BÀI DỰ THI: NGƯỜI LÍNH TRONG TIM TÔI
Thể loại: Truyện ngắn.
Lấy cảm hứng từ bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng – Bùi Đình Diệm)
“Anh bỏ trường xưa, bỏ áo thư sinh
Theo tiếng gọi lên đường
Anh đi vì đất nước khổ đau
Anh đi…anh quên thân mình.”
Ngày đó, tôi có một ước mơ. Tôi mơ được nắm tay em, người con gái tôi thương từ năm lên mười, đi khắp các miền Bắc Nam hưởng thụ tất cả những thú vui trên đời. Tuổi 18, đất nước loạn lạc, đại học có vẻ là cái gì đó quá xa vời đối với cả tôi và em, “nhưng không sao, chỉ cần ngày nào mình có nhau, ngày ấy ắt hẳn là ngày đẹp trời”. Tôi tự nhủ. Ngày xx/x/19xx, tôi gia nhập Trung đoàn Tây Tiến, không phải vì lòng yêu nước hay tự hào dân tộc, mà vì tôi không chịu nỗi ánh mắt đượm buồn của em mỗi khi tôi lỡ miệng nhắc về tương lai, tôi muốn góp sức đánh đuổi bọn thực dân đáng chết kia ra khỏi đất nước, để sau này không phải thấy em lo âu nữa, khi đó tôi và em có thể mãi hạnh phúc bên nhau.
Thấm thoát đã 1 năm trôi qua kể từ ngày chúng tôi chia tay. Tôi được phân vào tiểu đoàn 212 trung đoàn Tây Tiến do Đại đội trưởng BĐD phụ trách, nhiệm vụ của chúng tôi là phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao lực lượng Pháp ở Thượng Lào. Vì điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, lương thực thì bữa đói bữa no, nên ở đây mọi người ai cũng xem nhau như anh em ruột, chăm sóc và đùm bọc lẫn nhau. Đã có những lúc khó khăn đến nỗi tôi chỉ muốn vứt bỏ tất cả và chạy trốn thật nhanh khỏi tiểu đoàn. Có những lúc cái lạnh đến thấu xương khi đoàn chúng tôi hành quân dưới cơn mưa đầu mùa trên đỉnh Pha Luông, những ngày thị giác bị vùi lấp trong màn sương dày đặc ở Sài Khao hay tiếng gầm hung dữ đến điếng người của chúa sơn lâm trong những đêm Mường Hịch lại hiện về mỗi khi con mắt kéo tôi vào đêm tối. Nhưng thay vì đón nhận chúng như những cơn ác mộng, tôi chỉ nở một nụ cười tự hào. Tự hào vì mỗi lúc như vậy, anh em chúng tôi lại cùng nhau nắm tay, truyền hơi ấm và năng lượng cho nhau để rồi cùng nhau vượt qua. Dù không ai nói một lời nhưng chúng tôi đều biết cả tiểu đoàn đã hợp thành một thể thống nhất, cùng suy nghĩ, cùng mục đích và cùng chảy trong mình dòng máu Việt Nam. Khi con người ta phải chịu đựng những áp lực quá lâu cảm xúc của họ sẽ trở nên chai lì, và sự chai lì ấy được hình thành trong mỗi chúng tôi theo những cách thật lãng mạn và bi tráng.
Người lính hành quân kháng chiến. Ảnh sưu tầm
Thời tiết hầu như lúc nào cũng khắc nghiệt nên chuyện bị sốt rét xảy ra như cơm bữa, chúng tôi ai nấy cũng trọc lốc do rụng tóc, da thì xanh bủng như lá cây. Khi đó, Đại đội trưởng Bùi Đình Diệm thường đùa rằng nhìn chúng tôi giống như những chúa sơn lâm, mắt trừng dữ tợn nung nấu quyết tâm làm kẻ thù khiếp sợ. Sau đó, anh em chúng tôi được một trận cười sảng khoái đến nỗi những suy nghĩ tiêu cực về ngoại hình tan biến lúc nào không hay. Tôi ngưỡng mộ Đại đội trưởng lắm, anh ấy cũng chỉ hơn tôi có 7 tuổi thôi nhưng hiểu biết sâu rộng, hát giỏi, thơ hay, đặc biệt, những câu nói đùa của anh đều ẩn chứa sự khích lệ to lớn với chúng tôi. Đại đội trưởng chắc hẳn cũng có người thương, thỉnh thoảng khi mọi người đã ngủ say, tôi vẫn thường thấy anh ngồi ngẩn ngơ dưới trăng, đôi mắt nặng trĩu nhìn xa xăm về nơi nào đó. Những lúc thấy Đại đội truởng như vậy, tôi thường bất chợt nghĩ về em, tự hỏi em đang làm gì ? Em có khỏe không? Liệu em có đang nhớ về tôi?
