Cù Huy Cận (31 tháng 5 năm 1919 – 19 tháng 2 năm 2005), bút danh hoạt động nghệ thuật là Huy Cận, là một chính khách, từng giữ nhiều chức vụ lãnh đạo cao cấp trong chính phủ Việt Nam như Bộ trưởng Bộ Canh nông (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Thứ trưởng Bộ Văn hóa Nghệ thuật, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Kinh tế, Bộ trưởng Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng (nay là Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ), ngoài ra ông còn là một nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng Dân chủ Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những thi sĩ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Cùng tìm hiểu những thông tin về nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam - Huy Cận trong bài viết này.
Ngày còn bé Huy Cận học ở quê, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp; rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban Giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
Sau cách mạng tháng 8, Huy Cận giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng. Sau này ông làm thứ trưởng Bộ Văn Hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách công tác văn hóa và văn nghệ.
Từ năm 1984, ông là chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I,II và VII. Tháng 6, năm 2001, ông được bầu làm viện trưởng Viện hàn lâm Thơ Thế giới.
Huy Cận mất ngày 16, tháng 2, năm 2006, tại Hà Nội.
Giai đoạn sau tháng 8 năm 1945: Giai đoạn này thơ của Huy Cận chủ yếu là hô hào, ngợi ca cuộc sống mới, con người mới, nên giá trị nghệ thuật không cao. Ông cũng sáng tác một số tác phẩm về biển. Các tập thơ như: Trời mỗi ngày lại sáng, NChiến trường gần đến chiến trường xa, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Hai bàn tay em (thơ thiếu nhi), Họp mặt thiếu niên anh hùng, Những người mẹ, những người vợ, Ngày hằng sống ngày hằng thơ, Ngôi nhà giữa nắng, Hạt lại gieo, hững năm sáu mươi.
Nổi bật trong sự nghiệp thơ ca của Huy Cận có bài thơ Tràng giang (TCM), Đoàn thuyền đánh cá (Sau CM)
Mặc dù trải qua lớp bụi của thời gian thế nhưng những tác phẩm của Huy Cận vẫn còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay.
(VHT sưu tầm, tổng hợp)
1. Tiểu sử nhà thơ Huy Cận
Huy Cận tên đầy đủ là Cù Huy Cận, ông sinh năm 1919 tại xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam, trong một gia đình nhà nho nghèo.Ngày còn bé Huy Cận học ở quê, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp; rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban Giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
Sau cách mạng tháng 8, Huy Cận giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng. Sau này ông làm thứ trưởng Bộ Văn Hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách công tác văn hóa và văn nghệ.
Từ năm 1984, ông là chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I,II và VII. Tháng 6, năm 2001, ông được bầu làm viện trưởng Viện hàn lâm Thơ Thế giới.
Huy Cận mất ngày 16, tháng 2, năm 2006, tại Hà Nội.
2. Phong cách sáng tác của Huy Cận
Mỗi bài thơ của Huy Cận đều mang một phong cách đặc biệt và có một điểm chung là hàm súc, triết lý. Ông là một đại biểu xuất sắc cho phong trào thơ mới với hồn thơ ảo não. Huy Cận là một người yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp.Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Huy Cận chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn trước tháng 8 năm 1945: Năm 1940, nhà thơ Huy Cận cho in tập thơ ” Lửa thiêng” gồm những bài đã đăng trên báo từ năm 1936-1940. Tập thơ này mang một nỗi buồn da diết, thiên nhiên thì bao la, hiu quạnh. Nhưng chính tập thơ này Huy Cận trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của phong trào Thơ Mới (1932-1941) lúc bấy giờ. Ông còn nhiều tập thơ khác được in trên báo. Các tác phẩm như Kinh cầu tự (1942, văn xuôi triết lí) và Vũ trụ ca (thơ đăng báo 1940-1942)… đã mang một một màu sắc tươi mới hơn.Giai đoạn sau tháng 8 năm 1945: Giai đoạn này thơ của Huy Cận chủ yếu là hô hào, ngợi ca cuộc sống mới, con người mới, nên giá trị nghệ thuật không cao. Ông cũng sáng tác một số tác phẩm về biển. Các tập thơ như: Trời mỗi ngày lại sáng, NChiến trường gần đến chiến trường xa, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Hai bàn tay em (thơ thiếu nhi), Họp mặt thiếu niên anh hùng, Những người mẹ, những người vợ, Ngày hằng sống ngày hằng thơ, Ngôi nhà giữa nắng, Hạt lại gieo, hững năm sáu mươi.
Thành tích và danh hiệu:
- Năm 1996, Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Tháng 06/2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.
- Ngày 23/02/2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.
- Ở một số thành phố đã có đường phố mang tên nhà thơ Huy Cận như Đồng Hới, Quảng Bình (nối Nguyễn Bỉnh Khiêm với Mạc Đĩnh Chi)… Ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (quê ông), có Trường Trung học phổ thông mang tên Cù Huy Cận.
Nổi bật trong sự nghiệp thơ ca của Huy Cận có bài thơ Tràng giang (TCM), Đoàn thuyền đánh cá (Sau CM)
Tác phẩm tiêu biểu
Bài thơ cuộc đời, Những năm sáu mươi, Lửa hồng muối mặn, Đất nở hoa, Đoàn thuyền đánh cá, Một cuộc cách mạng trong thi ca, Suy nghĩ về nghệ thuật, Hạt lại gieo, Suy nghĩ về nghệ thuật, Ngôi nhà giữa nắng, Cô gái mèo,…3. Những nhận định về Huy Cận và bài thơ Tràng Giang
Những nhận định về nhà thơ Huy Cận | Những nhận định về bài thơ Tràng giang |
1. Huy Cận đi lượm lặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não. Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường thì người lại có thể đúc thành bao châu ngọc. Ai có ngờ những bước chân đã tan trên đường kia còn ghi lại trong văn thơ những dấu tích không bao giờ tan được. (Hoài Thanh) 2. Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cùng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận. (Hoài Thanh) 3. Chàng than nỗi tháng ngày vùn vụt, bảo rằng hoa xuân không đậu, đời thoảng mùi ôi, trong khi mình chưa sống hết tuổi xuân, đang độ trẻ măng của đời người! Cái tiếc sớm, cái thương người ấy chẳng qua là sự trá hình của lòng ham đời, là cái tật dĩ nhiên của kẻ yêu sự sống. (Xuân Diệu) 4. Linh hồn Huy Cận là một linh hồn trời đất; nói thế không sai đâu! Xem suốt tập "Lửa thiêng", cái cảm giác trỗi nhất của ta là một cảm giác không gian: Ta nghe xa vắng quanh mình; ta đứng trên thiên văn dài của linh hồn, nhìn cõi bát ngát; một cái buồn vời vợi dàn ra cho đến hư vô. Huy Cận quá cảm nghe cái mênh mông, thì giọng thơ của người cũng lây cái sầu của vũ trụ. Những bài thơ đôi khi vắng vẽ quá: “Đèo cao quán chật, bến đò lau thưa”, “Mái nghiêng nghiêng gửi buồn heo hút người”, hay là “Sầu thu lên vút song song”: Chỉ có trời đất ngơ ngẩn với nhau (Xuân Diệu). 5. Hương vị, đó là một đặc tính của thơ Huy Cận. Thơ ông không lộng lẫy, không kiều diễm, không chú nơi thanh sắc, không nở ra như những đoá hoa rực rỡ; thơ ông không khoe tươi. Thơ ông như nụ mùa xuân, như trái mùa hè, gói gắm lại, nhưng đầy căng nhựa thơm và mật ngọt. Ông không làm mê ta bằng màu sắc và âm điệu; ông có một sức quyến rũ lạ lùng hơn, khó hiểu hơn: là mùi thơm. Thơ ông phô bày một cái gì thầm kín, rạo rực; thơ ông không phải là rượu đã rót vào chén, thơ ông là men đương lên; thơ ông không phải hoa sẵn trên cành, thơ ông là dòng nhựa đương chuyển. Ông cảm nghe sức sống, cái nao nức của cảnh vật, cái tình ý của thiên nhiên. (Xuân Diệu) 6. Huy Cận! Một tâm hồn đặc biệt quá, nồng cháy bên trong, e lệ bên ngoài, hay nói nhỏ và hay làm thinh, để cho men lòng càng rạo rực hơn nữa; một tâm hồn hãy lặng yên để nước mắt chảy, không biết khóc vì cái gì; vừa mạnh, vừa yếu, rất mới và rất xưa, rất Âu - Tây và rất Á Đông: nghĩa là cả con người, con người phức tạp của muôn thuở. (Xuân Diệu) 7. Mối buồn của thi nhân bao giờ cũng là một mối buồn vô hạn. Huy Cận cũng trở nên thi sĩ của tình cảm thống thiết, cũng tham lam đòi hỏi tình yêu, nhưng chàng thực chưa nặng tình cùng yêu mến như "Bạn chàng Xuân Diệu". (Nhà phê bình Lương An) 8. “Sở dĩ Huy Cận buồn thương như vậy là vì chàng lo sợ một ngày rất gần hạnh phúc sẽ không cười duyên với chàng nữa, mà chàng thì ham sống và tin vào cuộc đời quá. Chàng sầu vì tâm can chàng bắt chàng phải thế. Đó là một trong những lý do đã đưa chàng lên lầu thơ bất tuyệt. Mối sầu của chàng có thể cho là một mối sầu vạn cổ. (Nhà phê bình Lương An) 9. Ở Huy Cận, ta không thấy những tiếng kêu ầm ỹ, nóng nẩy như ở tác giả Thơ thơ và ta cũng không thấy cái buồn vơ vẩn và nhẹ nhàng như ở tác giả Tiếng thu. Huy Cận than thân thì ít mà góp tiếng khóc với đời thì nhiều. Cái giọng nhớ hờ, thương hão của ông đôi khi có hơi giống Tản Đà, nhưng ông lại khác Tản Đà ở chỗ có lòng tin tưởng ở đấng tối cao. - Nếu ai hỏi tôi: thơ Huy Cận thế nào? Tôi sẽ đáp: thơ Huy Cận thanh tao, trong sáng, nhưng kém về thiết tha, thành thật, là những điều cốt yếu trong thơ của Xuân Diệu”. (Vũ Ngọc Phan - Nhà văn hiện đại quyển 3) 10.