Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và ký. Nét đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo được hình tượng đẹp, ngôn ngữ ngọt ngào, giọng văn trong trẻo, nhẹ nhàng, gần gũi. Tiêu biểu nhất phải nói đến ''Lặng lẽ Sa Pa'' viết về những con người đang thầm lặng ngày đêm cống hiến cho quê hương, đất nước.
- Phần 1 (từ đầu … kìa, anh ta kia): Nhân vật anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe
- Phần 2 (tiếp.. không có vật gì như thế): Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, ý nghĩa giữa anh thanh niên với ông họa sĩ, cô kĩ sư
- Phần 3 (còn lại): Cuộc chia tay giữa ba người
Câu 1 (trang 189 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện có cốt truyện nhẹ nhàng, đơn giản. Cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác trên đỉnh Yên Sơn. Qua cuộc nói chuyện, chân dung những người lao động thầm lặng hiện lên qua lời kể của anh thanh niên.
Câu 2 (trang 189 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện. Nhân vật anh thanh niên hiện ra qua suy nghĩ, đánh giá của các nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kỹ sư.
- Hoàn cảnh sống: sống một mình trên đỉnh Yên Sơn, công việc đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất
- Nhân vật có những phẩm chất cao đẹp
+ Là người có suy nghĩ đẹp: quan niệm đúng đắn về công việc, hạnh phúc (khi làm việc ta với công việc là đôi, sao lại gọi là một mình được)
+ Có hành động đẹp: Anh vượt qua khó khăn, gian khổ, sống một mình trên đỉnh núi cao trong sự cô đơn, nhưng anh làm nhiệm vụ một cách tự giác, có kết quả cao.
+ Anh có lối sống đẹp: có một mình trên đỉnh núi cao vẫn có cuộc sống ngăn nắp, chủ động. Không chỉ có thế, anh còn tự nuôi gà, đọc sách, tự học ngoài giờ làm việc
+ Anh sống chân thành, cởi mở, quan tâm đến mọi người, khao khát được nói chuyện, quý trọng tình cảm của người khác
+ Khi được đề nghị vẽ chân dung, anh giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn mình
- Dù chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc ngắn của truyện, ta có thể hình dung ra chân dung nhân vật với những nét đẹp trong suy nghĩ, hành động, tình cảm, cách sống
→ Là người tiêu biểu cho tầng lớp thanh niên trong thời kì xây dựng đất nước trong giai đoạn gian khó
Câu 3 (Trang 189 sgk ngữ văn 9 tập 1)
- Người đọc dễ nhận thấy Lặng lẽ Sa Pa, nhân vật họa sĩ hầu như chỉ lặng lẽ nghe, suy ngẫm
+ Họa sĩ nhận ra trước sự lặng lẽ của Sa Pa, cái tên chỉ nghe đến “người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi”, những con người làm việc, lo cho đất nước
- Khi được nghe anh thanh niên kể về cuộc sống, những người thầm lặng cống hiến, ông thực sự hiểu và cảm thông, cũng như khâm phục những con người giàu nghị lực, sự hi sinh, cống hiến cho xã hội
→ Cuộc gặp gỡ với anh thanh niên khiến ông họa sĩ có cái nhìn thay đổi về Sa Pa, đó cũng là sự thay đổi trong quan niệm của nghệ sĩ về cuộc sống, về cái đẹp
Câu 4 (trang 189 sgk ngữ văn 9 tập 1)
* Chất trữ tình của tác phẩm:
- Toát lên từ vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa thơ mộng, kì lạ
+ Những rặng đào, những đàn bò lang, thung lũng
+ Nắng đốt cháy rừng cây
+ Cây thông cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc
+ Mây bị nắng xua, luồn cả và gầm xe
+ Những bông hoa đơn, thược dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong, mọc ngay giữa mùa hè
+ Nắng mạ bạc con đèo, đốt cháy rừng cây, hừng hực như một bó đuốc lớn…
- Toát lên từ vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trong truyện:
+ Anh thanh niên có suy nghĩ, lối sống, hành động đẹp và ý nghĩa
+ Ông họa sĩ cảm thông, thấu hiểu và trân trọng sự hi sinh lớn lao, thầm lặng của anh thanh niên cũng như những con người Sa Pa
+ Tâm hồn cô kỹ sư nảy nở tình cảm đẹp đẽ, lớn lao lắng nghe cuộc sống, tâm hồn anh thanh niên
- Chất trữ tình làm nên sự hấp dẫn của tác phẩm, khiến cho tác phẩm trở nên lãng mạn.