Những ngày hành quân tháng 10 có lẽ là khoảng thời gian nặng nề nhất. Chúng tôi thường chọn đi đường rừng để tránh sự chú ý của địch và ở nơi đây, nếu vô ý, chúng tôi có thể giẫm nát một nấm mồ mà không hay biết. Nói rằng một nấm mồ có lẽ là hơi quá vì thực tế đó chỉ là một ụ đất nhỏ chôn xác các liệt sĩ tha hương, không tên, không tuổi, không một nén hương. Tôi buồn cho họ lắm, họ ra đi vì bảo vệ đất nước nhưng lại chết đi như những người vô danh ở nơi biên giới, như thể chưa bao giờ tồn tại. Tôi sợ rằng ngày nào đó mình sẽ chết đi và chìm vào quên lãng như họ, hay tệ hơn là, tôi sẽ sống sót và bất lực nhìn từng đồng đội đã vào sinh ra tử với mình ngã xuống. Nhưng những nỗi sợ đó sẽ không thể cản được bước tôi, vì tôi ra đi với một lý tưởng vĩ đại hơn: Bảo vệ Tổ Quốc để xây dựng hạnh phúc của tôi và em.
Để đạt được mục tiêu đó, tôi sẵn sàng đánh đổi cả tuổi thanh xuân, thậm chí, đem cả mạng sống mình ra đặt cược tôi cũng không tiếc. Những buổi tối nghỉ ngơi, ngồi bên đống lửa trò chuyện, chúng tôi vẫn thường nói với nhau nửa đùa nưả thật rằng:” Nếu chẳng may trong số chúng tôi có người hy sinh thì sau này, người sống sót sẽ mặc áo bào cho người mất rồi chôn cất thật cẩn thận.”, nói xong chúng tôi lại lăn ra cười nhưng trong thâm tâm ai cũng muốn là người được mặc áo bào vì không ai muốn nhìn thấy đồng đội mình hy sinh. Đại đội trưởng còn bảo rằng nếu sống sót trở về sẽ làm một bài thơ kể về cuộc hành trình vô định này. Thật kỳ lạ, trước mắt là là lưỡi hái của thần chết, ấy vậy mà chúng tôi vẫn an nhiên cười đùa, vô tư lự như những đứa trẻ mới lớn. Tôi vui lắm, vì chúng tôi đã vượt qua nỗi sợ về cái chết và có thể đã đạt đến vẻ đẹp của tinh thần hiệp sĩ thời chiến quốc.
Đời thật buồn cười, có phải không? Mới tối qua còn ngồi hát, tâm sự với nhau vậy mà hôm nay chúng tôi đã là người của hai thế giới. Đây đã là ngày thứ ba tôi bị cơn sốt rét hành hạ, lần này tệ hơn mọi khi vì bệnh hen suyễn tưởng chừng như đã chấm dứt khi tôi còn nhỏ bỗng tái phát. Tôi sẽ chết như vậy sao? Mỗi ngày tôi đều nghĩ đến cái chết nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ mình lại chết theo cách này, thật thảm hại! Đến đoạn gần song Mã, tôi không đi nỗi nửa, ngã quỵ xuống. Lấy chút hơi tàn tôi hét lên: “ Tôi xin lỗi!”. Cả đoàn dừng lại, tôi cảm thấy chút hơi ấm ở đầu. Nằm trong vòng tay của Đại đội trưởng bên bờ sông Mã, anh ấy nhìn tôi đầy thương mến, tôi nói với:” Nếu có thể, khi trở về, anh nhớ tặng em một đoạn trong bài thơ, anh nhé!” Đội trưởng chỉ im lặng nhìn tôi, có lẽ anh cũng không chắc liệu mình có thể trở về hay không, nhưng tôi tin rằng ngày nào trái tim nhiệt huyết ấy còn đập, ngày đó cả đội còn hy vọng.
Ngày nhỏ, ba thường dạy tôi rằng trên bờ vực sinh tử, thượng đế sẽ ban cho ta đặc ân xem lại những khoảnh khắc trong đời, và cảm xúc của ta khi đó sẽ cho ta biết mình đã sống một cuộc đời như thế nào. Nhưng ba ơi, sao lạ quá, khi đang trong giây phút này, con chỉ thấy mỗi em. Mọi thứ xung quanh tôi mờ dần rồi chuyển thành một màu xám xịt. Tôi bỗng thấy mình đang lơ lửng trên không trung, dưới chân tôi là bề mặt sông Mã. Tôi không thấy hình phản chiếu của mình, tôi thấy em. Tôi thấy em 10 tuổi bím tóc dài nắm tay tôi chạy quanh cánh đồng, tôi thấy em 12 tuổi đôi mắt long lanh đứng dưới gốc dừa đợi tôi hái, tôi thấy dáng em 15 tuổi mềm mại như dải lụa đào trong tà áo dài tinh khôi, tôi thấy nước mắt em năm 17 tuổi nhìn mẹ em ra đi, tôi thấy máu trên lưng em năm 18…Hóa ra suốt một năm ròng tôi chỉ đang ảo tưởng về em. Em tự sát năm 18 tuổi sau một buổi chiều càn quét của bọn thực dân. Tôi không biết vì sao…không ai biết… em chưa bao giờ nói. Chỉ biết rằng đêm đó trăng thật tròn và đỏ, và khi tôi đến mọi chuyện đã muộn…Tôi chợt nhớ ra mục đích thật sự khi gia nhập đoàn quân Tây Tiến, là để trả thù cho em.
Khi đã trở thành linh hồn, tôi có thể tự do đi lại trong thời gian. Đại đội trưởng và cả đoàn đã sống sót trở về, anh đã giữ lời hứa với chúng tôi, tạo ra một tuyệt phẩm thơ kể về cuộc hành trình của đoàn quân Tây Tiến đậm chất lãng mạn, anh hùng nhưng cũng đầy bi tráng, nổi tiếng khắp cả nước với bút danh QD. Đất nước cuối cùng cũng đã giành được độc lập nhờ công không nhỏ của đoàn quân, tôi hạnh phúc lắm vì cuối cùng anh em chúng tôi đã hoàn thành sứ mệnh. Bây giờ có lẽ tôi có thể yên tâm siêu thoát và thực hiện mục tiêu của riểng mình, đi tìm em, công chúa nhỏ của tôi!
“Em còn nhớ, hay em đã quên ?
Mùa thu năm ấy…em trao tôi nụ cười
Làm ngẩn ngơ con tim, thằng nhóc con mới lớn”
Thể loại: Truyện ngắn.
NGƯỜI LÍNH VÔ DANH
Lấy cảm hứng từ bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng – Bùi Đình Diệm)
“Anh bỏ trường xưa, bỏ áo thư sinh
Theo tiếng gọi lên đường
Anh đi vì đất nước khổ đau
Anh đi…anh quên thân mình.”
Ngày đó, tôi có một ước mơ. Tôi mơ được nắm tay em, người con gái tôi thương từ năm lên mười, đi khắp các miền Bắc Nam hưởng thụ tất cả những thú vui trên đời. Tuổi 18, đất nước loạn lạc, đại học có vẻ là cái gì đó quá xa vời đối với cả tôi và em, “nhưng không sao, chỉ cần ngày nào mình có nhau, ngày ấy ắt hẳn là ngày đẹp trời”. Tôi tự nhủ. Ngày xx/x/19xx, tôi gia nhập Trung đoàn Tây Tiến, không phải vì lòng yêu nước hay tự hào dân tộc, mà vì tôi không chịu nỗi ánh mắt đượm buồn của em mỗi khi tôi lỡ miệng nhắc về tương lai, tôi muốn góp sức đánh đuổi bọn thực dân đáng chết kia ra khỏi đất nước, để sau này không phải thấy em lo âu nữa, khi đó tôi và em có thể mãi hạnh phúc bên nhau.
Thấm thoát đã 1 năm trôi qua kể từ ngày chúng tôi chia tay. Tôi được phân vào tiểu đoàn 212 trung đoàn Tây Tiến do Đại đội trưởng BĐD phụ trách, nhiệm vụ của chúng tôi là phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao lực lượng Pháp ở Thượng Lào. Vì điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, lương thực thì bữa đói bữa no, nên ở đây mọi người ai cũng xem nhau như anh em ruột, chăm sóc và đùm bọc lẫn nhau. Đã có những lúc khó khăn đến nỗi tôi chỉ muốn vứt bỏ tất cả và chạy trốn thật nhanh khỏi tiểu đoàn. Có những lúc cái lạnh đến thấu xương khi đoàn chúng tôi hành quân dưới cơn mưa đầu mùa trên đỉnh Pha Luông, những ngày thị giác bị vùi lấp trong màn sương dày đặc ở Sài Khao hay tiếng gầm hung dữ đến điếng người của chúa sơn lâm trong những đêm Mường Hịch lại hiện về mỗi khi con mắt kéo tôi vào đêm tối. Nhưng thay vì đón nhận chúng như những cơn ác mộng, tôi chỉ nở một nụ cười tự hào. Tự hào vì mỗi lúc như vậy, anh em chúng tôi lại cùng nhau nắm tay, truyền hơi ấm và năng lượng cho nhau để rồi cùng nhau vượt qua. Dù không ai nói một lời nhưng chúng tôi đều biết cả tiểu đoàn đã hợp thành một thể thống nhất, cùng suy nghĩ, cùng mục đích và cùng chảy trong mình dòng máu Việt Nam. Khi con người ta phải chịu đựng những áp lực quá lâu cảm xúc của họ sẽ trở nên chai lì, và sự chai lì ấy được hình thành trong mỗi chúng tôi theo những cách thật lãng mạn và bi tráng.
Người lính hành quân kháng chiến. Ảnh sưu tầm
Thời tiết hầu như lúc nào cũng khắc nghiệt nên chuyện bị sốt rét xảy ra như cơm bữa, chúng tôi ai nấy cũng trọc lốc do rụng tóc, da thì xanh bủng như lá cây. Khi đó, Đại đội trưởng Bùi Đình Diệm thường đùa rằng nhìn chúng tôi giống như những chúa sơn lâm, mắt trừng dữ tợn nung nấu quyết tâm làm kẻ thù khiếp sợ. Sau đó, anh em chúng tôi được một trận cười sảng khoái đến nỗi những suy nghĩ tiêu cực về ngoại hình tan biến lúc nào không hay. Tôi ngưỡng mộ Đại đội trưởng lắm, anh ấy cũng chỉ hơn tôi có 7 tuổi thôi nhưng hiểu biết sâu rộng, hát giỏi, thơ hay, đặc biệt, những câu nói đùa của anh đều ẩn chứa sự khích lệ to lớn với chúng tôi. Đại đội trưởng chắc hẳn cũng có người thương, thỉnh thoảng khi mọi người đã ngủ say, tôi vẫn thường thấy anh ngồi ngẩn ngơ dưới trăng, đôi mắt nặng trĩu nhìn xa xăm về nơi nào đó. Những lúc thấy Đại đội truởng như vậy, tôi thường bất chợt nghĩ về em, tự hỏi em đang làm gì ? Em có khỏe không? Liệu em có đang nhớ về tôi?
Những ngày hành quân tháng 10 có lẽ là khoảng thời gian nặng nề nhất. Chúng tôi thường chọn đi đường rừng để tránh sự chú ý của địch và ở nơi đây, nếu vô ý, chúng tôi có thể giẫm nát một nấm mồ mà không hay biết. Nói rằng một nấm mồ có lẽ là hơi quá vì thực tế đó chỉ là một ụ đất nhỏ chôn xác các liệt sĩ tha hương, không tên, không tuổi, không một nén hương. Tôi buồn cho họ lắm, họ ra đi vì bảo vệ đất nước nhưng lại chết đi như những người vô danh ở nơi biên giới, như thể chưa bao giờ tồn tại. Tôi sợ rằng ngày nào đó mình sẽ chết đi và chìm vào quên lãng như họ, hay tệ hơn là, tôi sẽ sống sót và bất lực nhìn từng đồng đội đã vào sinh ra tử với mình ngã xuống. Nhưng những nỗi sợ đó sẽ không thể cản được bước tôi, vì tôi ra đi với một lý tưởng vĩ đại hơn: Bảo vệ Tổ Quốc để xây dựng hạnh phúc của tôi và em.
Để đạt được mục tiêu đó, tôi sẵn sàng đánh đổi cả tuổi thanh xuân, thậm chí, đem cả mạng sống mình ra đặt cược tôi cũng không tiếc. Những buổi tối nghỉ ngơi, ngồi bên đống lửa trò chuyện, chúng tôi vẫn thường nói với nhau nửa đùa nưả thật rằng:” Nếu chẳng may trong số chúng tôi có người hy sinh thì sau này, người sống sót sẽ mặc áo bào cho người mất rồi chôn cất thật cẩn thận.”, nói xong chúng tôi lại lăn ra cười nhưng trong thâm tâm ai cũng muốn là người được mặc áo bào vì không ai muốn nhìn thấy đồng đội mình hy sinh. Đại đội trưởng còn bảo rằng nếu sống sót trở về sẽ làm một bài thơ kể về cuộc hành trình vô định này. Thật kỳ lạ, trước mắt là là lưỡi hái của thần chết, ấy vậy mà chúng tôi vẫn an nhiên cười đùa, vô tư lự như những đứa trẻ mới lớn. Tôi vui lắm, vì chúng tôi đã vượt qua nỗi sợ về cái chết và có thể đã đạt đến vẻ đẹp của tinh thần hiệp sĩ thời chiến quốc.
Đời thật buồn cười, có phải không? Mới tối qua còn ngồi hát, tâm sự với nhau vậy mà hôm nay chúng tôi đã là người của hai thế giới. Đây đã là ngày thứ ba tôi bị cơn sốt rét hành hạ, lần này tệ hơn mọi khi vì bệnh hen suyễn tưởng chừng như đã chấm dứt khi tôi còn nhỏ bỗng tái phát. Tôi sẽ chết như vậy sao? Mỗi ngày tôi đều nghĩ đến cái chết nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ mình lại chết theo cách này, thật thảm hại! Đến đoạn gần song Mã, tôi không đi nỗi nửa, ngã quỵ xuống. Lấy chút hơi tàn tôi hét lên: “ Tôi xin lỗi!”. Cả đoàn dừng lại, tôi cảm thấy chút hơi ấm ở đầu. Nằm trong vòng tay của Đại đội trưởng bên bờ sông Mã, anh ấy nhìn tôi đầy thương mến, tôi nói với:” Nếu có thể, khi trở về, anh nhớ tặng em một đoạn trong bài thơ, anh nhé!” Đội trưởng chỉ im lặng nhìn tôi, có lẽ anh cũng không chắc liệu mình có thể trở về hay không, nhưng tôi tin rằng ngày nào trái tim nhiệt huyết ấy còn đập, ngày đó cả đội còn hy vọng.
Ngày nhỏ, ba thường dạy tôi rằng trên bờ vực sinh tử, thượng đế sẽ ban cho ta đặc ân xem lại những khoảnh khắc trong đời, và cảm xúc của ta khi đó sẽ cho ta biết mình đã sống một cuộc đời như thế nào. Nhưng ba ơi, sao lạ quá, khi đang trong giây phút này, con chỉ thấy mỗi em. Mọi thứ xung quanh tôi mờ dần rồi chuyển thành một màu xám xịt. Tôi bỗng thấy mình đang lơ lửng trên không trung, dưới chân tôi là bề mặt sông Mã. Tôi không thấy hình phản chiếu của mình, tôi thấy em. Tôi thấy em 10 tuổi bím tóc dài nắm tay tôi chạy quanh cánh đồng, tôi thấy em 12 tuổi đôi mắt long lanh đứng dưới gốc dừa đợi tôi hái, tôi thấy dáng em 15 tuổi mềm mại như dải lụa đào trong tà áo dài tinh khôi, tôi thấy nước mắt em năm 17 tuổi nhìn mẹ em ra đi, tôi thấy máu trên lưng em năm 18…Hóa ra suốt một năm ròng tôi chỉ đang ảo tưởng về em. Em tự sát năm 18 tuổi sau một buổi chiều càn quét của bọn thực dân. Tôi không biết vì sao…không ai biết… em chưa bao giờ nói. Chỉ biết rằng đêm đó trăng thật tròn và đỏ, và khi tôi đến mọi chuyện đã muộn…Tôi chợt nhớ ra mục đích thật sự khi gia nhập đoàn quân Tây Tiến, là để trả thù cho em.
Khi đã trở thành linh hồn, tôi có thể tự do đi lại trong thời gian. Đại đội trưởng và cả đoàn đã sống sót trở về, anh đã giữ lời hứa với chúng tôi, tạo ra một tuyệt phẩm thơ kể về cuộc hành trình của đoàn quân Tây Tiến đậm chất lãng mạn, anh hùng nhưng cũng đầy bi tráng, nổi tiếng khắp cả nước với bút danh QD. Đất nước cuối cùng cũng đã giành được độc lập nhờ công không nhỏ của đoàn quân, tôi hạnh phúc lắm vì cuối cùng anh em chúng tôi đã hoàn thành sứ mệnh. Bây giờ có lẽ tôi có thể yên tâm siêu thoát và thực hiện mục tiêu của riểng mình, đi tìm em, công chúa nhỏ của tôi!
“Em còn nhớ, hay em đã quên ?
Mùa thu năm ấy…em trao tôi nụ cười
Làm ngẩn ngơ con tim, thằng nhóc con mới lớn”
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: