Mấy ngày nay người ta kháo nhau về anh chàng (ông chú) Đỗ Tuấn Kiên hai lần trốn vợ con đi lái xe cứu thương vùng dịch. Những câu chuyện như vậy, hoặc câu chuyện của Thúy, cãi nhau tới phát khóc với bố mẹ để được lên đường ra tiền tuyến giúp đỡ mọi người, tôi lại thấy lòng mình nghèn nghẹn. Có đôi khi, cuộc sống này làm lòng ta chai lì quá, ta chẳng dễ tin tưởng, chẳng dễ mở lòng, ngoài kia có biết bao nhiêu kẻ lừa lọc. Cái thiện lương, nhiệt huyết trong con người tôi không phải mất đi, mà nó nằm im một góc, phủ đầy bụi, đầy cứt đái chuột bên trên. Rồi bỗng một ngày, nó được ai đem ra lau chùi, gột rửa, mở ra, hóa thành dòng nước mắt. Tôi chợt nhớ tới câu: “Người ta ngây ngất trước sự hào nhoáng, mê mẩn trước sự bóng bẩy, nhưng chỉ rơi nước mắt trước sự giản dị tự đáy lòng”. (Nguyễn Ngọc Tư).
(Ảnh: Internet - Mùa vải ngọt)
Có đâu nhiều nhặn những lần cái hộp nhiệt huyết được khai mở, vậy là tôi vác con xe Dream Thái bằng tuổi với tôi, đạp hụt hơi để lên số, phóng qua nhà trưởng khu Tổ dân phố, đóng mấy đồng lẻ tích cóp cho công tác phòng dịch, hoặc quỹ Vắc xin gì đó. Không giúp gì được cho Tổ quốc lúc này, thì chỉ có moi cơm gạo, củi đốt mà góp, còn suy nghĩ gì tới ông nọ bà kia ăn chặn. Cái nhiệt tình lúc này nó thiêu rụi mọi ngờ vực trong tôi, tôi chỉ còn mừng vui vì cái công sức nho nhỏ tí ti cho Tổ quốc của mình. Thế là lòng tôi dịu lại được đôi chút.
Cái lúc ta nổi dông bão trong lòng, ta chợt muốn cống hiến, thì phải làm ngay, ườn ườn đôi chút nó dịu đi, thế là dăm ba bộ phim, vài cơn tức với người yêu, ta lại xếp xó nó dưới ngăn kéo rồi lại quên mất. Tôi cũng sợ tôi quên, ấy vậy mà kết quả lại không ngờ tới. Tôi cứ vui vẻ, hí hửng trong lòng, cảm giác mình cũng giống như một anh hùng “núp” mà chẳng ai biết tới. Tự tôi biết, tự tôi vui là được. Tôi huýt sáo, hát bài ca vu vơ thịnh hành từ tháng trước mà tôi chẳng biết tên, cười một mình như kẻ ngốc. Đồng bào vùng dịch lúc này giống như người yêu tôi thầm thương hồi cấp 3, mà tôi vừa giúp nàng bê đồ lên tầng, nàng cười với tôi một cái, tôi như hâm cả một ngày.
Hết cơn tưng tửng, buổi tối, tôi ngồi uống cốc cà phê đá bên cạnh vườn hoa, xem mấy đứa dở hơi còn bận cãi nhau donate thần tượng tận bên Hàn, bên Trung, lại thở dài. Mà thôi, tụi nó còn trẻ. Nhưng nhỡ không ai dạy bảo, về già chúng vẫn thế, hay mình lại ra tay. Thế là tôi để đá chảy loãng cà phê chỉ để cào bàn phím. Ôi chao. Thôi thôi, vẫn là xách mông đi ra tiệm bà Xuấn mua chùm vải về ăn đỡ, vừa ngọt mát, vừa giúp người dân tiêu thụ nông sản. Vải, không phải mỗi vùng Hải Dương, Bắc Giang mới có, nhiều nông dân quanh chỗ tôi cũng trồng, chính vụ giá rẻ mà ngon, bữa nay ổi có năm ngàn một kí, vải mười lăm ngàn, bà bán hàng cũng già, được cái nết ép khéo: “Mày mua đi con, chỗ này có hai chục ngàn, chỗ này ba chục ngàn nè”, tôi cũng được cái nết cả nể, nghe lời ngon ngọt lại mua. “Được, gói hết cho con”, định ăn chơi chơi vài quả mà xách về hẳn hai bịch hẹo cả tay. Vừa đi vừa suy nghĩ cái món này ăn nhiều lại nóng ruột, ngon đấy mà không được ăn nhiều, không thì mặt này lốm đốm u sầu, còn cái món ổi kia, hai chục bốn cân lận, chấm muối ớt hết xẩy. Mà không biết nhà còn muối ớt không? Vải lột vỏ bỏ tủ đá mai ăn cho phê pha cuộc đời chắc cũng là ý hay.
Ăn cũng ăn có ích đi chứ. Lỡ mai vải hết rồi lại nhớ lại thương. Rồi lại âu sầu vì cái lẽ tự mình làm ra. Đời mà, sống sao cho khỏi tiếc nuối. Nhỉ?
- Phong Cầm -
(Ảnh: Internet - Mùa vải ngọt)
Cái lúc ta nổi dông bão trong lòng, ta chợt muốn cống hiến, thì phải làm ngay, ườn ườn đôi chút nó dịu đi, thế là dăm ba bộ phim, vài cơn tức với người yêu, ta lại xếp xó nó dưới ngăn kéo rồi lại quên mất. Tôi cũng sợ tôi quên, ấy vậy mà kết quả lại không ngờ tới. Tôi cứ vui vẻ, hí hửng trong lòng, cảm giác mình cũng giống như một anh hùng “núp” mà chẳng ai biết tới. Tự tôi biết, tự tôi vui là được. Tôi huýt sáo, hát bài ca vu vơ thịnh hành từ tháng trước mà tôi chẳng biết tên, cười một mình như kẻ ngốc. Đồng bào vùng dịch lúc này giống như người yêu tôi thầm thương hồi cấp 3, mà tôi vừa giúp nàng bê đồ lên tầng, nàng cười với tôi một cái, tôi như hâm cả một ngày.
Hết cơn tưng tửng, buổi tối, tôi ngồi uống cốc cà phê đá bên cạnh vườn hoa, xem mấy đứa dở hơi còn bận cãi nhau donate thần tượng tận bên Hàn, bên Trung, lại thở dài. Mà thôi, tụi nó còn trẻ. Nhưng nhỡ không ai dạy bảo, về già chúng vẫn thế, hay mình lại ra tay. Thế là tôi để đá chảy loãng cà phê chỉ để cào bàn phím. Ôi chao. Thôi thôi, vẫn là xách mông đi ra tiệm bà Xuấn mua chùm vải về ăn đỡ, vừa ngọt mát, vừa giúp người dân tiêu thụ nông sản. Vải, không phải mỗi vùng Hải Dương, Bắc Giang mới có, nhiều nông dân quanh chỗ tôi cũng trồng, chính vụ giá rẻ mà ngon, bữa nay ổi có năm ngàn một kí, vải mười lăm ngàn, bà bán hàng cũng già, được cái nết ép khéo: “Mày mua đi con, chỗ này có hai chục ngàn, chỗ này ba chục ngàn nè”, tôi cũng được cái nết cả nể, nghe lời ngon ngọt lại mua. “Được, gói hết cho con”, định ăn chơi chơi vài quả mà xách về hẳn hai bịch hẹo cả tay. Vừa đi vừa suy nghĩ cái món này ăn nhiều lại nóng ruột, ngon đấy mà không được ăn nhiều, không thì mặt này lốm đốm u sầu, còn cái món ổi kia, hai chục bốn cân lận, chấm muối ớt hết xẩy. Mà không biết nhà còn muối ớt không? Vải lột vỏ bỏ tủ đá mai ăn cho phê pha cuộc đời chắc cũng là ý hay.
Ăn cũng ăn có ích đi chứ. Lỡ mai vải hết rồi lại nhớ lại thương. Rồi lại âu sầu vì cái lẽ tự mình làm ra. Đời mà, sống sao cho khỏi tiếc nuối. Nhỉ?
- Phong Cầm -
Sửa lần cuối: