Kiến thức cơ bản về tác phẩm"văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"

Kiến thức cơ bản về tác phẩm"văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"

Sen Biển
Sen Biển
  • Cộng tác viên 36
Tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Cuộc đời

- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) quê ở làng Bình Thới, huyện Bình Dương. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho. Năm 1843, ông đỗ tú tài.

- Năm 1846, ông ra Huế học, tiếp tục thi tú tài tại quê cha thì nghe tin mẹ mất. Trên đường về chịu tang mẹ, ông bị đau mắt rồi mù. Ông trở về Gia Định, mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân.

- Khi giặc Pháp vào Gia Định, ông đã cùng các lãnh tụ bàn mưu, tính kế đánh giặc. Nam Kì mất, ông trở về Bến Tre, giữ trọn tấm lòng chung thủy với dân, với nước.

b. Sự nghiệp thơ văn

- Các tác phẩm chính: Trong giai đoạn đầu, trước khi Pháp đến Nam Kì, ông viết Truyện Lục Vân TiênDương Từ - Hà Mậu. Sau khi giặc Pháp đến Nam Kì ông viết Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc , Văn tế Trương Định, Ngư Tiều vấn đáp y thuật...

- Nội dung thơ văn:

+ Đề cao lí tưởng đạo đức, tư tưởng nhân nghĩa

+ Thể hiện lòng yêu nước thương dân

- Nghệ thuật thơ văn:

+ Vẻ đẹp trong thơ ông không phát lộ rực rỡ bề ngoài mà tiềm ẩn ở tầng sâu cảm xúc suy ngẫm. Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, lòng yêu thương con người của nhà thơ bao giờ cũng nồng đậm hơi thở cuộc sống

+ Thơ văn của ông mang đậm chất Nam Bộ.
Tác phẩm

Hoàn cảnh ra đời:


- Bài văn tế được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định Đỗ Quang để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc vào đêm 16-12-1861.

- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc không đơn thuần là sản phẩm của nghệ thuật cá nhân mà còn là tác phẩm mang tính quốc gia, thời đại.

Thể loại

- Bài văn tế được viết theo thể phú luật Đường luật

c. Nội dung chính

- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dựng nên một bức tượng đài sừng sững về hình tượng người nông dân tương xứng với những phẩm chất vốn có ngoài đời của họ

- Là tiếng khóc bi tráng cho một thời kỳ lịch sử đen tối nhưng vĩ đại của dân tộc.

78d5585a.jpg


Bố cục

- Đoạn 1 (câu 1, 2 - lung khởi): Hoàn cảnh chiến đấu và hi sinh của nghĩa quân

- Đoạn 2 (từ câu 3 đến 15 - thích thực): Cuộc đời, cảnh chiến đấu anh dũng của nghĩa quân

- Đoạn 3 (từ câu 16 đến 23 - ai vãn): Sự hi sinh cao quý của người nghĩa quân

- Đoạn 4 (câu 24 đến 30 - kết): Niềm tự hào và thương tiếc về những người đã hi sinh

Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

Giá trị nội dung và nghệ thuật của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc


bao gồm:

* Giá trị nội dung

Tiếng khóc bi thương của Nguyễn Đình Chiểu cho một thời kì lịch sử "khổ nhục nhưng vĩ đại" của dân tộc trong cuộc đọ sức với kẻ thù xâm lược - thực dân Pháp, một trong những đế chế quân sự hùng mạnh nhất trên thế giới lúc bấy giờ.

Bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc. Hình ảnh của những con người ấy hiện lên với vẻ đẹp bi tráng - vừa mang nét bi thương nhưng không mất đi vẻ hùng dũng, gân guốc.

Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân có một vị trí trung tâm và hiện ra với rất cả vẻ đẹp tâm hồn lẫn phẩm chất của họ: Giản dị, chân chất trong những ngày thường nhưng lại anh hùng, bất khuất khi đứng trước mũi súng của kẻ thù.

* Giá trị nghệ thuật

Bài văn tế mang đậm chất trữ tình, với những hình ảnh và giọng điệu xót thương, ca ngợi những người nghĩa sĩ nông dân.

Thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn biền ngẫu đã tạo cho bài văn tế một sự trang trọng khi soi chiếu cuộc đời của những người nông dân Cần Giuộc trước đây với những nghĩa sĩ Cần Giuộc bây giờ.

Ngôn ngữ vừa trân trọng, vừa dân dã, gần gũi mang đậm sắc thái Nam Bộ.
 
Từ khóa
hình tượng người nông dân nguyễn đình chiểu văn tế nghĩa sĩ cần giuộc
562
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top