Tôi sẽ kể bạn nghe về một “Mảnh đời nghiệt ngã”- cuộc đời của cô bé Linh Chi. Một cô gái mang trong mình một thân thể khiếm khuyết nhưng luôn có một niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Cô ấy đã đi qua một tuổi ấu thơ bất hạnh, một cuộc đời gập ghềnh nhưng cô ấy không đầu hàng. Tôi hi vọng rằng câu chuyện của Linh Chi sẽ chạm được vào cảm xúc của bạn, xin cho phép tôi dùng ngôi kể thứ nhất “ tôi” để kể với bạn về cô gái ấy. Vì đây là một câu chuyện dài nên tôi sẽ đăng nó thành nhiều kỳ. Hi vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của quý bạn đọc.
BẢN LỖI CỦA TẠO HÓA
Mùa hè của năm 1987 ,Miền Bắc trải qua một trận nóng lịch sử . Trong những ngày nắng như đổ lửa ấy, trên khắp nẻo đường của vùng quê nghèo, bà con nông dân hối hả thu hoạch mùa. Và mẹ tôi một thai phụ đang ì ạch vác cái bụng bầu gần 7 tháng chờ ngày sinh cũng không phải là ngoại lệ. Các bác hàng xóm kể với tôi rằng :
_ Mẹ mày đẹp lắm. Hồi bố mẹ mày cưới nhau, các bác rồng rắn đi ngắm cô dâu với mái tóc dài chấm gót ,làn da trắng hồng ... Rồi kháo nhau sao bố mày khéo tán mà khiến cô con gái xinh đẹp của một ông giáo hay chữ có tiếng gật đầu về làm vợ?
Tôi nghe xong, chẳng biết nên khóc hay nên cười cho một chuyện tình đẹp như thơ nhưng khi sống chung bên nhau thì mới biết đời không phải là mơ của bố mẹ mình. Ôi ! Có vẻ tôi đã linh tinh lang tang dây cà dây muống quá rồi thì phải. Tôi sẽ tiếp tục kể bạn nghe về sự ra đời được cho là bản lỗi của tạo hoá của tôi - cô bé Linh Chi ...
Khi đang gặt dở trên ruộng thì bà nội đặc cách cho mẹ tôi về trước nấu cơm. Trời nóng như thiêu như đốt... Mẹ mồ hôi nhễ nhại, vì "thổi cơm bằng bếp rạ nóng lắm". Có vẻ hài nhi trong bụng mẹ cũng muốn biểu tình, muốn đòi ra vì nó không chịu được cái nóng gay gắt đó. "vỡ ối rồi..."Tiếng bà nội hét lên lanh lảnh. Con đầu cháu sớm nên ai cũng ngóng trông nhưng theo ngày dự sinh đứa nhỏ này còn hơn 2 tháng nữa mới đến ngày chào đời. Khuôn mặt ai cũng đăm chiêu lo lắng. Ông bà ngoại bụng dạ không yên vì lo cho con, cho cháu. Mẹ tôi sinh dễ. Chỉ hơn 1h trong phòng sinh là tôi đã ra đời . Nhưng có lẽ tôi không nên có mặt trên đời, vì những đắng cay của gia đình tôi cũng bắt nguồn từ đây Đứa bé quá nhỏ nên cô y tá lỡ tay đánh rơi từ bàn sinh xuống nền gạch. Bác sĩ lắc đầu bảo với gia đình: chuẩn bị hậu sự cháu bé khó sống .
Mọi người ai cũng khóc . Trong đó, có cả giọt nước mắt của một người lính , một người thầy. Ông nhìn vị bác sĩ với ánh nhìn tức giận:
-Tôi không cho phép ông nói như thế! Nó đứa cháu đầu tiên của tôi. Tôi nhất định sẽ nuôi nó nên người. Ông hãy chờ xem...Và ngoại đã đem tôi về nuôi nấng từ lúc còn đỏ hỏn như thế. Nếu nói cuộc đời con người giống như một cái cây thì bố mẹ tôi là người trồng cây còn ông ngoại chính là người chăm sóc cho cái cây đó lớn khôn. Công ơn sinh thành của bố mẹ nặng tựa núi. Công ơn dưỡng dục của ngoại sâu như biển. Tôi biết ơn và trân trọng những gì ngoại đã làm cho tô , vì tôi .Là con người ai cũng phải có cho mình một cái tên. Và tôi cũng vậy . Dù nhiều người rỉ tai ngoại nói nhỏ " đừng vội đặt tên cho nó, biết nó có sống được hay không?" nhưng ngoại bỏ ngoài tai tất cả. Ông ấu yếm nhìn tôi : Ông gọi con là Linh Chi nhé ! Con hãy lớn lên dũng cảm và mạnh mẽ, dù có xảy ra chuyện gì cũng quyết không đầu hàng số phận nghe con! Phải ! Vì tôi là một nữ chiến binh nên tôi nhất định sẽ không đầu hàng. Cũng phải nói thêm rằng vì xuất thân đặc biệt của mình mà tôi bị cấm cửa ở nhà nội. Họ buộc mẹ tôi phải lựa chọn hoặc trao tôi cho ông bà ngoại nuôi nấng hoặc phải ly hôn bố tôi. Và mẹ tôi đã phải dứt ruột xa đứa con thơ dại vừa chào đời... có đôi khi tôi tự hỏi: tại sao mẹ tôi lại không chọn cách ra khỏi nhà chồng và nuôi tôi khôn lớn ? Chả lẽ tình mẫu tử mà mẹ dành cho tôi không đủ lớn để bà đánh đổi? Nhưng rồi tôi nuốt nước mắt mà thông cảm với mẹ tôi. Bởi người đàn bà thân cô thế cô không nghề nghiệp, không địa vị biết lấy gì mà nuôi con? Tôi cứ èo uột mà lớn lên trong sự cưu mang đùm bọc của ông bà ngoại và các dì . Tuổi thơ của tôi tuy thiếu thốn tình thương của cha mẹ nhưng lại dạt dào tình yêu thương của ông ngoại . Người đã nắm tay tôi đi hết những tháng năm đầu đời đầy bão giông . Người khơi dậy trong tôi niềm tin mãnh liệt về sức mạnh bản thân. Người luôn coi tôi là bảo bối để thương yêu, chiều chuộng . Người dạy tôi phải biết vượt lên số phận và đạp lên dư luận mà sống. Người mà tôi suốt đời mang nợ .... Đến bây giờ khi ngồi viết những dòng này nước mắt tôi vẫn không ngừng tuôn rơi, vẫn tha thiết gọi " ông ngoại ơi " vì ông đã xa tôi lắm rồi . Ông đã đến một nơi mà không có đau đớn , bệnh tật ...Ngoại ơi ! ở nơi đó ngoại vẫn dõi theo con?
LINH CHI TẬP ĐI
Những ngày tháng lấy bệnh viện là nhà rồi cũng giảm dần đi . Tôi bớt ốm bệnh nhưng lại không thể đi được . Đứa trẻ khác có thể là " ba tháng biết lật ,bảy tháng biết bò , chín tháng lò dò biết đi " . Còn tôi thì thời gian lâu hơn đến 10 lần của 9 tháng . Vâng ! Tôi cần đến 9 năm dài chuẩn bị cho bước chân đầu tiên .Ngày ấy cứ đúng 4h sáng , ngoại sẽ gọi tôi dậy và tập cho tôi đi . Ngoại buộc hai thanh tre vào hai bên ,tôi sẽ bám vào thanh tre để lần lần tập đi . Nhiều lần ngã dúi ngã dụi , nhiều lần khóc lặng vì đau ... Có những khi con bé con là tôi đây lén nhìn vào trong bếp muốn lấy con dao ngoại vẫn dắt ở góc bếp chặt đứt đôi bàn chân bất trị của mình đi . Có hôm buồn ngủ díu cả mắt ngoại vẫn vào giường lôi dậy . Tôi nước mắt lưng tròng , nhìn ngoại ai oán :
- Ông không thương con ... ông ghét con hay sao mà chỉ ép có một mình con dậy sớm còn các dì với các chị không phải như vậy ?
Ngoại nhìn tôi,đôi mắt buồn ám ảnh :
- Con có nhìn thấy con chim đang bay ở ngoài kia không? Nó được tự do bay lượn nên tiếng hót của nó trong lắm . Nhưng nếu con chim bị mất tự do tiếng hót của nó sẽ sầu thảm biết bao nhiêu ? Con người cũng vậy nếu con đi được con sẽ tự do đến những nơi mà con muốn đi . Con sẽ không phải lệ thuộc vào ai cả . Cố lên Mèo nhỏ!
Những lời động viên của ngoại làm tôi có thêm động lực để cố gắng . Ngày nào cũng vậy tôi bắt đầu tập từ 4h đến tận 6h sáng mới tạm dừng . Áo ướt đẫm mồ hôi ,chân sưng phù đau đớn . Có lần bà ngoại xót cháu đã kêu lên :
- Thôi không tập đi tập đứng gì nữa cả . Ông không cõng nó được thì tôi cõng . Tội thân cháu tôi. Nhưng ông vẫn không bỏ cuộc . Những lúc tôi chán ,tôi buồn ngoại lại kể tôi nghe về tấm gương vượt lên số phận của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký . Và ngoại nhủ :
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Có lẽ tôi vẫn sẽ không đủ quyết tâm để tập đi nếu không có một sự việc đau lòng đã xảy ra với cô giáo chủ nhiệm lớp 3A của tôi . Tôi sẽ kể cho bạn đọc nghe ngay sau đây :Trường tiểu học ở quê tôi luôn trong tình trạng thiếu lớp nên các thầy cô đã tận dụng nhà kho bỏ không để làm lớp học cho lũ trò nhỏ. Hôm đó là giờ dạy của cô giáo Châu. Cô già rồi nhưng hiền lắm chứ không khó tính đâu nên chúng tôi quý cô lắm. Sau khi làm xong bài tập thì cô hay kể truyện cổ tích cho bọn tôi nghe. Hôm đó cũng vậy, cô kể truyện "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn " nhưng bi thảm làm sao! Đang kể dở câu chuyện thì cô giáo của tôi từ từ gục xuống. Gọi thế nào cô cũng không dậy. Với bọn trẻ con chúng tôi đó đơn giản là cô giáo buồn ngủ nên ngủ gật. Các bạn kéo nhau về hết, còn lại một mình tôi ..5p đầu tôi vẫn ê a đọc bài tập đọc bụng bảo dạ chắc cô ngủ một lát rồi sẽ dậy nhưng càng về sau tôi càng sợ hãi . Tôi cố bò lại gần chỗ cô nằm... lay gọi cô dậy nhưng rờ vào người cô tôi thấy lạnh toát. Dù không biết cô giáo mình đã chết rồi nhưng nỗi sợ hãi vẫn bao phủ lấy tôi. Tôi khóc đến khàn tiếng lạc giọng và những người dân gần đó nghe được chạy đến đưa tôi về với ngoại. Nhìn thấy ông tôi òa lên khóc không ngừng thêm một lần nữa. Còn ngoại ông ôm tôi rồi nhủ:
-Tội nghiệp cháu tôi. Cố tập đi rồi có chuyện gì thì chạy về với ngoại con nhé!
Không biết có phải vì quá sợ phải ở một mình như thế thêm một lần nữa hay không? Mà sau đó tôi cố gắng dần dần bỏ tay vịn và bước được bước đầu tiên. Đó là năm tôi 9 tuổi quá chậm và quá lâu.Tôi sẽ không thể nào quên ngày hôm đó con mèo nhỏ là tôi đã sung sướng như thế nào? Tôi hát, tôi cười còn ông bà ngoại thì vừa cười vừa khóc. Tôi ngây thơ hỏi:
- Con đi được rồi sao ông bà lại khóc ?
Ông ôm tôi thật chặt " ông vui quá nên khóc đó Mèo nhỏ..." Bây giờ bàn chân tôi vẫn bước thấp bước cao và chỉ cần đụng nhẹ một chút là đã ngã nhào nhưng tôi vô cùng biết ơn sự kiên trì của ngoại. Nhờ đó mà tôi thoát cảnh làm bạn với bốn bức tường cô đơn và buồn tẻ. Ngoại kính yêu ơi! Con hứa với ông dù cho bất cứ chuyện gì xảy ra con cũng sẽ luôn dũng cảm và kiên cường sẽ sống như loài hướng dương luôn vươn tới mặt trời. Ông hãy yên lòng ông nhé.Còn các bạn đọc yêu quý của tôi ! Các bạn có cảm thấy nhàm chán với câu chuyện tôi kể hay không ? Nếu câu trả lời của bạn là không thì hãy đón đọc kỳ sau " Trò chơi cho Linh CHI " các bạn nhé !
BẢN LỖI CỦA TẠO HÓA
Mùa hè của năm 1987 ,Miền Bắc trải qua một trận nóng lịch sử . Trong những ngày nắng như đổ lửa ấy, trên khắp nẻo đường của vùng quê nghèo, bà con nông dân hối hả thu hoạch mùa. Và mẹ tôi một thai phụ đang ì ạch vác cái bụng bầu gần 7 tháng chờ ngày sinh cũng không phải là ngoại lệ. Các bác hàng xóm kể với tôi rằng :
_ Mẹ mày đẹp lắm. Hồi bố mẹ mày cưới nhau, các bác rồng rắn đi ngắm cô dâu với mái tóc dài chấm gót ,làn da trắng hồng ... Rồi kháo nhau sao bố mày khéo tán mà khiến cô con gái xinh đẹp của một ông giáo hay chữ có tiếng gật đầu về làm vợ?
Tôi nghe xong, chẳng biết nên khóc hay nên cười cho một chuyện tình đẹp như thơ nhưng khi sống chung bên nhau thì mới biết đời không phải là mơ của bố mẹ mình. Ôi ! Có vẻ tôi đã linh tinh lang tang dây cà dây muống quá rồi thì phải. Tôi sẽ tiếp tục kể bạn nghe về sự ra đời được cho là bản lỗi của tạo hoá của tôi - cô bé Linh Chi ...
Khi đang gặt dở trên ruộng thì bà nội đặc cách cho mẹ tôi về trước nấu cơm. Trời nóng như thiêu như đốt... Mẹ mồ hôi nhễ nhại, vì "thổi cơm bằng bếp rạ nóng lắm". Có vẻ hài nhi trong bụng mẹ cũng muốn biểu tình, muốn đòi ra vì nó không chịu được cái nóng gay gắt đó. "vỡ ối rồi..."Tiếng bà nội hét lên lanh lảnh. Con đầu cháu sớm nên ai cũng ngóng trông nhưng theo ngày dự sinh đứa nhỏ này còn hơn 2 tháng nữa mới đến ngày chào đời. Khuôn mặt ai cũng đăm chiêu lo lắng. Ông bà ngoại bụng dạ không yên vì lo cho con, cho cháu. Mẹ tôi sinh dễ. Chỉ hơn 1h trong phòng sinh là tôi đã ra đời . Nhưng có lẽ tôi không nên có mặt trên đời, vì những đắng cay của gia đình tôi cũng bắt nguồn từ đây Đứa bé quá nhỏ nên cô y tá lỡ tay đánh rơi từ bàn sinh xuống nền gạch. Bác sĩ lắc đầu bảo với gia đình: chuẩn bị hậu sự cháu bé khó sống .
Mọi người ai cũng khóc . Trong đó, có cả giọt nước mắt của một người lính , một người thầy. Ông nhìn vị bác sĩ với ánh nhìn tức giận:
-Tôi không cho phép ông nói như thế! Nó đứa cháu đầu tiên của tôi. Tôi nhất định sẽ nuôi nó nên người. Ông hãy chờ xem...Và ngoại đã đem tôi về nuôi nấng từ lúc còn đỏ hỏn như thế. Nếu nói cuộc đời con người giống như một cái cây thì bố mẹ tôi là người trồng cây còn ông ngoại chính là người chăm sóc cho cái cây đó lớn khôn. Công ơn sinh thành của bố mẹ nặng tựa núi. Công ơn dưỡng dục của ngoại sâu như biển. Tôi biết ơn và trân trọng những gì ngoại đã làm cho tô , vì tôi .Là con người ai cũng phải có cho mình một cái tên. Và tôi cũng vậy . Dù nhiều người rỉ tai ngoại nói nhỏ " đừng vội đặt tên cho nó, biết nó có sống được hay không?" nhưng ngoại bỏ ngoài tai tất cả. Ông ấu yếm nhìn tôi : Ông gọi con là Linh Chi nhé ! Con hãy lớn lên dũng cảm và mạnh mẽ, dù có xảy ra chuyện gì cũng quyết không đầu hàng số phận nghe con! Phải ! Vì tôi là một nữ chiến binh nên tôi nhất định sẽ không đầu hàng. Cũng phải nói thêm rằng vì xuất thân đặc biệt của mình mà tôi bị cấm cửa ở nhà nội. Họ buộc mẹ tôi phải lựa chọn hoặc trao tôi cho ông bà ngoại nuôi nấng hoặc phải ly hôn bố tôi. Và mẹ tôi đã phải dứt ruột xa đứa con thơ dại vừa chào đời... có đôi khi tôi tự hỏi: tại sao mẹ tôi lại không chọn cách ra khỏi nhà chồng và nuôi tôi khôn lớn ? Chả lẽ tình mẫu tử mà mẹ dành cho tôi không đủ lớn để bà đánh đổi? Nhưng rồi tôi nuốt nước mắt mà thông cảm với mẹ tôi. Bởi người đàn bà thân cô thế cô không nghề nghiệp, không địa vị biết lấy gì mà nuôi con? Tôi cứ èo uột mà lớn lên trong sự cưu mang đùm bọc của ông bà ngoại và các dì . Tuổi thơ của tôi tuy thiếu thốn tình thương của cha mẹ nhưng lại dạt dào tình yêu thương của ông ngoại . Người đã nắm tay tôi đi hết những tháng năm đầu đời đầy bão giông . Người khơi dậy trong tôi niềm tin mãnh liệt về sức mạnh bản thân. Người luôn coi tôi là bảo bối để thương yêu, chiều chuộng . Người dạy tôi phải biết vượt lên số phận và đạp lên dư luận mà sống. Người mà tôi suốt đời mang nợ .... Đến bây giờ khi ngồi viết những dòng này nước mắt tôi vẫn không ngừng tuôn rơi, vẫn tha thiết gọi " ông ngoại ơi " vì ông đã xa tôi lắm rồi . Ông đã đến một nơi mà không có đau đớn , bệnh tật ...Ngoại ơi ! ở nơi đó ngoại vẫn dõi theo con?
LINH CHI TẬP ĐI
Những ngày tháng lấy bệnh viện là nhà rồi cũng giảm dần đi . Tôi bớt ốm bệnh nhưng lại không thể đi được . Đứa trẻ khác có thể là " ba tháng biết lật ,bảy tháng biết bò , chín tháng lò dò biết đi " . Còn tôi thì thời gian lâu hơn đến 10 lần của 9 tháng . Vâng ! Tôi cần đến 9 năm dài chuẩn bị cho bước chân đầu tiên .Ngày ấy cứ đúng 4h sáng , ngoại sẽ gọi tôi dậy và tập cho tôi đi . Ngoại buộc hai thanh tre vào hai bên ,tôi sẽ bám vào thanh tre để lần lần tập đi . Nhiều lần ngã dúi ngã dụi , nhiều lần khóc lặng vì đau ... Có những khi con bé con là tôi đây lén nhìn vào trong bếp muốn lấy con dao ngoại vẫn dắt ở góc bếp chặt đứt đôi bàn chân bất trị của mình đi . Có hôm buồn ngủ díu cả mắt ngoại vẫn vào giường lôi dậy . Tôi nước mắt lưng tròng , nhìn ngoại ai oán :
- Ông không thương con ... ông ghét con hay sao mà chỉ ép có một mình con dậy sớm còn các dì với các chị không phải như vậy ?
Ngoại nhìn tôi,đôi mắt buồn ám ảnh :
- Con có nhìn thấy con chim đang bay ở ngoài kia không? Nó được tự do bay lượn nên tiếng hót của nó trong lắm . Nhưng nếu con chim bị mất tự do tiếng hót của nó sẽ sầu thảm biết bao nhiêu ? Con người cũng vậy nếu con đi được con sẽ tự do đến những nơi mà con muốn đi . Con sẽ không phải lệ thuộc vào ai cả . Cố lên Mèo nhỏ!
Những lời động viên của ngoại làm tôi có thêm động lực để cố gắng . Ngày nào cũng vậy tôi bắt đầu tập từ 4h đến tận 6h sáng mới tạm dừng . Áo ướt đẫm mồ hôi ,chân sưng phù đau đớn . Có lần bà ngoại xót cháu đã kêu lên :
- Thôi không tập đi tập đứng gì nữa cả . Ông không cõng nó được thì tôi cõng . Tội thân cháu tôi. Nhưng ông vẫn không bỏ cuộc . Những lúc tôi chán ,tôi buồn ngoại lại kể tôi nghe về tấm gương vượt lên số phận của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký . Và ngoại nhủ :
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Có lẽ tôi vẫn sẽ không đủ quyết tâm để tập đi nếu không có một sự việc đau lòng đã xảy ra với cô giáo chủ nhiệm lớp 3A của tôi . Tôi sẽ kể cho bạn đọc nghe ngay sau đây :Trường tiểu học ở quê tôi luôn trong tình trạng thiếu lớp nên các thầy cô đã tận dụng nhà kho bỏ không để làm lớp học cho lũ trò nhỏ. Hôm đó là giờ dạy của cô giáo Châu. Cô già rồi nhưng hiền lắm chứ không khó tính đâu nên chúng tôi quý cô lắm. Sau khi làm xong bài tập thì cô hay kể truyện cổ tích cho bọn tôi nghe. Hôm đó cũng vậy, cô kể truyện "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn " nhưng bi thảm làm sao! Đang kể dở câu chuyện thì cô giáo của tôi từ từ gục xuống. Gọi thế nào cô cũng không dậy. Với bọn trẻ con chúng tôi đó đơn giản là cô giáo buồn ngủ nên ngủ gật. Các bạn kéo nhau về hết, còn lại một mình tôi ..5p đầu tôi vẫn ê a đọc bài tập đọc bụng bảo dạ chắc cô ngủ một lát rồi sẽ dậy nhưng càng về sau tôi càng sợ hãi . Tôi cố bò lại gần chỗ cô nằm... lay gọi cô dậy nhưng rờ vào người cô tôi thấy lạnh toát. Dù không biết cô giáo mình đã chết rồi nhưng nỗi sợ hãi vẫn bao phủ lấy tôi. Tôi khóc đến khàn tiếng lạc giọng và những người dân gần đó nghe được chạy đến đưa tôi về với ngoại. Nhìn thấy ông tôi òa lên khóc không ngừng thêm một lần nữa. Còn ngoại ông ôm tôi rồi nhủ:
-Tội nghiệp cháu tôi. Cố tập đi rồi có chuyện gì thì chạy về với ngoại con nhé!
Không biết có phải vì quá sợ phải ở một mình như thế thêm một lần nữa hay không? Mà sau đó tôi cố gắng dần dần bỏ tay vịn và bước được bước đầu tiên. Đó là năm tôi 9 tuổi quá chậm và quá lâu.Tôi sẽ không thể nào quên ngày hôm đó con mèo nhỏ là tôi đã sung sướng như thế nào? Tôi hát, tôi cười còn ông bà ngoại thì vừa cười vừa khóc. Tôi ngây thơ hỏi:
- Con đi được rồi sao ông bà lại khóc ?
Ông ôm tôi thật chặt " ông vui quá nên khóc đó Mèo nhỏ..." Bây giờ bàn chân tôi vẫn bước thấp bước cao và chỉ cần đụng nhẹ một chút là đã ngã nhào nhưng tôi vô cùng biết ơn sự kiên trì của ngoại. Nhờ đó mà tôi thoát cảnh làm bạn với bốn bức tường cô đơn và buồn tẻ. Ngoại kính yêu ơi! Con hứa với ông dù cho bất cứ chuyện gì xảy ra con cũng sẽ luôn dũng cảm và kiên cường sẽ sống như loài hướng dương luôn vươn tới mặt trời. Ông hãy yên lòng ông nhé.Còn các bạn đọc yêu quý của tôi ! Các bạn có cảm thấy nhàm chán với câu chuyện tôi kể hay không ? Nếu câu trả lời của bạn là không thì hãy đón đọc kỳ sau " Trò chơi cho Linh CHI " các bạn nhé !
- Từ khóa
- linh chi mảnh đời nghiệt ngã truyện dài kỳ