Một căn nhà nhỏ xập xệ nhưng vẫn ánh lên gam màu vàng nhạt không biết là của nắng chiều hay của đống rơm khô cạnh đó hắt lên. Từ ngoài cổng đi vào là một người đàn bà dáng dấp nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn, trên tay còn ôm một cái thúng đầy những dây rau muống già. Đặt rổ rau xuống cạnh thềm, bà ta không vội băm chúng cho cho lũ gà ngoài sân mà lật đật đi vào phía buồng trong. Trên chiếc giường nhỏ cũ kỹ, có một cậu thiếu niên khoảng chừng 15 tuổi đang ngồi dựa mình vào chiếc gối kê sát đầu giường. Đôi mắt cậu hướng ra cửa sổ, nhìn xa xăm.
Mười năm trước, cũng tại ngôi nhà này nhưng người ta thấy một gia đình ba người sống yên ấm bên nhau. Ngày nọ, đứa con nhỏ đi chơi đá bóng với lũ bạn trên đường lớn của làng, chẳng may bị xe đâm. Nó bị gãy xương, đứt gân. Người mẹ khóc ngất lên ngất xuống, bàn với chồng đưa con lên tuyến trên cho nhanh. Anh ta thương con nhưng có vẻ băn khoăn, một phần cũng sợ tốn kém. Hai vợ chồng phải cày cuốc mấy năm trời mới trả xong nợ lúc trước vay người ta để cất một căn nhà tránh gió, tránh mưa. Giờ lại đi vay để chữa bệnh cho con thì đến bao giờ mới thoát được kiếp nợ nần. Nhưng rồi cái chân gãy của thằng bé vẫn đau và sưng đẫn, hành hạ nó khốn khổ. Cuối cùng, người vợ đòi sống đòi chết đưa con lên tuyến trên, anh ta mới mới miễn cưỡng đồng ý. Kiểm tra, bác sĩ bảo đã hoại tử và phải cắt đến đầu gối ngay không thì nguy hiểm tính mạng. Phẫu thuật xong, sức khỏe đứa bé dần ổn định. Bệnh viện cho về nhà, hẹn một thời gian sau lên khám lại. Lúc xe trên đường về nhà, đứa con trai nằm trong vòng tay của mẹ nhưng mắt nó cứ nhìn mãi không thôi vào đôi chân đã không còn lành lặn. Người bố thì khuân mặt đăm chiêu nhưng không phải vì xót con mà là vì những con số trong tờ viện phí.
Sau lần đó, đứa con trở nên thu mình với mọi người. Ngày trước bố hay chê nó nói nhiều và nghịch ngơm bao nhiêu thì giờ đây cạy miệng nó cũng chỉ gắt gỏng lên vài câu rồi quay mặt vào góc tường. Nợ thì cũng phải trả, hai vợ chồng nhà ấy suy tính nếu cứ mãi trông vào mẫu ruộng với đàn gà thì cũng không phải là cách. Muốn mau thoát khỏi cái cảnh túng thiếu này, người chồng quyết định ngược lên Tây Bắc đi làm thợ mộc với mấy người đàn ông trong làng. Ban đầu, mỗi tháng anh ta đều viết thư và gửi tiền về cho vợ trả nợ, chăm con. Cứ hai, ba tháng lại về quê thăm nhà một lần nhưng chẳng mấy khi anh ta nhìn mặt hoặc chơi với con. Đến nửa năm sau, thư tay dần ít đi rồi mất hẳn, tiền vẫn được gửi về nhưng không đủ như trước. Người vợ trong lòng có chút bất an, sợ chồng ốm đau hay bệnh tật gì nhưng giấu để gia đình khỏi lo lắng. Gặng hỏi mãi một người làng cũng vừa từ đi làm từ trên đó về, ban đầu anh ta cứ ngập ngừng làm chị càng nóng ruột. Cuối cùng người ấy miễn cưỡng kể ra sự thật rằng chồng chị ta đang sống chung như cặp vợ chồng với một người phụ nữ khác ở trên ấy. Cô ta tuy tuổi cũng xấp xỉ chị, đã qua một đời chồng nhưng nghe nói biết ăn chơi nên trông vẫn còn thu hút lắm.
Bị người mà bao năm qua cùng đầu gối tay ấp lừa dối, thâm tâm người đàn bà tội nghiệp ấy như chết lặng, đau đớn. Bà tự thề với lòng sẽ không bao giờ tha thứ cho kẻ bội bạc ấy, cũng không cho con nhận bố nữa. Nhưng từ đó tới nay, người ta cũng chưa thấy người đàn ông đó quay trở lại đây một lần nào.
