Đề cương Kiến thức trọng tâm bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Đề cương Kiến thức trọng tâm bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
“Tràng giang là bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu Giang sơn Tổ quốc” và “Huy Cận như không ở trong thời gian mà chỉ ở trong không gian” (Xuân Diệu). Để hiểu hơn về bài thơ Tràng Giang, cùng Triều Anh tham khảo Kiến thức trọng tâm bài thơ Tràng Giang của Huy Cận.

6F33FA67-03FE-46AE-BA6B-0E09761C687B.jpeg

Ảnh: sưu tầm

Xem thêm
Soạn văn Tràng Giang
Cảm nhận bài thơ Tràng giang của Huy Cận
Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài trơ Tràng giang của Huy Cận

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả:

- Huy Cận (1919 – 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.
- Huy Cận yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu ảnh hưởng của văn học Pháp.
- Huy cận là nhà thơ lớn, một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới với hồn thơ ảo não.
- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.
- Tác phẩm tiêu biểu: Lửa thiêng (tập thơ, 1937 – 1940), Kinh cầu tự (văn xuôi, 1942), Trời mỗi ngày lại sáng (tập thơ, 1958), Đất nở hoa (tập thơ,1960), Hạt lại gieo (tập thơ, 1984),...

2. Xuất xứ
- Bài thơ được sáng tác vào một chiều cuối thu 1939 khi Huy Cận đứng trước dòng sông Hồng mênh mang sông nước.
- Tràng Giang trích trong tập "Lửa Thiêng".

3. Bố cục
- Phần 1 (Ba khổ thơ đầu): Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ.
- Phần 2 (Khổ thơ cuối): Tình yêu quê hương, đất nước thầm kín, sâu sắc.

II. ĐOC – HIỂU VĂN BẢN

1. Nội dung

a. Ý nghĩa nhan đề và câu thơ đề từ
- Tràng giang (Hán Việt) đồng nghĩa với Trường giang.
+ Âm ang => Gợi cảm giác mênh mông, xa vắng, vô tận của con sông dài.
+ Gợi được cái trang nghiêm, cổ kính => Cốt cách cổ điển.
- Lời đề từ :
+ Tâm trạng (bâng khuâng, nhớ): luyến tiếc, nhớ thương => Gợi nỗi buồn, thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ - sự mênh mông, vô định trước không gian rộng lớn.
+ Cảnh (trời rộng nhớ sông dài): cảnh vũ trụ bao la, bát ngát.
=> Nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ: Nỗi buồn trước khung cảnh bao la rộng lớn. Buồn cũng chính là cảm xúc chủ đạo của bài thơ.
b. Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ

* Khổ 1:

- Câu 1,2: Cảnh sông dài, mênh mông.
+ Dùng từ láy (tràng giang, điệp điệp): gợi một nỗi buồn triền miên, không dứt theo không gian và cả thời gian.
+ Hình ảnh gợi cảm: “Nước song song”
=> Khung cảnh: Con thuyền lẻ loi trước cái mênh mông của sông dài.
- Câu 3,4: Tâm trạng lẻ loi cô đơn trước cảnh thiên nhiên.
+ “Thuyền về - nước lại”: sự xa cách, chia lìa => Nỗi sầu lan tỏa mọi nơi.
+ “Củi một cành khô lạc mấy dòng” => Câu thơ tuyệt bút vừa mang nét cổ điển vừa mang nét hiện đại - cành củi khô trôi nổi gợi lên thân phận của những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.
- Nghệ thuật: đối, từ ngữ gợi buồn (buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, lạc mấy dòng) kết hợp với yếu tố cổ điện và hiện đại.

* Khổ 2
- Hai câu đầu: hình ảnh bến đò hiu hắt.
+ Từ láy: Lơ thơ (cồn nhỏ), (gió) đìu hiu => gợi vắng lặng, cô đơn.
+ Câu hỏi tu từ: “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” => Gợi lên sự buồn bã, quạnh vắng, cô đơn.
+ Nghệ thuật: lấy có để tả không – “tiếng làng xa vãn chợ chiều” => gợi không gian vắng lặng, thiếu bóng người.
- Hai câu sau:
+ Tạo không gian ba chiều (Sâu-cao-rộng): Nắng xuống (trời lên) - sông dài - trời rộng
=> Phá vỡ logic thông thường, có giá trị tạo hình của hội hoạ hiện đại.
+ Hình ảnh: “bến cô liêu”=> gợi không gian vắng lặng.
+ Từ láy, nghệ thuật tiểu đối: chót vót, nắng xuống><trời lên, sông dài ><trời rộng
=> Cảnh vật càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cơ đơn, hiu quạnh.

