Dự thi “GỬI NHỮNG AI ĐANG CHẠY THEO THỜI ĐẠI”- Hạ Vân Anh

Dự thi “GỬI NHỮNG AI ĐANG CHẠY THEO THỜI ĐẠI”- Hạ Vân Anh

“Tết là một từ ngữ thân quen, với mỗi con người Việt Nam. Tết đến rồi lại đi, đi rồi lại đến theo một vòng tuần hoàn của mẹ thiên nhiên. Ngày nay, theo thời thế và sự phát triển chạy của xã hội, cùng sở thích và lối sống của giới trẻ, nhiều người như đã quên đi mất ý nghĩa của cái ngày quan trọng này, quên mất bánh chưng xanh, dưa hấu đỏ, quên mất những nụ cười đầu xuân và dường như cũng quên cả cái cảm giác sum họp bên gia đình thuở xa xưa.”

Chẳng bao lâu nữa , tết sẽ về trên mọi nẻo đường, trẻ em nô đùa khoe áo mới, mai đào thắm nở rực cả khoảng trời và còn cả những mâm cơm tết tay mẹ nấu đầy vị nhà. Đối với người khác tết là niềm vui, tết là sự mong chờ, là sự sum họp nhưng đối với tôi nó là một bài học một niềm đau dai dứt, luôn âm ỉ chưa bao giờ phai. Tôi cũng từng mong cái tết ấy như bao người, nhất là khi tôi được lớn lên từ một vùng quê miền nam, cứ mỗi năm tết về lòng tôi lại háo hức như nồi bánh chưng đêm giao thừa. Nhưng điều chi cũng sẽ đổi thay, thời gian không thôi đưa tôi cũng trưởng thành theo tháng năm, chạy đua với thời gian, theo đuổi sự tất bật chốn đô thành để rồi dần quên đi sự đoàn viên, quên đi ngày tết, quên mất người mẹ già hằng đêm ngóng trong, quên đi vùng quê năm xưa hay hẳn là muốn chốn tránh cái nơi nghèo nàn ấy.

Năm thứ tư sau khi tôi tốt nghiệp, tôi đã có cho mình một nới làm viêc, một căn nhà nhỏ. Hằng ngày đều đi làm việc từ sáng đến mịt tối mới về nhà, tôi ngủ luôn chứ lắm lúc cũng lười gọi về nhà. Khi mà vài tháng nữa qua đi xuân sẽ tới, mẹ tôi bà cũng nhiều lần gọi điện lên thúc giục: “ khi nào con về?” “Mẹ nhớ con lắm, nhớ về sớm nha con”...ban đầu tôi vẫn hứa với mẹ sẽ về nhưng khi ấy tôi còn nôn nỗi khi đám bạn bè mở lời về nhà chơi, tôi lại ái ngại. Ngại họ biết tôi là một con nhà quê nghèo dốt nên tôi cũng ngập ngừng những lần sau mẹ gọi với lí do công việc. Công ty tôi năm ấy kỉ niệm mười năm nên cũng có phần tất bật hơn khi thường. Vì vài phần lương thưởng, tôi bấm bụng báo mẹ tin về muộn, bà chỉ im lặng vẫn nhẹ nhàng đáp lới tôi như khi thường nhưng giọng lại buồn xuống mà trí tôi lúc ấy nào nhận ra, tôi lúc ấy chỉ muốn kiếm thêm vài đồng cho mẹ có một cái tết no đủ, và đẹp mặt với bè bạn.

Đêm ba mươi, trời mát mẻ đây là ngày cuối, tôi hoàn thành công việc nhanh chóng bắt xe về quê. Về tới đầu ngõ, mùi bánh chưng bắt đầu phả vài mũi, vài tấm thiệp đỏ treo trên hàng mai khiến sự mỏi mệt của tôi vơi đi. Mẹ tôi bà đang ngồi bên nồi bánh chưng, tôi thấy bà chạy ùa tới ôm chặt lấy bà tận hưởng cảm giác ấm áp từ vòng tay, hít lấy hít để cái mùi trầu thoang thoảng. Suốt cả mùng một tôi vẫn ở nhà với mẹ, khi thoảng lại qua nhà hàng xóm nhưng quan trọng nhất là tôi cứ chờ điện thoại, tôi sợ bọn nó lại xuống bất chợt nhưng mai bọn nó không tới. Tôi ở lại với bà được đến mùng hai thì chạy về thành lo công việc. Lúc đi tôi đưa lại cho mẹ số tiền thưởng và lương tôi tích góp, tôi nghĩ mình đang báo hiếu cho mẹ nhưng trong ánh măt bà giờ phút đưa tôi ra bến xe, lại đượm buồn mà tôi nào có hay bởi khi ấy, tôi vẫn bị những bộn bề, lo toan che mắt.

