội cỏ” xanh mát, đó là ánh nắng của tình yêu thương, của niềm hạnh phúc của một đứa trẻ lên mười. Nỗi nhớ ấy còn được thể hiện qua hình ảnh ‘áo đỏ người đưa trước giậu phơi”, trong kí ức của người con mẹ luôn tần tảo, miệt mài làm những công việc thường ngày, dù giờ mẹ vẫn luôn ở đó. Hình ảnh người mẹ ban đầu còn ẩn hiện qua những tia nắng mới vậy mà giờ đây lại trở nên rõ nét và lấp đầy tâm trí của con. Mẹ không còn những những kí ức bên mẹ vẫn mãi ở đó. Chút kỉ niệm mỏng manh ấy là điều quý giá còn đọng lại trong tâm trí đứa trẻ khi mới lên mười. Chiếc áo đỏ đã làm sáng bừng cả khổ thơ, sưởi ấm trái tim lạnh lẽo của người con. Tác giả đã láy ba âm đầu của khổ “thuở thiếu thời”. Việc sử dụng từ láy giúp câu thơ có giọng điêu nhịp nhàng nhưng vô cùng da diết qua đó thể hiện tình yêu thương mẹ vô bờ. Tuy mẹ không được miêu tả qua ngoại hình tính cách nhưng ta vẫn thấy được đó là một người mẹ tần tảo hết lòng vì con của mình. Qủa thật, tác giả Lưu Trọng Lư đã đem đến cho người đọc những nhận thức rất sâu sắc về tình mẫu tử, nhắc ta phải biết yêu thương trân trọng mẹ của mình. Tác giả luôn hướng đến tình yêu và sự hạnh phúc của con người, điều ấy được nhận định qua câu nói “Lư để lòng mình tràn trên mặt giấy”.
--------------- Bài viết của học sinh Nguyễn Thiên Trang
Trong loạt bài và đoạn văn phân tích các tác phẩm văn học theo chương trình mới, chúng tôi xin được gửi tới quý độc giả một đoạn văn phân tích mà người đăng bài đã sưu tầm được để giúp mọi người hiểu rõ quan điểm trên, đồng thời cung cấp các đoạn văn và bài văn hay giúp các bạn học sinh nâng cao khả năng viết văn theo chương trình Ngữ Văn mới.
Đề bài: Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích khổ hai của bài thơ "Nắng mới"
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Đề tài về tình mẫu tử luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong nền văn học Việt Nam có thể kể đến như “Bầm ơi” của Tố Hữu, “Mẹ” của Trần Khắc Tám và đặc biệt hơn cả là tác phẩm “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư. Khổ hai của tác phẩm đã làm nổi bật lên hình ảnh ngườ mẹ trong kí ức tuổi thơ của con, đây là một khổ thơ thể hiện rõ nét phong cách sáng tác của tác giả Lưu Trọng Lư:
“Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời
Lúc người còn sống tôi lên mười
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi”
Hình ảnh người mẹ hiện lên trong hồi ức đầy dịu dàng, tảo tần, đôn hậu, gắn bó qua nỗi nhớ da diết của người con. Mở đầu khổ thơ người mẹ hiện lên qua ký ức khi còn bé của con “tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời”, người con nhớ về người mẹ hồi còn trẻ, khi mẹ vẫn còn ở cạnh con trong những năm tháng tuổi thơ hạnh phúc. Khi đó con chỉ là một đứa trẻ mới “lên mười”, con được mẹ chăm sóc bao bọc trong tình yêu thương vô bờ không gì có thể đong đếm được. Bóng dáng quen thuộc của mẹ luôn hiển hiện xung quanh cuộc sống của con chẳng thể xóa mờ mỗi “lần nắng mới gieo ngoài nội” là một lần con lại nhớ về mẹ. “Nắng mới” cái nắng đầy tinh khôi, tươi mới giờ đây lại càng rực rỡ, tươi sáng hơn, không là những tia nắng mỏng manh hắt bên song cửa nữa. Ánh sáng ấy đã tô điểm cả một vùng “nội cỏ” xanh mát, đó là ánh nắng của tình yêu thương, của niềm hạnh phúc của một đứa trẻ lên mười. Nỗi nhớ ấy còn được thể hiện qua hình ảnh ‘áo đỏ người đưa trước giậu phơi”, trong kí ức của người con mẹ luôn tần tảo, miệt mài làm những công việc thường ngày, dù giờ mẹ vẫn luôn ở đó. Hình ảnh người mẹ ban đầu còn ẩn hiện qua những tia nắng mới vậy mà giờ đây lại trở nên rõ nét và lấp đầy tâm trí của con. Mẹ không còn những những kí ức bên mẹ vẫn mãi ở đó. Chút kỉ niệm mỏng manh ấy là điều quý giá còn đọng lại trong tâm trí đứa trẻ khi mới lên mười. Chiếc áo đỏ đã làm sáng bừng cả khổ thơ, sưởi ấm trái tim lạnh lẽo của người con. Tác giả đã láy ba âm đầu của khổ “thuở thiếu thời”. Việc sử dụng từ láy giúp câu thơ có giọng điêu nhịp nhàng nhưng vô cùng da diết qua đó thể hiện tình yêu thương mẹ vô bờ. Tuy mẹ không được miêu tả qua ngoại hình tính cách nhưng ta vẫn thấy được đó là một người mẹ tần tảo hết lòng vì con của mình. Qủa thật, tác giả Lưu Trọng Lư đã đem đến cho người đọc những nhận thức rất sâu sắc về tình mẫu tử, nhắc ta phải biết yêu thương trân trọng mẹ của mình. Tác giả luôn hướng đến tình yêu và sự hạnh phúc của con người, điều ấy được nhận định qua câu nói “Lư để lòng mình tràn trên mặt giấy”.
--------------- Bài viết của học sinh Nguyễn Thiên Trang