Đứa con ngày một lớn nhưng vẫn luôn giữ bộ mặt bất động như đôi chân tàn phế của nó. Nợ cũng gần trả xong, người mẹ phải làm cùng lúc nhiều việc để đến hạn còn kịp trả để người ta đỡ tới nhà đập phá. Cái sức vóc nhỏ bé ấy không biết lấy đâu ra nguồn sức mạnh phi thường để gánh trên đôi vai trần biết bao gánh nặng lo toan của cuộc đời. Nhưng bà chỉ dám nhận những công việc gần nhà để tiện còn chăm sóc cho đứa con.
Một lần trong lúc giữa trưa trời nắng gắt, bà xin việc cắt cỏ thuê cho một nhà làm đa canh lớn trong làng. Mới cắt chưa được phân nửa chỗ cỏ, mắt bà sa sầm lại rồi choáng váng mà ngất đi. Cũng may người ta phát hiện kịp thời, vội đưa bà vào chỗ mát nằm nghỉ đợi đến khi tỉnh mới cõng bà về nhà. Tối đó, dì Huệ sang thăm. Dì nấu một báo cháo bưng lên nhưng bà không ăn, trong người vẫn cảm thấy mệt lắm. Bà bảo em gái cầm cháo sang cho đứa con rồi nằm nhằm mắt, thở mệt nhọc. Thằng bé đang nằm im đưa mắt nhìn cửa sổ. Vẫn là góc nhìn qua cái cửa thân quen ấy nhưng nó thấy hôm nay trên bầu trời ít những ngôi sao hơn. Bất chợt, trong đầu nó nghĩ đến một điều. Nếu một ngày nào đó mẹ giống như các vì tinh tú ấy, từ sáng rõ dần chuyển sang mờ nhạt rồi biến mất thì nó sẽ sống cô đơn nhường nào. Ánh trăng hôm nay cũng không giữ nổi nét sáng tỏ bởi vòng tay chắc chắn của mây. Thứ màu sắc mờ ảo đấy làm nó giật mình quay sang nhìn mẹ. Mái tóc bà xưa kia vốn đen dài là thế, nay cũng đã loang thành hai màu trắng đen. Nó sợ! Cái cảm giác không còn là sợ đau vì vết thương hay sợ uống thuốc như ngày còn bé tí, mà là nỗi sợ mất mát nếu thiếu đi vòng tay yêu thương của mẹ. Thằng bé hay cáu gắt nhưng không phải vì ghét mẹ đâu. Có điều, mẹ cứ chăm bẵm mọi thứ từ nhỏ nhặt nhất khiến nó luôn nghĩ tới sự thương hại. Nó cảm thấy bản thân cũng đã lớn lên nhiều rồi nhưng trong mắt mẹ, nó mãi là đứa con trai bé bỏng cần được chở che. Đến ba ruột còn bỏ rơi nó thì liệu đến một lúc nào đó, mẹ còn cần đứa con vô dụng này không? Thằng bé lại nhìn xuống đôi chân đầy vẻ thất vọng.
Ánh điện trong nhà hắt sáng nhẹ ra ngoài, đứa con bỗng để ý những chiếc lá nhỏ xinh của cây táo già đang rung rinh trong gió nhẹ. Không biết nó đã mọc lên ở bao lâu cho tới khi có được cái dáng vẻ cằn cỗi như bây giờ. Nó đang bói quả. Mặc dù quả không còn sai và to như trước nhưng nó vẫn kiên trì hoàn thành vòng đời của một cái cây. Cậu bé như bừng tỉnh sau nhiều năm dài triền miên trong trầm mặc. Nó đã ngủ quên trong mặc cảm đủ lâu rồi. Tâm hồn tưởng chừng chai sạm ấy như được thổi mát bởi một thứ nghị lực mãnh liệt nào đó. Cái cảm giác này lạ lắm, nó chưa từng thấy như vậy bao giờ. Đã bấy lâu nó đắm chìm trong sự đau khổ, giờ có lẽ cũng đã đến lúc dỡ bỏ hàng rào tự ti đi. Ai đã ở trên đời, thì tức là người đó đều xứng đáng được sinh ra. Hôm nay nó nhận ra thật nhiều điều, cũng mới nhớ ra Tết đang đến thật gần rồi. Xuân sang, nó sắp thêm một tuổi mới còn mẹ lại bước gần hơn tới sự già nua. Thằng bé tự hứa với bản thân phải học cách trân trọng khoảng thời gian bên cạnh mẹ hơn nữa. Tình cảm không nên đem ra nhẩm tính bởi mẹ nuôi nó dù vất vả nhưng chưa một lần bà kể tháng kể ngày. Căn nhà cũng chưa kịp sắm sửa gì để đón một năm mới tươm tất nhưng cái cảm giác sức xuân đã căng tràn trong lồng ngực trẻ. Bước chân mùa xuân kề cận thật gần cũng reo vui hoan hỉ như lòng cậu thiếu niên lúc này.
Nguồn ảnh: sưu tầm
Mười năm trước, cũng tại ngôi nhà này nhưng người ta thấy một gia đình ba người sống yên ấm bên nhau. Ngày nọ, đứa con nhỏ đi chơi đá bóng với lũ bạn trên đường lớn của làng, chẳng may bị xe đâm. Nó bị gãy xương, đứt gân. Người mẹ khóc ngất lên ngất xuống, bàn với chồng đưa con lên tuyến trên cho nhanh. Anh ta thương con nhưng có vẻ băn khoăn, một phần cũng sợ tốn kém. Hai vợ chồng phải cày cuốc mấy năm trời mới trả xong nợ lúc trước vay người ta để cất một căn nhà tránh gió, tránh mưa. Giờ lại đi vay để chữa bệnh cho con thì đến bao giờ mới thoát được kiếp nợ nần. Nhưng rồi cái chân gãy của thằng bé vẫn đau và sưng đẫn, hành hạ nó khốn khổ. Cuối cùng, người vợ đòi sống đòi chết đưa con lên tuyến trên, anh ta mới mới miễn cưỡng đồng ý. Kiểm tra, bác sĩ bảo đã hoại tử và phải cắt đến đầu gối ngay không thì nguy hiểm tính mạng. Phẫu thuật xong, sức khỏe đứa bé dần ổn định. Bệnh viện cho về nhà, hẹn một thời gian sau lên khám lại. Lúc xe trên đường về nhà, đứa con trai nằm trong vòng tay của mẹ nhưng mắt nó cứ nhìn mãi không thôi vào đôi chân đã không còn lành lặn. Người bố thì khuân mặt đăm chiêu nhưng không phải vì xót con mà là vì những con số trong tờ viện phí.
Sau lần đó, đứa con trở nên thu mình với mọi người. Ngày trước bố hay chê nó nói nhiều và nghịch ngơm bao nhiêu thì giờ đây cạy miệng nó cũng chỉ gắt gỏng lên vài câu rồi quay mặt vào góc tường. Nợ thì cũng phải trả, hai vợ chồng nhà ấy suy tính nếu cứ mãi trông vào mẫu ruộng với đàn gà thì cũng không phải là cách. Muốn mau thoát khỏi cái cảnh túng thiếu này, người chồng quyết định ngược lên Tây Bắc đi làm thợ mộc với mấy người đàn ông trong làng. Ban đầu, mỗi tháng anh ta đều viết thư và gửi tiền về cho vợ trả nợ, chăm con. Cứ hai, ba tháng lại về quê thăm nhà một lần nhưng chẳng mấy khi anh ta nhìn mặt hoặc chơi với con. Đến nửa năm sau, thư tay dần ít đi rồi mất hẳn, tiền vẫn được gửi về nhưng không đủ như trước. Người vợ trong lòng có chút bất an, sợ chồng ốm đau hay bệnh tật gì nhưng giấu để gia đình khỏi lo lắng. Gặng hỏi mãi một người làng cũng vừa từ đi làm từ trên đó về, ban đầu anh ta cứ ngập ngừng làm chị càng nóng ruột. Cuối cùng người ấy miễn cưỡng kể ra sự thật rằng chồng chị ta đang sống chung như cặp vợ chồng với một người phụ nữ khác ở trên ấy. Cô ta tuy tuổi cũng xấp xỉ chị, đã qua một đời chồng nhưng nghe nói biết ăn chơi nên trông vẫn còn thu hút lắm.
Bị người mà bao năm qua cùng đầu gối tay ấp lừa dối, thâm tâm người đàn bà tội nghiệp ấy như chết lặng, đau đớn. Bà tự thề với lòng sẽ không bao giờ tha thứ cho kẻ bội bạc ấy, cũng không cho con nhận bố nữa. Nhưng từ đó tới nay, người ta cũng chưa thấy người đàn ông đó quay trở lại đây một lần nào.
Đứa con ngày một lớn nhưng vẫn luôn giữ bộ mặt bất động như đôi chân tàn phế của nó. Nợ cũng gần trả xong, người mẹ phải làm cùng lúc nhiều việc để đến hạn còn kịp trả để người ta đỡ tới nhà đập phá. Cái sức vóc nhỏ bé ấy không biết lấy đâu ra nguồn sức mạnh phi thường để gánh trên đôi vai trần biết bao gánh nặng lo toan của cuộc đời. Nhưng bà chỉ dám nhận những công việc gần nhà để tiện còn chăm sóc cho đứa con.
