1. Tác giả
- Là một trong số những nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Đề tài: viết về người lính và những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường sơn
- Phong cách thơ: trẻ trung, sôi nổi, tinh nghịch mà sâu sắc
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính in trong tập thơ Vầng trăng -Quầng lửa
b. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được ra đời trong thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra rất ác liệt. Mĩ trút hàng ngàn, hàng vạn tấn bom trên con đường huyết mạch Trường Sơn. Trong khi đó những đoàn xe vận tải vẫn băng ra chiến trường vì Miền Nam máu thịt.
c. Nội dung.
- Bài thơ đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính, qua đó khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, thái độ bất chấp khó khăn coi thường gian khổ hiểm nguy, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, trái tim yêu nước nồng nhiệt của tuổi trẻ thời chống Mĩ.
d. Nghệ thuật:
- Thể thơ tự do, câu dài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.
- Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm nhưng có sự gia tăng đáng kể của các yếu tố tự sự.
- Tác giả đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường.
- Ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, khoẻ khoắn, tinh nghịch, lạc quan.
e. Ý nghĩa nhan đề bài thơ.
- Từ “Bài thơ” tưởng như thừa. => Gợi ra vẻ đẹp, chất thơ, chất lãng mạn
- “Những chiếc xe không kính”: Xe bị hỏng, xấu xí => Gợi ra sự tàn khốc, ác liệt của chiến tranh
=> Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Hai chữ “bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà
chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ, khắc nghiệt của chiến tranh.
- Là một trong số những nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Đề tài: viết về người lính và những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường sơn
- Phong cách thơ: trẻ trung, sôi nổi, tinh nghịch mà sâu sắc
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính in trong tập thơ Vầng trăng -Quầng lửa
b. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được ra đời trong thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra rất ác liệt. Mĩ trút hàng ngàn, hàng vạn tấn bom trên con đường huyết mạch Trường Sơn. Trong khi đó những đoàn xe vận tải vẫn băng ra chiến trường vì Miền Nam máu thịt.
c. Nội dung.
- Bài thơ đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính, qua đó khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, thái độ bất chấp khó khăn coi thường gian khổ hiểm nguy, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, trái tim yêu nước nồng nhiệt của tuổi trẻ thời chống Mĩ.
d. Nghệ thuật:
- Thể thơ tự do, câu dài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.
- Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm nhưng có sự gia tăng đáng kể của các yếu tố tự sự.
- Tác giả đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường.
- Ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, khoẻ khoắn, tinh nghịch, lạc quan.
e. Ý nghĩa nhan đề bài thơ.
- Từ “Bài thơ” tưởng như thừa. => Gợi ra vẻ đẹp, chất thơ, chất lãng mạn
- “Những chiếc xe không kính”: Xe bị hỏng, xấu xí => Gợi ra sự tàn khốc, ác liệt của chiến tranh
=> Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Hai chữ “bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà
chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ, khắc nghiệt của chiến tranh.