“Với những câu thơ cổ kính, phảng phất một linh hồn Đường thi, Huy Cận thành thực nhớ và ngơ ngẩn yêu những cái vu vơ mờ mịt. Ông gợi cảnh cũ, không biết rõ là cảnh Tàu hay Việt Nam, chỉ thấy xưa, thấy xa, thấy vắng lặng: đó là cả nỗi buồn mênh mang của thời gian: Buồn gieo theo gió veo hồ, Đèo cao quán chật, bến đò lau thưa. Đồn xa quằn quại bóng cờ, Phất phơ buồn tự thời xưa thổi về. (Chiều xưa) Nói sao hết, nói sao rõ được cái man mác rất thiết thực và rất vẩn vơ trong thơ Huy Cận? Đó chẳng phải là đáy sâu thẳm của linh hồn ta ư?” (Xuân Diệu) 11. “Với ông Huy Cận, trường “Thơ mới” tiến vượt lên một bậc nữa. Qua những bài thơ, những bài “lục bát” đặc sắc (…). Ta thấy tâm hồn thi sĩ rung động. Một tâm hồn phiền toái hơn tâm hồn ông Thế Lữ và Xuân Diệu, một tâm hồn có nhuốm màu thần bí… Muốn dập thơ theo kiểu Tây phương, muốn theo hình thức của thơ Pháp, những hộ tinh xoay quanh ba ngôi định tinh đang lúc chói lòa (Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận) cũng a dua đả phá niêm luật, đả phá âm hưởng. Họ có ngờ đàn ba ngôi “sao” ấy đã từng hiểu biết, mới có ý định cải cách, có ý định phá bỏ lề luật của người xưa”. (Lương Đức Thiệp) 12. “Cũng là vẩn vơ, nỗi buồn của Huy Cận không hẳn là nỗi buồn của tuổi hai mươi. Lòng ông quạnh hiu, vũ trụ bao la, phải đâu chỉ vì ông chưa hề “đón được tí hương ân ái”. Huy Cận buồn những nỗi buồn chung của nhân thế: buồn tiễn đưa, buồn nhớ bạn, buồn nhớ nhà, buồn chuyện đời quanh quẩn…” (Trương Chính) 13. “Điều đáng để ý là về nghệ thuật, Huy Cận tuy hưởng thụ nền học vấn phương Tây mà lại có một cốt cách rất Á Đông. Thơ ông bao la, vắng vẻ như những bức tranh Tầu, trong đó trời, mây, sông, núi choán cả phần chính. Huy Cận chú ý đến linh hồn hơn là nét vẽ và màu sắc, nên tranh ông thanh đạm lặng lẽ lạ thường. Thơ ông lại súc tích, kết đọng như thơ cổ. Nhất là về thể lục bát. Ý thơ như dồn thúc lại” (Trương Chính) | 1. Người nói cùng ta nỗi buồn nơi quán chật, đèo cao, nỗi buồn của sông dài trời rộng, nỗi buồn của người lữ thứ dừng ngựa trên non, buồn đêm mưa, buồn nhớ bạn”. Trong năm loại buồn được liệt kê ấy, Tràng giang thuộc loại thứ hai. Buồn sông dài trời rộng. Sông dài trời rộng đến bâng khuâng, đến thèm bơ vơ. (Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh - Hoài Chân) 2. “Tràng giang là bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu Giang sơn Tổ quốc” (Xuân Diệu) 1. “Đoàn thuyền đánh cá” là một trong những bài thơ thể hiện sự chuyển mình mạnh mẽ trong phong cách thơ của Huy Cận. Trước cảm hứng của cuộc sống mới, nhà thơ đã không thể nào giữ yên lặng mà phải đặt bút. Có thể nói đây là một trong những sáng tác hay nhất của ông.” – Thảo Nguyên |
Mặc dù trải qua lớp bụi của thời gian thế nhưng những tác phẩm của Huy Cận vẫn còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay.
(VHT sưu tầm, tổng hợp)
Xem thêm một số bài viết liên quan đến chủ đề: Nhà thơ Huy Cận
Ông hoàng thơ tình - Xuân Diệu
Nhà văn Ernest Hemingway
Sâu lắng hồn thơ Tế Hanh
Phân tích Tràng Giang có dàn ý chi tiết