TỜ GIẤY KHEN VÀ BÀI HỌC NHỚ ĐỜI CHO LINH CHI
Suốt quãng đời thơ ấu, tôi được tiếng là học giỏi. Chuyện học hành của tôi vô cùng thuận lợi. Những lời khen có cánh của các thầy cô dành cho tôi đôi lúc khiến tôi ngủ quên trên vinh quang, luôn là số 1 và là duy nhất. Nếu không có sự uốn nắn kịp thời của ngoại có lẽ tôi vẫn sẽ sống như thế: tự phụ, kiêu căng và coi trời bằng vung. Tất cả bắt nguồn từ một tờ giấy khen.Câu chuyện như sau:
Học kỳ 1 năm tôi học lớp 4, cô giáo công bố bảng xếp hạng của các học sinh trên lớp:
1Đặng Linh Chi
2 Nguyễn Hồng Sơn
3 Nguyễn Đình Thái
4 Lê Kim Định
5 Trần Văn Triều
Nghe xong bảng xếp hạng tôi mỉm cười tự đắc và tự khen mình giỏi quá. Bảng xếp hạng top 5 chỉ có mình tôi là con gái và hơn nữa tôi lại đứng trên đầu mấy đứa con trai. Cảm giác sung sướng ngập tràn giống như mình là nữ hoàng ngự trên ngôi cao và nhìn xuống dưới vậy. Tôi cười vui vẻ, giòn tan, chỉ mong sao cho chóng hết giờ để có thể chạy về khoe với ngoại. Mỗi lần tôi làm được việc gì tốt, đạt được một thành tích nào đó. Ngoại sẽ ôm tôi rồi nhủ: giỏi lắm,Linh Chi! Con nhà tông không giống lông thì giống cánh". Câu nói ấy khiến tôi vui và hạnh phúc hơn bất kỳ lời khen thưởng nào. Tôi thích được khen là giống ngoại và lần này tôi cũng đang mong chờ nó.
Thế nhưng, tôi về nhà và thấy ngoại đang uống trà một mình. Thấy tôi ông ngẩng lên mỉm cười hiền lành, trìu mến còn tôi giống như một con chim nhỏ líu lo đủ thứ chuyện trên đời với ông. Lần này tôi còn tỏ bày niềm vui một cách lộ liễu rõ ràng hơn nữa. Tôi ùa vào lòng ngoại thơm nhẹ lên gò má nhăn nheo đã bị dấu vết thời gian in hằn. Ôm cổ ngoại tôi reo vui:
- Ông thưởng cho Mèo nhỏ đi
- Thế Mèo nhỏ làm được việc gì tốt mà đòi thưởng?
Tôi kể ông nghe về thành tích dẫn đầu lớp và vượt mặt cả mấy bạn nam trong lớp. Không biết có phải vì quá vui mừng hay không mà tôi ba hoa chích choè chê hết bạn nọ đến bạn kia. Có lẽ tôi muốn chứng mình cho ngoại thấy tôi là người giỏi nhất. Tôi muốn ông tôi vui, muốn được ông khen thưởng thế nhưng tôi đã không được như ý. Sau khi nghe tôi nói chán chê ngoại ôn tồn hỏi lại :
-Thế Mèo nhỏ ở lớp có chơi với các bạn không?
- Dạ con có.
- Các bạn có giúp đỡ con không?
- Dạ có. Bạn Sơn hay cầm cặp sách giúp con. Bạn Định thì hay dắt con vào lớp.
- Thế các bạn có bao giờ chê con không? Có bao giờ nói xấu con với ai không?
- Dạ không ... - Thế tại sao con lại nói xấu các bạn? Như thế là hư đó biết không con? Ông rất thất vọng vì Mèo nhỏ đã hành xử như vậy. Tờ giấy khen này đối với ông nó vô giá trị. Vì Bác Hồ từng nói "có tài mà không có đức thì là người vô dụng"
Ngoại chỉ nói thế và bỏ vào nhà nằm. Cả ngày hôm đó ngoại không nói gì với tôi. Còn tôi tôi vỡ ra một bài học đó là ngoại cho tôi đi học là ngoại kỳ vọng ở tôi vừa học tập văn hóa và tu dưỡng đạo đức. Sau khi tôi hiểu ra và xin lỗi ngoại cùng với lời hứa sẽ không bao giờ tái phạm, ngoại ôm tôi vào lòng và nhủ khẽ: " ông tin con".