* Khổ 3
- Cảnh xuất hiện thêm: những lớp bèo nối nhau, những bờ xanh tiếp bãi vàng => Cảnh gợi sự lênh đênh, trôi dạt, hoang vu, vô định.
- Lại thiếu vắng: chuyến đò ngang, cầu bắc qua sông => Thiếu sự giao hòa, ấm cúng của con người => Niềm khát khao giao cảm với đời của tác giả.
- Từ ngữ phủ định: không đò, không cầu, chỉ có bờ bãi mà không có người.
=> Cảnh có thêm màu sắc nhưng chỉ càng buồn hơn, chia lìa hơn.
Nhận xét: Ba khổ thơ khắc hoạ bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng đượm buồn; gợi nỗi buồn bâng khuâng, nỗi bơ vơ, lẻ loi, cô đơn của kiếp người trước hiện thực của đất nước trước 1945.

* Khổ 4

- Hai câu đầu:
+ Bức tranh phong cảnh kì vĩ, nên thơ.
+ Bút pháp nghệ thuật cổ điển với hình ảnh mây trắng, cánh chim chiều.
+ Nghệ thuật: đối – mây cao đùn núi bạc>< chim nghiêng cánh nhỏ.
=> Bức tranh thiên nhiên càng hùng vĩ càng bộc lộ tâm trạng cô đơn tác giả trước cuộc đời.
- Hai câu cuối tiếp thu thơ Đường một cách chọn lọc và sáng tạo.
+ Không có khói sóng gợi buồn cũng nhớ quê hương.
+ Lòng yêu quê hương đất cháy bổng trước cảnh đất nước đau thương.
=> Nỗi nhớ nhà/ nhớ quê hương không còn trong ý thức mà trở thành cảm giác. Tình yêu quê hương đất nước và tâm sự thầm kính của tác giả.

2. Nghệ thuật

- Sự kết hợp hài hoà giữa sắc thái cổ điển và hiện đại.
- Nghệ thuật đối, nhân hoá, ẩn dụ
- Bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình.
- Hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.

3. Ý nghĩa văn bản
Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hoà nhập với cuộc đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả.

III. GHI NHỚ (SGK)
Qua bài thơ mới mang vẻ đẹp cổ điển, Huy Cận đã bộc lộ nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu quê hương đất nước.

IV. LUYỆN TẬP

1. Bài tập 1 sgk trang 30

- Cách cảm nhận không gian: không gian rộng lớn
- Tràng Giang đã khắc họa một không gian sông nước mênh mang.
- Không gian vận động: từ chiều dọc (sông dài) không gian mở ra chiều ngang (trời rộng), lan tỏa đôi bờ (bến cô liêu),=>không gian vũ trụ mở ra bầu trời sâu chót vót.
- Thời gian: hiện tại - quá khứ - hiện tại => kín đáo bộc lộ nỗi niềm, nỗi sầu nhân thế.

2. Bài tập 2 sgk trang 30
Hai câu thơ cuối gợi nhớ đến hai câu thơ cuối trong bài Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu.
Nhật mộ hương gian hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sống khói sóng cho buồn lòng ai?)
- Bởi vì:
+ Sự tương đồng giữa hình ảnh khói sóng và khói hoàng hôn
+Sự tương đồng trong tình cảm, cảm xúc giữa hai nhà thơ: lòng yêu quê hương đất nước.

............................................
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!


 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
bài thơ tràng giang bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài buồn điệp điệp con thuyền huy cận lòng yêu quê hương đất nước sầu trăm ngả tràng giang vẻ đẹp cổ điển vẻ đẹp hiện đại
931
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Bình luận mới

Top