Tôi vẫn tiếp tục công việc của mình, sau khi trở về tiếp tục chạy đua với thời gian mong tìm thêm thu nhập cho mẹ. Hôm nay đã là mùng mười, tết hẳn sắp qua tôi dự định gọi lại cho mẹ khi về tới nhà, an ủi bà đôi chút về chuyện lên lại trên đây sớm nhưng, tôi chưa kịp về thì điện thoại đã đổ chuông, tôi nghĩ hẳn mẹ gọi nhưng không, dòng số tôi nhận được là của một người hàng sớm. Giọng bà run run bảo tôi: “ Mày tệ lắm con à, mẹ mày để nuối lớn mày một mình cơ cực bao nhiêu, thế mà mày lại đối xử với chị như thế, mày tưởng mẹ mày cần tiền lắm à, mày gửi tiền rồi bỏ mặt chị ấy một mình, nằm trong bệnh viện một mình”.

Nghe cô nói, mặt tôi tức khắc chuyển sắc xanh mét, khi nghe mấy từ cuối “...nằm trong bệnh viên một mình”. Tôi chưa kịp nghĩ ngợi chỉ biết hỏi cô: “ Mẹ, mẹ cháu nhập viên từ khi nào, sao mẹ không báo cho cháu hay”

Tôi vừa nghe máy vừa sắp xếp, ôm túi chạy thẳng ra bến xe như điên, một cảm giác lo sợ, bất tri bất giác kéo tới. Ở đầu giây bên kia người cô vẫn tiếp lời: “ Thế mẹ mày chẳng cho mày hay à? Tội thân chị, chắc lại sợ mày lắm lo, buổi chiều chị sang nhờ tao mua hộ cử thuốc, tao cũng hỏi han, chị bảo chỉ bệnh vặt đưa thuốc theo đơn nhờ tao cho người ta kê. Đến tối tao về gõ cửa mãi cũng chẳng thấy mẹ mày đâu, sợ chị có chuyện tao chạy vào luôn, mà thật chị nằm xỉu bê bết trong nhà”.

Tới bến xe tôi lên tàu, tôi dập máy, chẳng biết do gió trời, hay thứ cảm giác lo sợ lấn ác tâm trí, hốc mắt tôi đỏ hoe, sống mũi cay nồng. Suốt khi ngồi trên xe tôi thấy rất nhiều người họ có mẹ, có con ấm áp chuyện trò bỗng làm tôi nhớ tới tôi và mẹ thuở còn thơ. Cha tôi mất từ sớm mẹ tôi bị nhà chồng xa lánh, phẫn ức bà đem tôi ra riêng, từ nhở đến khi trở thành cuộc đời tôi tràn ngập hình bóng mẹ. Từng lời dạy, từng lần bà bảo bọc tôi ngư con chim non mới tập bay, bà dạy tôi rất ngiều điều hay nghĩa đẹp thế mà tôi lại quên mất chúng từ bao giờ. Trong đầu tôi hiện lên không biết bao nhiêu khí ức, kể cả ánh mắt đượm buồn khi tôi về lại thành, tiếng thông báo đến trạm từ đầu tàu đưa tôi về thực tại.

Tôi chạy nhanh tới bệnh viên, tôi không hỏi đại chỉ vì vùng này chỉ có một bệnh viện lớn thuộc tuyến tỉnh. Hỏi han phòng mẹ nằm, tôi chạy nhanh tới sững người trước cánh cửa phong đống chặt, tôi e ngại chẳng biết đối mặt với mẹ ra sau, tôi đã bỏ bà lại một mình trong khi những ngày tết tôi đáng lí nên cạnh bên sum vầy cùng bà.

Tôi mở tay cửa, cất bước vào tromg, thấy mẹ mắt tôi ước nhòa. Mẹ gầy đi chỉ trong mấy ngày ngắn ngủi, khuôn mặt xanh xao, dáng dấp gầy gò. Tôi chạy đến nắm tay mẹ thật chặt, những giọt nước mắt lai dài trên hai gò má. Mệ tôi cất giọng thiều thào bảo tôi, giọng bà vẫn ân cần như dạo trước nhưng cũng mỏng manh như sợi tơ mỏng: “ Nào, đừng khóc về là tốt rồi, mẹ căn bệnh này cũng vừa trở nặng, mẹ chỉ là không muốn phiền con, nghe mẹ nói đừng chạy chữa cho mẹ bệnh này nó tốn kèm, mà dẫu có trị cũng chẳng được bao lâu”

