Tôi vẫn nhớ từng con dốc bung trắng hoa vải, những vườn đồi đỏ mọng quả chín lả lơi chừng như trêu ngươi mặt đất. Lục Ngạn mùa vải thắp đèn như bắt vít nỗi thương vào lòng tôi. Nỗi thương trổ vào lòng những lọn hương trung du miền núi đậm đà.
Tháng sáu – mùa hè chưa già, nắng không còn non màu trà nhạt cũng không đỏng đảnh trải tấm lụa vàng rơm trên sườn đồi. Mỗi dạo nghe tiếng con tu hú nở ra từng đợt trong vòm lá vọng xuống từ trên đồi là biết chắc mùa vải chín tràn về. Tháng sáu là lời hẹn của những chùm vải thơm hồng bàn tay.
Ừ, nhiều mùa vải thiều qua lắm rồi. Cây ra lộc, ra hoa rồi lại kết quả. Những đứa trẻ lớn thêm lên qua mỗi mùa chùm vải lòa xòa kéo cành gần sát mặt đất. Nhiều người đã đến và đi, nhiều chuyện vui và buồn, có người sinh ra và cũng có người mất đi trên huyện núi này. Con sông Lục Nam vẫn trăm năm bền bỉ chắt chiu vun bồi cho quả vải trứ danh thêm ngọt thịt, đỏ vỏ, thơm hương. Riêng mùa vải năm nay có lẽ hơi buồn một chút khi mỗi ngày lại nghe tin thêm nhiều ca nhiễm Covid mới. Vậy mà hết đêm sáng ngày, sau trận mưa hả hê trái vải lại càng căng mình mọng nước, đỏ hồng lên như trong người có sức mạnh bất chấp khó khăn, không dễ gì chùn bước. Mẹ vừa gọi sang kể, vải thiều năm nay được “ngồi” hẳn máy bay riêng bay vào miền Nam. Đồng bào mình chung tay đẩy lùi đại dịch, không có ai bị bỏ lại cả. Nghe vừa vui vừa buồn.
Bạn bè ngoại quốc hỏi nhắn tin hỏi, “Đây là quả lệ chi à mày?” khi thấy tôi post story trên Facebook. Phải rồi, quả vải – quả lệ chi gắn liền với án oan lệ chi viên nổi tiếng lịch sử. Vải thì nhiều nơi trồng được. Nhưng mỗi nơi có linh hồn riêng, đặc trưng riêng. Thành ra quả vải xuất xứ từ nơi này ăn nghe lạ lạ so với xuất xứ từ nơi khác. Vải Lục Ngạn nổi tiếng nhờ hương vị riêng đặc trưng: mỏng vỏ, dày thịt, ngọt thanh, nhỏ hạt,… Nói thì nghe dễ chứ nhiều khi người ta tha thiết với một cái gì đó là vì kỷ niệm. Kỷ niệm làm nên dáng dấp, sắc vị, cảm giác không lẫn đi đâu được. Tôi không thể kể với các bạn nước ngoài từng kỷ niệm về đồi vải bạt ngàn ở quê nhà hay mùi hoa vải bình yên trong nắng; đàn ong làm tổ gom mật trên cành cao hoặc về những chùm quả xanh đỏ dần, đỏ dần khi xòa xuống thấp, còn tôi thì ngày một lớn lên; về cảnh mọi người trong thôn háo hức đi trẩy quả; những đứa trẻ thích thú trộm từng thớ thịt ngon lành đọng mật ăn ngấu nghiến (vì ăn trộm lúc nào cũng ngon hơn mà, phải không?); những chiếc cổ cố rướn lên cao hơn nữa để hít hà được thật nhiều mùi hương ban mai trong vườn đồi sản vật. Tôi không thể kể tường tận về cô thiếu nữ phóng khoáng thích xõa tóc cho hương thơm bện vào từng sợi nhỏ trên đầu…Bởi vậy mà mỗi lần đưa miếng vải vào miệng thì nước trong mắt lại trào ra. Cái vít bắt niềm thương nhớ cố hương vào lòng tôi lại vít sâu hơn chút nữa thì phải.
Mùa vải chín. Ảnh: Mỹ Thuận.
Có lẽ một hai năm nữa hay ba bốn năm nữa tôi sẽ về. Khi mà dịch bệnh bình ổn hơn, cuộc sống bình thường trở lại. Khi mà mùa vải chín vừa chạm ngõ. Tôi sẽ mân mê từng quả đỏ đầu mùa và cuối mùa, những quả ánh lên dưới nắng và thơm ướt sau cơn mưa, những quả tôi gặp buổi chiều và sáng sớm. Tôi sẽ tìm lại cô gái thời niên thiếu để được nhìn cô từ xa, dẫu biết cô bây giờ không còn thả tóc dài ướp hương vải chín ngọt lành như trước nữa.