- Chất thơ mang lại cho con người thêm niềm tin vào con người, sự kết nối, thấu hiểu lẫn nhau trong những hoàn cảnh khó khăn
+ Tạo được không khí thân mật nâng cao vẻ đẹp của con người, làm chủ đề tư tưởng của truyện được bộc lộ rõ nét, sâu sắc
Câu 5 (trang 189 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa ca ngợi những người vô danh, với cuộc sống khiêm nhường, lặng lẽ cống hiến tuổi trẻ, năng lực cho đất nước. Nổi bật lên hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng, tự giác vượt khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ, sống đẹp, sống một cuộc đời có ý nghĩa.
xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/lang-le-sa-pa-nguyen-thanh-long.1154/
Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu … kìa, anh ta kia): Nhân vật anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe
- Phần 2 (tiếp.. không có vật gì như thế): Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, ý nghĩa giữa anh thanh niên với ông họa sĩ, cô kĩ sư
- Phần 3 (còn lại): Cuộc chia tay giữa ba người
Câu 1 (trang 189 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện có cốt truyện nhẹ nhàng, đơn giản. Cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác trên đỉnh Yên Sơn. Qua cuộc nói chuyện, chân dung những người lao động thầm lặng hiện lên qua lời kể của anh thanh niên.
Câu 2 (trang 189 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện. Nhân vật anh thanh niên hiện ra qua suy nghĩ, đánh giá của các nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kỹ sư.
- Hoàn cảnh sống: sống một mình trên đỉnh Yên Sơn, công việc đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất
- Nhân vật có những phẩm chất cao đẹp
+ Là người có suy nghĩ đẹp: quan niệm đúng đắn về công việc, hạnh phúc (khi làm việc ta với công việc là đôi, sao lại gọi là một mình được)
+ Có hành động đẹp: Anh vượt qua khó khăn, gian khổ, sống một mình trên đỉnh núi cao trong sự cô đơn, nhưng anh làm nhiệm vụ một cách tự giác, có kết quả cao.
+ Anh có lối sống đẹp: có một mình trên đỉnh núi cao vẫn có cuộc sống ngăn nắp, chủ động. Không chỉ có thế, anh còn tự nuôi gà, đọc sách, tự học ngoài giờ làm việc
+ Anh sống chân thành, cởi mở, quan tâm đến mọi người, khao khát được nói chuyện, quý trọng tình cảm của người khác
+ Khi được đề nghị vẽ chân dung, anh giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn mình
- Dù chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc ngắn của truyện, ta có thể hình dung ra chân dung nhân vật với những nét đẹp trong suy nghĩ, hành động, tình cảm, cách sống
→ Là người tiêu biểu cho tầng lớp thanh niên trong thời kì xây dựng đất nước trong giai đoạn gian khó
Câu 3 (Trang 189 sgk ngữ văn 9 tập 1)
- Người đọc dễ nhận thấy Lặng lẽ Sa Pa, nhân vật họa sĩ hầu như chỉ lặng lẽ nghe, suy ngẫm
+ Họa sĩ nhận ra trước sự lặng lẽ của Sa Pa, cái tên chỉ nghe đến “người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi”, những con người làm việc, lo cho đất nước
- Khi được nghe anh thanh niên kể về cuộc sống, những người thầm lặng cống hiến, ông thực sự hiểu và cảm thông, cũng như khâm phục những con người giàu nghị lực, sự hi sinh, cống hiến cho xã hội
→ Cuộc gặp gỡ với anh thanh niên khiến ông họa sĩ có cái nhìn thay đổi về Sa Pa, đó cũng là sự thay đổi trong quan niệm của nghệ sĩ về cuộc sống, về cái đẹp
Câu 4 (trang 189 sgk ngữ văn 9 tập 1)
* Chất trữ tình của tác phẩm:
- Toát lên từ vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa thơ mộng, kì lạ
+ Những rặng đào, những đàn bò lang, thung lũng
+ Nắng đốt cháy rừng cây
+ Cây thông cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc
+ Mây bị nắng xua, luồn cả và gầm xe
+ Những bông hoa đơn, thược dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong, mọc ngay giữa mùa hè
+ Nắng mạ bạc con đèo, đốt cháy rừng cây, hừng hực như một bó đuốc lớn…
- Toát lên từ vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trong truyện:
+ Anh thanh niên có suy nghĩ, lối sống, hành động đẹp và ý nghĩa
+ Ông họa sĩ cảm thông, thấu hiểu và trân trọng sự hi sinh lớn lao, thầm lặng của anh thanh niên cũng như những con người Sa Pa
+ Tâm hồn cô kỹ sư nảy nở tình cảm đẹp đẽ, lớn lao lắng nghe cuộc sống, tâm hồn anh thanh niên
- Chất trữ tình làm nên sự hấp dẫn của tác phẩm, khiến cho tác phẩm trở nên lãng mạn.
- Chất thơ mang lại cho con người thêm niềm tin vào con người, sự kết nối, thấu hiểu lẫn nhau trong những hoàn cảnh khó khăn
+ Tạo được không khí thân mật nâng cao vẻ đẹp của con người, làm chủ đề tư tưởng của truyện được bộc lộ rõ nét, sâu sắc
Câu 5 (trang 189 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa ca ngợi những người vô danh, với cuộc sống khiêm nhường, lặng lẽ cống hiến tuổi trẻ, năng lực cho đất nước. Nổi bật lên hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng, tự giác vượt khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ, sống đẹp, sống một cuộc đời có ý nghĩa.
xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/lang-le-sa-pa-nguyen-thanh-long.1154/
Sửa lần cuối: