Nguyên Hương với những trang văn viết cho tuổi học trò chân thành, giàu cảm xúc luôn để lại ấn tượng sắc nét trong lòng độc giả trong suốt hai thập kỉ qua với những tác phẩm quen thuộc như: Lời hứa của mùa hè, Gia sư, Sếp phó, Học trò phố huyện, Ngày có bốn mùa,…Với truyện dài Học trò phố huyện, một lần nữa người đọc được hoà mình vào thế giới tuổi mộng mơ của năm cô học trò với những ấp ủ đầy khát khao và hoài bão cho tương lai tươi sáng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió giữa những rừng cà phê ngút ngàn.
Ngũ Long Công Chúa
Nhân vật trung tâm của tác phẩm là năm cô gái tuổi teen với năm tính cách khác nhau, mỗi người một vẻ, một thế mạnh riêng. Hoài: cô nàng mọt sách giỏi toán, ít nói, sống hướng nội, nấu nướng giỏi. Tâm An: giỏi tiếng Anh, giàu nghị lực, mạnh mẽ. Tú Quyên: bơi lội giỏi, nhiều ước mơ, tính cương trực, thẳng thắn. Minh Thi: diễn kịch giỏi, cá tính. Hạnh Chi: xinh xắn, đáng yêu, yếu đuối, dễ bị lôi kéo.
Không hẹn mà gặp, năm cô gái tụ họp tại phòng trọ nhà Hoài và trở thành bạn thân thiết của nhau. Họ không phân biệt giàu, nghèo, sang, hèn cùng nhau thêu dệt những ước mơ màu hồng tạo nên một tình bạn đẹp đẽ hiếm có, trải qua nhiều thử thách. Nhưng giông tố bất ngờ ập đến khiến cuộc sống của các cô gái trẻ bị đảo lộn. Mỗi người có một cách ứng xử khác nhau trước biến cố. Người có ý chí nghị lực tự vươn lên, tự bơi chải còn kẻ bị hoàn cảnh đưa đẩy chết chìm trong sóng gió cuộc đời.
Sự ra đời của quán cà phê mang tên Quán Nhớ là kết quả của những nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ của các cô gái. Ở đó, họ được thể hiện những thế mạnh của mình, được cùng nhau trải nghiệm những kỉ niệm đáng nhớ. Đó cũng là thời điểm tình yêu đầu chớm nở, tình bạn thêm sâu sắc, tình cảm gia đình nồng ấm,… được dịp hé mở, bộc lộ vô cùng tự nhiên và thuần khiết. Sự xuất hiện của năm chàng trai Huỳnh, Tiến, Dũng, Thành, Mẫn luôn bên cạnh giúp đỡ năm cô gái khiến cho truyện dài thêm phần hấp dẫn, có chiều sâu và lung linh màu sắc.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc
Nguyên Hương vô cùng thành công khi khắc khoạ tính cách đặc trưng của năm cô gái. Xung quanh mỗi nhân vật đều có đất diễn không lấn sân nhau. Do vậy, tâm lí nhân vật được tác giả miêu tả khá kĩ. Trong suốt chiều dài của cuốn sách, điển hình là nhân vật xưng “tôi” - cô bé Hoài - được tác giả chăm chút, đầu tư miêu tả diễn biến tâm kì công nhất.
Điều gây ấn tượng của độc giả về cô bé Hoài là một cô bé chăm chỉ, thông minh, sống tình cảm và nội tâm. Tuy sinh ra ở phố nhưng cô bé không ít lần tự ti về hoàn cảnh không mấy khá giả của gia đình mình. Dù vậy, Hoài vẫn được cha mẹ đặc biệt yêu thương, quan tâm hơn hẳn hai em của mình. Còn trên lớp cô được thầy yêu, bạn mến.
Cô bé vẫn vô tư vui chơi, học tập và làm việc cùng với nhóm Ngũ Long Công Chúa. Đặc biệt, cô bé được hai chàng trai cùng thầm thương trộm nhớ được tác giả miêu tả đã băn khoăn, lo lắng ra sao trước ranh giới tình bạn – tình yêu, giữa hai thế giới con nít – người lớn, những e ngại khi chạm vào ngưỡng cửa cuộc đời.
Hơn thế, là những diễn biến tâm lí của Hoài trước vấp ngã của Hạnh Chi được tác giả dụng công miêu tả, bộc lộ những góc khuất của tâm hồn con người: có chút ân hận, đau xót, tự trách mình vô tâm sao không thấu hiểu và giúp đỡ bạn nhiều hơn trong khả năng mình có thể. Ngoài ra, tâm lí Hoài còn được bộc lộ sâu sắc khi cô bé nhận được sự quan tâm đặc biệt từ thầy cô, bạn bè, anh chị em,…
Xây dựng tình huống truyện bất ngờ
Có lẽ, điều khiến độc giả bị cuốn hút vào câu chuyện của năm cô bé học trò là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đầy bất ngờ của Nguyên Hương. Đầu tiên cần đề cập đến là tình huống: cà phê rớt giá khiến bao gia đình trồng cây này phải lao đao vì kinh tế đi xuống. Chính điều đó làm thay đổi cuộc sống êm đềm của các cô gái. Người mạnh mẽ, cứng cỏi như Tâm An, Minh Thi, Tú Quyên thì dễ dàng vượt qua còn Hạnh Chi yếu đuối đã tự đánh mất mình. Theo đó, câu chuyện buồn của Hạnh Chi đã lấy đi không ít nước mắt của các nhân vật, trong đó có cả nỗi ân hận muộn màng của họ vì đã không quan tâm đến bạn nhiều hơn.
Hay tình huống Hoài không hiểu sao người mình thầm thương lại không hề quan tâm cô như trước. Câu trả lời được hé lộ ở đoạn cuối truyện. Đặc biệt là nhân vật ẩn danh giúp đỡ kinh tế cho năm cô gái mở Quán Nhớ vẫn là một bí ẩn mà tác giả giấu kín. Tất cả khiến cho câu chuyện về năm cô bạn trở nên hấp dẫn và lôi cuốn hơn. Chưa bao giờ người đọc được thoả mãn trí tò mò như sau khi mở cuốn sách ra và khi gấp cuốn sách lại ấn tượng đó vẫn còn nguyên vẹn.
Học trò phố huyện là một cuốn sách giàu nữ tính với những yêu thương, giận hờn vu vơ của tuổi học trò. Điều đó khiến cho cuốn sách được đánh giá là một trong những tác phẩm hay nhất viết về lứa tuổi mới lớn. Năm cô gái nhỏ như năm cô công chúa với thiên đường là phòng trọ đã cùng nhau vượt qua những âu lo, bài vở và mơ ước tương lai, đã từng cãi cọ giận hờn trêu chọc, đã trải qua bao buồn, vui, nước mắt, nụ cười,… Vì tuổi của họ đã mở ra cả một bầu trời hoa mộng. Một câu chuyện lấp lánh màu thiện lương, đẹp đẽ và trong ngần tựa giọt sương buổi sớm.
Nguyễn Minh
Ngũ Long Công Chúa
Nhân vật trung tâm của tác phẩm là năm cô gái tuổi teen với năm tính cách khác nhau, mỗi người một vẻ, một thế mạnh riêng. Hoài: cô nàng mọt sách giỏi toán, ít nói, sống hướng nội, nấu nướng giỏi. Tâm An: giỏi tiếng Anh, giàu nghị lực, mạnh mẽ. Tú Quyên: bơi lội giỏi, nhiều ước mơ, tính cương trực, thẳng thắn. Minh Thi: diễn kịch giỏi, cá tính. Hạnh Chi: xinh xắn, đáng yêu, yếu đuối, dễ bị lôi kéo.
Không hẹn mà gặp, năm cô gái tụ họp tại phòng trọ nhà Hoài và trở thành bạn thân thiết của nhau. Họ không phân biệt giàu, nghèo, sang, hèn cùng nhau thêu dệt những ước mơ màu hồng tạo nên một tình bạn đẹp đẽ hiếm có, trải qua nhiều thử thách. Nhưng giông tố bất ngờ ập đến khiến cuộc sống của các cô gái trẻ bị đảo lộn. Mỗi người có một cách ứng xử khác nhau trước biến cố. Người có ý chí nghị lực tự vươn lên, tự bơi chải còn kẻ bị hoàn cảnh đưa đẩy chết chìm trong sóng gió cuộc đời.
