Đề thi thử số 19 môn Ngữ văn giúp các bạn học sinh 9 ôn tập và đạt thành tích cao trong kì thi Tuyển sinh lớp 10 năm 2022.
Phần I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. (0,5 điểm) Trong đoạn trích, từ “nó” được dùng để thay thế cho từ ngữ nào?
Câu 3. (1,0 điểm) Dựa vào đoạn trích, em hãy cho biết: Nếu không có lòng tự trọng, con người sẽ trở nên như thế nào?
Câu 4. (1,0 điểm) Em có đồng ý với ý kiến: “Lòng tự trọng bắt nguồn từ việc bạn yêu thương và tôn trọng chính bản thân mình” không? Vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (từ 7 đến 10 câu) về lòng tự trọng của người học sinh trong học tập và rèn luyện.
Câu 2. (5,0 điểm) Trong Truyện Kiều, nhà thơ Nguyễn Du đã gợi tả nhân vật Thúy Kiều:
"Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước, nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẳn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân"
Em hãy trình bày cảm nhận về những vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ trên.
Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề: TẠI ĐÂY
ĐỀ THI THỬ Số 19 Fourm Văn Học Trẻ | KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 Môn: Ngữ văn Thời gian: 120 phút |
Phần I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
"Lòng tự trọng nằm ngay trong bản thân mỗi con người. Nó là người thầy, người bạn, người hộ vệ thân thiết và chân thành nhất của chúng ta. Lòng tự trọng giúp ta biết cách hành xử đúng mực cũng như luôn dũng cảm trong việc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác.
Mọi sự khôn ngoan đều bắt đầu từ lòng tự trọng. Với lòng tự trọng, bạn sẽ trở nên năng động và can đảm, sẳn sàng tiến về phía trước để mở lối cho những người đi sau. Lòng tự trọng bắt nguồn từ việc bạn yêu thương và tôn trọng chính bản thân mình. Quả thật, nếu không tôn trọng chính mình, làm sao bạn có thể học cách yêu thương và tôn trọng người khác."
Mọi sự khôn ngoan đều bắt đầu từ lòng tự trọng. Với lòng tự trọng, bạn sẽ trở nên năng động và can đảm, sẳn sàng tiến về phía trước để mở lối cho những người đi sau. Lòng tự trọng bắt nguồn từ việc bạn yêu thương và tôn trọng chính bản thân mình. Quả thật, nếu không tôn trọng chính mình, làm sao bạn có thể học cách yêu thương và tôn trọng người khác."
(Goerge Matthew Adams – Không gì là không thể, Thu Hằng dịch
NXB Tổng hợp TP HCM, 2017, tr.27)
Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. (0,5 điểm) Trong đoạn trích, từ “nó” được dùng để thay thế cho từ ngữ nào?
Câu 3. (1,0 điểm) Dựa vào đoạn trích, em hãy cho biết: Nếu không có lòng tự trọng, con người sẽ trở nên như thế nào?
Câu 4. (1,0 điểm) Em có đồng ý với ý kiến: “Lòng tự trọng bắt nguồn từ việc bạn yêu thương và tôn trọng chính bản thân mình” không? Vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (từ 7 đến 10 câu) về lòng tự trọng của người học sinh trong học tập và rèn luyện.
Câu 2. (5,0 điểm) Trong Truyện Kiều, nhà thơ Nguyễn Du đã gợi tả nhân vật Thúy Kiều:
"Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước, nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẳn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân"
(Trích Chị em Thúy Kiều, Ngữ Văn 9, tập 1, tr.81, NXB Giáo dục)
Em hãy trình bày cảm nhận về những vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ trên.
Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề: TẠI ĐÂY