1. MB:
- Hình ảnh người lính là mảnh đất màu mỡ gợi cảm hứng sáng tác cho các nhà thơ, nhà văn. Có nhiều tác phẩm thành công khi viết về mảng đề tài này, trong đó có “Đồng chí” của Chính Hữu.
- Bài thơ viết về vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội trong cuộc kháng chiến chống Thực Dân Pháp. Đặc biệt 7 câu thơ đầu đã giúp ta cảm nhận được cơ sở hình thành tình đồng chí.
(Chính Hữu là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học thời kì kháng chiến chống Pháp. Thơ Chính Hữu giản dị, chân thật mà thấm đượm tình người,
những trang thơ của ông đã mở ra trong tâm hồn người đọc những cảm xúc khó quên về vẻ đẹp của những người lính nơi chiến trận. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Chính Hữu là "Đồng chí", bài thơ viết về tình đồng đội, đồng chí cao đẹp. Đặc biệt, trong 7 câu thơ đầu tiên, nhà thơ đã tập trung làm sáng tỏ cơ sở hình thành nên tình cảm cao đẹp, thiêng liêng ấy)
2. TB:
* Khái quát chung:
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ….
- Mạch cảm xúc của bài thơ: Mở đầu bài thơ là cơ sở hình thành tình đồng chí. Sau đó tác giả phân tích những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí. Khép lại bài thơ là biểu tượng cao đẹp về tình đồng chí đồng đội.
- Đây là bảy câu thơ đầu của bài thơ. Tác giả lí giải những cơ sở hình thành tình đồng chí. Tình đồng chí đồng đội của người lính bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó, tương đồng về giai cấp. Tình đồng chí, đồng đội nảy sinh khi họ cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Tình đồng chí, đồng đội càng bền chặt trong những gian khổ, thiếu thốn của cuộc kháng chiến.
* Cơ sở thứ nhất: Tình đồng chí, đồng đội của người lính bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó.
- Những chiến sĩ xuất thân từ những người nông dân lao động. Từ cuộc đời thật họ bước thẳng vào trang thơ và tỏa sáng một vẻ đẹp mới, vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
+ Thủ pháp sóng đôi, đối ứng được sử dụng chặt chẽ ở hai câu thơ đầu, gợi lên sự đăng đối, tương đồng trong cảnh ngộ của người lính. Từ những miền quê khác nhau, họ đã đến với nhau trong một tình cảm mới mẻ.
+ Giọng thơ nhẹ nhàng, gần gũi như lời tâm tình, thủ thỉ của hai con người “anh” và “tôi”.
+ Hình ảnh “quê hương anh”, “làng tôi” hiện lên với bao nỗi vất vả, gian lao.
+ Tác giả mượn thành ngữ “nước mặn đồng chua” để nói về những vùng đồng chiêm trũng, ngập mặn ven biển, khó làm ăn. Cái đói, cái nghèo như manh nha từ trong những làn nước.
+ Hình ảnh “đất cày lên sỏi đá” để gợi về những vùng trung du, miền núi, đất đá bị ong hóa, bạc màu, khó canh tác. Cái đói, cái nghèo như ăn sâu vào trong lòng đất.
=> “Quê hương anh” - “làng tôi” tuy có khác nhau về địa giới, người miền xuôi, kẻ miền ngược nhưng đều khó làm ăn canh tác, đều chung cái nghèo, cái khổ. Như vậy những người lính đều xuất thân từ giai cấp nông dân, chung cảnh ngộ nghèo khó. Đó chính là cơ sở đồng cảm giai cấp của những người lính.
* Cơ sở thứ 2: Tình đồng chí được hình thành khi những người lính có chung lí tưởng, nhiệm vụ và lòng yêu nước:
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
- Những con người chưa từng quen biết, đến từ những phương trời xa lạ đã gặp nhau ở một điểm chung: cùng chung nhịp đập trái tim, cùng chung một lòng yêu nước và cùng chung lí tưởng cách mạng. Những cái chung đó đã thôi thúc họ lên đường nhập ngũ chiến đấu vì độc lập tự do.
- Hình ảnh “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” mang nghĩa tả thực miêu tả những người lính kề vai sát cánh nơi chiến hào. Đồng thời câu thơ còn mang ý nghĩa tượng trưng diễn tả sự gắn bó của những người lính trong quân ngũ.
+ “Súng bên súng” là cách nói giàu hình tượng cho ta thấy những người lính cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ chiến đấu. Họ ra đi để chiến đấu giải phóng quê hương, đất nước; đồng thời giải phóng cho chính số phận của họ.
+ “Đầu sát bên đầu” là cách nói hoán dụ, tượng trưng cho ý chí quyết tâm chiến đấu của những người lính trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.
- Điệp từ “súng, bên, đầu” khiến câu thơ trở nên chắc khỏe, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ của những người lính.
