Điểm đáng nói nhất về giá trị nhân đạo của tác phẩm “Vợ nhặt” - Kim Lân là niềm tin tưởng sâu sắc vào con người lao động, vào bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của họ. Tình cảm nhân đạo ở đây rõ ràng có nét mới mẻ so với tình cảm nhân đạo được thể hiện trong nhiều tác phẩm của văn học hiện thức trước Cách mạng.
Gợi ý làm bài
I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
- Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn Vợ nhặt:
+ Kim Lân là nhà văn viết rất ít nhưng viết rất thành công ở lĩnh vực truyện ngắn. Ông được coi là nhà văn “một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng).
+ Tiêu biểu cho sự thành công lĩnh vực truyện ngắn là tác phẩm Vợ nhặt
- Giới thiệu vấn đề nghị luận:
Kim Lân đã sáng tác Vợ nhặt bằng tài năng, bằng niềm tin, bằng vốn sống của một con người từng trải.Đằng sau mỗi chi tiết, mỗi câu chữ, mỗi nhân vật của tác phẩm luôn sáng ngời giá trị nhân đạo sâu sắc.
II. Thân bài
1. Giải thích khái niệm giá trị nhân đạo: Gía trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.
2. Phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm với các biểu hiện chính
a. Tác phẩm bộc lộ niềm xót xa, thương cảm với cuộc sống bi đát của người dân nghèo trong nạn đói, qua đó tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân phát xít đối với nhân dân ta. (Người chết như ngả rạ, những xác người còng queo bên đường, tiếng qụa gào thê thiết, tiếng hờ khóc trong đêm, mùi xác người chết gây gây, những khuôn mặt u ám, những dáng ngồi ủ rũ….)
b. Tác phẩm đi sâu khám phá và nâng niu trận trọng khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống của con người, thấm đẫm giá trị nhân đạo
- Những khao khát hạnh phúc của Tràng (cái “tặc lưỡi” của Tràng có phần liều lĩnh khi Tràng đưa vợ về nhà…; Cảm giác “mơn man khắp da thịt”, “êm ái lơ lửngnhư người vừa ở trong giấc mơ đi ra”; Chưa bao giờ hắn cảm thấy yêu và gắn bó với căn nhà này đến thế) Tràng lấy vợ để tiếp tục sự sống, để sinh con đẻ cái, để hướng đến tương lai.
- Ý thức bám lấy sự sống rất mạnh mẽ ở nhân vật người Vợ nhặt (Thị chấp nhận theo không Tràng về làm vợ, bỏ qua ý thức về danh dự…) Người vợ nhặt đi theo Tràng cũng để trốn chạy cái đói, cái chết, để hướng đến sự sống và hạnh phúc gia đình.
- Bà cụ Tứ, một bà lão “ gần đất xa trời ” nhưng lại luôn nói đến chuyện tương lai, chuyện sung sướng về sau nhen lên niềm hi vọng cho dâu con, chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho con cái.
- Niềm hi vọng về một cuộc đổi đời của các nhân vật ( hình ảnh lá cờ đoe bay vấn vương trong tâm trí Tràng)
c. Tác phẩm thể hiện lòng tin sâu sắc váo phẩm giá, vào lòng nhân hậu của con người
- Cái đẹp tiềm ẩn của Tràng đó là sự thông cảm, lòng thương người, sự hào phóng chu đáo (đãi người dàn bà lạ một chặp bốn bát bánh đúc, mua cho chị ta cái thúng con… tình nghĩa thái đọ và trách nhiệm.
- Sự biến đổi của người vợ nhặt sau khi theo Tràng về nhà: vẻ chao, chỏng lỏn ban đầu biến mất, thay vào đó là sự hiền hậu, đúng mực, sự mau mắn trong việc làm, ý tứ trong cách cư xử…
- Tấm lòng nhân hậu của bà cụ Tứ: Thương con rất mực, cảm thông với tình cảnh của nàng dâu, trăn trở về bổn phận làm mẹ, cố tạo niềm vui trong gia đình giữa cảnh sống thê thảm…
3. Đánh giá chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm
- Điểm đáng nói nhất về giá trị nhân đạo của tác phẩm này là niềm tin tưởng sâu sắc vào con người lao động, vào bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của họ. Tình cảm nhân đạo ở đây rõ ràng có nét mới mẻ so với tình cảm nhân đạo được thể hiện trong nhiều tác phẩm của văn học hiện thức trước Cách mạng.
- Giá trị nhân đạo đã làm nên sức sống bất diệt của Vợ nhặt
III. Kết bài
- Khái quát nội dung, nghệ thuật
- Liên hệ
Gợi ý làm bài
I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
- Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn Vợ nhặt:
+ Kim Lân là nhà văn viết rất ít nhưng viết rất thành công ở lĩnh vực truyện ngắn. Ông được coi là nhà văn “một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng).
+ Tiêu biểu cho sự thành công lĩnh vực truyện ngắn là tác phẩm Vợ nhặt
- Giới thiệu vấn đề nghị luận:
Kim Lân đã sáng tác Vợ nhặt bằng tài năng, bằng niềm tin, bằng vốn sống của một con người từng trải.Đằng sau mỗi chi tiết, mỗi câu chữ, mỗi nhân vật của tác phẩm luôn sáng ngời giá trị nhân đạo sâu sắc.
II. Thân bài
1. Giải thích khái niệm giá trị nhân đạo: Gía trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.
2. Phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm với các biểu hiện chính
a. Tác phẩm bộc lộ niềm xót xa, thương cảm với cuộc sống bi đát của người dân nghèo trong nạn đói, qua đó tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân phát xít đối với nhân dân ta. (Người chết như ngả rạ, những xác người còng queo bên đường, tiếng qụa gào thê thiết, tiếng hờ khóc trong đêm, mùi xác người chết gây gây, những khuôn mặt u ám, những dáng ngồi ủ rũ….)
b. Tác phẩm đi sâu khám phá và nâng niu trận trọng khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống của con người, thấm đẫm giá trị nhân đạo
- Những khao khát hạnh phúc của Tràng (cái “tặc lưỡi” của Tràng có phần liều lĩnh khi Tràng đưa vợ về nhà…; Cảm giác “mơn man khắp da thịt”, “êm ái lơ lửngnhư người vừa ở trong giấc mơ đi ra”; Chưa bao giờ hắn cảm thấy yêu và gắn bó với căn nhà này đến thế) Tràng lấy vợ để tiếp tục sự sống, để sinh con đẻ cái, để hướng đến tương lai.
- Ý thức bám lấy sự sống rất mạnh mẽ ở nhân vật người Vợ nhặt (Thị chấp nhận theo không Tràng về làm vợ, bỏ qua ý thức về danh dự…) Người vợ nhặt đi theo Tràng cũng để trốn chạy cái đói, cái chết, để hướng đến sự sống và hạnh phúc gia đình.
- Bà cụ Tứ, một bà lão “ gần đất xa trời ” nhưng lại luôn nói đến chuyện tương lai, chuyện sung sướng về sau nhen lên niềm hi vọng cho dâu con, chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho con cái.
- Niềm hi vọng về một cuộc đổi đời của các nhân vật ( hình ảnh lá cờ đoe bay vấn vương trong tâm trí Tràng)
c. Tác phẩm thể hiện lòng tin sâu sắc váo phẩm giá, vào lòng nhân hậu của con người
- Cái đẹp tiềm ẩn của Tràng đó là sự thông cảm, lòng thương người, sự hào phóng chu đáo (đãi người dàn bà lạ một chặp bốn bát bánh đúc, mua cho chị ta cái thúng con… tình nghĩa thái đọ và trách nhiệm.
- Sự biến đổi của người vợ nhặt sau khi theo Tràng về nhà: vẻ chao, chỏng lỏn ban đầu biến mất, thay vào đó là sự hiền hậu, đúng mực, sự mau mắn trong việc làm, ý tứ trong cách cư xử…
- Tấm lòng nhân hậu của bà cụ Tứ: Thương con rất mực, cảm thông với tình cảnh của nàng dâu, trăn trở về bổn phận làm mẹ, cố tạo niềm vui trong gia đình giữa cảnh sống thê thảm…
3. Đánh giá chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm
- Điểm đáng nói nhất về giá trị nhân đạo của tác phẩm này là niềm tin tưởng sâu sắc vào con người lao động, vào bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của họ. Tình cảm nhân đạo ở đây rõ ràng có nét mới mẻ so với tình cảm nhân đạo được thể hiện trong nhiều tác phẩm của văn học hiện thức trước Cách mạng.
- Giá trị nhân đạo đã làm nên sức sống bất diệt của Vợ nhặt
III. Kết bài
- Khái quát nội dung, nghệ thuật
- Liên hệ
Sửa lần cuối: