Baivanhay Nghị luận văn học về chức năng văn chương

Baivanhay Nghị luận văn học về chức năng văn chương

5380


Mọi người cho em xin nhận xét với ạ!!!


Nguyễn Minh Châu từng nói: Nhà văn là người nâng Nguyễn đã giấc mơ cho kẻ cùng đường tuyệt lộ, bênh vực cho những con người không có đi để bệnh vực Cùng nói về sứ mệnh của nhà văn trong việc nâng đỡ con người William Faulker cũng phát biểu tương tự: “Tiếng nói của nhà văn không cần chỉ là bia kỉ niệm ghi dấu con người, tiếng nói đó có thể là một trong những vật chống đỡ, những cột trụ giúp cho con người chịu đựng và chiến thắng nữa.”

Tác phẩm văn học không phải chỉ là sự sao chép y nguyên đời sống hiện thực vào trong trang văn mà còn phải chứa đựng tư tưởng, tình cảm của tác giả. Tiếng nói của nhà văn chính là những tư tưởng, quan niệm ấy, những tâm tư, trăn trở của người nghệ sĩ thông qua tác phẩm để gửi gắm tới độc giả. Bia kỷ niệm ghi dấu con người là sự phản ánh con người. và cuộc sống xung quanh con người một cách khách quan đạt đến độ phổ quát và sắc nét. Nhưng tiếng nói của nhà văn đâu chỉ làm nhiệm vụ duy nhất giống như một tấm bia lưu giữ quá khứ mà nó còn là những cột trụ, những vật chống đã mang sức mạnh lớn lao. Sức mạnh ấy sẽ giúp con người đối diện, vượt qua và chiến thắng nghịch cảnh hãy thậm chí là chiến thắng chính bản thân mình. Bằng cách nói sử dụng những hình ảnh biểu tượng William Faulker đã đúc rút ra một quan niệm sâu sắc về sứ mệnh của nhà văn trong việc sáng tạo sản phẩm tinh thần mà sản phẩm ấy không chỉ để phản ánh cuộc sống hay lưu giữ quá khứ mà phải tạo ra sức mạnh, nâng đỡ con người trong hiện tại, kiến tạo những giá trị vững bền trong tương lai. Đó cũng là một trong những vấn đề lí luận văn học về đặc trưng, vai trò của văn chương trong việc khơi dậy sức mạnh, cứu giúp con người.

Nhận định của William Faulker quả thực đúng đắn khi cho rằng tiếng nói của nhà văn không cần chỉ là bia kỷ niệm. Thật vậy nếu những sáng tác văn học chỉ đơn thuần là tấm bia làm nhiệm vụ ghi dấu, phản ánh thì quả thực văn học không thể làm bật lên ưu thế của mình, không thể cạnh tranh vì có biết bao bộ môn khác cũng làm được điều tương tự. Nếu chỉ là phản ánh đời sống chắc chắn điện ảnh sẽ tái hiện cuốn hút hơn, báo chí sẽ đưa tin lan truyền rộng rãi hơn hay lịch sử sẽ ghi chép chi tiết, kỹ càng hơn về các sự kiện, con số hơn là những gì văn học phản ánh. Thêm nữa nếu văn chương cứ mãi là tấm bia kỷ niệm thì suy cho cùng nó cũng chỉ là kỉ niệm, là sống lại quá khứ, có thể không cần thiết cho tương lai và hiện tại. Hoặc nếu có chăng nữa thì lại mờ nhạt và yếu ớt.

