Giáo viên và học sinh cần làm gì để đáp ứng được yêu cầu của chương trình và SGK Ngữ văn mới?

Giáo viên và học sinh cần làm gì để đáp ứng được yêu cầu của chương trình và SGK Ngữ văn mới?

Hiện nay Bộ Giáo dục đang dần thay đổi chương trình đem đến cho học sinh các học với SGK mới dẫn đến có vô vàn những câu hỏi đặt ra: "Sách giáo khoa mới có thay đổi hoàn toàn kiến thức so với sách cũ không?", "Học chương trình mới này có khó không?".... Vậy giáo viên và học sinh cần làm gì để đáp ứng được yêu cầu của chương trình và SGK Ngữ văn mới? Tất cả câu hỏi này sẽ được trả lời ở dưới đây nhé!

5581



Chương trình SGK Ngữ Văn mới của bộ giáo dục sắp ứng dụng không những có nhiều thay đổi về nội dung mà còn thay đổi cả phương pháp dạy và học. Để tiếp nhận và nắm bắt được chương trình một cách hiệu quả, yêu cầu học sinh phải tự thay đổi tư duy tiếp cận.

Trước hết, học sinh phải thay đồi về cách học
Phương pháp dạy học ngữ văn trong nhà trường mấy năm gần đây đã có nhiều thay đổi lớn. Quan điểm dạy học tích hợp thực sự đã có tác động tích cực, làm chuyển biến mạnh mẽ quá trình dạy và học ở nhà trường. Thế nhưng, nó vẫn chưa được ứng dụng đồng bộ và rộng khắp ở các trường học và cấp học. Nhiều giáo viên vẫn còn e ngại vận dụng phương pháp dạy học tích cực này. Nhiều học sinh lười biếng, không chịu chuyển biến. Chất lượng giáo dục nhìn chung chưa thực sự được nâng cao.

Chương trình giáo dục mới chuyển từ việc đọc hiểu, nghe giảng và ghi chép truyền thống sang chủ động tìm hiểu và suy nghĩ. Học sinh thay vì chép lại nguyên văn bài giảng của thầy cô hoặc tài liệu tham khảo sẽ phải chủ động đọc, suy nghĩ và ghi lại những gì mình hiểu. Kết quả học tập là những gì thu được từ việc trao đổi nhóm, giảng giải của thầy cô và tham khảo từ các nguồn tài liệu khác.

Học sinh luôn liên hệ những gì đã học với thực tiễn cuộc sống và những trải nghiệm của bản thân mình để hiểu sâu hơn văn bản, để sống tốt và làm việc hiệu quả. Trước hết là đọc phải hiểu, viết phải đúng, diễn đạt chính xác, đầy đủ những gì mình cần thể hiện, nói và nghe có văn hóa.

Biết sống đẹp để làm người tốt
Từ việc thấm thía nội dung thẩm mĩ, nhân văn của các hình tượng văn học đến các bài học rút ra và thể hiện thành các hành vi cao đẹp trong cuộc sống hằng ngày.

Học cách đọc chủ động trong học tập và trong công việc
Trong đó trọng tâm là đọc hiểu. Mỗi học sinh cần tích cực suy nghĩ, trao đổi với bạn bè để hiểu hơn vấn đề. Học sinh tăng cường hỏi thầy cô để trả lời một số câu hỏi trọng tâm. Chẳng hạn như:

– Thế nào là hiểu một văn bản? (đặc biệt là văn bản văn học)
– Bằng cách nào để hiểu văn bản ấy? Hoặc dựa vào đâu để hiểu như thế?
– Văn bản này có những cách hiểu nào khác không? Cách nào hợp lí hơn?

Điều quan trọng là học sinh phải trực tiếp đọc văn bản. Không tự mình đọc văn bản thì mọi cái khác đều nằm ngoài mình hết, ít đọng lại điều gì có ý nghĩa.

Học cách viết đúng, viết hay, viết sáng tạo
Từ viết chữ cho đến viết câu, viết đoạn, viết bài văn hoàn chỉnh. Thay đổi cách học viết theo khuôn mẫu để từ viết đúng đến viết hay và viết sáng tạo.

Muốn viết tốt phải có nội dung. Chương trình mới chủ trương gắn kết với đọc hiểu. Vì thế các kết quả đọc hiểu những văn bản sẽ là nội dung chính cho viết. Không chỉ nội dung văn học (từ các văn bản văn học), mà còn nhiều nội dung tư tương, đạo đức, văn hóa, xã hội từ các văn bản thông tin.

Có nội dung rồi, học sinh cần nắm được quy trình và kỹ thuật viết văn bản. Quy trình ấy gồm các bược chính như sau:

– Xác định nội dung (đề tài, vấn đề) trọng tâm
– Lập đề cương, dàn ý.
– Viết văn bản (nháp).
– Xem lại, chỉnh sủa, bổ sung.
– Hoàn thiện bài viết.

Kỹ thuật viết chủ yếu là học cách nêu ý tưởng chính, phát triển ý tưởng và cách diễn đạt, trình bày sao cho linh hoạt. Bài viết phải vừa chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, vừa có chất văn chương. Nhất là các kiểu bài gần với văn sáng tác như kể chuyện, miêu tả, phân tích văn học,…

Học cách nói, cách lắng nghe và thấu hiểu
Trong đó cần tập trung rèn luyện cách nói, cách trình bày trước đám đông với thái độ tự tin. Nói có nội dung, có trọng tâm, ngắn gọn, rõ ràng. Tránh nói lan man, dài dòng, tối nghĩa. Có thái độ văn hóa khi nói và nghe khi tranh luận, trao đổi.

Yêu cầu cụ thể cho học sinh trong mỗi tiết học theo chương trình và SGK Ngữ văn mới

– Học sinh phải tích cực đọc văn bản và tìm hiểu bài đọc trước khi đến lớp học. Ít nhất là văn bản trong SGK. Ngoài ra khuyến khích học sinh đọc từ nhiều nguồn tư liệu khác.
– Học sinh chủ động và tích cực tham gia trong giờ học. Nghe giảng và nêu ý kiến trao đổi. Mạnh dạn hỏi và trao đổi với thầy cô giáo, bạn bè trong lớp về những gì mình chưa hiểu, chưa biết.
– Chủ động và tự giác ghi lại những gì mình đã hiểu (để hỏi và tìm hiểu tiếp sau đó).
– Liên hệ những nội dung đang học với trải nghiệm của bản thân và những tình huống tương tự trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó suy nghĩ, tìm câu trả lời (lựa chọn giải pháp).

Chương trình SGK và phương pháp học tập thay đổi thời từng thời đại. Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau có những yêu cầu và nhiệm vụ cũng khác nhau. Chương trình SGK Ngữ văn mới nhằm hướng đến giáo dục con người toàn diện. Đó là những con người sống có tình yêu nước, yêu nhân dân, yêu cuộc sống. Sống có lý tưởng cao đẹp, có ước mơ, hoài bão lớn lao.

Chương trình SGK Ngữ văn mới cũng nhằm bồi dưỡng tính nhân văn cao cả cho con người. Giúp con người biết cảm nhận cái đẹp, cái cao cả, tình yêu thương con người, hướng đến chân – thiện – mỹ. Đồng thời, hướng đến hội nhập quốc tế, trân trọng các giá trị có tính phổ quát toàn cầu.
 
Từ khóa Từ khóa
chương trình giáo dục lắng nghe ngữ văn mới sang tao sống đẹp thay đổi
546
0
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.