Đó là một ngày cuối Đông, à có lẽ là đầu Xuân, đại loại là kiểu thời tiết rất buồn cười. Nó khiến người ta đang khỏe như con voi còi lăn đùng ra cảm sốt nằm bẹp dí ở nhà. Tua lại quãng thời gian trước đó, tôi đã mạnh mồm tuyên bố với tên bạn thân:
- Này, tao sẽ đi biển vào một ngày Đông. Ngày lạnh thật lạnh, mọi người mò lên núi ngắm tuyết, khi đó thì tắm sẽ tắm biển.
Chẳng phải tôi thích sự cô đơn của biển ngày Đông, hay sự lãng mạn đậm chất ngôn tình như mấy bộ phim tôi cày ngày cày đêm đâu. Đơn giản chỉ là thích cái cảm giác lạnh thấu đó, gió lùa xuyên người mà thong dong đi bộ trên cát rồi ngâm mình vào dòng nước lạnh để có thể đóng băng được cũng tốt. Ngắm mặt trời mọc một mình. Đứng trước Biển rộng chỉ có mình tôi thôi chẳng hạn. Gọi là tham lam cũng ổn thôi. Tôi thích như thế. Hơi khác những cô gái cùng lứa tuổi mười bảy mơ mộng một chút nhỉ ? Và vì thế mới có cái ngày mà tôi nằm bẹp dí ở đây như bây giờ đây. Gọi điện cho tên bạn thân ấy, giọng thều thào báo cáo:
- Này, tao ốm, ốm thật đấy, cảm sốt nặng. Vậy nên đừng ghé qua đây kẻo lây cúm đó nhé!
- Rồi, biết rồi, lo cho mình đi, bảo không nghe, ương lắm cô gái ! Nghỉ ngơi đi.
Giọng càu nhàu của hắn chẳng bao giờ khiến tôi bực mình, bởi thừa biết hắn ta cũng quan tâm mình mà thôi.
Bầu trời Đông luôn xám xịt, co cụm đính viền thêm vài tia nắng trên đó, đến nỗi chẳng có tia nào chiếu xuống nhân gian cho đủ ấm. Cơn sốt theo tôi đến nguyên ngày. Tôi vẫn tấn lên người nguyên cái áo len màu đỏ đô tự móc bởi mẹ tôi. Nó là sự kết hợp cầu kì bởi những mũi len kép, len đơn, xen với một vài mũi con sò, chỉ một màu nhưng chỗ lên chỗ xuống tạo nên những đường hoa đơn giản cách điệu cho cái áo. Tôi cũng từng cố gắng học theo mẹ để làm một chiếc khăn đơn giản ngày Đông tặng ai đó. Thế mà, cái hậu quả của nó thật khó lường. Mãi chẳng phân biệt được mũi nào là mũi đơn, mũi nào là mũi kép. Mẹ đã chỉ cách đơn giản nhất là toàn mũi kép không cho một chiếc khăn nam. Vậy mà từ đầu cái khăn có mười bảy mũi đến cuối khăn chẳng hiểu tại sao nó lên tới hai mốt mũi. Mẹ nói, thôi, nếu muốn tặng ai đó, con có thể đặt hàng mẹ làm cho, phí hơi cao một chút. Mẹ dịu dàng như thế, tôi từng ước đứa con gái này của mẹ được một phần của mẹ. Sự hậu đậu của tôi nó như vận xui gắn theo tôi từ nhỏ đến giờ vậy, chẳng chịu buông tay chút nào.
Trận cúm ấy kéo tôi ba ngày liền chẳng thể nào đến lớp. Ngày thứ tư, dường như cái sự ấm ức, khó chịu lên tới đỉnh điểm rồi, tôi quyết định đi học. Vào cái tuổi mười bảy, ai chẳng thầm thương trộm nhớ một ai đó, giả như cậu lớp trưởng lớp tôi chẳng hạn. Nguyên, đẹp trai, học giỏi đúng kiểu lớp trưởng trong truyền thuyết. Lại hơi kịch tính một chút khi Nguyên lại là tay chơi bóng trụ lực trong đội bóng rổ của trường. Fan của cậu ấy phải xếp hàng dài cả kilomet, thua kém gì mấy bạn Kpop đâu. Còn với tôi thì, Nguyên là tia nắng viền của đám mây mùa Đông ấy. Chỉ âm thầm lặng lẽ đứng nhìn tia nắng ấy sưởi ấm cả bầu trời Đông mà chẳng thấy ấm hơn chút nào. Việc ba ngày không tới lớp khiến tôi cồn cào ruột gan. Chẳng hiểu đó có phải là yêu là thích gì không. Cái cảm giác thấy bóng lưng cậu ấy phía trước mặt, thỉnh thoảng quay xuống chỗ tôi ngay đằng sau, cười nói, trêu đùa thật gần gũi. Vài ba lần tôi sẽ chọc chọc vào tấm lưng ấy để cậu ấy gắt um lên, hoặc quay lại vờ như giận dỗi. Nhưng năm cuối cấp ba, cái tiến độ ngồi sau thích thầm của tôi chắc chỉ dừng ở đó. Nguyên cũng không động thái gì đặc biệt hơn với tôi ngoài cái thái độ dịu dàng như với bao người. Cái cơn cảm nắng cảm gió Nguyên của mình chắc tôi chỉ còn duy trì được hết mùa Đông năm nay thôi.
Thò đầu vào cửa nhà tên bạn thân, Duy vui vẻ khi thấy tôi xuất hiện. Chúng tôi chơi với nhau từ bé, nhà cùng một xóm nhỏ nên cứ thế chung lớp từ hồi mẫu giáo tới giờ. Thế giới của tôi đúng là may mắn khi có tên bạn thân như hắn. Như lẽ thông thường người ta hay nghĩ tôi và Duy là cặp đôi, vì chúng tôi như hình với bóng. Thế nhưng chỉ chúng tôi biết là không. Duy cũng đã có một cô bạn gái khá dễ thương, học dưới hai lớp. Hay đi học cùng chúng tôi, tôi cũng rất quý em đó. Chẳng giống như kịch bản thông thường mà dân mạng luôn xây dựng, quan hệ chúng tôi khá tốt. Như sáng nay, chúng tôi vẫn đi học cùng nhau. Duy vui vẻ đoán ngay được ý đồ của tôi :
- Vẫn ốm, vẫn nóng sốt, vẫn đi học. Là nhớ quá không chịu nổi nữa hả? Sắp hết mùa Đông rồi, thôi cứ nhắm mắt mà tỏ rõ lòng với người ta xem thế nào. Người ta thường nói khi thời tiết lạnh là cơ hội cho những người cô đơn. Đừng bỏ lỡ nữa mày! Cố lên
- Tao sợ - Tôi cụt lủn đáp
- Sợ gì?
- Sợ người ta không còn cô đơn
- Úi trời, sợ gì, người ta không còn cô đơn thì cũng tốt, mày hết cảm hết sốt , hết luôn sự hâm hâm dở dở chứ gì. Có ai cảm mãi được đâu! Cái gì cũng có thuốc chữa, mày yên tâm tao có sẵn thuốc phòng bị cho mày rồi.
Tôi âm thầm nhìn trộm Duy, hắn ta chắc chắn đã chuẩn bị cho tôi rồi. Duy luôn nói thật, vì sự tin tưởng của tình bạn bao năm đó chúng tôi mới đi đến đến bây giờ. Duy giờ là người thân của tôi rồi. Có lẽ cũng đến lúc tôi phải đốt cháy mình rồi, cứ mãi lờ đờ lật đật với cái tình cảm nắng gió của mình tôi bị bỏ lỡ cái mùa Xuân tuổi mười bảy của mình mất thôi. Cứ nhìn cặp “chim ri” Duy và người ấy kìa, họ yêu nhau và thật đẹp. Tôi cũng từng ước mình cũng có người thương mình như thế, cứ yêu nhau cho ấm áp, cho hết cái giá Đông này thôi. Chuyến đi Biển đợt rồi tôi lại càng thấu hơn cái cảm giác cô đơn giữa biển. Vì biển mùa Đông đâu có thuộc về riêng tôi, còn có mấy cặp đôi lặng lẽ đi cùng nhau dưới cát đó thôi. Có lẽ ảo tưởng về sự cô đơn của tôi nó trôi tuột từ hôm đó. Đến lúc tôi cần thêm chút dũng khí cho bản thân. Đến lúc tìm cho mình mùa Xuân của riêng mình rồi.
Đến lớp, cái thời tiết khó tính lại làm cơn cảm cúm của tôi trở tay, quay lại hành hạ tôi. Mũi thì liên tục chảy thứ nước đủ cuốn trôi cái dũng khí hồi trước khi bước cửa vào lớp. Rồi qua hai tiết đầu, con sốt lại kéo đến. Nguyên quay lại nhìn tôi lo lắng:
- Không ổn rồi, tớ đưa cậu tới phòng y tế thôi. Cậu nóng ran lên rồi.
Tôi chẳng đủ sức chống chế lại lời đề nghị của Nguyên nữa. Phần vì đó là do sự lo lắng trong lời nói của Nguyên, nó ngọt ngào, ấm áp như con sốt đang cháy trong tôi. Phần vì tôi mệt thật sự. Cô y tá đưa Nguyên cái kẹp nhiệt độ bảo đo cho tôi xem thế nào, rồi cô đi đâu đó. Nguyên sốt ruột chờ đợi cây nhiệt kế của tôi. Cậu cứ đứng lên ngồi xuống liên tục, rồi đi ra, rồi đi vào. Đến độ cô tá trở lại và nói
- Cậu bé, bình tĩnh, có gì đâu, cơn sốt này theo chu kì thôi, không sao đâu.
Rồi Nguyên ngồi xuống cạnh tôi, thôi không đi qua đi lại nữa. Lần đầu thấy dáng vẻ sốt ruột lo lắng của cậu ấy, tôi phì cười, tự dưng buông lời chẳng nghĩ:
- Này, cậu cứ làm như tớ là bạn gái của cậu vậy.
Nói rồi mới giật mình bởi lời mình nói. Tôi cứ ngỡ mình chỉ thì thầm trong lòng thôi, ai ngờ nó lại thều thào thốt ra tự bao giờ. Nguyên quay lại nhìn tôi, vẻ mặt kinh ngạc hơn. Cậu lúng túng xấu hổ :
- Hả, cậu nói gì cơ?
- À, không, tớ đo xong rồi này, cậu xem hộ đi, tớ chẳng còn nhìn rõ luôn - Tôi đánh trống lảng che giấu sự xấu hổ cũng chẳng kém Nguyên.
Giống như hai kẻ trộm bị bắt gặp, Nguyên nhanh chóng tìm cô y tá trường bên ngoài. Tôi thì quay người, kéo chăn trùm kín đầu, thầm mong cái ngày dại dột này không xảy ra. Tự trách mình thật là ngu ngốc, giờ có cái lỗ mà chui thì tốt. Nghe đâu lóng thoáng bên ngoài Nguyên đang phân trần hỏi cô y tá về tình trạng của tôi:
- Cô xem có cần tới viện không, chứ bạn cháu sốt ba ngày ở nhà rồi mà đến hôm nay ngày thứ tư rồi vẫn 38 độ này thì nguy hiểm quá rồi chứ.
- Yên tâm đi chàng trai, ba tám này là thấp rồi, cô bạn của cậu chỉ hơi kiệt sức hơn chút ấy thôi. Cô nghĩ tạm thời cho bạn ấy nghỉ học hôm nay. Còn cháu về lớp đi, để cô trông bạn ấy được rồi.
Tôi chỉ nghe đến đó, rồi nhắm mắt ngủ cho quên đi cái lỗi ngu ngốc của mình. Cái mặt méo xệch, chảy dài nhìn sân trường giờ tan học. Mọi người đã về hết từ lúc nào. Mới chớp mắt cái mà sân trường đã cạn người rồi. Còn lác đác một vài bạn đang ra về do ở lại trực nhật chăng. Cô y tá cho phép tôi về nhà nghỉ vì cũng cắt sốt từ lâu. Kèm lời đề nghị ở nhà theo dõi thêm hai ngày cuối tuần nữa nhé. Sân trường thì ngập lá bàng. Mấy cành bàng trên cây thì trơ trọi như mấy cậu trai cắt trọc đầu ấy. Còn sân trường thì lá bàng ứ thành ti tỉ lớp lá chồng lên nhau. Đẹp đấy, nhưng mà “cảnh buồn người có vui đâu bao giờ”. Đang thơ thẩn suy nghĩ, bỗng cơn gió lạ kéo đến, đám lá dưới gốc tung tóe chạy tạo lên bản nhạc rì rào. Tôi co mình lại, vội kéo khóa cái áo khoác đồng phục lên tới tận cổ. Đi đến cửa lớp thì đụng phải ai đó bước trong lớp đi ra. Đúng là một ngày xui xẻo của mình, sự hậu đậu chẳng bao giờ buông tha một đứa như mình. Nhanh như cắt, tôi lấy hết sức lực còn lạibật dậy, định trút sự tức giận lên kẻ vừa gây ra tai nạn vừa rồi. Định bò dậy, thì thấy bóng cái áo len vặn thừng màu xanh lá cây thẫm trước mặt. Màu này, kiểu áo này quen quá. Tôi nhìn lên, mắt chạm mắt, đơ người chừng vài giây, là Nguyên.
- Sao giờ này cậu vẫn ở đây?
- À, tớ đang định mang cặp lên phòng y tế cho cậu đây, để tớ đưa cậu về luôn.
- À, ừ. À thôi, không cần đâu tớ tự về được – Tôi lắp ba lắp bắp như vấp phải cục đá trong họng.
- À, ừ gì nữa, cậu có định dậy không hay cứ ngồi đây cho chết lạnh nữa hả.
Đến lúc này tôi như hồi phục cái tâm thần của mình. Nguyên thì cứ khom người giơ tay chờ tôi, tôi thì cứ cái tư thế nửa nằm nửa ngồi như mấy cầu thủ “ăn vạ” trên sân. Vội vàng đưa tay mình đặt vào tay cậu ấy. Cả thân mình bỗng như có điện giật. Lần đầu tiên tôi được nắm tay một chàng trai, lại là ‘Crush” của mình. Bàn tay cậu chắc, cảm giác các cơ cứng đơ ở đó, ôm trọn cái bàn tay gầy gò dài hơn bình thường của tôi. Còn ấm nữa chứ, hay tại tôi thấy nó ấm nhỉ. À không, nó ấm thật. Vì sau đó, Nguyên bảo:
- Sao người cậu nóng mà tay lại lạnh thế, đeo đôi găng này vào đi.
Nguyên quảng cho tôi đôi găng tay của cậu, vừa, dù nó là găng con trai, cũng là một đôi găng tự đan, tôi biết điều đó, tôi có kinh nghiệm khi nhìn vào mấy sản phẩm đan móc này mà. Bỗng cái mặt tôi lại tái mét, vì nghĩ có lẽ Nguyên có người yêu thật rồi. Có lẽ bạn gái cậu ấy làm đôi găng này cũng như cái áo len vặn thừng cậu đang mặc ấy. Tôi thất vọng vì đống suy tưởng của chính mình. Rồi quay lại nhìn Nguyên, đúng là một lớp trưởng tốt. Nguyên đưa tôi về như lời hứa. Cả chẳng đường cậu hỏi thăm và kể lại tình hình mấy ngày qua cho tôi. Tôi như một đứa bị bệnh thêm, chẳng rằng chẳng nói gì, ậm ờ, cho qua chuyện. Về đến nhà, xuống khỏi chiếc xe đạp của cậu, tôi thẫn thờ nhìn vào cái gác ba ga xe cậu. Đây là lần đầu tiên tôi tới gần với giấc mơ của mình mà lại phải xa nó ngay. Trời trở lạnh hơn, Nguyên nhẹ nhàng nói:
- Thôi cậu nghỉ ngơi đi, tranh thủ hai ngày cuối tuần bồi dưỡng và đừng ra ngoài nữa kẻo ốm thêm nhé. Cố gắng khỏi đi thứ hai mà đi học chứ.
- Ừ, cảm ơn lớp trưởng ngày hôm nay nhé.
- Ừ, không có gì mà, thứ hai tớ đón cậu nhé
Tôi ngỡ ngàng nhìn Nguyên, có thể là lời đề nghị bình thường nhưng với tôi nó như mở cờ trong bụng. Tôi bấm bụng, liều hỏi Nguyên một thắc mắc nãy giờ trong lòng:
- Này, Nguyên, áo và găng tay của cậu là bạn gái tặng à? Hình như nó được tự làm, rất cầu kì? – Tôi lí nhí ở cuối câu.
- Cậu giỏi thật ấy, biết là sản phẩm tự làm hả? Tớ còn không biết đó. Mà không phải bạn gái đâu, tớ làm gì có. Mẹ tớ làm cho đó, đẹp nhỉ?
- À, thì ra là thế. Đẹp thật đấy – Tôi cười, nụ cười phải gọi là chiến thắng kì tích của mình.
Quay người định bụng bước vào thì Nguyên gọi giật lại:
- Này, thế thứ hai tớ đón cậu thật nha?
Tôi cười đáp lại lời đề nghị đó:
- Nếu điều đó không làm lớp trưởng bận tâm thì tớ cảm ơn.
- Này, tớ không thích cách cậu cứ gọi tớ là lớp trưởng này kia nữa đâu. Tớ muốn cậu gọi tớ là Nguyên, là bạn, là hơn thế nữa cũng được.
Tôi thấy mặt cậu đỏ dần lên như ông mặt trời hay như cơn sốt của tôi truyền sang cậu ấy rồi đó. Tôi lùi lại, đến trước mặt cậu, rõ ràng, rành mạch đến sau đó tôi nghĩ có thể do cơn sốt của mình nó truyền lửa cho tôi đến thế:
- Này Nguyên, Nguyên này, tớ thích cậu đó, và tớ cũng định bụng đan cho cậu một thứ gì đó, cậu thích cái gì? Khăn nhé, tớ thấy cậu chẳng đeo khăn khi nào?
Cơn gió ở đâu kéo đến tiếp khiến cái chuông gió trước cửa nhà bố tôi treo gây chú ý bằng tiếng chuông ngân dài, trầm nhẹ nhàng. Nó thật sự như đánh dấu một thời khắc thiêng liêng của chúng tôi khi ấy. Thời gian dừng lại trước hiên nhà. Nguyên quay người, nhanh nhẹn đáp lại:
- Tớ còn thích cậu nhiều hơn và lâu hơn đó đồ ngốc. Mong chờ chiếc khăn màu xanh lá nhé, tớ thích màu xanh lá.
Nói rồi, Nguyên đạp nhanh xe. Nhìn cái bóng cậu phía xa ngửa cổ nhìn lên trời, reo hò ầm ĩ. Giống cái dáng vẻ luống cuống của cậu chàng khi trong phòng y tế lúc sáng quá. Thì ra là Nguyên cũng thích mình. Thì ra là cậu ấy cũng thích mình lâu rồi. Tôi bật cười với hình ảnh tưởng tượng tua lại từ ngày đầu chúng tôi quen nhau. Có lẽ là lần dựa xe đổ đống vào nhau từ hôm đầu vào lớp mười. Hai đứa đứng nhìn hàng xe đổ theo hiệu ứng “domino” xong cười phá lên như hai kẻ dở. Không biết với Nguyên là khi nào nhưng với tôi là khi đó.
Hùng hồn bước vào nhà, tôi tìm bóng mẹ ngay. Thấy mẹ đang lụi cụi nấu món củ su hào thơm nồng. Tôi ôm chầm mẹ trong sự sung sướng vẫn đang chạy tê người:
- Mẹ yêu, dạy con đan khăn lại nhé, kiểu nào đẹp nhất ý, lần này khó mấy con cũng học được nhé. Mà nhà mình còn len màu xanh lá không mẹ?
- Thế cô không chịu thuê tôi nữa hả? – Mẹ cười dịu dàng như mùa Đông này
Và cũng chẳng gì giấu nổi người mẹ tuyệt vời của tôi.
Nguồn ảnh: Sưu tầm internet
- Này, tao sẽ đi biển vào một ngày Đông. Ngày lạnh thật lạnh, mọi người mò lên núi ngắm tuyết, khi đó thì tắm sẽ tắm biển.
Chẳng phải tôi thích sự cô đơn của biển ngày Đông, hay sự lãng mạn đậm chất ngôn tình như mấy bộ phim tôi cày ngày cày đêm đâu. Đơn giản chỉ là thích cái cảm giác lạnh thấu đó, gió lùa xuyên người mà thong dong đi bộ trên cát rồi ngâm mình vào dòng nước lạnh để có thể đóng băng được cũng tốt. Ngắm mặt trời mọc một mình. Đứng trước Biển rộng chỉ có mình tôi thôi chẳng hạn. Gọi là tham lam cũng ổn thôi. Tôi thích như thế. Hơi khác những cô gái cùng lứa tuổi mười bảy mơ mộng một chút nhỉ ? Và vì thế mới có cái ngày mà tôi nằm bẹp dí ở đây như bây giờ đây. Gọi điện cho tên bạn thân ấy, giọng thều thào báo cáo:
- Này, tao ốm, ốm thật đấy, cảm sốt nặng. Vậy nên đừng ghé qua đây kẻo lây cúm đó nhé!
- Rồi, biết rồi, lo cho mình đi, bảo không nghe, ương lắm cô gái ! Nghỉ ngơi đi.
Giọng càu nhàu của hắn chẳng bao giờ khiến tôi bực mình, bởi thừa biết hắn ta cũng quan tâm mình mà thôi.
Bầu trời Đông luôn xám xịt, co cụm đính viền thêm vài tia nắng trên đó, đến nỗi chẳng có tia nào chiếu xuống nhân gian cho đủ ấm. Cơn sốt theo tôi đến nguyên ngày. Tôi vẫn tấn lên người nguyên cái áo len màu đỏ đô tự móc bởi mẹ tôi. Nó là sự kết hợp cầu kì bởi những mũi len kép, len đơn, xen với một vài mũi con sò, chỉ một màu nhưng chỗ lên chỗ xuống tạo nên những đường hoa đơn giản cách điệu cho cái áo. Tôi cũng từng cố gắng học theo mẹ để làm một chiếc khăn đơn giản ngày Đông tặng ai đó. Thế mà, cái hậu quả của nó thật khó lường. Mãi chẳng phân biệt được mũi nào là mũi đơn, mũi nào là mũi kép. Mẹ đã chỉ cách đơn giản nhất là toàn mũi kép không cho một chiếc khăn nam. Vậy mà từ đầu cái khăn có mười bảy mũi đến cuối khăn chẳng hiểu tại sao nó lên tới hai mốt mũi. Mẹ nói, thôi, nếu muốn tặng ai đó, con có thể đặt hàng mẹ làm cho, phí hơi cao một chút. Mẹ dịu dàng như thế, tôi từng ước đứa con gái này của mẹ được một phần của mẹ. Sự hậu đậu của tôi nó như vận xui gắn theo tôi từ nhỏ đến giờ vậy, chẳng chịu buông tay chút nào.
Trận cúm ấy kéo tôi ba ngày liền chẳng thể nào đến lớp. Ngày thứ tư, dường như cái sự ấm ức, khó chịu lên tới đỉnh điểm rồi, tôi quyết định đi học. Vào cái tuổi mười bảy, ai chẳng thầm thương trộm nhớ một ai đó, giả như cậu lớp trưởng lớp tôi chẳng hạn. Nguyên, đẹp trai, học giỏi đúng kiểu lớp trưởng trong truyền thuyết. Lại hơi kịch tính một chút khi Nguyên lại là tay chơi bóng trụ lực trong đội bóng rổ của trường. Fan của cậu ấy phải xếp hàng dài cả kilomet, thua kém gì mấy bạn Kpop đâu. Còn với tôi thì, Nguyên là tia nắng viền của đám mây mùa Đông ấy. Chỉ âm thầm lặng lẽ đứng nhìn tia nắng ấy sưởi ấm cả bầu trời Đông mà chẳng thấy ấm hơn chút nào. Việc ba ngày không tới lớp khiến tôi cồn cào ruột gan. Chẳng hiểu đó có phải là yêu là thích gì không. Cái cảm giác thấy bóng lưng cậu ấy phía trước mặt, thỉnh thoảng quay xuống chỗ tôi ngay đằng sau, cười nói, trêu đùa thật gần gũi. Vài ba lần tôi sẽ chọc chọc vào tấm lưng ấy để cậu ấy gắt um lên, hoặc quay lại vờ như giận dỗi. Nhưng năm cuối cấp ba, cái tiến độ ngồi sau thích thầm của tôi chắc chỉ dừng ở đó. Nguyên cũng không động thái gì đặc biệt hơn với tôi ngoài cái thái độ dịu dàng như với bao người. Cái cơn cảm nắng cảm gió Nguyên của mình chắc tôi chỉ còn duy trì được hết mùa Đông năm nay thôi.
Thò đầu vào cửa nhà tên bạn thân, Duy vui vẻ khi thấy tôi xuất hiện. Chúng tôi chơi với nhau từ bé, nhà cùng một xóm nhỏ nên cứ thế chung lớp từ hồi mẫu giáo tới giờ. Thế giới của tôi đúng là may mắn khi có tên bạn thân như hắn. Như lẽ thông thường người ta hay nghĩ tôi và Duy là cặp đôi, vì chúng tôi như hình với bóng. Thế nhưng chỉ chúng tôi biết là không. Duy cũng đã có một cô bạn gái khá dễ thương, học dưới hai lớp. Hay đi học cùng chúng tôi, tôi cũng rất quý em đó. Chẳng giống như kịch bản thông thường mà dân mạng luôn xây dựng, quan hệ chúng tôi khá tốt. Như sáng nay, chúng tôi vẫn đi học cùng nhau. Duy vui vẻ đoán ngay được ý đồ của tôi :
- Vẫn ốm, vẫn nóng sốt, vẫn đi học. Là nhớ quá không chịu nổi nữa hả? Sắp hết mùa Đông rồi, thôi cứ nhắm mắt mà tỏ rõ lòng với người ta xem thế nào. Người ta thường nói khi thời tiết lạnh là cơ hội cho những người cô đơn. Đừng bỏ lỡ nữa mày! Cố lên
- Tao sợ - Tôi cụt lủn đáp
- Sợ gì?
- Sợ người ta không còn cô đơn
- Úi trời, sợ gì, người ta không còn cô đơn thì cũng tốt, mày hết cảm hết sốt , hết luôn sự hâm hâm dở dở chứ gì. Có ai cảm mãi được đâu! Cái gì cũng có thuốc chữa, mày yên tâm tao có sẵn thuốc phòng bị cho mày rồi.
Tôi âm thầm nhìn trộm Duy, hắn ta chắc chắn đã chuẩn bị cho tôi rồi. Duy luôn nói thật, vì sự tin tưởng của tình bạn bao năm đó chúng tôi mới đi đến đến bây giờ. Duy giờ là người thân của tôi rồi. Có lẽ cũng đến lúc tôi phải đốt cháy mình rồi, cứ mãi lờ đờ lật đật với cái tình cảm nắng gió của mình tôi bị bỏ lỡ cái mùa Xuân tuổi mười bảy của mình mất thôi. Cứ nhìn cặp “chim ri” Duy và người ấy kìa, họ yêu nhau và thật đẹp. Tôi cũng từng ước mình cũng có người thương mình như thế, cứ yêu nhau cho ấm áp, cho hết cái giá Đông này thôi. Chuyến đi Biển đợt rồi tôi lại càng thấu hơn cái cảm giác cô đơn giữa biển. Vì biển mùa Đông đâu có thuộc về riêng tôi, còn có mấy cặp đôi lặng lẽ đi cùng nhau dưới cát đó thôi. Có lẽ ảo tưởng về sự cô đơn của tôi nó trôi tuột từ hôm đó. Đến lúc tôi cần thêm chút dũng khí cho bản thân. Đến lúc tìm cho mình mùa Xuân của riêng mình rồi.
Đến lớp, cái thời tiết khó tính lại làm cơn cảm cúm của tôi trở tay, quay lại hành hạ tôi. Mũi thì liên tục chảy thứ nước đủ cuốn trôi cái dũng khí hồi trước khi bước cửa vào lớp. Rồi qua hai tiết đầu, con sốt lại kéo đến. Nguyên quay lại nhìn tôi lo lắng:
- Không ổn rồi, tớ đưa cậu tới phòng y tế thôi. Cậu nóng ran lên rồi.
Tôi chẳng đủ sức chống chế lại lời đề nghị của Nguyên nữa. Phần vì đó là do sự lo lắng trong lời nói của Nguyên, nó ngọt ngào, ấm áp như con sốt đang cháy trong tôi. Phần vì tôi mệt thật sự. Cô y tá đưa Nguyên cái kẹp nhiệt độ bảo đo cho tôi xem thế nào, rồi cô đi đâu đó. Nguyên sốt ruột chờ đợi cây nhiệt kế của tôi. Cậu cứ đứng lên ngồi xuống liên tục, rồi đi ra, rồi đi vào. Đến độ cô tá trở lại và nói
- Cậu bé, bình tĩnh, có gì đâu, cơn sốt này theo chu kì thôi, không sao đâu.
Rồi Nguyên ngồi xuống cạnh tôi, thôi không đi qua đi lại nữa. Lần đầu thấy dáng vẻ sốt ruột lo lắng của cậu ấy, tôi phì cười, tự dưng buông lời chẳng nghĩ:
- Này, cậu cứ làm như tớ là bạn gái của cậu vậy.
Nói rồi mới giật mình bởi lời mình nói. Tôi cứ ngỡ mình chỉ thì thầm trong lòng thôi, ai ngờ nó lại thều thào thốt ra tự bao giờ. Nguyên quay lại nhìn tôi, vẻ mặt kinh ngạc hơn. Cậu lúng túng xấu hổ :
- Hả, cậu nói gì cơ?