Sự ra đời của quán cà phê mang tên Quán Nhớ là kết quả của những nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ của các cô gái. Ở đó, họ được thể hiện những thế mạnh của mình, được cùng nhau trải nghiệm những kỉ niệm đáng nhớ. Đó cũng là thời điểm tình yêu đầu chớm nở, tình bạn thêm sâu sắc, tình cảm gia đình nồng ấm,… được dịp hé mở, bộc lộ vô cùng tự nhiên và thuần khiết. Sự xuất hiện của năm chàng trai Huỳnh, Tiến, Dũng, Thành, Mẫn luôn bên cạnh giúp đỡ năm cô gái khiến cho truyện dài thêm phần hấp dẫn, có chiều sâu và lung linh màu sắc.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc
Nguyên Hương vô cùng thành công khi khắc khoạ tính cách đặc trưng của năm cô gái. Xung quanh mỗi nhân vật đều có đất diễn không lấn sân nhau. Do vậy, tâm lí nhân vật được tác giả miêu tả khá kĩ. Trong suốt chiều dài của cuốn sách, điển hình là nhân vật xưng “tôi” - cô bé Hoài - được tác giả chăm chút, đầu tư miêu tả diễn biến tâm kì công nhất.
Điều gây ấn tượng của độc giả về cô bé Hoài là một cô bé chăm chỉ, thông minh, sống tình cảm và nội tâm. Tuy sinh ra ở phố nhưng cô bé không ít lần tự ti về hoàn cảnh không mấy khá giả của gia đình mình. Dù vậy, Hoài vẫn được cha mẹ đặc biệt yêu thương, quan tâm hơn hẳn hai em của mình. Còn trên lớp cô được thầy yêu, bạn mến.
Cô bé vẫn vô tư vui chơi, học tập và làm việc cùng với nhóm Ngũ Long Công Chúa. Đặc biệt, cô bé được hai chàng trai cùng thầm thương trộm nhớ được tác giả miêu tả đã băn khoăn, lo lắng ra sao trước ranh giới tình bạn – tình yêu, giữa hai thế giới con nít – người lớn, những e ngại khi chạm vào ngưỡng cửa cuộc đời.
Hơn thế, là những diễn biến tâm lí của Hoài trước vấp ngã của Hạnh Chi được tác giả dụng công miêu tả, bộc lộ những góc khuất của tâm hồn con người: có chút ân hận, đau xót, tự trách mình vô tâm sao không thấu hiểu và giúp đỡ bạn nhiều hơn trong khả năng mình có thể. Ngoài ra, tâm lí Hoài còn được bộc lộ sâu sắc khi cô bé nhận được sự quan tâm đặc biệt từ thầy cô, bạn bè, anh chị em,…
Xây dựng tình huống truyện bất ngờ
Có lẽ, điều khiến độc giả bị cuốn hút vào câu chuyện của năm cô bé học trò là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đầy bất ngờ của Nguyên Hương. Đầu tiên cần đề cập đến là tình huống: cà phê rớt giá khiến bao gia đình trồng cây này phải lao đao vì kinh tế đi xuống. Chính điều đó làm thay đổi cuộc sống êm đềm của các cô gái. Người mạnh mẽ, cứng cỏi như Tâm An, Minh Thi, Tú Quyên thì dễ dàng vượt qua còn Hạnh Chi yếu đuối đã tự đánh mất mình. Theo đó, câu chuyện buồn của Hạnh Chi đã lấy đi không ít nước mắt của các nhân vật, trong đó có cả nỗi ân hận muộn màng của họ vì đã không quan tâm đến bạn nhiều hơn.
Hay tình huống Hoài không hiểu sao người mình thầm thương lại không hề quan tâm cô như trước. Câu trả lời được hé lộ ở đoạn cuối truyện. Đặc biệt là nhân vật ẩn danh giúp đỡ kinh tế cho năm cô gái mở Quán Nhớ vẫn là một bí ẩn mà tác giả giấu kín. Tất cả khiến cho câu chuyện về năm cô bạn trở nên hấp dẫn và lôi cuốn hơn. Chưa bao giờ người đọc được thoả mãn trí tò mò như sau khi mở cuốn sách ra và khi gấp cuốn sách lại ấn tượng đó vẫn còn nguyên vẹn.
Học trò phố huyện là một cuốn sách giàu nữ tính với những yêu thương, giận hờn vu vơ của tuổi học trò. Điều đó khiến cho cuốn sách được đánh giá là một trong những tác phẩm hay nhất viết về lứa tuổi mới lớn. Năm cô gái nhỏ như năm cô công chúa với thiên đường là phòng trọ đã cùng nhau vượt qua những âu lo, bài vở và mơ ước tương lai, đã từng cãi cọ giận hờn trêu chọc, đã trải qua bao buồn, vui, nước mắt, nụ cười,… Vì tuổi của họ đã mở ra cả một bầu trời hoa mộng. Một câu chuyện lấp lánh màu thiện lương, đẹp đẽ và trong ngần tựa giọt sương buổi sớm.
Nguyễn Minh