Hãy nhìn lại nền văn học trong quá khứ, qua ca dao, qua truyện Kiều đúng vậy qua những trang văn ấy ra đúc rút được nhiều suy ngẫm, bài học cho hiện tại. Ta cảm thương cho thân phận người phụ nữ như tấm lụa đào, như cột đình chung.Chúng ta xót xa cho nàng Kiều của Nguyễn Du thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần. Sầu thay người chinh phụ ngày đêm ngóng chồng nơi chiến tuyến. Oán thay người cung nữ cô đơn không được vua đoái hoài. Nhưng có điều, ta hẳn vẫn có chút xa lạ và không hiểu hết được tâm trạng, xúc cảm của những người phụ nữ ấy vì hoàn cảnh của họ không giống với hoàn cảnh của ta và những con người ấy đã cách xa ta hàng thế kỷ. Ta hẳn sẽ thấy đồng cảm hơn, quen thuộc hơn với thân phận người phụ nữ với những sai lầm, đổ vỡ tình yêu trong “Hậu thiên đường” của Nguyễn Thị Thu Huệ hay người phụ nữ chịu áp lực nặng nề của danh tiếng gia đình, xã hội, lịch sử qua những truyện “Bóng đè", "Lưng rồng" của Đỗ Hoàng Diệu. Bởi cùng viết về những vấn đề xoay quanh phụ nữ nhưng các tác phẩm đương đại ấy đã gọi ra bi kịch gần nhất với chúng ta hãy thậm chí của chính chúng ta ngày nay. Độc giả sẽ thấy một phần bản thân mình qua trang viết, thấy gần gũi đồng cảm và đương nhiên tiếng nói của những nhà văn cùng thời bao giờ cũng mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Văn chương không cần chỉ là tấm bia hoài niệm quá khứ mà cần trở thành cột trụ vững chắc và trường tồn. Bởi lẽ cuộc sống không phải lúc nào cũng toàn màu hồng mà đầy biến cố, trắc trở. Thời điểm ấy chính là khi con người cần văn chương đồng hành để có sức mạnh vượt qua nghịch cảnh. Có thể cảnh ngộ của ta không giống cảnh ngộ của những nhân với văn vật học nhưng qua mỗi câu chuyện, ít nhiều ta đều có được những bài học, những chiêm nghiệm quý báu cho bản thân. Ta có thể không say xỉn, lưu mảnh như Chí Phèo. Không xấu xí, bị hắt hủi như Thị Nở. Cuộc sống của ta không nghèo khổ, tẻ nhạt như chị em Liên. Nhưng khi dõi theo những cảnh đời, số phận ấy ta sẽ học được ở tên lưu manh khao khát sống lương thiện, học được ở người đàn bà xấu xí lòng thương người và sự chân thành, học được ở chị em Liên và những người nghèo khổ nơi phố huyện sự lạc quan, biết hướng về ánh sáng giữa cuộc sống tăm tối, nghèo nàn. Đó chính là chức năng văn học, nó là một cột trụ không những vững chắc mà tỏa sáng hướng con người tới những phẩm chất tốt đẹp, trao niềm tin, hy vọng, động lực, sức mạnh, ý chí để con người tự vượt qua nghịch cảnh và vượt qua chính mình.

Sở dĩ văn học làm được như vậy bởi văn chương đã hiểu được và chia sẻ những bi kịch của con người văn học đã cất lên tiếng nói thấu cảm, đồng điệu, thương xót, ngợi ca, căm phẫn qua việc xây dựng những hình tượng điển hình những hoàn cảnh điển hình, những nhân vật bi kịch, những cảnh đời éo le. Từ cổ chí kim, từ đông sang tây, văn chương đã nêu ra biết bao số phận con người đáng buồn và đáng thương như thế. Nguyễn Du cho ta biết cái gọi là mệnh bạc của phận má hồng qua nàng Kiều, Tiểu Thanh, người thiếu nữ đánh đàn đất Long thành. Victo Hugo kể cho ta về Giăng-van-giăng, chị Phăng Tin, cụ Mapơp, chú bé Ga-vơ-rốt – những con người khốn khổ nhưng giàu lòng nhân ái. Nguyên Hồng dành tình thương cho những đứa trẻ như chú bé Hồng, cho những người phụ nữ như Tám Bính và cả những tên lưu manh như Năm Sài Gòn, những con người khốn cùng ở dưới đáy xã hội. Hay như Mạc Ngôn thì luôn trăn trở về những thay đổi của chế độ, sự thối nát của chính quyền gây bao bi kịch cho con người trong “Báu vải của đời”, “Cây tỏi nổi giận”. Và tất nhiên văn học không bao giờ phản ánh những bi kịch ấy khách quan, dửng dưng mà luôn đi cùng thái độ, tình cảm của tác giả. Bởi lẽ thường một tác phẩm văn học chân chính phải là tiếng nói cảm thông, nuôi dưỡng tâm hồn, gieo vào con người niềm tin, tạo cho con người bản lĩnh, sức mạnh, giúp họ chịu đựng nghịch cảnh, chiến thắng chính mình.

Thực vậy, một tác phẩm văn học nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng phải vừa là một tấm bia kỷ niệm vừa làm vai trò của một cột trụ chống đỡ. “Bến không chồng” của Dương Hướng có thể được xem là một tác phẩm hội tụ đủ tiêu chí như vậy. Điều kể đến trước tiên là tác phẩm đã phản ánh đầy đủ và sâu sắc hiện thực nước ta trong một thời kỳ tương đối nhiều thay đổi. Nơi mà ở những ngôi làng chỉ có đàn bà, vắng bóng đàn ông. Nơi mà những người phụ nữ thủ tiết ngày đêm mòn mỏi chờ chồng chinh chiến trở về trong vô vọng, Đó là một hiện thực phổ quát, không chỉ diễn ra ở một thôn, một vùng mà ở khắp đất nước Việt Nam “khắp bốn phía, hòn vọng phu đứng nhan nhản đợi chồng”. Dương Hướng cũng không đơn thuần nêu ra một thực trạng đáng buồn, một hệ lụy của chiến tranh mà cài cắm trong đó nhiều vấn đề khác về tâm linh về tập quán và ý thức tộc họ. Một thời con người ta sống nhưng luôn bị ràng buộc bởi những định kiến và quy phạm lạc hậu. Mâu thuẫn giữa hai dòng họ Nguyễn - Vũ cùng lời thề độc nhà họ Nguyễn đã gây bao bi kịch cho con cháu khiến Hạnh phải thốt lên rằng " Lời nguyền của cả họ nhà anh vẫn còn đó, nó ngấm sâu vào máu thịt, ngàn đời không bao giờ rửa sạch." Lời nguyền ấy đã khiến bố Nghĩa chết trong đau khổ, cô đơn, khiến tình yêu của chú vạn và bà Nhân bị cản trở và khiến cả Nghĩa và Hạnh - hai người trẻ dù đã vượt qua lời nguyền để đến với nhau nhưng vì không có con mà lời nguyền ấy một lần nữa bùng lên khiến hạnh phúc của họ tan vỡ. Đó chính là hiện thực, là dấu tích được khắc lên tấm bia kỷ niệm, đánh dấu lại một thời kỳ khi đất nước đang thay da đổi thịt, bước vào giai đoạn mới với nhiều vấn đề mới nảy sinh.

Nhưng yếu tố tiên quyết làm lên sự thành công của Bến không chồng không chỉ bởi cái hiện thực rộng lớn, phổ quát nó phản ánh mà còn do tác phẩm đã thấu hiểu được, đào sâu được vào bi kịch và số phận của từng cá nhân. Bi kịch của mỗi nhân vật đều được tác giả chỉ ra và soi chiếu một cách toàn diện cả về phía những người phụ nữ không chồng lẫn những người lính trở về từ chiến tranh. Câu chuyện đáng buồn phải kể đến đầu tiên là chuyện của Nghĩa và Hạnh. Đôi vợ chồng đã vượt qua mối thù gia tộc để yêu nhau nhưng chiến tranh lại ngăn cách họ lần nữa và thậm chí còn phá hủy hạnh phúc của hai người. Nghĩa trở về từ chiến trường mang theo di chứng của chiến tranh khiến anh không thể có con. Hạnh phúc của hai người rạn nứt và rạn nứt thêm lần nữa khi Nghĩa lấy Thuỷ làm vợ bé để sinh con cho mình. Nhưng Thủy cũng không thể có con, chiến tranh đã khiến cả ba cùng đau khổ và khiến Nghĩa trượt dài trong mặc cảm tội lỗi với cả hai người đàn bà. Về phần Hạnh, cô cũng có bi kịch của riêng mình. Dương Hướng quả thực tài năng và tinh tế khi bằng ngòi bút của mình đã thể hiện được tầng sâu nỗi cô đơn của người phụ nữ phải xa chồng khi đương độ tuổi xuân căng tràn nhựa sống. Hạnh đã ngâm mình dưới bến không chồng để mặc cho thân xác cuồng loạn trong nỗi thèm khát nhục dục: “Cơ thể lâu ngày khô héo bỗng rạo rực, ngập tràn hưng phấn. Hạnh vùng vẫy quẫy đạp trong ham muốn làm tình với nước.” Xa chồng cô đơn là thế nhưng khi Nghĩa trở về từ chiến tranh, những tưởng được hạnh phúc, Hạnh vẫn phải chịu sự cô đơn thậm chí tủi nhục gấp ngàn lần. Trường hợp của Hạnh và Nghĩa không phải duy nhất. Có nhiều cặp đôi khác cũng rơi vào cảnh ngộ tương tự do di chứng chiến tranh để lại. Ví như Thành anh cũng phải chịu bi kịch mất người yêu, sống suốt phần đời còn lại với dấu vết của “bom cháy toàn thân, mặt sần sùi, rộp lên đỏ lừ” một hình hài xấu xí và đáng sợ đến nỗi người con gái anh yêu phải thốt lên rằng "anh hoàn toàn xa lạ tới mức đáng sợ, gương mặt anh ấy ám ảnh em cả trong giấc mơ.

“Bến không chồng” đã đào sâu vào bi kịch mất mát thể xác của con người do chiến tranh, kéo theo đó là những tan nát, đổ vỡ hạnh phúc không thể hàn gắn. Bên cạnh đó tác phẩm cũng khai thác được những góc khuất oái oăm của người lính khi đã là một cựu chiến sĩ đồng thời khám phá con người ở khía cạnh bản năng, đời thường qua mới quan hệ giữa Bà Nhân- Nguyễn Vạn và Nguyễn Vạn - Hạnh. Ông Vạn là cựu chiến sĩ Điện Biên về làng, ông luôn cố giữ hình ảnh một người lính liêm khiết, mực thước trước mặt mọi người. Chính điều này biến ông trở thành nạn nhân cũng là thủ phạm gây ra bi kịch cho đời mình. Sống mãi với các bóng quá khứ, giữ gìn hình tượng “‘thánh nhân” Nguyễn Vạn đã chối bỏ con người thật của mình, chối bỏ tình yêu với bà Nhân - vợ một người đồng đội đã hi sinh, Một mặt vì mang danh chiến sĩ với tất cả những đẹp đẽ, chuẩn mực mà người đời gán cho mặtkhác vì định kiến, vì đàm tiếu của xã hội. Nhưng ông Vạn đã sai lầm, ông không phải thánh nhân càng không phải con người hoàn hảo không tì vết. Trở về với cuộc sống đời thường, người lính cũng có những nhu cầu đời thường và khao khát hạnh phúc cá nhân. Nguyễn Vạn cũng có phần bản năng, những ham muốn nhục dục tầm thường. Đỉnh điểm khi bản năng chiến thắng lý trí, ông đã hành động trong vô thức để gây ra bi kịch với Hạnh, việc mà ông ân hận suốt đời: “Da thịt đàn bà, nần nẫn trong vòng tay và hơi thở đầy dục vọng phả vào mặt Vạn. Sự ham muốn lần này còn mãnh liệt hơn lần chạm vào ngực mụ Hơn. Vạn buông thả cho thân xác tự do gây tội lỗi, tự do rên xiết trên thân thể rừng rực của người đàn bà. Cuối cùng khi Hạnh dẫn đứa con của mình và Nguyễn Vạn về, ông đã đau khổ, tội lỗi và hổ thẹn mà treo cổ tự vẫn.

Không chỉ Nguyễn Vạn phải gò mình sống giữa định kiến, giáo điều mà bà Nhân cũng chịu cảnh tương tự. Chồng là chiến sĩ đã hi sinh, bà phải thủ tiến, giữ hình tượng một quả phụ đoan chính, luôn từ chối thừa nhận tình cảm với ông Vạn. Bà đã không đủ bản lĩnh vượt qua định kiến để rồi rơi vào bi kịch, đau khổ khi chứng kiến con gái mình có con với người mình thương. Về phần Hạnh , cô can đảm hơn mẹ, dám liều mình vì hạnh phúc bản thân. Cô đạp lên mối thù giữa hai dòng họ để tiến tới tình yêu với Nghĩa. Cộ ly hôn khi chịu đủ đau thương, dèm pha vì bị nghi không thể sinh con cho chồng. Cuối cùng Hạnh bỏ mặc lời đàm tiếu của mọi người, dẫn đứa con gái nhỏ về gặp ông Vạn để nhận cha với mưu cầu một cuộc sống mới, một hạnh phúc mới, một gia đình. mới với đủ thành viên có bố, có mẹ, có con. Hạnh can đảm là thế, bản lĩnh là thế nhưng vẫn không chống lại được bi kịch nghiệt ngã của số phận khi Nguyễn Vạn tự tử. Cô đã mất cha vì chiến tranh, giờ con cô lại tiếp tục mất cha vì định kiến cay độc và Hạnh vẫn phải một mình nuôi con nhỏ dưới cặp mắt phán xét của người đời.

“Bến không chồng” đã soi rọi, len lỏi vào những nỗi đau, những bi kịch mất mát, bi kịch tình yêu mà nguyên cớ xuất phát từ di chấn chiến tranh và lối suy nghĩ hẹp hòi, bảo thủ đã tước đi quyền được hạnh phúc của con người. Tác phẩm là tiếng khóc than của những đàn bà mất chồng, là không khí u buồn, mòn mỏi nơi vắng bóng đàn ông, là tiếng cười chua chát khi đến một thằng ngốc còn được các thiếu nữ vây đón, tung hô chỉ vì những trái tim khao khát yêu đương ấy lại sinh ra ở nơi “bến không chồng”. Quả thực không khó hiểu khi cuốn tiểu thuyết này lại được đón nhận đến vậy. Bởi lẽ nó không chỉ làm tròn nhiệm vụ của một tấm bia ghi lại thời kì chiến tranh đau thương, mất mát, phản ánh hiện thực trần trụi khi lưỡi hái chiến tranh phạt ngang đất nước để lại biết bao góa phụ bao hòn vọng phu. Và hơn hết nó nói thay nỗi lòng của biết bao phụ nữ, cất tiếng khóc bi ai, cùng cảm thông, cùng sẻ chia nỗi đau với bao thân phận con người, là cột trụ nâng đỡ tâm hồn, con tim yếu đuối.

Thực vậy, tiếng nói nhà văn không cần chỉ là tấm bia mà còn là vật chống đỡ giúp con người chịu đựng và chiến thắng. Muốn như vậy tác phẩm văn học phải không ngừng tỉa tót mình trau chuốt ngôn từ, nội dung để làm tốt chức năng văn học. Nhà văn cũng cần đủ tài năng, tâm huyết để chạm đến được những vấn đề muôn thuở, đánh thức và kết nối sợi dây đồng cảm trị âm của con người. Về phía độc giả, họ cần là những người có tư duy tiếp nhận đúng đắn, đánh giá đúng những giá trị, rút ra những tình cảm nhân văn, tối đẹp từ tác phẩm để có những sức mạnh, bản lĩnh vượt qua khó khăn.

Sự sống còn của tác phẩm phụ thuộc vào quyết định của độc giả nhưng trước đó nó còn phụ thuộc vào tiếng nói của nhà văn có đủ sức vang xa và truyền tải ý nghĩa tốt đẹp đến mọi người hay không. Một tiếng nói đồng cảm, an ủi chân thành đẹp đẽ hơn ngàn lần những mỹ từ hời hợt, sáo rỗng.
 
5K
2
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top