Lập luận trontg văn bản nghị luận

Lập luận trontg văn bản nghị luận

Văn Học Trẻ
Văn Học Trẻ
  • Thành viên BQT
  • Super Mod
Nhận biết, phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu,
độc đáo trong văn bản, chỉ ra mối liên hệ của chúng, đánh giá được mức độ phú hợp giữa nội dung
nghị luận với nhan đề của văn bản.

Nhận biết được mục đích của người viết, biết tiếp nhận, đánh giá, phê bình nội dung văn
bản với tư duy phê phán, dựa trên trải nghiệm và quan điểm của người đọc.

Phân tích và đánh giá được việc sử dụng một số thao tác như chứng minh, bình luận, bác
bỏ, giải thích, phân tích, so sánh trong văn bản nghị luận.

Nhận biết được lỗi logic và lỗi câu mơ hồ, biết cách sửa lỗi và rút kinh nghiệm. Viết được
bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (quan niệm sống, định hướng tương lai,
cách ứng xử trong các mối quan hệ...

Lập luận trong văn bản nghị luận​


Lập luận là sử dụng lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc về một vấn đề. Giá trị
của văn bản nghị luận được quyết định bởi ý nghĩa của vấn đề đặt ra (luận đề) và nghệ thuật lập
luận (cách dùng lí lẽ và bằng chứng) của người viết.

Các thao tác được sử dụng trong văn bản nghị luận​


Văn bản nghị luận thường dùng các thao tác như chứng mình, bình luận, bác bỏ để phục
vụ trực tiếp cho mục đích thuyết phục. Chứng minh là dùng lí lẽ và bằng chứng
giúp người đọc thấy rằng ý kiến được nêu là hoàn toàn có cơ sở, đáng tin cậy. Tuỳ đề tài cụ thể,
người viết chọn bằng chứng từ thực tế cuộc sống hoặc từ tài liệu khoa học, bảo chí tác phẩm văn
học, nghệ thuật,... Bình luận là đánh giá về sự đúng - sai, hay – dó, tốt - xấu, tích cực – tiêu cực
của một quan điểm, ý kiến, sự việc, hành động... nhằm thế hiện rõ chủ kiến của người viết. Bác
bỏ là chỉ ra sự sai lầm, phiến diện hoặc thiếu chính xác của một quan điểm, ý kiến, từ đó cũng có
điều được người viết xem là lẽ phải, chân lí.

Bên cạnh đó, văn bản nghị luận cũng có thể dùng những thao tác như giải thích, phân tích,
so sánh giúp làm rõ các khía cạnh của vấn đề nghị luận.

Giải thích là cắt nghĩa về đối tượng (sự vật, hiện tượng, khái niệm,..) một cách chi tiết, tỉ
mỉ, tạo điều kiện cho người đọc hiểu rõ vấn đề được bàn luận trong văn bản. Phân tích là chia tách
đối tượng thành nhiều bộ phận, giúp người đọc nhìn thấy rõ hơn các yếu tố và mối quan hệ giữa
các yếu tố tạo nên nó. So sánh là đặt đối tượng này bên cạnh đối tượng khác để nhận ra điểm
tương đồng và khác biệt giữa chúng, qua đó, làm nổi bật nét đặc thù của đối tượng được bàn luận.
Trong bài văn nghị luận, các thao tác trên đây thường được phối hợp với nhau một cách
linh hoạt nhằm đạt hiệu quả thuyết phục cao nhất.

Lỗi logic của câu

Câu mắc lỗi logic là câu có sự mâu thuẫn trong nội dung biểu đạt hoặc vênh lệch giữa các
vế câu xét trên phương diện hình thức. Ví dụ: Hội chợ quốc tế lần này có sự tham gia của các
công tỉ đến từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po (Singapore) và nhiều nước châu
Âu khác. Câu này đã vô tình mặc định rằng: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po
là những nước châu Âu. Điều này khiến cho câu hỏng về logic.

Lỗi câu mơ hồ

Câu mơ hồ là câu khiến người đọc có thể hiểu theo những cách khác nhau.
Ví dụ: Tôi đồng ý với những đánh giá về truyện ngắn của ông ấy.

Khó xác định câu này muốn đề cập những ý kiến của ông ấy đánh giá về truyện ngắn hay
có những ý kiến của người khác đánh giá về truyện ngắn do ông ấy sáng tác.

PHẦN III. Đề minh họa

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
(1) Mảnh vườn tuổi thơ tôi
Có ước mơ đời cha, đời con
Nén vào lòng đất.
Có đắng cay chua chát
Có hàng cây
Qua nắng mưa bão táp
Quả ngọt ngon dâng tặng cho đời
Hòn sỏi gầy nuôi nấng chúng tôi.
(2) Người thì đầy
Đất chẳng sinh sôi
Anh em chúng tôi bầy ong chia tổ.
Mảnh vườn
San đều nỗi nhớ
San đều trái chín ngọt lành
Dõi theo chúng tôi bằng ngàn mắt lá xanh.
(3) Chúng tôi ít về với nhau
Ai cũng có mảnh vườn nho nhỏ.
Những ngọt bùi đắng cay ngày đó
Theo với mỗi cuộc đời.
(4) Tựa vào cây, chúng tôi đứng thẳng.
( Mảnh vườn, Vũ Hoàng Nam, Giải thưởng văn học nghệ thuật Sông Thương lần thứ 4
giai đoạn
2015 – 2020, Hội văn học Nghệ thuật Bắc Giang, NXB Mỹ thuật, 2023, tr.133)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2. Tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm của mảnh vườn tuổi thơ trong khổ thơ (1).
Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong những dòng thơ sau:
Mảnh vườn
San đều nỗi nhớ
San đều trái chín ngọt lành
Dõi theo chúng tôi bằng ngàn mắt lá xanh.
Câu 4. Từ những suy ngẫm của tác giả trong câu "Tựa vào cây, chúng tôi đứng thẳng", anh/chị
rút ra cho mình bài học về lẽ sống cho bản thân.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) làm rõ vẻ đẹp hình ảnh mảnh vườn tuổi thơ
trong bài thơ "Mảnh vườn" của Vũ Hoàng Nam.
Câu 2 (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị về chủ đề: Yêu những
điều giản dị.
 
7
0
0
Trả lời

Đang có mặt