Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1935, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo … Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa và gặp gỡ, tiếp xúc với những người hoạt động chính trị. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.
Nguyễn Tuân. Ảnh mạng.
Các tác phẩm tiêu biểu: "Vang bóng một thời" (1940), "Sông Đà" (1960), "Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi" (1972), "Tờ hoa" (1966).
Cái nhìn của Nguyễn Tuân mang tính phát hiện độc đáo đối với thế giới khách quan, tìm thấy cái đẹp trong cuộc sống, cái đẹp tài hoa, phi thường, cái đẹp ở phương tiện văn hoá, mĩ thuật. Nguyễn Tuân sống theo chủ nghĩa xê dịch, không chấp nhận cái đã có sẵn, luôn tìm tòi, khám phá những điều mới lạ.
Một số nhận định về Nguyễn Tuân:
Sách Văn 12 có viết: "Nguyễn Tuân có phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc. Phong cách ấy, trước hết có thể thâu tóm trong mấy chữ phóng túng, tài hoa và uyên bác".
Giáo sư Nguyễn Ðăng Mạnh có nhận định : "Hạt nhân của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc cổ điển, kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc chí của những Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Ðà,... và trực tiếp hơn là cụ Tú Lan, thân sinh nhà văn ; vừa mang dáng vẻ hiện đại, ảnh hưởng từ các hệ thống triết lý nổi loạn của xã hội tư sản phương Tây như triết lý siêu nhân, quan niệm về con người cao đẳng, thuyết hiện ..”
“… Đọc Người lái đò sông Đà, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài năng, của một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ… Khi gân guốc, khi mềm mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác học, khi hồn nhiên như một đứa trẻ thơ, những trang viết, những câu văn của Nguyễn Tuân mang hơi thở ấm nóng của cuộc đời phức tạp, phong phú, đa dạng. Sự tự ý thức sâu sắc về tài năng của mình không phải là một biểu hiện tiêu cực, trái lại, nó tạo nên sự giải phóng năng lượng rất cần thiết để nhà văn có thể sáng tạo nên những tác phẩm kì vĩ…”. (Phan Huy Đông, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng).
“… Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con Sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác, mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau như tác giả nói - “hung bạo và trữ tình…” .
(Nguyễn Đăng Mạnh)
“… Nguyễn Tuân - một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm…”.
(Nguyễn Đăng Mạnh)
Nguyễn Tuân. Ảnh mạng.
Các tác phẩm tiêu biểu: "Vang bóng một thời" (1940), "Sông Đà" (1960), "Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi" (1972), "Tờ hoa" (1966).
Cái nhìn của Nguyễn Tuân mang tính phát hiện độc đáo đối với thế giới khách quan, tìm thấy cái đẹp trong cuộc sống, cái đẹp tài hoa, phi thường, cái đẹp ở phương tiện văn hoá, mĩ thuật. Nguyễn Tuân sống theo chủ nghĩa xê dịch, không chấp nhận cái đã có sẵn, luôn tìm tòi, khám phá những điều mới lạ.
Một số nhận định về Nguyễn Tuân:
Sách Văn 12 có viết: "Nguyễn Tuân có phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc. Phong cách ấy, trước hết có thể thâu tóm trong mấy chữ phóng túng, tài hoa và uyên bác".
Giáo sư Nguyễn Ðăng Mạnh có nhận định : "Hạt nhân của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc cổ điển, kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc chí của những Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Ðà,... và trực tiếp hơn là cụ Tú Lan, thân sinh nhà văn ; vừa mang dáng vẻ hiện đại, ảnh hưởng từ các hệ thống triết lý nổi loạn của xã hội tư sản phương Tây như triết lý siêu nhân, quan niệm về con người cao đẳng, thuyết hiện ..”
“… Đọc Người lái đò sông Đà, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài năng, của một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ… Khi gân guốc, khi mềm mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác học, khi hồn nhiên như một đứa trẻ thơ, những trang viết, những câu văn của Nguyễn Tuân mang hơi thở ấm nóng của cuộc đời phức tạp, phong phú, đa dạng. Sự tự ý thức sâu sắc về tài năng của mình không phải là một biểu hiện tiêu cực, trái lại, nó tạo nên sự giải phóng năng lượng rất cần thiết để nhà văn có thể sáng tạo nên những tác phẩm kì vĩ…”. (Phan Huy Đông, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng).
“… Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con Sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác, mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau như tác giả nói - “hung bạo và trữ tình…” .
(Nguyễn Đăng Mạnh)
“… Nguyễn Tuân - một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm…”.
(Nguyễn Đăng Mạnh)
- Từ khóa
- người lái đò nhà văn nguyễn tuân văn 12