Tôi vùng mặt vào lòng mẹ, giọng run lên theo từng tiếng nấc: “ Con không muốn như thế, mẹ, mẹ ơi con xin lỗi, đáng lẽ con nên biết sớm hơn, nên quan tâm mẹ nhiều hơn, con không nên để mẹ một mình. Số tiền con đưa mẹ, đúng thế con sẽ dùng số tiền ấy chạy chữa cho mẹ, xin mẹ đừng bi quan".
" Mẹ biết rõ bản thân hơn ai hết, số tiền ấy con để phòng thân coi như của hồi môn mẹ cho trước, nếu con cãi mẹ, mẹ sẽ rút kim tiêm ngay tức thì, ngoan con gái trước giờ vẫn rất ngoan mà, dù mẹ sống thêm bao lâu nữa, mẹ cũng mãn nguyện vì được làm mẹ con, có con bên cạnh lâu như vậy".
Tôi khóc nấc lên từng hồi, trái tim rỉ máu, vùi đầu vào ngực mẹ, cảm nhậ tình thương bà giành cho tôi. Phải chăng tôi đã sống quá nhanh, bỏ qua quá nhiều điều, bỏ qua cảm giác ấm áp khi áp mặt vào lòng mẹ, cảm giác nhịp tim nồng ấm của mẹ cận kề bên tai. Đến bây giờ tôi mới biết mình yêu mẹ nhường nào và sự hối tiếc trong tôi của dâng lên từng giây.
"Con hình như đã nhớ lại được thứ con quên mất mẹ ơi, con quên mất trái tim ấm áp mẹ dành cho con, con quên mất con từng yêu mẹ nhường nào. Giá như mà con chậm lại hơn một chút, quan tâm mẹ hơn dù chỉ một lần"...


___________○○○___________

Năm nay cũng như năm trước, sau câu chuyện ấy hình như đã cho tôi một bài học đắt giá chẳng thể dùng tiền mà mua. Tôi trên trạm tàu về quê, mà lòng nao nức như buổi sớm mai, nhìn những cảnh mai vàng nở rực lòng tôi chợt nhớ tới mẹ, mùa tết năm ấy giúp tôi hiểu quá nhiều điều, cũng làm sống dậy những lời dạy của mẹ, khơi dậy cảm giác ấm áp ngày tết tôi lãng quên.

Về đến cửa nhà, tôi mở cổng bước vào phòng khách, cúi đầu trước bàn thờ đốt nén hương trầm khấn đầu: “ Đứa con của mẹ về rồi đây, con về đón tết cùng mẹ cùng mẹ tận hưởng cảm giác sum họp mất đi nhiều năm”.

Sau năm ấy, mẹ tôi mất vì căn bệnh viêm phổi cấp tính, lòng tôi chua xót nhìn linh đài của mẹ. Tôi thề với lòng sẽ chẳng để mẹ một mình mùa xuân nào nữa, nhưng mọi thứ dường như là quá trễ so với thực tại, tôi tập sống, tập cách chữa lành, dù mẹ có đi đến phương trời nào tôi luôn tin mẹ luôn dõi theo tôi với lòng thiên liêng cao cả của một người mẹ, những gì mẹ dạy sẽ sống mãi trong tâm tôi.

“Gửi đến những người đang chạy theo bộn bề lo toan, vài tháng nữa xuân đã về, các bạn thử ngừng chạy đua với thời gian, chậm lại một chút quay đầu có thể bạn sẽ nhìn thấy thứ mà bạn vô tình đánh mất. Tìm lại trong góc khuất nào đó của trái tim, thứ tình cảm gia đình, tình cảm mà ta dành cho thứ mà ta gọi rằng mùa xuân. Để sẽ chẳng có gì hối tiếc sau cuộc sống bộn bề.”
1670506897254.jpg

Ảnh Mẹ- Văn Học Trẻ (nguồn: internet)
Cuộc thi viết “Mùa Tết” Văn Học Trẻ 2023
Chủ đề hai :" Chậm"
"Gửi Những Ai Chạy Theo Thời Đại"_ Hạ Vân Anh.
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
#cham #cuocthivietmuatet #cuocthivietmuatet2023 #cuoctviet #havananh #muatet
536
3
1

Xugianhan

Thành Viên
20/12/22
5
6
3,000
Xu
66,559
Đọc câu chuyện của chị thấy buồn quá, em chưa tới tuổi đi làm, mong rằng sau này bận bịu công việc cũng vẫn sắp xếp về nhà ăn Tết sao cho trọn vẹn.
 
  • Like
Reactions: Phong Cầm

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top