- Nếu như ở cơ sở thứ nhất “anh” - “tôi” đứng trên từng dòng thơ như một kiểu xưng danh khi gặp gỡ, vẫn còn xa lạ, thì ở cơ sở thứ hai “anh” với “tôi” trong cùng một dòng thơ, thật gần gũi. Từ những người xa lạ họ đã hoàn toàn trở nên gắn kết.
=> Chính lí tưởng và mục đích chiến đấu là điểm chung lớn nhất, là cơ sở để họ gắn kết với nhau, trở thành đồng chí, đồng đội của nhau.
* Cơ sở thứ 3: Tình đồng chí được này nở, bền chặt trong những gian khổ, thiếu thốn của cuộc kháng chiên.
- Bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị mà giàu sức gợi, tác giả đã miêu tả rõ nét tình cảm của những người lính:
“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
+“Đêm rét chung chăn” có nghĩa là chung cái khắc nghiệt, gian khổ của cuộc đời người lính; là chung hơi ấm để vượt qua giá lạnh nơi núi rừng. Đó là một hình ảnh đẹp, chân thực và đầy ắp những kỉ niệm.
+ Đắp chung chăn đã trở thành biểu tượng của tình đồng chí. Nó đã khiến những con người “xa lạ” sát gần lại bên nhau, truyền cho nhau hơi ấm và trở thành “tri kỉ”.
+ Cả bài thơ chỉ có duy nhất một chữ “chung” nhưng đã bao hàm được ý nghĩa sâu sắc và khái quát của toàn bài: chung cảnh ngộ, chung giai cấp, chung chí hướng, chung khát vọng giải phóng dân tộc.
- Tác giả đã rất khéo léo trong việc lựa chọn từ ngữ khi sử dụng từ “đôi” ở câu thơ trên.
+ Chính Hữu không sử dụng từ “hai” mà lựa chọn từ “đôi”. “đôi” cũng có nghĩa là hai, nhưng “đôi” thể hiện sự gắn bó khăng khít không thể tách rời.
+ Từ “đôi người xa lạ” họ đã trở thành “đôi tri kỉ”, thành đôi bạn tâm tình thân thiết, hiểu bạn như hiểu chính mình. Và tình tri kỉ ấy phát triển lên mức cao hơn là tình đồng chí.
- Câu thơ “Đồng chí!” được tách riêng ở một dòng thơ rất đặc biệt, chỉ gồm một từ, hai tiếng và dấu chấm than.
- Câu thơ như một sự phát hiện, một lời khẳng định, nhấn mạnh tình đồng chí là một tình cảm mới mẻ nhưng hết sức thiêng liêng cao đẹp, là sự kết tinh của tình bạn, tình người giữa những người lính nông dân trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp.
- Đồng chí là tình cảm của những người cùng chung chí hướng, chung lí tưởng, cùng đứng trong hàng ngũ cách mạng. Nó còn trở thành tiếng gọi thiêng liêng không thể diễn đạt hết bằng lời. Tình đồng chí trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc để người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù
- Câu thơ “Đồng chí” như một bản lề khép lại cơ sở hình thành và mở ra những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí.
* LĐ chốt:
- Đoạn trích không chỉ hay về nội dung mà còn đặc sắc về nghệ thuật.
- Thành công của tác giả là sử dụng thể thơ tự do dễ dàng bộc lộ tình cảm, cảm xúc, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, hình ảnh thơ giàu sức gợi hình, biểu cảm. Cảm hứng hiện thực kết hợp lãng mạn, giọng thơ sâu lắng, xúc động như một lời tâm tình tha thiết.
- Ngoài ra tác giả còn sử dụng thành ngữ, biện pháp tu từ hoán dụ, điệp ngữ, đối xứng…
- Qua những nghệ thuật ấy, Chính Hữu đã giúp người đọc đi sâu khám phá, lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí. Đồng thời, tác giả đã cho thấy sự biến đổi kì diệu từ những người nông dân hoàn toàn xa lạ trở thành những người đồng chí, đồng đội sống chết có nhau.
3. KB:
- Khép lại trang thơ về người nông dân mặc áo lính mà dư ba của nó còn vang mãi trong lòng người đọc.
- Ta còn nhớ mãi về người nông dân mộc mạc, chân chất đã tạm biệt luống cày thửa ruộng để cầm súng bảo vệ quê hương.
- Ta còn nhớ mãi những nét chung của họ: chung cảnh ngộ, giai cấp, chung lí tưởng, nhiệm vụ, chung hoàn cảnh sống khiến những người nông dân gắn bó với nhau trở thành tình đồng chí.
- Tình đồng chí đã tồn tại và thật đẹp trong những trang thơ kháng chiến chống Pháp nói riêng và xuyên suốt thời kì lịch sử dân tộc nói chung.
- Là học sinh….
- Hình ảnh người lính là mảnh đất màu mỡ gợi cảm hứng sáng tác cho các nhà thơ, nhà văn. Có nhiều tác phẩm thành công khi viết về mảng đề tài này, trong đó có “Đồng chí” của Chính Hữu.
- Bài thơ viết về vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội trong cuộc kháng chiến chống Thực Dân Pháp. Đặc biệt 7 câu thơ đầu đã giúp ta cảm nhận được cơ sở hình thành tình đồng chí.
(Chính Hữu là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học thời kì kháng chiến chống Pháp. Thơ Chính Hữu giản dị, chân thật mà thấm đượm tình người,
những trang thơ của ông đã mở ra trong tâm hồn người đọc những cảm xúc khó quên về vẻ đẹp của những người lính nơi chiến trận. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Chính Hữu là "Đồng chí", bài thơ viết về tình đồng đội, đồng chí cao đẹp. Đặc biệt, trong 7 câu thơ đầu tiên, nhà thơ đã tập trung làm sáng tỏ cơ sở hình thành nên tình cảm cao đẹp, thiêng liêng ấy)
2. TB:
* Khái quát chung:
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ….
- Mạch cảm xúc của bài thơ: Mở đầu bài thơ là cơ sở hình thành tình đồng chí. Sau đó tác giả phân tích những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí. Khép lại bài thơ là biểu tượng cao đẹp về tình đồng chí đồng đội.
- Đây là bảy câu thơ đầu của bài thơ. Tác giả lí giải những cơ sở hình thành tình đồng chí. Tình đồng chí đồng đội của người lính bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó, tương đồng về giai cấp. Tình đồng chí, đồng đội nảy sinh khi họ cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Tình đồng chí, đồng đội càng bền chặt trong những gian khổ, thiếu thốn của cuộc kháng chiến.
* Cơ sở thứ nhất: Tình đồng chí, đồng đội của người lính bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó.
- Những chiến sĩ xuất thân từ những người nông dân lao động. Từ cuộc đời thật họ bước thẳng vào trang thơ và tỏa sáng một vẻ đẹp mới, vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
+ Thủ pháp sóng đôi, đối ứng được sử dụng chặt chẽ ở hai câu thơ đầu, gợi lên sự đăng đối, tương đồng trong cảnh ngộ của người lính. Từ những miền quê khác nhau, họ đã đến với nhau trong một tình cảm mới mẻ.
+ Giọng thơ nhẹ nhàng, gần gũi như lời tâm tình, thủ thỉ của hai con người “anh” và “tôi”.
+ Hình ảnh “quê hương anh”, “làng tôi” hiện lên với bao nỗi vất vả, gian lao.
+ Tác giả mượn thành ngữ “nước mặn đồng chua” để nói về những vùng đồng chiêm trũng, ngập mặn ven biển, khó làm ăn. Cái đói, cái nghèo như manh nha từ trong những làn nước.
+ Hình ảnh “đất cày lên sỏi đá” để gợi về những vùng trung du, miền núi, đất đá bị ong hóa, bạc màu, khó canh tác. Cái đói, cái nghèo như ăn sâu vào trong lòng đất.
=> “Quê hương anh” - “làng tôi” tuy có khác nhau về địa giới, người miền xuôi, kẻ miền ngược nhưng đều khó làm ăn canh tác, đều chung cái nghèo, cái khổ. Như vậy những người lính đều xuất thân từ giai cấp nông dân, chung cảnh ngộ nghèo khó. Đó chính là cơ sở đồng cảm giai cấp của những người lính.
* Cơ sở thứ 2: Tình đồng chí được hình thành khi những người lính có chung lí tưởng, nhiệm vụ và lòng yêu nước:
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
- Những con người chưa từng quen biết, đến từ những phương trời xa lạ đã gặp nhau ở một điểm chung: cùng chung nhịp đập trái tim, cùng chung một lòng yêu nước và cùng chung lí tưởng cách mạng. Những cái chung đó đã thôi thúc họ lên đường nhập ngũ chiến đấu vì độc lập tự do.
- Hình ảnh “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” mang nghĩa tả thực miêu tả những người lính kề vai sát cánh nơi chiến hào. Đồng thời câu thơ còn mang ý nghĩa tượng trưng diễn tả sự gắn bó của những người lính trong quân ngũ.
+ “Súng bên súng” là cách nói giàu hình tượng cho ta thấy những người lính cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ chiến đấu. Họ ra đi để chiến đấu giải phóng quê hương, đất nước; đồng thời giải phóng cho chính số phận của họ.
+ “Đầu sát bên đầu” là cách nói hoán dụ, tượng trưng cho ý chí quyết tâm chiến đấu của những người lính trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.
- Điệp từ “súng, bên, đầu” khiến câu thơ trở nên chắc khỏe, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ của những người lính.
