Đề 2: Phân tích 3 khổ thơ cuối “Bài thơ về tiểu đội xe không kín

  • Thread starter Thread starter hưnga
  • Ngày gửi Ngày gửi

Đề 2: Phân tích 3 khổ thơ cuối “Bài thơ về tiểu đội xe không kín

hưnga
hưnga
1. MB:

- Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một trong số những tác phẩm tiêu biểu của ông. Bài thơ khắc họa hình tượng chiếc xe không kính và vẻ đẹp của nguời chiến sĩ lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Điều đó thể hiện rõ qua 3 khổ thơ cuối của bài.

(trích thơ)

2. TB:

* Khái quát chung:

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra cam go, ác liệt. Bom Mĩ ngày đêm dội lên tuyến đường Trường Sơn huyết mạch.

- Xuất xứ: Bài thơ được sáng tác năm 1969 (trong thời kì kháng chiến chống Mĩ), in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”.

- Đây là 3 khổ thơ cuối của bài. Phạm Tiến Duật làm nổi bật hơn hình ảnh chiếc xe độc đáo, tô đậm vẻ đẹp của những anh bộ đội cụ Hồ.

* LĐ 1: Đoạn thơ giúp ta cảm nhận được người chiến sĩ lái xe có tình đồng chí, đồng đội gắn bó bền chặt.

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

- “Những chiếc xe từ trong bom rơi” là hình ảnh tả thực về những chiếc xe vượt qua bao thử thách, khốc liệt của bom đạn chiến trường. Không phải một chiếc xe mà có rất nhiều những chiếc xe như thế tạo thành một tiểu đội, một tập thể cùng chung nhiệm vụ vận tải người, lương thực, vũ khí để chi viện cho chiến trường miền Nam.

- Trên suốt hành trình ấy họ thường xuyên gặp nhau. Chiếc xe không có kính đã trở thành lợi thế để họ trao nhau cái bắt tay.

- Cái bắt tay là hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ, là biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí.

- Họ bắt tay để truyền cho nhau hơi ấm, sức mạnh vượt qua khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến.

- Họ bắt tay để truyền cho nhau ý chí, niềm tin, bắt tay để thay cho lời hứa quyết tâm chiến đấu, chiến thắng kẻ thù.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

- “Bếp Hoàng Cầm” là loại bếp dã chiến của bộ đội ta đặt dưới lòng đất, khi đun khói tản ra để địch không phát hiện được.

- Định nghĩa về gia đình thật tếu táo mà tình cảm thì thật chân tình, sâu nặng. Gắn bó với nhau trong chiến đấu, họ càng gắn bó với nhau trong đời thường.

- Những phút nghỉ ngơi thoáng chốc, họ cùng nhau dùng bữa cơm thời chiến rất vội vã. Nhưng cũng chính giây phút thanh bình hiếm hoi đó đã xóa mọi khoảng cách giúp người kính có cảm giác gần gũi thân thương như anh em một nhà.

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

- Câu thơ ngắt nhịp 2/2/3 như nhịp hành quân, như niềm lạc quan tin tưởng của người lính lái xe trên đường ra trận.

- Cái hay trong câu thơ là tác giả sử dụng từ láy “chông chênh” gợi cảm giác bấp bênh không vững chắc. Từ láy “chông chênh” khiến ta liên tưởng đến cái chợp mắt, giấc ngủ chập chờn không ngon giấc. Câu thơ đã diễn tả những khó khăn, gian khổ mà người chiến sĩ phải đối mặt đồng thời thể hiện tính chất khẩn trương của cuộc kháng chiến.

- Điệp ngữ “lại đi” cho thấy ý chí quyết tâm của người chiến sĩ.

- “Trời xanh” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho bầu trời hòa bình, cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trong kháng chiến, bầu trời xám xịt, mịt mờ khói bom bỗng trở nên trong xanh thơ mộng. Trong tận cùng của gian khổ, hi sinh người lính vẫn hướng về ngày mai tươi sáng. Câu thơ giúp ta thấy được người lính có tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai tương sáng của dân tộc.