Vài ngày sau ngoại soạn bản"gia quy cho Linh Chi" để tôi lấy đó làm quy tắc ứng xử:
GIA QUY CHO LINH CHI
Tác giả : ông ngoại của Linh Chi
Lại đây ông dặn mấy lời Gia quy của ngoại con thời nhớ chưa ?
Một khi nói phải dạ thưa
Bà con cô bác mới ưa con à
Hai con chớ có la cà
Đi thưa về gửi mới là cháu ngoan Ba việc nhà nhớ lo toan Giúp dì cơm nước chớ khoan chối từ
Bốn chăm đọc sách kẻo hư
Sách là thầy dạy rất ư tuyệt vời
Năm là nghiêm cấm cãi lời
Kẻo khi ông phạt nhớ đời rõ không?Sáu là khi đến chỗ đông
Cười tươi lễ độ vui lòng người ta
Bảy khi đi đến nơi xa Ai mà trái ý tỏ ra bình thường
Làm người phải biết nhún nhường
Chớ đừng cãi bướng cãi ương con à
Tám khi gặp gỡ mẹ cha
Thương yêu con nhé mới ra con người
Chín khi bè bạn chê cười Nhớ đừng khóc nhé làm người phải vinh
Mười không suy nghĩ linh tinh Tàn mà không phế ai khinh con nào?
Mười điều ông vẫn ước ao Linh Chi thực hiện biết bao vui mừng !!!
Ngoại kính yêu ! Lời ông dạy con luôn ghi nhớ. Ở nơi xa xin ông hãy phù hộ, độ trì cho con và mọi người trong gia đình ông nhé. Con thương nhớ ông nhiều lắm. Bạn đọc thân yêu câu chuyện của tôi vẫn đang tiếp tục. Mời bạn đón đọc kỳ sau VỀ NỘI ĂN GIỖ
VỀ NỘI ĂN GIỖ
Khi viết những dòng này nỗi đau thời thơ ấu ùa về làm tim tôi nhức nhối. Tại sao lại đổ những trái ngang ấy vào đời tôi? Có lẽ nào con gái chữ ĐINH là gánh muộn phiền cay đắng? Nếu kiếp sau được sinh lại một lần xin trời thương mà đừng ép tôi làm con gái. Nếu lỡ không may làm con gái rồi thì hãy cho tôi có một thân thể lành lặn, vẹn toàn đủ để ngẩng cao đầu nhìn đời và nhìn người. Có thể bạn đọc đang nhíu mày khó chịu vì tôi nói chẳng có đầu có cuối gì cả. Xin chớ vội trách tôi. Hãy tiếp tục đọc xuống những dòng dưới đây:
Hôm đó, anh Minh Đức chở tôi về nội ăn giỗ. Ngồi sau xe anh, tôi âm thầm nức nở vì tôi biết điều gì đang đợi tôi phía trước. Nhìn những cánh chim bay lượn tung tăng trên bầu trời quê hương, tôi tự hỏi trong số chúng có con chim nào lẻ lôi, đơn độc như tôi không? Cay đắng, bẽ bàng vì một con số vô tri trong ngày sinh tháng đẻ. Bố ơi! Mẹ ơi ! Ông nội ơi ! Bà nội ơi ! Con làm sao chọn được ngày sinh? Đang miên man suy nghĩ thì về đến nhà nội.Tôi cố gạt nỗi sợ hãi của mình sang một bên tiến vào phía trong lễ phép chào mọi người. Tiếng xôn xao bàn tán vang lên và chân tôi run đến mức muốn khụy ngã. Bàn tay ướt đầm mồ hôi. Ngoại ơi! con sợ lắm. Ngoại làm ơn đến cứu con . Xin hãy làm ơn:
- Ơ cháu nội ông bà M về đó à? Con bé này vẫn khập khiễng như thế à? Này chị H chị xem thế nào mang con bé đi viện mà khám xét. Ai lại bố mẹ chả đến nỗi nào mà con thì hãm tài thế không biết.
Con bé con chưa kịp định thần vì những gì mình nghe được thì lại có tiếng nói của người khác vang lên:
- Nhà này hay đất cát ra làm sao chứ sao lại mẹ tiên sinh ra con cú thế này. Mà gần chục năm rồi mà không đẻ thêm đứa nữa. Liệu mà xem xét đi hay tịt rồi.
Tôi không muốn nghe nữa. Tôi muốn ra khỏi nơi đó. Đây không phải gia đinh tôi . Đây ngàn vạn lần không phải gia đình tôi.
Đầu óc choáng váng thì tôi nghe tiếng bố mẹ cãi nhau:
- Ai cho cô gọi nó về đây? Cô muốn làm tôi nhục nhã mà chết à ?
- Tại em thấy con ...
- Không phải nói nhiều. Liệu mà thu nó đi
Tôi vụt chạy nước mắt nhạt nhòa. Bố mẹ ơi tại sao lại ghét con đến vậy? Tại sao chứ?
Tôi chạy cứ chạy mãi rồi khi đến cửa nhà nhìn thấy cậu Thuận thì òa lên như đê vỡ:
Câu ơi ! Cậu bảo ngoại đừng bắt con về trên đó nữa. Đừng bắt con nữa ,cậu ơi
Cậu Thuận ôm tôi thật chặt :
- Ôi ! tội nghiệp cháu tôi .
Hôm sau cái chân của tôi sưng phù lên có lẽ do tôi đã đi bộ một quãng đường khá xa. Sau đó ông bà không còn nhắc đến chuyện đưa tôi về nội nữa .
Xin lỗi bạn đọc có lẽ tôi nên tạm khép câu chuyện của mình tại đây. Vì quả thực tôi không còn muốn tiếp tục nhớ lại đoạn hồi ức đau thương này nữa. Xin hãy đón đọc kỳ sau "Lớp trưởng của Linh Chi" các bạn nhé!
Suốt quãng đời thơ ấu, tôi được tiếng là học giỏi. Chuyện học hành của tôi vô cùng thuận lợi. Những lời khen có cánh của các thầy cô dành cho tôi đôi lúc khiến tôi ngủ quên trên vinh quang, luôn là số 1 và là duy nhất. Nếu không có sự uốn nắn kịp thời của ngoại có lẽ tôi vẫn sẽ sống như thế: tự phụ, kiêu căng và coi trời bằng vung. Tất cả bắt nguồn từ một tờ giấy khen.Câu chuyện như sau:
Học kỳ 1 năm tôi học lớp 4, cô giáo công bố bảng xếp hạng của các học sinh trên lớp:
1Đặng Linh Chi
2 Nguyễn Hồng Sơn
3 Nguyễn Đình Thái
4 Lê Kim Định
5 Trần Văn Triều
Nghe xong bảng xếp hạng tôi mỉm cười tự đắc và tự khen mình giỏi quá. Bảng xếp hạng top 5 chỉ có mình tôi là con gái và hơn nữa tôi lại đứng trên đầu mấy đứa con trai. Cảm giác sung sướng ngập tràn giống như mình là nữ hoàng ngự trên ngôi cao và nhìn xuống dưới vậy. Tôi cười vui vẻ, giòn tan, chỉ mong sao cho chóng hết giờ để có thể chạy về khoe với ngoại. Mỗi lần tôi làm được việc gì tốt, đạt được một thành tích nào đó. Ngoại sẽ ôm tôi rồi nhủ: giỏi lắm,Linh Chi! Con nhà tông không giống lông thì giống cánh". Câu nói ấy khiến tôi vui và hạnh phúc hơn bất kỳ lời khen thưởng nào. Tôi thích được khen là giống ngoại và lần này tôi cũng đang mong chờ nó.
Thế nhưng, tôi về nhà và thấy ngoại đang uống trà một mình. Thấy tôi ông ngẩng lên mỉm cười hiền lành, trìu mến còn tôi giống như một con chim nhỏ líu lo đủ thứ chuyện trên đời với ông. Lần này tôi còn tỏ bày niềm vui một cách lộ liễu rõ ràng hơn nữa. Tôi ùa vào lòng ngoại thơm nhẹ lên gò má nhăn nheo đã bị dấu vết thời gian in hằn. Ôm cổ ngoại tôi reo vui:
- Ông thưởng cho Mèo nhỏ đi
- Thế Mèo nhỏ làm được việc gì tốt mà đòi thưởng?
Tôi kể ông nghe về thành tích dẫn đầu lớp và vượt mặt cả mấy bạn nam trong lớp. Không biết có phải vì quá vui mừng hay không mà tôi ba hoa chích choè chê hết bạn nọ đến bạn kia. Có lẽ tôi muốn chứng mình cho ngoại thấy tôi là người giỏi nhất. Tôi muốn ông tôi vui, muốn được ông khen thưởng thế nhưng tôi đã không được như ý. Sau khi nghe tôi nói chán chê ngoại ôn tồn hỏi lại :
-Thế Mèo nhỏ ở lớp có chơi với các bạn không?
- Dạ con có.
- Các bạn có giúp đỡ con không?
- Dạ có. Bạn Sơn hay cầm cặp sách giúp con. Bạn Định thì hay dắt con vào lớp.
- Thế các bạn có bao giờ chê con không? Có bao giờ nói xấu con với ai không?
- Dạ không ... - Thế tại sao con lại nói xấu các bạn? Như thế là hư đó biết không con? Ông rất thất vọng vì Mèo nhỏ đã hành xử như vậy. Tờ giấy khen này đối với ông nó vô giá trị. Vì Bác Hồ từng nói "có tài mà không có đức thì là người vô dụng"
Ngoại chỉ nói thế và bỏ vào nhà nằm. Cả ngày hôm đó ngoại không nói gì với tôi. Còn tôi tôi vỡ ra một bài học đó là ngoại cho tôi đi học là ngoại kỳ vọng ở tôi vừa học tập văn hóa và tu dưỡng đạo đức. Sau khi tôi hiểu ra và xin lỗi ngoại cùng với lời hứa sẽ không bao giờ tái phạm, ngoại ôm tôi vào lòng và nhủ khẽ: " ông tin con".
Vài ngày sau ngoại soạn bản"gia quy cho Linh Chi" để tôi lấy đó làm quy tắc ứng xử:
GIA QUY CHO LINH CHI
Tác giả : ông ngoại của Linh Chi
Lại đây ông dặn mấy lời Gia quy của ngoại con thời nhớ chưa ?
Một khi nói phải dạ thưa
Bà con cô bác mới ưa con à
Hai con chớ có la cà
Đi thưa về gửi mới là cháu ngoan Ba việc nhà nhớ lo toan Giúp dì cơm nước chớ khoan chối từ
Bốn chăm đọc sách kẻo hư
Sách là thầy dạy rất ư tuyệt vời
Năm là nghiêm cấm cãi lời
Kẻo khi ông phạt nhớ đời rõ không?Sáu là khi đến chỗ đông
Cười tươi lễ độ vui lòng người ta
Bảy khi đi đến nơi xa Ai mà trái ý tỏ ra bình thường
Làm người phải biết nhún nhường
Chớ đừng cãi bướng cãi ương con à
Tám khi gặp gỡ mẹ cha
Thương yêu con nhé mới ra con người
Chín khi bè bạn chê cười Nhớ đừng khóc nhé làm người phải vinh
Mười không suy nghĩ linh tinh Tàn mà không phế ai khinh con nào?
Mười điều ông vẫn ước ao Linh Chi thực hiện biết bao vui mừng !!!
Ngoại kính yêu ! Lời ông dạy con luôn ghi nhớ. Ở nơi xa xin ông hãy phù hộ, độ trì cho con và mọi người trong gia đình ông nhé. Con thương nhớ ông nhiều lắm. Bạn đọc thân yêu câu chuyện của tôi vẫn đang tiếp tục. Mời bạn đón đọc kỳ sau VỀ NỘI ĂN GIỖ
VỀ NỘI ĂN GIỖ
Khi viết những dòng này nỗi đau thời thơ ấu ùa về làm tim tôi nhức nhối. Tại sao lại đổ những trái ngang ấy vào đời tôi? Có lẽ nào con gái chữ ĐINH là gánh muộn phiền cay đắng? Nếu kiếp sau được sinh lại một lần xin trời thương mà đừng ép tôi làm con gái. Nếu lỡ không may làm con gái rồi thì hãy cho tôi có một thân thể lành lặn, vẹn toàn đủ để ngẩng cao đầu nhìn đời và nhìn người. Có thể bạn đọc đang nhíu mày khó chịu vì tôi nói chẳng có đầu có cuối gì cả. Xin chớ vội trách tôi. Hãy tiếp tục đọc xuống những dòng dưới đây:
Hôm đó, anh Minh Đức chở tôi về nội ăn giỗ. Ngồi sau xe anh, tôi âm thầm nức nở vì tôi biết điều gì đang đợi tôi phía trước. Nhìn những cánh chim bay lượn tung tăng trên bầu trời quê hương, tôi tự hỏi trong số chúng có con chim nào lẻ lôi, đơn độc như tôi không? Cay đắng, bẽ bàng vì một con số vô tri trong ngày sinh tháng đẻ. Bố ơi! Mẹ ơi ! Ông nội ơi ! Bà nội ơi ! Con làm sao chọn được ngày sinh? Đang miên man suy nghĩ thì về đến nhà nội.Tôi cố gạt nỗi sợ hãi của mình sang một bên tiến vào phía trong lễ phép chào mọi người. Tiếng xôn xao bàn tán vang lên và chân tôi run đến mức muốn khụy ngã. Bàn tay ướt đầm mồ hôi. Ngoại ơi! con sợ lắm. Ngoại làm ơn đến cứu con . Xin hãy làm ơn:
- Ơ cháu nội ông bà M về đó à? Con bé này vẫn khập khiễng như thế à? Này chị H chị xem thế nào mang con bé đi viện mà khám xét. Ai lại bố mẹ chả đến nỗi nào mà con thì hãm tài thế không biết.
Con bé con chưa kịp định thần vì những gì mình nghe được thì lại có tiếng nói của người khác vang lên:
- Nhà này hay đất cát ra làm sao chứ sao lại mẹ tiên sinh ra con cú thế này. Mà gần chục năm rồi mà không đẻ thêm đứa nữa. Liệu mà xem xét đi hay tịt rồi.
Tôi không muốn nghe nữa. Tôi muốn ra khỏi nơi đó. Đây không phải gia đinh tôi . Đây ngàn vạn lần không phải gia đình tôi.
Đầu óc choáng váng thì tôi nghe tiếng bố mẹ cãi nhau:
- Ai cho cô gọi nó về đây? Cô muốn làm tôi nhục nhã mà chết à ?
- Tại em thấy con ...
- Không phải nói nhiều. Liệu mà thu nó đi
Tôi vụt chạy nước mắt nhạt nhòa. Bố mẹ ơi tại sao lại ghét con đến vậy? Tại sao chứ?
Tôi chạy cứ chạy mãi rồi khi đến cửa nhà nhìn thấy cậu Thuận thì òa lên như đê vỡ:
Câu ơi ! Cậu bảo ngoại đừng bắt con về trên đó nữa. Đừng bắt con nữa ,cậu ơi
Cậu Thuận ôm tôi thật chặt :
- Ôi ! tội nghiệp cháu tôi .
Hôm sau cái chân của tôi sưng phù lên có lẽ do tôi đã đi bộ một quãng đường khá xa. Sau đó ông bà không còn nhắc đến chuyện đưa tôi về nội nữa .
Xin lỗi bạn đọc có lẽ tôi nên tạm khép câu chuyện của mình tại đây. Vì quả thực tôi không còn muốn tiếp tục nhớ lại đoạn hồi ức đau thương này nữa. Xin hãy đón đọc kỳ sau "Lớp trưởng của Linh Chi" các bạn nhé!
- Từ khóa
- hồi ký mảnh đời nghiệt ngã tieu thuyet