- Nếu như ở cơ sở thứ nhất “anh” - “tôi” đứng trên từng dòng thơ như một kiểu xưng danh khi gặp gỡ, vẫn còn xa lạ, thì ở cơ sở thứ hai “anh” với “tôi” trong cùng một dòng thơ, thật gần gũi. Từ những người xa lạ họ đã hoàn toàn trở nên gắn kết.
=> Chính lí tưởng và mục đích chiến đấu là điểm chung lớn nhất, là cơ sở để họ gắn kết với nhau, trở thành đồng chí, đồng đội của nhau.
* Cơ sở thứ 3: Tình đồng chí được này nở, bền chặt trong những gian khổ, thiếu thốn của cuộc kháng chiên.
- Bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị mà giàu sức gợi, tác giả đã miêu tả rõ nét tình cảm của những người lính:
“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
+“Đêm rét chung chăn” có nghĩa là chung cái khắc nghiệt, gian khổ của cuộc đời người lính; là chung hơi ấm để vượt qua giá lạnh nơi núi rừng. Đó là một hình ảnh đẹp, chân thực và đầy ắp những kỉ niệm.
+ Đắp chung chăn đã trở thành biểu tượng của tình đồng chí. Nó đã khiến những con người “xa lạ” sát gần lại bên nhau, truyền cho nhau hơi ấm và trở thành “tri kỉ”.
+ Cả bài thơ chỉ có duy nhất một chữ “chung” nhưng đã bao hàm được ý nghĩa sâu sắc và khái quát của toàn bài: chung cảnh ngộ, chung giai cấp, chung chí hướng, chung khát vọng giải phóng dân tộc.
- Tác giả đã rất khéo léo trong việc lựa chọn từ ngữ khi sử dụng từ “đôi” ở câu thơ trên.
+ Chính Hữu không sử dụng từ “hai” mà lựa chọn từ “đôi”. “đôi” cũng có nghĩa là hai, nhưng “đôi” thể hiện sự gắn bó khăng khít không thể tách rời.
+ Từ “đôi người xa lạ” họ đã trở thành “đôi tri kỉ”, thành đôi bạn tâm tình thân thiết, hiểu bạn như hiểu chính mình. Và tình tri kỉ ấy phát triển lên mức cao hơn là tình đồng chí.
- Câu thơ “Đồng chí!” được tách riêng ở một dòng thơ rất đặc biệt, chỉ gồm một từ, hai tiếng và dấu chấm than.
- Câu thơ như một sự phát hiện, một lời khẳng định, nhấn mạnh tình đồng chí là một tình cảm mới mẻ nhưng hết sức thiêng liêng cao đẹp, là sự kết tinh của tình bạn, tình người giữa những người lính nông dân trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp.
- Đồng chí là tình cảm của những người cùng chung chí hướng, chung lí tưởng, cùng đứng trong hàng ngũ cách mạng. Nó còn trở thành tiếng gọi thiêng liêng không thể diễn đạt hết bằng lời. Tình đồng chí trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc để người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù
- Câu thơ “Đồng chí” như một bản lề khép lại cơ sở hình thành và mở ra những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí.
* LĐ chốt:
- Đoạn trích không chỉ hay về nội dung mà còn đặc sắc về nghệ thuật.
- Thành công của tác giả là sử dụng thể thơ tự do dễ dàng bộc lộ tình cảm, cảm xúc, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, hình ảnh thơ giàu sức gợi hình, biểu cảm. Cảm hứng hiện thực kết hợp lãng mạn, giọng thơ sâu lắng, xúc động như một lời tâm tình tha thiết.
- Ngoài ra tác giả còn sử dụng thành ngữ, biện pháp tu từ hoán dụ, điệp ngữ, đối xứng…
- Qua những nghệ thuật ấy, Chính Hữu đã giúp người đọc đi sâu khám phá, lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí. Đồng thời, tác giả đã cho thấy sự biến đổi kì diệu từ những người nông dân hoàn toàn xa lạ trở thành những người đồng chí, đồng đội sống chết có nhau.
3. KB:
- Khép lại trang thơ về người nông dân mặc áo lính mà dư ba của nó còn vang mãi trong lòng người đọc.
- Ta còn nhớ mãi về người nông dân mộc mạc, chân chất đã tạm biệt luống cày thửa ruộng để cầm súng bảo vệ quê hương.
- Ta còn nhớ mãi những nét chung của họ: chung cảnh ngộ, giai cấp, chung lí tưởng, nhiệm vụ, chung hoàn cảnh sống khiến những người nông dân gắn bó với nhau trở thành tình đồng chí.
- Tình đồng chí đã tồn tại và thật đẹp trong những trang thơ kháng chiến chống Pháp nói riêng và xuyên suốt thời kì lịch sử dân tộc nói chung.
- Là học sinh….