=> Chính tình đồng chí, đồng đội, tinh thần lạc quan đã trở thành động lực giúp các anh vượt qua khó khăn, nguy hiểm, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

* LĐ 2: Hình ảnh chiếc xe không kính tiếp tục được tái hiện của cuối bài khi bị chiến tranh tàn phá.

Không có kính, rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước.

- Điệp ngữ “không có” kết hợp với biện pháp liệt kê đã nhấn mạnh chiếc xe không chỉ không có kính mà còn không có đèn, không có mui xe, thùng xe găm đầy những vết đạn xước … Hàng loạt các từ phủ định “không” đã diễn tả một cách độc đáo, chân thực đến trần trụi những chiếc xe trên đường ra trận.

- Câu thơ đã giúp ta hình dung chiếc xe méo mó biến dạng, tràn trụi dưới bom đạn của kẻ thù. Qua chiếc xe ấy ta thấy được hiện thực khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ và những gian khổ mà người lính phải trải qua.

* LĐ 3: Đoạn thơ đã ca ngợi người chiến sĩ lái xe có lòng yêu nước nồng nàn, có ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng dân tộc.

Xe vẫn chạy vì miền Nam phái trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

- “Vì miền Nam phía trước” vừa là lối nói cụ thể, lại vừa giàu sức gợi. Chiếc xe cũng có mục đích sống cao đẹp giống như con người: chiến đấu để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà.

- “Trái tim” là hình ảnh hoán dụ chỉ người lính lái xe, chỉ ý chí quyết tâm chiến đấu.

+ Mọi thứ của xe không còn nguyên vẹn, chỉ cần vẹn nguyên trái tim yêu nước, trái tim vì miền Nam thì xe vẫn băng mình qua lửa đạn.

+ Câu thơ đã thể hiện sự dũng cảm ngoan cường, làm nổi bật lòng yêu nước và ý chí chiến đấu quật cường của người chiến sĩ.

- Tác giả lấy cái không của chiếc xe để làm nổi bật cái có của người lính làm sáng ngời chân lí của thời đại: Chiến tranh, bom đạn của kẻ thù có thể làm chiếc xe méo mó, biến dạng, có thể cướp đi tính mạng của con người nhưng không thể hủy hoại được ý chí quyết tâm chiến đấu của người lính…để rồi họ làm nên chiến thắng của dân tộc.

* LĐ chốt:

- Đoạn thơ không chỉ hay về nội dung mà còn đặc sắc về nghệ thuật.

- Thành công của tác giả là sử dụng thể thơ tự do dễ dàng bộc lộ cảm xúc, cảm hứng hiện thực kết hợp lãng mạn khai thác chất thơ từ hiện thực khốc liệt của cuộc kháng chiến. Giọng thơ sôi nổi, trẻ trung đậm tính khẩu ngữ, ngôn ngữ bình dị cùng các biện pháp tu từ điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ, liệt kê…

- Với những nghệ thuật đó, tác giả đã tái hiện một cách chân thực cuộc kháng chiến Mĩ ác liệt qua hình ảnh chiếc xe không kính. Đồng thời đoạn thơ còn ca ngợi vẻ đẹp của người lính lái xe: có tình đồng chí đồng đội gắn bó, có lòng yêu nước nồng nàn, có ý chí quyết tâm chiến đấu, chiến thắng kẻ thù. Và đó cũng là vẻ đẹp chung của người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

3. Kết bài:

- Khép lại trang thơ mà dư âm của nó còn vang mãi trong lòng người đọc.

- Ta còn nhớ mãi hình ảnh chiếc xe không kính trần trụi, méo mó biến dạng dưới bom đạn kẻ thù.

- Ta còn ấn tượng về hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến lửa Trường Sơn với những vẻ đẹp đáng tự hào.

- Là thế hệ trẻ, chúng ta cần tích cực học tập, rèn luyện để viết tiếp trang sử vàng dân tộc, xứng đáng với truyền thống cha anh.
 
274
0
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.