Em hãy tả ông của mình?

Em hãy tả ông của mình?

T
Tieuthuyet
  • Cộng tác viên 30
Bài làm 1

Cứ đến dịp nghỉ hè, bố me lại cho tôi về quê. Bước vào trong nhà, một giọng nói trầm ấm quen thuộc vang lên và kèm theo một cái xoa đầu: “Ôi! Đứa cháu yêu của ông đã về, năm nay kết quả học tập của cháu thế nào, có tốt không?” Đó chính là giọng nói của ông tôi đấy và cũng là người mà tôi yêu quý nhất trong nhà.

Năm nay, ông tôi đã chin mươi hai tuổi rồi nhưng vẫn còn minh mẫn. Ông không còn khỏe mạnh như xưa nữa mà gầy hẳn đi. Khuôn mặt in sâu những nếp nhăn vất vả. Đôi mắt đã mờ đục, không còn được tinh nữa nên mỗi khi đọc báo thì phải đeo kính, nhưng đôi mắt ấy luôn luôn nhìn tôi với một vẻ trìu mến, hiền từ. Mái tóc ông bạc trắng như cước làm ông giống như một ông bụt có tấm lòng nhân hậu trong những câu chuyện tổ tích bước ra vậy. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương, rám năng, luôn run run mỗi khi làm việc. Nước da không còn hồng hào nữa mà đen xạm đi vì nắng. Răng của ông đã rụng nhiều nhưng nhờ đeo thêm hàm rẳng giả nên nụ cười vẫn còn tươi. Ông ăn mặc rất giản dị, với những bộ quần áo được may bằng vải thô màu sang và đi đôi dép cao su màu nâu của bộ đội.

Vào những buổi sang sớm, khi mặt trời bắt đầu từ từ nhô lên sau những dãy núi, màn sương trắng mỏng của ban đêm còn chưa tan hết thì đấy là lúc ông tỉnh dậy và cũng là người dậy sớm nhất nhà. Ra sân, ông hít căng lồng ngực tận hưởng không khí trong lành dễ chịu của buổi sang. Năm nay, tuổi của ông đã cao mà vẫn dậy sớm để tập thể dục. Nhìn động tác ông xoay người, cúi xuống thì mới thấy hồi còn trẻ ông rất dẻo dai và nhanh nhẹn làm sao. Sau khi tập thể dục xong, ông thường làm bữa sang cho cả nhà.

Mặc dù năm nay ông đã chin mươi hai tuổi, nhưng ông vẫn rất chăm chỉ. Ông rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội và các chương trình của nhà văn hóa đề ra. Có một lần ông nói với tôi rằng: “Từ hồi còn nhỏ ông đã là một cậu bé rất yêu quý thiên nhiên”. Cho nên ông rất thích trồng cây, chăm sóc cây cảnh những chú sâu tinh nghịch nào mà đến quấy phá khu vườn của ông là ông đi bắt ngay rồi lấy nước đi tưới cho cây. Cứ mỗi khi rảnh rỗi là ông lại ngồi vót tre hoặc đi cho gà ăn. Vào những buổi trưa hè nóng bức, ông thường lấy chiếc võng, chiếc quạt nan và chiếc đài ở trong nhà ra và hconj những chỗ có bóng râm của cây để mắc võng rồi nằm lên, nghe đài phát thanh, tay phe phẩy chiếc quạt nan. Vào những đêm trăng, ông thường lấy cái ghế mây trong nhà ra hiên ngồi kể chuyện cổ tích cho tôi và một vài đứa trẻ con trong làng nghe. Con cháu nhà mình mà có làm điều igf sau trái thì ông không hề quát mắng, trách móc mà nhẹ nhàng ôn tồn giảng giải, khuyên bảo. Ông rất nhiệt tình khi hàng xóm nhờ một việc gì đó nên mọi người trong làng ai cũng kính trọng và quý mến ông.

Mọi người ai ai cũng chúc thọ cho ông nhưng riêng tôi, tôi sẽ cố gắng học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn để làm ông vui lòng, sống lâu trăm tuổi. Tôi rất yêu quý và kính trọng người ông của mình.
- Nguồn ST
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa Từ khóa
gia đình tả ông van mieu ta văn tả người yêu quý
764
0
1
Trả lời
Bài làm 2

Ông em già nhất khu phố này. Râu tóc ông bạc trắng. Cả lông mày cũng bạc. Thỉnh thoảng, em vẫn nghĩ: ông em là một ông tiên. Tuy đã già, tuổi lại cao nhưng không buổi sinh hoạt nào ở khu phố mời mà ông em lại không đi. Ai cũng khen ông em tốt bụng. Chả là với người ốm, ông em đến tận nhà khám bệnh (vì ông em là bác sĩ về hưu mà). Đến khám xong, ông em ghi tên thuốc cần thiết để người nhà đi mua. Đừng ai nghĩ là ông em lấy tiền khám bệnh nhé! Ông em rất chiều em vì trong nhà có mỗi một cô cháu gái mà! Có người bảo ông: “Ông chiều nó quá đấy, can thận kẻo nỏ đâm hư” Nhưng ông em bảo: “Nó làm sao mà hư được. Nó biết vâng lời lại chăm học, ngoan ngoãn Một hôm, em đến thăm, thấy ông đang ngồi đọc một quyển sách chữa bệnh gì đó. Em hỏi: “Ông ơi, cháu tường cái gì ông cũng biết chứ ạ”, ông mỉm cười: “Chưa đâu cháu ạ ! Ngay đến nhà bác học Đác-uyn khi già vẫn còn học nữa là ông”. Một hôm, em đi học về, thấy mẹ buồn buồn. Em hỏi: “Mẹ ơi, có chuyện gì mà mẹ buồn như thế?” Mẹ trả lời: “Ông đang bị ốm nặng con ạ”. Em vội đạp xe đến nhà ông. Người đến thăm chật cả nhà. Ông em nằm trên giường, đôi mắt nhắm nghiền. Em lại bên ông, khẽ gọi: “Ông ơi! Cháu đây mà! “ Ông từ từ mở mắt, đưa tay sờ lên đầu giường. Ồ, đây là quyển truyện cổ mà em vẫn mong ước. Ông khẽ mỉm cười. Em cảm động, ứa nước mắt. Ở lại với ông một lúc, trước khi về, em nói khẽ với ông: “Ông ơi, cháu về đây. Ông uống thuốc cho chóng khoẻ, ông nhé!”. Ông em đã lành bệnh. Mọi người đều vui mừng nhưng em là người sung sướng nhất. Sau trận ốm, ông em vẫn làm việc tốt như xưa. Ôi, có lẽ trên đời này, ông em tốt nhất với em. Ông là người mà em yêu nhất.
Nguồn: Sưu tầm
 
Sửa lần cuối:

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.