Tháng sáu – mùa hè chưa già, nắng không còn non màu trà nhạt cũng không đỏng đảnh trải tấm lụa vàng rơm trên sườn đồi. Mỗi dạo nghe tiếng con tu hú nở ra từng đợt trong vòm lá vọng xuống từ trên đồi là biết chắc mùa vải chín tràn về. Tháng sáu là lời hẹn của những chùm vải thơm hồng bàn tay.
Thật ra mùa vải bắt đầu khi trong vòm lá bán nguyệt bung ra những làn hương mê đắm. Độ chừng đầu tháng ba là cây vải ra hoa. Hoa trắng cả cành nhỏ rồi lan ra cành lớn, lan từ cây này qua cây khác, từ đồi này qua đồi khác, từ đồi thấp đến đồi cao. Còn nhớ cô thiếu nữ thích xõa mái tóc dài mỗi độ cùng tôi băng qua tán lá kép lông chim, chỉ vào chùm hoa vải thiều từ cuống đến nụ đều phủ một lớp lông tơ màu trắng. Cô dịu dàng bảo tôi “Hoa thơm lắm”. Tóc cô đen dài, từng sợi óng ánh hương vải của núi rừng diễm tuyệt. Hôm ở xứ người vô tình bắt gặp hộp vải thiều tươi của quê nhà bán với giá 9.000 yên một hộp, vải sấy, vải đóng hộp các thứ,…lòng vừa vui vừa thổn thức nhớ. Vui vì sản vật quê mình đã vững mạnh vươn ra thế giới bên ngoài. Nhớ cô gái Lục Ngạn, chẳng biết bây giờ có còn thích trốn dưới gốc cây nào đó giữa vườn đồi đỏ quả hay không?Ừ, nhiều mùa vải thiều qua lắm rồi. Cây ra lộc, ra hoa rồi lại kết quả. Những đứa trẻ lớn thêm lên qua mỗi mùa chùm vải lòa xòa kéo cành gần sát mặt đất. Nhiều người đã đến và đi, nhiều chuyện vui và buồn, có người sinh ra và cũng có người mất đi trên huyện núi này. Con sông Lục Nam vẫn trăm năm bền bỉ chắt chiu vun bồi cho quả vải trứ danh thêm ngọt thịt, đỏ vỏ, thơm hương. Riêng mùa vải năm nay có lẽ hơi buồn một chút khi mỗi ngày lại nghe tin thêm nhiều ca nhiễm Covid mới. Vậy mà hết đêm sáng ngày, sau trận mưa hả hê trái vải lại càng căng mình mọng nước, đỏ hồng lên như trong người có sức mạnh bất chấp khó khăn, không dễ gì chùn bước. Mẹ vừa gọi sang kể, vải thiều năm nay được “ngồi” hẳn máy bay riêng bay vào miền Nam. Đồng bào mình chung tay đẩy lùi đại dịch, không có ai bị bỏ lại cả. Nghe vừa vui vừa buồn.
Bạn bè ngoại quốc hỏi nhắn tin hỏi, “Đây là quả lệ chi à mày?” khi thấy tôi post story trên Facebook. Phải rồi, quả vải – quả lệ chi gắn liền với án oan lệ chi viên nổi tiếng lịch sử. Vải thì nhiều nơi trồng được. Nhưng mỗi nơi có linh hồn riêng, đặc trưng riêng. Thành ra quả vải xuất xứ từ nơi này ăn nghe lạ lạ so với xuất xứ từ nơi khác. Vải Lục Ngạn nổi tiếng nhờ hương vị riêng đặc trưng: mỏng vỏ, dày thịt, ngọt thanh, nhỏ hạt,… Nói thì nghe dễ chứ nhiều khi người ta tha thiết với một cái gì đó là vì kỷ niệm. Kỷ niệm làm nên dáng dấp, sắc vị, cảm giác không lẫn đi đâu được. Tôi không thể kể với các bạn nước ngoài từng kỷ niệm về đồi vải bạt ngàn ở quê nhà hay mùi hoa vải bình yên trong nắng; đàn ong làm tổ gom mật trên cành cao hoặc về những chùm quả xanh đỏ dần, đỏ dần khi xòa xuống thấp, còn tôi thì ngày một lớn lên; về cảnh mọi người trong thôn háo hức đi trẩy quả; những đứa trẻ thích thú trộm từng thớ thịt ngon lành đọng mật ăn ngấu nghiến (vì ăn trộm lúc nào cũng ngon hơn mà, phải không?); những chiếc cổ cố rướn lên cao hơn nữa để hít hà được thật nhiều mùi hương ban mai trong vườn đồi sản vật. Tôi không thể kể tường tận về cô thiếu nữ phóng khoáng thích xõa tóc cho hương thơm bện vào từng sợi nhỏ trên đầu…Bởi vậy mà mỗi lần đưa miếng vải vào miệng thì nước trong mắt lại trào ra. Cái vít bắt niềm thương nhớ cố hương vào lòng tôi lại vít sâu hơn chút nữa thì phải.
Mùa vải chín. Ảnh: Mỹ Thuận.
Mỹ Thuận.
Sửa lần cuối: