An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy là một truyền thuyết nói về việc nỏ thần của An Dương Vương bị Trọng Thủy lấy cắp. Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ được thể hiện trong truyện. Qua đó là một bài học sâu sắc về giữ nước của dân tộc. Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, không chủ quan và xử lí đúng đắn mối quan hệ riêng và chung, việc nhà và việc nước.
Phần nâng cao:
"Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu."
(Tố Hữu)
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là một truyền thuyết đặc sắc của người Việt cổ, mang những giá trị lịch sử và nhân văn sâu sắc. Phần đầu của truyền thuyết kể về chuyện An Dương Vương xây thành, chế nỏ giữ nước Âu Lạc, phần còn lại kể về bi kịch tình yêu Mị Châu - Trọng Thủy và việc nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà. Trong truyền thuyết này có hai câu chuyện đã được kết cấu theo kiểu lồng ghép là sự đan xen giữa bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu. Chính bi kịch mất nước tạo nên bi kịch tình yêu và bi kịch tình yêu mở đường cho bi kịch mất nước. Sự mất cảnh giác đáng trách của An Dương Vương khi gả con gái là công chúa Mị Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thủy làm mất nước đã đành, nhưng hậu quả của nó mang ý nghĩa bi kịch là làm nên cảnh sinh li tử biệt, tan vỡ tình duyên của Mị Châu - Trọng Thủy. Sự chủ quan đã cuốn An Dương Vương vào bi kịch mất nước và chính nhà vua đã vô tình đẩy Mị Châu lún sâu vào bi kịch tình yêu, để rồi nàng phải chết trong mối oan tình tức tưởi. Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.
"Có những lỗi lầm phải trả bằng cả một kiếp người
Nhưng lỗi lầm em lại phải trả bằng máu toàn dân tộc"
(Trước đá Mị Châu, Trần Đăng Khoa)
Tuy Mị Châu đã gây ra lầm lỡ để cơ đồ đắm biển sâu, song thái độ, cách đánh giá của nhân dân vừa thấu tình, vừa đạt lí. Nàng có tội nhưng những tội lỗi mà nàng gây ra không phải là chủ ý của nàng mà do nàng quá nhẹ dạ, yêu chồng bị lừa dối mà mắc tội. Hơn nữa, cuối cùng, nàng cũng đã tỉnh ngộ nhận ra kẻ thù và chấp nhận một cái chết đau đớn. Mị Châu có tội, nàng đã phải đền nhưng nỗi oan của nàng cũng cần được giải. Chi tiết kì ảo, lời nguyền của Mị Châu là một sáng tạo độc đáo đầy nhân văn của cha ông cũng là thể hiện tấm lòng bao dung độ lượng của nhân dân trước hành động của nhân vật.
"Nghe nói khi bị chém
Máu Mị Châu không tan
Bắt biển hoá thành ngọc
Để nghìn thu kêu oan."
(Đền Cuông, Hà Nhật)
Sáng tạo nên chi tiết thần kì, ứng nghiệm với lời cầu khấn trước khi chết của Mị Châu, nhân dân ta đã bày tỏ thái độ bao dung, niềm cảm thông mà minh oan cho nàng.
* Kết cục trên bờ biển.
- Tự tay chém chết Mị Châu.
=> Đây là bi kịch lớn, với trách nhiệm của một nhà vua, ADV buộc lòng phải giết chết MC
=> Một cách trừng phạt MC cũng như tự trừng phạt chính bản thân mình.
- Đi xuống biển cùng rùa vàng.
+Theo quan niệm dân gian, biển (hay nước) là nơi khởi nguồn, bắt đầu mọi thứ, đấy là nơi khởi sinh của con con người, là nguồn cội của vạn vật
+ ADV cùng RV rẽ nước đi xuống biển
+ Đi về nơi bắt đầu, nơi khởi nguồn để cầu mong được tái sinh, được làm lại một lần nữa.
=> Liên hệ với “Cha và con” của Ivan Turgenev.
Chi tiết này sẽ phải khai thác dựa trên góc độ văn hóa. “Nước” là biểu trưng cho 3 chủ đề: nguồn sống, phương tiện thanh tẩy và trung tâm tái sinh. Nên biết rằng tác giả dân gian là những người cực kỳ công tâm, sau khi luận tội ADV, dùng cái chết của con gái ông như một sự trừng phạt thì họ quay sang luận công. Bởi công trạng của ADV là điều không thể phủ nhận được, ông đã chấn hưng đất nước, khiến cho nhân dân được no ấm, an yên. Do đó mà hình ảnh rẽ nước quay về biển tựa như sự khởi đầu lại một lần nữa, sự thanh lọc những tội trạng. Nó cũng như hành trình của người cha và người con trong tác phẩm “Cha và con” vì điểm kết thúc của câu chuyện cũng là hình ảnh biển cả. Liên hệ với kinh Vệ Đà ca ngợi những dòng nước mang lại sự sống, sức mạnh về tinh thần lẫn thể xác:“Hỡi những Dòng nước hồi sức cho đời,hãy mang lại cho chúng tôi sức mạnh,...”.Theo “Từ điển các biểu tượng văn hóa” cũng nói thêm rằng “Nước là vật chất khởi thủy”, Hinđu giáo thì bàn luận rằng “Mọi vật đều là nước” để cho thấy rằng từ xa xưa đã có sự đồng điệu trong cách hiểu, cách cảm về nước
→ tạo ra những hình ảnh biểu tượng trong các tác phẩm văn học.
Cảm nhận về nhân vật Mị Châu trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ, có người khẳng định: “Phút sai lầm của một người, dân tộc phải trả giá bằng ngàn năm nô lệ. Tội đó của Mị Châu không thể dung tha”.
=> nhấn mạnh vào hậu quả sự sai lầm của Mị Châu, từ đó đưa ra lời luận tội nghiêm khắc.
Am Mị Châu thờ bức tượng không đầu
Cảnh báo một trái tim khờ dại.
Thử hỏi, nửa thế giới này đang tồn tại
Đã yêu rồi, ai không giống Mị Châu?
(Vô đề – Hạnh Mai, Tạp chí Người Hà Nội, số 115, 8-2009)
=> thiên về tìm nguyên nhân của sự sai lầm, đặt ra câu hỏi nhằm bênh vực Mị Châu, cho sự “khờ dại” đó là bản chất của tình yêu, bản chất của người phụ nữ khi yêu.
*Một số nhận định khác về Tác phẩm:
Trong bài thơ "Mị Châu", nhà thơ Ngọc Anh có viết:
"Anh cũng như em muốn nhắc Mị Châu
Đời còn giặc xin đừng quên cảnh giác
Nhưng nhắc sao được người hai ngàn năm trước
Nên em ơi, ta đành tự nhắc mình."
"Ai về qua huyện Đông Anh,
Ghé thăm phong cảnh Loa thành Thục vương.
Cổ Loa hình ốc khác thường
Trải bao năm tháng nẻo đường còn ghi."
(Ca dao)
Tổng hợp
Xem thêm:
Ôn tập Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
Phần nâng cao:
"Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu."
(Tố Hữu)
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là một truyền thuyết đặc sắc của người Việt cổ, mang những giá trị lịch sử và nhân văn sâu sắc. Phần đầu của truyền thuyết kể về chuyện An Dương Vương xây thành, chế nỏ giữ nước Âu Lạc, phần còn lại kể về bi kịch tình yêu Mị Châu - Trọng Thủy và việc nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà. Trong truyền thuyết này có hai câu chuyện đã được kết cấu theo kiểu lồng ghép là sự đan xen giữa bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu. Chính bi kịch mất nước tạo nên bi kịch tình yêu và bi kịch tình yêu mở đường cho bi kịch mất nước. Sự mất cảnh giác đáng trách của An Dương Vương khi gả con gái là công chúa Mị Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thủy làm mất nước đã đành, nhưng hậu quả của nó mang ý nghĩa bi kịch là làm nên cảnh sinh li tử biệt, tan vỡ tình duyên của Mị Châu - Trọng Thủy. Sự chủ quan đã cuốn An Dương Vương vào bi kịch mất nước và chính nhà vua đã vô tình đẩy Mị Châu lún sâu vào bi kịch tình yêu, để rồi nàng phải chết trong mối oan tình tức tưởi. Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.
"Có những lỗi lầm phải trả bằng cả một kiếp người
Nhưng lỗi lầm em lại phải trả bằng máu toàn dân tộc"
(Trước đá Mị Châu, Trần Đăng Khoa)
Tuy Mị Châu đã gây ra lầm lỡ để cơ đồ đắm biển sâu, song thái độ, cách đánh giá của nhân dân vừa thấu tình, vừa đạt lí. Nàng có tội nhưng những tội lỗi mà nàng gây ra không phải là chủ ý của nàng mà do nàng quá nhẹ dạ, yêu chồng bị lừa dối mà mắc tội. Hơn nữa, cuối cùng, nàng cũng đã tỉnh ngộ nhận ra kẻ thù và chấp nhận một cái chết đau đớn. Mị Châu có tội, nàng đã phải đền nhưng nỗi oan của nàng cũng cần được giải. Chi tiết kì ảo, lời nguyền của Mị Châu là một sáng tạo độc đáo đầy nhân văn của cha ông cũng là thể hiện tấm lòng bao dung độ lượng của nhân dân trước hành động của nhân vật.
"Nghe nói khi bị chém
Máu Mị Châu không tan
Bắt biển hoá thành ngọc
Để nghìn thu kêu oan."
(Đền Cuông, Hà Nhật)
Sáng tạo nên chi tiết thần kì, ứng nghiệm với lời cầu khấn trước khi chết của Mị Châu, nhân dân ta đã bày tỏ thái độ bao dung, niềm cảm thông mà minh oan cho nàng.
* Kết cục trên bờ biển.
- Tự tay chém chết Mị Châu.
=> Đây là bi kịch lớn, với trách nhiệm của một nhà vua, ADV buộc lòng phải giết chết MC
=> Một cách trừng phạt MC cũng như tự trừng phạt chính bản thân mình.
- Đi xuống biển cùng rùa vàng.
+Theo quan niệm dân gian, biển (hay nước) là nơi khởi nguồn, bắt đầu mọi thứ, đấy là nơi khởi sinh của con con người, là nguồn cội của vạn vật
+ ADV cùng RV rẽ nước đi xuống biển
+ Đi về nơi bắt đầu, nơi khởi nguồn để cầu mong được tái sinh, được làm lại một lần nữa.
=> Liên hệ với “Cha và con” của Ivan Turgenev.
Chi tiết này sẽ phải khai thác dựa trên góc độ văn hóa. “Nước” là biểu trưng cho 3 chủ đề: nguồn sống, phương tiện thanh tẩy và trung tâm tái sinh. Nên biết rằng tác giả dân gian là những người cực kỳ công tâm, sau khi luận tội ADV, dùng cái chết của con gái ông như một sự trừng phạt thì họ quay sang luận công. Bởi công trạng của ADV là điều không thể phủ nhận được, ông đã chấn hưng đất nước, khiến cho nhân dân được no ấm, an yên. Do đó mà hình ảnh rẽ nước quay về biển tựa như sự khởi đầu lại một lần nữa, sự thanh lọc những tội trạng. Nó cũng như hành trình của người cha và người con trong tác phẩm “Cha và con” vì điểm kết thúc của câu chuyện cũng là hình ảnh biển cả. Liên hệ với kinh Vệ Đà ca ngợi những dòng nước mang lại sự sống, sức mạnh về tinh thần lẫn thể xác:“Hỡi những Dòng nước hồi sức cho đời,hãy mang lại cho chúng tôi sức mạnh,...”.Theo “Từ điển các biểu tượng văn hóa” cũng nói thêm rằng “Nước là vật chất khởi thủy”, Hinđu giáo thì bàn luận rằng “Mọi vật đều là nước” để cho thấy rằng từ xa xưa đã có sự đồng điệu trong cách hiểu, cách cảm về nước
→ tạo ra những hình ảnh biểu tượng trong các tác phẩm văn học.
Cảm nhận về nhân vật Mị Châu trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ, có người khẳng định: “Phút sai lầm của một người, dân tộc phải trả giá bằng ngàn năm nô lệ. Tội đó của Mị Châu không thể dung tha”.
=> nhấn mạnh vào hậu quả sự sai lầm của Mị Châu, từ đó đưa ra lời luận tội nghiêm khắc.
Am Mị Châu thờ bức tượng không đầu
Cảnh báo một trái tim khờ dại.
Thử hỏi, nửa thế giới này đang tồn tại
Đã yêu rồi, ai không giống Mị Châu?
(Vô đề – Hạnh Mai, Tạp chí Người Hà Nội, số 115, 8-2009)
=> thiên về tìm nguyên nhân của sự sai lầm, đặt ra câu hỏi nhằm bênh vực Mị Châu, cho sự “khờ dại” đó là bản chất của tình yêu, bản chất của người phụ nữ khi yêu.
*Một số nhận định khác về Tác phẩm:
Trong bài thơ "Mị Châu", nhà thơ Ngọc Anh có viết:
"Anh cũng như em muốn nhắc Mị Châu
Đời còn giặc xin đừng quên cảnh giác
Nhưng nhắc sao được người hai ngàn năm trước
Nên em ơi, ta đành tự nhắc mình."
"Ai về qua huyện Đông Anh,
Ghé thăm phong cảnh Loa thành Thục vương.
Cổ Loa hình ốc khác thường
Trải bao năm tháng nẻo đường còn ghi."
(Ca dao)
Tổng hợp
Xem thêm:
Ôn tập Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
Sửa lần cuối:
- Từ khóa
- nang cao nhận định tác phẩm