- À, không, tớ đo xong rồi này, cậu xem hộ đi, tớ chẳng còn nhìn rõ luôn - Tôi đánh trống lảng che giấu sự xấu hổ cũng chẳng kém Nguyên.
Giống như hai kẻ trộm bị bắt gặp, Nguyên nhanh chóng tìm cô y tá trường bên ngoài. Tôi thì quay người, kéo chăn trùm kín đầu, thầm mong cái ngày dại dột này không xảy ra. Tự trách mình thật là ngu ngốc, giờ có cái lỗ mà chui thì tốt. Nghe đâu lóng thoáng bên ngoài Nguyên đang phân trần hỏi cô y tá về tình trạng của tôi:
- Cô xem có cần tới viện không, chứ bạn cháu sốt ba ngày ở nhà rồi mà đến hôm nay ngày thứ tư rồi vẫn 38 độ này thì nguy hiểm quá rồi chứ.
- Yên tâm đi chàng trai, ba tám này là thấp rồi, cô bạn của cậu chỉ hơi kiệt sức hơn chút ấy thôi. Cô nghĩ tạm thời cho bạn ấy nghỉ học hôm nay. Còn cháu về lớp đi, để cô trông bạn ấy được rồi.
Tôi chỉ nghe đến đó, rồi nhắm mắt ngủ cho quên đi cái lỗi ngu ngốc của mình. Cái mặt méo xệch, chảy dài nhìn sân trường giờ tan học. Mọi người đã về hết từ lúc nào. Mới chớp mắt cái mà sân trường đã cạn người rồi. Còn lác đác một vài bạn đang ra về do ở lại trực nhật chăng. Cô y tá cho phép tôi về nhà nghỉ vì cũng cắt sốt từ lâu. Kèm lời đề nghị ở nhà theo dõi thêm hai ngày cuối tuần nữa nhé. Sân trường thì ngập lá bàng. Mấy cành bàng trên cây thì trơ trọi như mấy cậu trai cắt trọc đầu ấy. Còn sân trường thì lá bàng ứ thành ti tỉ lớp lá chồng lên nhau. Đẹp đấy, nhưng mà “cảnh buồn người có vui đâu bao giờ”. Đang thơ thẩn suy nghĩ, bỗng cơn gió lạ kéo đến, đám lá dưới gốc tung tóe chạy tạo lên bản nhạc rì rào. Tôi co mình lại, vội kéo khóa cái áo khoác đồng phục lên tới tận cổ. Đi đến cửa lớp thì đụng phải ai đó bước trong lớp đi ra. Đúng là một ngày xui xẻo của mình, sự hậu đậu chẳng bao giờ buông tha một đứa như mình. Nhanh như cắt, tôi lấy hết sức lực còn lạibật dậy, định trút sự tức giận lên kẻ vừa gây ra tai nạn vừa rồi. Định bò dậy, thì thấy bóng cái áo len vặn thừng màu xanh lá cây thẫm trước mặt. Màu này, kiểu áo này quen quá. Tôi nhìn lên, mắt chạm mắt, đơ người chừng vài giây, là Nguyên.
- Sao giờ này cậu vẫn ở đây?
- À, tớ đang định mang cặp lên phòng y tế cho cậu đây, để tớ đưa cậu về luôn.
- À, ừ. À thôi, không cần đâu tớ tự về được – Tôi lắp ba lắp bắp như vấp phải cục đá trong họng.
- À, ừ gì nữa, cậu có định dậy không hay cứ ngồi đây cho chết lạnh nữa hả.
Đến lúc này tôi như hồi phục cái tâm thần của mình. Nguyên thì cứ khom người giơ tay chờ tôi, tôi thì cứ cái tư thế nửa nằm nửa ngồi như mấy cầu thủ “ăn vạ” trên sân. Vội vàng đưa tay mình đặt vào tay cậu ấy. Cả thân mình bỗng như có điện giật. Lần đầu tiên tôi được nắm tay một chàng trai, lại là ‘Crush” của mình. Bàn tay cậu chắc, cảm giác các cơ cứng đơ ở đó, ôm trọn cái bàn tay gầy gò dài hơn bình thường của tôi. Còn ấm nữa chứ, hay tại tôi thấy nó ấm nhỉ. À không, nó ấm thật. Vì sau đó, Nguyên bảo:
- Sao người cậu nóng mà tay lại lạnh thế, đeo đôi găng này vào đi.
Nguyên quảng cho tôi đôi găng tay của cậu, vừa, dù nó là găng con trai, cũng là một đôi găng tự đan, tôi biết điều đó, tôi có kinh nghiệm khi nhìn vào mấy sản phẩm đan móc này mà. Bỗng cái mặt tôi lại tái mét, vì nghĩ có lẽ Nguyên có người yêu thật rồi. Có lẽ bạn gái cậu ấy làm đôi găng này cũng như cái áo len vặn thừng cậu đang mặc ấy. Tôi thất vọng vì đống suy tưởng của chính mình. Rồi quay lại nhìn Nguyên, đúng là một lớp trưởng tốt. Nguyên đưa tôi về như lời hứa. Cả chẳng đường cậu hỏi thăm và kể lại tình hình mấy ngày qua cho tôi. Tôi như một đứa bị bệnh thêm, chẳng rằng chẳng nói gì, ậm ờ, cho qua chuyện. Về đến nhà, xuống khỏi chiếc xe đạp của cậu, tôi thẫn thờ nhìn vào cái gác ba ga xe cậu. Đây là lần đầu tiên tôi tới gần với giấc mơ của mình mà lại phải xa nó ngay. Trời trở lạnh hơn, Nguyên nhẹ nhàng nói:
- Thôi cậu nghỉ ngơi đi, tranh thủ hai ngày cuối tuần bồi dưỡng và đừng ra ngoài nữa kẻo ốm thêm nhé. Cố gắng khỏi đi thứ hai mà đi học chứ.
- Ừ, cảm ơn lớp trưởng ngày hôm nay nhé.
- Ừ, không có gì mà, thứ hai tớ đón cậu nhé
Tôi ngỡ ngàng nhìn Nguyên, có thể là lời đề nghị bình thường nhưng với tôi nó như mở cờ trong bụng. Tôi bấm bụng, liều hỏi Nguyên một thắc mắc nãy giờ trong lòng:
- Này, Nguyên, áo và găng tay của cậu là bạn gái tặng à? Hình như nó được tự làm, rất cầu kì? – Tôi lí nhí ở cuối câu.
- Cậu giỏi thật ấy, biết là sản phẩm tự làm hả? Tớ còn không biết đó. Mà không phải bạn gái đâu, tớ làm gì có. Mẹ tớ làm cho đó, đẹp nhỉ?
- À, thì ra là thế. Đẹp thật đấy – Tôi cười, nụ cười phải gọi là chiến thắng kì tích của mình.
Quay người định bụng bước vào thì Nguyên gọi giật lại:
- Này, thế thứ hai tớ đón cậu thật nha?
Tôi cười đáp lại lời đề nghị đó:
- Nếu điều đó không làm lớp trưởng bận tâm thì tớ cảm ơn.
- Này, tớ không thích cách cậu cứ gọi tớ là lớp trưởng này kia nữa đâu. Tớ muốn cậu gọi tớ là Nguyên, là bạn, là hơn thế nữa cũng được.
Tôi thấy mặt cậu đỏ dần lên như ông mặt trời hay như cơn sốt của tôi truyền sang cậu ấy rồi đó. Tôi lùi lại, đến trước mặt cậu, rõ ràng, rành mạch đến sau đó tôi nghĩ có thể do cơn sốt của mình nó truyền lửa cho tôi đến thế:
- Này Nguyên, Nguyên này, tớ thích cậu đó, và tớ cũng định bụng đan cho cậu một thứ gì đó, cậu thích cái gì? Khăn nhé, tớ thấy cậu chẳng đeo khăn khi nào?
Cơn gió ở đâu kéo đến tiếp khiến cái chuông gió trước cửa nhà bố tôi treo gây chú ý bằng tiếng chuông ngân dài, trầm nhẹ nhàng. Nó thật sự như đánh dấu một thời khắc thiêng liêng của chúng tôi khi ấy. Thời gian dừng lại trước hiên nhà. Nguyên quay người, nhanh nhẹn đáp lại:
- Tớ còn thích cậu nhiều hơn và lâu hơn đó đồ ngốc. Mong chờ chiếc khăn màu xanh lá nhé, tớ thích màu xanh lá.
Nói rồi, Nguyên đạp nhanh xe. Nhìn cái bóng cậu phía xa ngửa cổ nhìn lên trời, reo hò ầm ĩ. Giống cái dáng vẻ luống cuống của cậu chàng khi trong phòng y tế lúc sáng quá. Thì ra là Nguyên cũng thích mình. Thì ra là cậu ấy cũng thích mình lâu rồi. Tôi bật cười với hình ảnh tưởng tượng tua lại từ ngày đầu chúng tôi quen nhau. Có lẽ là lần dựa xe đổ đống vào nhau từ hôm đầu vào lớp mười. Hai đứa đứng nhìn hàng xe đổ theo hiệu ứng “domino” xong cười phá lên như hai kẻ dở. Không biết với Nguyên là khi nào nhưng với tôi là khi đó.
Hùng hồn bước vào nhà, tôi tìm bóng mẹ ngay. Thấy mẹ đang lụi cụi nấu món củ su hào thơm nồng. Tôi ôm chầm mẹ trong sự sung sướng vẫn đang chạy tê người:
- Mẹ yêu, dạy con đan khăn lại nhé, kiểu nào đẹp nhất ý, lần này khó mấy con cũng học được nhé. Mà nhà mình còn len màu xanh lá không mẹ?
- Thế cô không chịu thuê tôi nữa hả? – Mẹ cười dịu dàng như mùa Đông này
Và cũng chẳng gì giấu nổi người mẹ tuyệt vời của tôi.
Nguồn ảnh: Sưu tầm internet