Một lần trong lúc giữa trưa trời nắng gắt, bà xin việc cắt cỏ thuê cho một nhà làm đa canh lớn trong làng. Mới cắt chưa được phân nửa chỗ cỏ, mắt bà sa sầm lại rồi choáng váng mà ngất đi. Cũng may người ta phát hiện kịp thời, vội đưa bà vào chỗ mát nằm nghỉ đợi đến khi tỉnh mới cõng bà về nhà. Tối đó, dì Huệ sang thăm. Dì nấu một báo cháo bưng lên nhưng bà không ăn, trong người vẫn cảm thấy mệt lắm. Bà bảo em gái cầm cháo sang cho đứa con rồi nằm nhằm mắt, thở mệt nhọc. Thằng bé đang nằm im đưa mắt nhìn cửa sổ. Vẫn là góc nhìn qua cái cửa thân quen ấy nhưng nó thấy hôm nay trên bầu trời ít những ngôi sao hơn. Bất chợt, trong đầu nó nghĩ đến một điều. Nếu một ngày nào đó mẹ giống như các vì tinh tú ấy, từ sáng rõ dần chuyển sang mờ nhạt rồi biến mất thì nó sẽ sống cô đơn nhường nào. Ánh trăng hôm nay cũng không giữ nổi nét sáng tỏ bởi vòng tay chắc chắn của mây. Thứ màu sắc mờ ảo đấy làm nó giật mình quay sang nhìn mẹ. Mái tóc bà xưa kia vốn đen dài là thế, nay cũng đã loang thành hai màu trắng đen. Nó sợ! Cái cảm giác không còn là sợ đau vì vết thương hay sợ uống thuốc như ngày còn bé tí, mà là nỗi sợ mất mát nếu thiếu đi vòng tay yêu thương của mẹ. Thằng bé hay cáu gắt nhưng không phải vì ghét mẹ đâu. Có điều, mẹ cứ chăm bẵm mọi thứ từ nhỏ nhặt nhất khiến nó luôn nghĩ tới sự thương hại. Nó cảm thấy bản thân cũng đã lớn lên nhiều rồi nhưng trong mắt mẹ, nó mãi là đứa con trai bé bỏng cần được chở che. Đến ba ruột còn bỏ rơi nó thì liệu đến một lúc nào đó, mẹ còn cần đứa con vô dụng này không? Thằng bé lại nhìn xuống đôi chân đầy vẻ thất vọng.
Ánh điện trong nhà hắt sáng nhẹ ra ngoài, đứa con bỗng để ý những chiếc lá nhỏ xinh của cây táo già đang rung rinh trong gió nhẹ. Không biết nó đã mọc lên ở bao lâu cho tới khi có được cái dáng vẻ cằn cỗi như bây giờ. Nó đang bói quả. Mặc dù quả không còn sai và to như trước nhưng nó vẫn kiên trì hoàn thành vòng đời của một cái cây. Cậu bé như bừng tỉnh sau nhiều năm dài triền miên trong trầm mặc. Nó đã ngủ quên trong mặc cảm đủ lâu rồi. Tâm hồn tưởng chừng chai sạm ấy như được thổi mát bởi một thứ nghị lực mãnh liệt nào đó. Cái cảm giác này lạ lắm, nó chưa từng thấy như vậy bao giờ. Đã bấy lâu nó đắm chìm trong sự đau khổ, giờ có lẽ cũng đã đến lúc dỡ bỏ hàng rào tự ti đi. Ai đã ở trên đời, thì tức là người đó đều xứng đáng được sinh ra. Hôm nay nó nhận ra thật nhiều điều, cũng mới nhớ ra Tết đang đến thật gần rồi. Xuân sang, nó sắp thêm một tuổi mới còn mẹ lại bước gần hơn tới sự già nua. Thằng bé tự hứa với bản thân phải học cách trân trọng khoảng thời gian bên cạnh mẹ hơn nữa. Tình cảm không nên đem ra nhẩm tính bởi mẹ nuôi nó dù vất vả nhưng chưa một lần bà kể tháng kể ngày. Căn nhà cũng chưa kịp sắm sửa gì để đón một năm mới tươm tất nhưng cái cảm giác sức xuân đã căng tràn trong lồng ngực trẻ. Bước chân mùa xuân kề cận thật gần cũng reo vui hoan hỉ như lòng cậu thiếu niên lúc này.
Nguồn ảnh: sưu tầm